Báo cáo “vụ Án Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ”

14 Tháng Bảy 202211:47 CH(Xem: 7125)
BÁO CÁO “VỤ ÁN THIỀN AM BÊN BỜ VŨ TRỤ”
Phần I

293050756_2449311521878190_645063568303417278_n





Dr. Nguyễn Thị Hải Yến
       HNNCBCĐ



MỤC LỤC
Giới thiệu
Tóm tắt báo cáo
I. CÁC ĐIỀU KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN “VỤ ÁN TỊNH THẤT BỒNG LAI”
Tuyên ngôn nhân quyền
Công ước quyền trẻ em
Thông cáo helsinki 1964 về đạo đức y khoa
II. VỤ ÁN THIỀN AM
1 ÔNG LÊ TÙNG VÂN VÀ QUÁ TRÌNH TU TẠI GIA
1.1 Ông Lê Tùng Vân
1.2 Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
1.3 Trại dưỡng lão và cô nhi viện Thánh Đức
1.4 Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL), Thiền Am bên bờ vũ trụ (Thiền Am)
2 NHỮNG THỦ ĐOẠN VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀN ÁP
2.1 Công cụ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN)
2.2 Công cụ truyền thông
2.3 Công an kết hợp xã hội đen
2.4 Cuộc bố ráp cưỡng ép cách ly và lấy máu xét nghiệm “vô tiền khoáng hậu” năm 2020
3 VỤ ÁN THIỀN AM
3.1 Khúc dạo đầu (nửa năm cuối 2021)
3.2 Cuộc “bố ráp” bởi 3 “mũi tấn công”
3.3 Khám xét Thiền Am và truyền thông “khời tố” vụ án (ngày 04/01/2022)
3.4 Công luận phẫn nộ (ngày 07/01/2022)
4 SỰ PHẢN KHÁNG CỦA NẠN NHÂN VÀ CÔNG LUẬN
4.1 Phản kháng từ cô gái Diễm My
4.2 Phản kháng từ các thành viên Thiền Am
4.3 Phản kháng của công luận
5. NHỮNG HỆ LỤY ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN CỦA THIẾN AM
5.1 Ảnh hưởng của “truyền thông khởi tố và kết án
5.2 Biểu hiện sang chấn tâm lý của các bé trong Thiền Am
5.3 Cản trở việc đến trường của trẻ và quyền tiếp cận luật sư
5.4 “Án bỏ túi” bởi nền pháp trị “mạng nhện”
6 NHÌN NHẬN CỦA CÁC NHÀ QUAN SÁT
6.1 Nhìn nhận của giới trí thức, nhà báo và nghệ sỹ
6.2 Nhìn nhận của giới luật sư
6.3 Nhìn nhận của giới Tu hành
7 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Lý do đệ trình bản Báo cáo này:
Từ năm 2014 người Việt trong và ngoài nước đã biết đến nhóm tu tại gia ở Tịnh Thất Bồng Lai qua chương trình The VoiceKid mùa 2 ở Việt Nam, ấn tượng với giọng hát của cô bé Lê Thanh Huyền Trân, sau đạt giải Á quân cuộc thi năm đó. Tiếp theo, là hai sư Thầy Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên hát nhạc Bolero qua chương trình “Tuyệt Đỉnh Song Ca” của Đài truyền hình Long Xuyên. Và hơn tất cả là ấn tượng về 5 chú tiểu (từ 3 đến 6 tuổi) với các tiết mục tranh tài trong chương trình “Thách Thức Danh Hài” hai năm 2018 và 2019 của Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng song hành với những tài năng của họ trên mạng xã hội thì báo chí có những đợt rầm rộ đăng đàn qui kết tội “giả tu” “trục lợi” rồi “loạn luân” và đăc biệt ngày 04/01/2022 cả mạng xã hội “bật lên như lò xo” khi thông tin “khởi tố vụ án đối với ông Lê Tùng Vân, trụ trì Tịnh Thất Bồng Lai/Thiền Am bên bờ vũ trụ. Tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn thông tin đa chiều về Thiền Am cũng như các thành viên trong Thiền Am. Điều tôi ấn tượng là những tài năng và sự tu luyện để thành công của họ. Các video clip ca nhạc, diễn kịch, cũng như đời sống hàng ngày của họ cho tôi thấy họ là những người tu tại gia, lấy Phật pháp để nuôi dưỡng trẻ mồ côi theo nguyên lý Chân-Thiện-Mỹ. Nhưng vì họ không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và tài năng của họ được các mệnh thường quân từ Việt Nam và cả hải ngoại giúp đỡ để cải thiện đời sống cho các bé, mà giới chức phật giáo nhà nước và chính quyền đã phật lòng và ngày càng đàn áp, và đỉnh điểm là khởi tố vụ án với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân, tập thể” mà ở đây hàm ý là “giả tu” “dùng trẻ mô côi để trục lợi” và “loạn luân”. Việc nhà cầm quyền Việt Nam dùng truyền thông đàn áp và xâm phạm thông tin cá nhân để nhục mạ họ và không tuân thủ trình tự tố tụng. Tôi thực sự bị chấn thương khi thấy nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp nhóm tu tại gia này trong một thời gian rất dài và rất tinh vi kết hợp chính quyền, truyền thông quốc doanh, truyền thông đen và những kẻ có tiền. Nếu tôi bị trong hoàn cảnh này có lẽ tôi sẽ phải quyên sinh.
Và xét thấy cách hành xử của nhà cầm quyền Việt nam đã vi phạm các điều khoản của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của LHQ, mà Việt Nam đã ký kết năm 1986, vi phạm Công Ước Quyền Trẻ 1989 mà Việt Nam ký kết năm 1990 cũng như qui phạm nguyên tắc đạo đức y khoa theo Thông cáo Helsinkin 1964. Vì thế, tôi cố gắng tìm thông tin và bỏ ra hàng giờ chỉ để coi một video clip liên quan đến Thiền Am để có những mảnh ghép thông tin chân thật nhất và tổng kết ở Báo cáo này.
TÓM TẮT
Ông Lê Tùng Vân (LTV) xuất thân từ dòng tu Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH), dòng tu đặc thù ở vùng Châu Đốc tình An Giang. Ông LTV ngay từ sau năm 1975 đã vẫn theo đuổi dòng tu BSKH. Việc ông lên Sài Gòn và khai khẩn mảnh đất vùng Bình Chánh như một triết lý của đạo BSKH, để lập ra nơi tu tại gia như ước muốn. Cùng với việc tu, ông còn nhận nuôi những người già không nơi nương tựa và những trẻ mồ côi. Cơ sở tu tại gia của ông hoàn toàn độc lập về kinh tế bằng các công việc như nuôi cá, làm nhang, làm đá...; Trẻ mồ côi thường được ông làm giấy tờ lấy họ “Lê” của ông, và được ông khuyến khích và đào tạo các năng khiếu như thể thao và văn nghệ. Một bé gái 14 tuổi Lê Thanh Huyền Trân đạt giải á quân của chương trình The VoidKind năm 2014. Năm 2017, Hai thanh nhiên Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên nổi tiếng trong cuộc thi “Tuyệt Đỉnh Song Ca”. Hai năm liên tiếp 2018 và 2019, năm chú tiều tuổi dưới 10 tuổi đạt giải nhất cuộc thi “Thách Thức Cùng Danh Hài” của các gameshow. Ông LTV và các thành viên tiếp tục cho ra nhiều chương trình ca nhạc với những bài hát về Phật Pháp và tình mẫu tử và các chương trình hài kịch trên các kênh youtube. Nhiều người và mệnh thường quân không chỉ “like” cho các chương trình của họ trên youtube mà còn làm từ thiện để giúp thêm phần nuôi dưỡng các bé.
Sóng gió nổi lên, năm 2007, chính quyền đã xóa sổ “Trại Thánh Đức” của ông, với lý do điều kiện sinh sống không đạt chuẩn. Và năm 2014 thì chính quyền huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh chính thức thu hồi mảnh đất 1 ha nơi ông khẩn hoang và xây dựng “Trại Thánh Đức”. Năm 2015, ông LTV và những đứa trẻ mồ côi được ông cưu mang đã chuyển về sinh sống tại hộ nhà bà Cao Thị Cúc, huyện Đức Hòa tỉnh Long An với tên gọi là Tịnh Thất Bồng Lai và sau là Thiền Am, và tiếp tục nhận nuôi trẻ mồ côi và những đứa trẻ mà cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn. Sóng gió lại nổi lên, khi những đại diện của GHPGVN (Giáo hội phật giáo Việt Nam) cáo buộc ông LTV và nhóm tu tại gia này là “giả tu” vì không trực thuộc sự quản lý của GHPGVN. Việc hô biến từ “không giả tu” thành “giả tu” của ông Thượng tọa Thích Nhật Từ sau khi không vận động được ông LTV hiến đất làm Chùa và tham gia GHPGVN. Từ đây bắt đầu truyền thông liên tục đưa tin những người tu tại gia ở TTBL/Thiền Am là “giả tu”. Và nâng cao lên một mức độ là sự hợp tác giữa chính quyền cùng truyền thông nhà nước và các youtubers và facebookers, người kiếm tiền bằng số “view” và “like” còn tung lên mạng những tờ giấy khai sinh của các bé với tên mẹ là các “ni cô” trong TTBL. Từ đó định hướng người dân rằng các bé trong TTBL không phải là trẻ mồ côi, TTBL giả mạo trẻ mồ côi để lừa đảo và trục lợi từ thiện, và là con cháu ruột cùa ông LTV là sàn phẩm “loạn luân”. Tiếp đến là những hành vi bạo lực đàn áp từ những cá nhân là “đại gia” với sự bảo hộ của công an, và xa hơn nữa là việc “cưỡng bức” cách ly và lấy máu xét nghiệm, để rồi tung lên mạng trôi nổi thông tin kết quả giám định DNA và mối liên hệ huyết thống của các thành viên trong TTBL bất chấp luật pháp và những chuẩn mực trong y khoa. Để đẩy cao trào sự phẫn nộ của người dân lên nhóm tu tại gia của ông LTV. Và lấy trớn để chính quyền khởi tố vụ án Thiền Am.
Tuy nhiên, hầu hết tất cả các thông tin thu thập trong báo cáo này đều từ các trang báo quốc doanh và những youtubers và facebookers “kền kền”, nhưng nó lại lật tẩy sự thật đằng sau những thông tin chụp mũ kia.
1) Nếu nói cơ sở Trại Thánh Đức không đạt tiêu chuẩn nuôi dưỡng trẻ em, sao trước đó chính quyền vẫn đưa trẻ em từ làng SOS vào cơ sở Trại Thánh Đức. Và sao lại thu hồi đất của ông thay vì theo luật đất đai ông LTV sẽ được làm thủ tục là chủ. Một mũi tên cho hai mục đích, xóa sổ cơ sở tu tại gia và tịch thu mảnh đất vàng. Những ngày đầu năm 2022 này cũng có một đại gia ông Lê Phước Vũ (em cột chèo của cựu bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Tuấn Anh) cũng đang dùng mọi hình thức quấy nhiễu ngôi chùa do Ni Sư Hải Triều Âm trên Lâm Đồng để chiếm đất.
2) Việc chính quyền và GHPGVN uyển chuyển cho ông Thích Nhật Từ nói rằng những thành viên trong TTBL là “không giả tu” năm 2017 và quay ngược thành “giả tu” năm 2019 tại Long An giáp ranh Tp. Sài Gòn nó xảy ra song hành cùng vụ thảm sát Đồng Tâm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Phải chăng việc “không giả tu” là việc chính quyền hoãn binh với không khí căng thẳng trong nhân dân. Khi vụ giữ “37 con tin là cảnh sát cơ động” tại nhà văn hóa thôn của nhân dân thôn Hoành năm 2017 xảy ra khi chính quyền muốn thu hồi đất của dân nhưng không theo luật lệ mà lừa người đứng đầu là cụ Kình ra cánh đồng đánh gẫy chân và bể xương chậu. Và phải chăng thời cơ “bàn tay sắt vung ra” vào năm 2019 kết tội TTBL là “giả tu” cũng là lúc chính quyền điều 3000 quân nửa đêm xông vào bao vây toàn bộ dân thôn Hoành và giết cụ Kình ngay trong nhà.
3) Điểm đáng lưu ý là sự ảnh hưởng của Covid19 ở Việt Nam năm 2020 là không đáng kể “Việt Nam ghi nhận tổng cộng 416 ca Covid-19, trong đó 51 bệnh nhân đang điều trị, 365 người đã khỏi” được Bộ Y tế công bố hôm nay (25/07/2020), chấm dứt 99 ngày không lây nhiễm trong cộng đồng”.[46] . Vậy việc cưỡng chế cả người già và trẻ em đi cách ly trong khi tình hình dịch như thế để làm gì? Và Thiền Am là nơi tu tại gia cách biệt, có cần phải cưỡng bức họ đến trại cách ly để trẻ em phải ăn ngủ dưới sàn nhà như thế? Và tại sao ông Thắng cha của Diễm My lại có mặt vòng ngoài tại trại cách ly đúng vào thời điểm trại cưỡng bức thành viên Thiền Am ký biên bản thu mẫu máu phục vụ vụ án hình sự? Vụ án hình sự nào với họ tại thời điểm đó?. Ai có thể cưỡng bức lấy máu bất chấp qui phạm đạo đức y khoa và để lộ thông tin thân tín nếu không có sự đồng ý và tiếp tay của chính quyền. Tương tự, Tuyên Quang: Bắt người H'Mông theo đạo 'để chống Covid hay trấn áp tôn giáo'? đó là nhan đề bài viết trên trang điện tử báo BBC News ngày 29/12/2021.
4) Nếu ông LTV và bà Cao Thị Cúc hiến đất để làm chùa và nhóm tu tại gia tham gia vào GHPGVN và nằm dưới sự quản lý của chính quyền, theo như khuyên can của ông Thích Nhật Từ năm 2017 thì có lẽ sẽ không có vụ án Thiền Am. Bửu Sơn Kỳ Hương là một dòng tu có từ trước năm 1975 dưới thời VNCH (Việt Nam Cộng Hòa). Cho đến nay, nhiều dòng tu ở phía Nam trong đó có BSKH vẫn hoạt động độc lập với GHPGVN (GHPGVN là thuộc quản lý của chính quyền Việt Nam). Cho đến nay những dòng tu không thuộc GHPGVN vẫn thường xuyên bị chính quyền Việt Nam đàn áp bằng cách cho đập phá các nhà chùa và các Nhà Dòng (như Chùa Liên Trì). Số phận ông LTV gắn liền với đạo BSKH cùng với cơ sở Thiền Am cũng sẽ có chung một cái kết như những chùa Liên Trì.
5) Phải chăng việc dẹp bỏ Thiền Am bằng vụ án Thiền Am ngày 04/01/2022, một cơ sở tu tại gia không khuất phục GHPGVN là mở đầu trận càn quét và thanh toán các tôn giáo ngoài quốc doanh. Khi ngay những ngày này lại có vụ giết hại Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh ngày 29/01/2022 vừa qua khi đang ngồi tòa giải tội cho giáo dân ở giáo họ Sa Loong, giáo xứ Đăk Mót (tỉnh Kon Tum).
6) Hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam mới chỉ khởi tố vụ án theo tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật hình sự. Nhưng chính họ cũng nói sẽ bổ xung tội danh khi cùng thào luận với Viện Kiểm Sát và Tòa án. Cũng giống hàng loạt các nhà “bất đồng chính kiến” ở Việt Nam khi bị bắt là tội “trốn thuế” (Điều Cày Nguyễn Văn Hải, Ls Lê Quốc Quân, mới đây là nhà báo Mai Phan Lợi, Ls Đặng Đình Bách, và nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh) và tội “hai bao cao su” với Ls. Cù Huy Hà Vũ nhưng khi ra tòa đều bị qui vào tội “chống nhà nước” điều 177 hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ gây thiệt hại đền nhà nước” như Điều 331. Hiện có khoảng 300 tù nhân chính trị ở Việt Nam đang bị cầm tù vì hai điều luật này.
I. CÁC ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN “VỤ ÁN TỊNH THẤT BỒNG LAI”
Tuyên ngôn nhân quyền
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
Điều 11:
1) Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
Điều 15:
1) Ai cũng có quyền có quốc tịch.
Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
Điều 17:
2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 27:
1) Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.
Công ước quyền trẻ em
Điều 2.
1. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.
2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em.
Điều 3.
1. Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.
Điều 7.
1. Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.
Điều 16.
1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.
2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.
Điều 28.
1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội,
Điều 39.
Các Quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng nào; tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm nào khác; hoặc của các cuộc xung đột vũ trang. Sự phục hồi và tái hòa nhập đó phải diễn ra trong môi trường giúp cho sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ em được phát triển.
Thông cáo Helsinki 1964 về đạo đức y khoa
Điều 7. Các nghiên cứu y khoa được yêu cầu tiêu chuẩn về đạo đức để khuyến khích và đảm bảo rằng sự tôn trọng với đối tượng nghiên cứu là con người và để bảo sức khỏe và các quyền của họ.
Điều 8. Cho dù mục đích cơ bản trong nghiên cứu nghiên cứu y khoa là để có được những kiến thức mới, thì mục tiêu nghiên cứu này cũng không có lý do gì để vượt qua quyền và những lợi ích của các đối tượng được nghiên cứu.
Điều 9. Nghĩa vụ của thầy thuốc tham gia nghiên cứu y học là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, sự liêm chính, quyền tự quyết, quyền riêng tư và bí mật thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu. Trách nhiệm của các bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác là phải bảo vệ đối tượng, trách nhiệm này không thuộc về đối tượng nghiên cứu cho dù họ đã đồng ý.
Điều 10. Các bác sĩ phải xem xét các quy phạm và tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp và quy định đối với nghiên cứu liên quan đến đối tượng con người dựa trên tiêu chuẩn ở quốc gia của họ cũng như các quy phạm và tiêu chuẩn của quốc tế. Không được giảm bớt hoặc bỏ qua những tiêu chuẩn về đạo đức, luật pháp hoặc quy định của quốc gia hoặc quốc tế trong việc bảo vệ đối tượng nghiên cứu được nêu trong tuyên bố này.
II. VỤ ÁN THIỀN AM
1 ÔNG LÊ TÙNG VÂN VÀ ĐẠO BỬU HƯƠNG KỲ SƠN
1.1 Ông Lê Tùng Vân
Ông Lê Tùng Vân (LTV) sinh năm 1932 tại Châu Đốc, An Giang thuộc miền Đồng Bằng Tây Nam Bộ, nơi đã từ lâu rất phát triển các dòng tu theo triết lý Phật pháp như Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…. Cha ông là Lê Văn Tất (1917 – 1964) có bút hiệu Thần Liên, từng là bạn thân của Hàn Mạc Tử, về cuối đời ông Lê Văn Tất thành lập "Bạch Hoa Viên" ở Núi Sam, Châu Đốc để sáng tác thơ ca, vẽ tranh và viết một số tác phẩm về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Lê Văn Tất đã để lại nhiều tác phẩm (Sự tích miễu Bà núi Sam 1958; Sự tích chùa Tây An và mộ Phật Thầy 1959; Đức phật Thầy chuyển kiếp 1960; Sự tích Lăng Ông núi Sam; Pháp môn hành đạo của Đức Phật Thầy 1962; Cảm nghĩ của người tàn phế làm thơ 1964; Phật Thầy Tây An tức là Đoàn Minh Huyên 1807-1856 là người sáng lập ra tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương) mà đến nay vẫn là tài liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, văn hóa về Bửu Sơn Kỳ Hương (nguồn tt kiểm chứng!!!). Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông LTV từng là tỉnh hội trường hội Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang. Sau năm 1975 ông LTV muốn xây dựng giáo phái, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn và chiến tranh Biên giới Tây Nam 1979 gia đình ông phải chạy loạn đến Cần Thơ và hoạt động tôn giáo. Do bất mãn chính quyền cộng sản năm 1988 ông LTV từng cố vượt biên ở Hà Tiên nhưng bị bắt.
1.2 Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) được khai sáng vào năm 1849 bởi một người có tục danh là Đoàn Minh Huyên (1807-1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) thì được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. i) Hiện có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre. Đạo BSKH với phương châm đơn giản hóa đạo Phật (tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật, trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ, không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém); ii) Đề cao Tứ ân (là ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại); iii) Cổ vũ khẩn hoang (làm rẫy ruộng để người hành đạo có thể tự túc được lương thực, không phải nhờ vào người khác để mà tu).
1.3 Trại dưỡng lão và cô nhi viện Thánh Đức
Năm 1990 ông LTV cùng khoảng gần chục tín đồ chuyển lên sinh sống tại đường Lý Chiêu Hoàng, Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh. Ông LTV đã cùng các đồng môn nhận nuôi các trẻ mô côi bị bỏ rơi như: Lê Thanh Minh Tú (sinh năm 1988), Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990) và Lê Thanh Nhất Nguyên (sinh năm 1991) là những trẻ mồ côi đầu tiên được ông LTV và các đồng môn nhận nuôi. Cũng có nhiều y tá của các bệnh viện tham gia các hoạt động tôn giáo và từ thiện. Và dần dần đa số là các bé sơ sinh bị bỏ rơi ở bệnh viện Trưng Vương và bệnh viện Quận 6 được nhận về nuôi (thông tin được cung cấp trực tiếp từ ông Nguyễn Minh Tú, trẻ mồ côi đầu tiên được ông LTV nhận nuôi và cũng là trẻ trên giấy tờ theo thủ tục pháp lý được công nhận là con của ông LTV).
Năm 1997 (hay 1990???) ông LTV đã thuyết phục mẹ ông là bà Mười bán hết đất ở Châu Đốc, ông cùng em gái thứ tư Lê Thu Vân và em trai thứ năm Lê Thanh Vân đã mua một lô đất rộng ở địa chỉ 109 ấp 2, xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh TP Hồ Chí Minh để xây dựng khai khẩn vùng kinh tế mới (cổ vũ khẩn hoang) và mở một trại lấy tên Thánh Đức để nhận nuôi người già không nơi nương tựa và trẻ mồ côi. Em gái Thu Vân, em trai Thanh Vân và mẹ ông LTV cùng ở trong khu đất, tuy nhiên họ đều có nhà riêng và công việc riêng chứ không phụ thuộc vào ông LTV. Bà Thu Vân có nhận nuôi 3 đứa trẻ là con nuôi hai trai và một gái, trong đó có Lê Thanh Minh Tùng. Người sau khi ra tù vì tội trộm cắp đã không được ông Lê Thanh Vân là chú nhận và chia đất (bà Lê Thu Vân đã mất), đã đăng tin tìm cha mẹ ruột. Và người này cũng chính là một trong nhóm youtubers sinh sống bằng nghề kiếm “like” đã vu khống rằng mình là sản phẩm loạn luân giữa ông LTV và em ruột ông là bà Lê Thu Vân, mẹ nuôi của Lê Thanh Minh Tùng.
Trại Thánh Đức tọa lạc trên mảnh đất rộng gần 1 hécta, trên đó có những căn nhà mái lợp tôn rỉ sét, vách bằng phên tre hoặc được quây bằng những tấm nhựa, mỗi căn rộng trên dưới 100 m2, xung quanh là những ao lớn nuôi cá trê. Thu nhập để mưu sinh của các thành viên tại Trại Thánh Đức chủ yếu dựa vào việc nuôi cá. Trại Thánh Đức hoạt động trên cơ sở pháp lý do Quyết định số 01 của Trung tâm Từ thiện Hỗ trợ người cao tuổi (TTTTHTNCT - trực thuộc Hội Dân tộc học TP HCM), bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa là Giám đốc ký ngày 2/1/2004, cho phép thành lập trại dưỡng lão, cô nhi, và Quyết định số 02 - cũng do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký, bổ nhiệm ông Lê Tùng Vân làm Giám đốc Trại.
Năm 2007, Trại Thánh Đức nuôi dưỡng 56 người: trong đó có 22 người dưới 16 tuổi 4 người từ 17 đến 18 tuổi, 21 người từ 19 đến 50 tuổi và 9 người từ 55 đến 60 tuổi. Sinh hoạt tại Trại Thánh Đức ngoài giờ tu tập và học hành, những người từ 15 tuổi trở lên có nhiệm vụ thu gom đầu cá tại các chợ để đem về chế biến làm thức ăn nuôi cá. Một số người thì ở nhà trông các trẻ nhỏ, nấu ăn và giặt giũ.[12] Trong số các bé được nuôi tại trại Thánh Đức có khoảng 15 cháu được chuyển từ làng SOS sang, và đa số đã ở tuổi thiếu niên. Các bé mồ côi được nuôi dưỡng trong trại Thánh Đức được đi học tại các ngôi trường công trong khu vực (chia sẻ từ ông Lê Thanh Minh Tú).
Trại Thánh Đức bị xóa sổ, hỏa hoạn và mất đất:
Để thu hồi mảnh đất mà Trại Thánh Đức toạ lạc, việc đầu tiên của chính quyền là phải tìm lý do giải thể Trại Thánh Đức. Theo báo Thanh Niên lý do Trại Thánh Đức bị giải thể:
Sau khi trại Thánh Đức bị giải thể năm 2007, chỉ còn lại khoảng 20 trẻ trẻ mồ côi ở lại với ông LTV trên khu đất của trại. Các hoạt động nuôi cá là kế sinh nhai chính vẫn tiếp tục. Cũng từ thời gian này trại Thánh Đức chịu sức ép của chính quyền về việc thu hồi mảnh đất Trại tọa lạc.
Tuy nhiên, tháng 8/2011 khu vực trại bị họa hoạn. Báo Vietnamnet ngày 17 tháng 8 năm 2011 có bài kêu gọi giúp đỡ sau khi trại Thánh Đức bị cháy (Hình 1-2), và cho biết rằng sau khi bị cháy, 20 trẻ mồ côi được gửi sang các hộ hàng xóm, các tu sĩ thì cố gắng sống tạm bợ trong khu vực đã bị cháy. Toàn bộ cơ sở vật chất và gạo đã bị thiêu rụi. Theo thông tin từ ông Lê Thanh Minh Tú, thì nguồn hỏa hoạn được lan ra từ phòng riêng của ông LTV vào ban đêm. Có một điều khó hiểu là phòng riêng của ông LTV không thờ phụng nên không thể xảy ra khả năng do đốt nhang, và phòng ông cũng không có dây điện nên khả năng cháy vì chập điện cũng được loại bỏ. Và toàn bộ giấy tờ tùy thân và giấy tờ nguồn gốc mảnh đất cũng bị thiêu rụi. Sau khi bị cháy các trẻ do trại Thánh Đức nhận nuôi được chuyển ra sống nhờ ở các hộ gia đình ở Ấp 3 và Ấp 4. Các hoạt động nuôi cá vẫn diễn ra, ngoài ra các thành viên tại trại Thánh Đức còn sản xuất và bán nhang và một số hoạt động khác để có thu nhập cung cấp nuôi các trẻ. Đến năm 2015 thì chính quyền huyện Bình Chánh chính thức tịch thu khu đất mà trại Thánh Đức tọa lạc lâu nay.
Trại Thánh Đức bị giải thể:
“Ngày 27/05/2007, chính quyền cho rằng trong số 26 trẻ là "con nuôi" của ông Vân, bà Hoa (bà Hoa là người đứng đầu của TTTTHTNCT), chỉ có 5 trẻ có giấy thỏa thuận cho nhận con nuôi; cơ sở ẩm thấp không bảo đảm vệ sinh, dễ phát sinh bệnh tật; người nuôi dưỡng không qua trường lớp đào tạo; không đăng ký tạm trú cho những người cư trú tại cơ sở... Đặc biệt, cơ sở "từ thiện" này có đến... hai con dấu, một là dấu tròn mang tên "Công ty TNHH Kỳ Long Đức", một dấu vuông do ông Vân tự khắc; và nhiều vi phạm khác trong hoạt động từ thiện xã hội... Ông Nguyễn Vân Xê - Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH kết luận: Cơ sở từ thiện xã hội Thánh Đức hoạt động trái pháp luật; giao cho UBND huyện và cơ quan thẩm quyền của huyện tiến hành thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở này. Riêng đối với 37 người đang có mặt tại cơ sở, ông Xê đề nghị Phòng LĐ-TB-XH huyện phân loại đưa về gia đình, hoặc lập hồ sơ gửi tới các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước để quản lý, nuôi dưỡng.” Theo báo Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân (05/11/2011) thì “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh kết luận cơ sở này hoạt động bất hợp pháp với hàng loạt sai phạm: không đăng ký tạm trú cho những người lưu trú, không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật và có dấu hiệu trục lợi.”
Trại Thánh Đức bị mất đất:
Cũng theo báo Công An Nhân Dân [8], Năm 2001 ông LTV có ý định bán mảnh đất nơi tọa lạc trại Thánh Đức để tìm mua đất xây dựng một trại Thánh Đức tốt hơn. ông K., cư ngụ tại đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú TP HCM đã ký một hợp đồng với ông Lê Tùng Vân, nội dung ông Vân bán cho ông K 18.452m2 đất tại tổ 12, ấp 2 (có trại dưỡng lão, cô nhi) với giá 600 lượng vàng. Sau 4 lần thanh toán, tổng cộng ông K. đã giao cho ông Vân 442 lượng. Tháng 11/2006, do chưa đủ tiền để thanh toán số còn thiếu (158 lượng), nên ông K. bàn với ông Vân - và được ông Vân đồng ý, là sẽ bán một phần diện tích của lô đất này cho một người khác, là bà B., cư trú tại đường Hàn Hải Nguyên, phường 16 quận 11 TP HCM - để ông K. lấy tiền trả đứt cho ông Vân. Ngày 2/12/2006, một hợp đồng giữa ông Vân và bà B. đã được ký. Tuy nhiên, ngày 12/12, khi hai bên ra Phòng Công chứng huyện Bình Chánh để làm thủ tục sang tên, thì bất ngờ xuất hiện một công văn của TTTTHTNCT, do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký tên, đóng dấu. Nội dung công văn cho rằng “việc bán đất đã vi phạm điều 3 của hợp đồng hợp tác giữa ông Lê Tùng Vân và TTTTHTNCT, đồng thời phá hủy việc làm từ thiện vì số trẻ em mồ côi sẽ không còn chỗ ở. Vì thế, TTTTHTNCT kịch liệt phản đối việc buôn bán bất hợp tác này, đề nghị các cấp chính quyền địa phương khẩn cấp can thiệp...” (trích nguyên văn). Nhưng ngày 26/3/2007, vẫn bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc TTTTHTNCT, ký tờ trình không số, gửi UBND huyện Bình Chánh và UBND xã Phạm Văn Hai, xin “rút công văn (ngăn chặn việc mua bán đất), để việc mua bán giữa ông Vân và bà B. được thuận lợi”. (trích nguyên văn). Trước những sự việc này, cộng với đơn thư tố cáo, ngày 8/5/2007, huyện Bình Chánh đã thành lập đoàn kiểm tra “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”. Kết quả kiểm tra cho thấy “trại” lập trái phép, địa phương không hay biết, cơ sở vật chất tạm bợ, nhà cửa ẩm thấp, không đảm bảo sức khỏe, phát sinh bệnh tật, không đăng ký tạm trú, con dấu của “trại” là dấu tự khắc. Trẻ em trên 15 tuổi phải đi thu lượm đầu cá về xay, nuôi cá trê... Cuối cùng, Đoàn kiểm tra kiến nghị UBND huyện Bình Chánh đình chỉ hoạt động của “trại”. Riêng về việc mua bán đất đai, hồ sơ đã chuyển cho Công an huyện giải quyết. Tiếp theo, ngày 24/5, Sở LĐ - TB&XH TP HCM, Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em TP HCM lại tiếp tục làm việc với UBND huyện Bình Chánh, và đề nghị phải chấm dứt mọi hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” ngay trong tuần sau (nghĩa là kể từ ngày 28/5/2007).
1.4 Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL), Thiền Am bên bờ vũ trụ (Thiền Am)
Tịnh Thất Bồng Lai
Sau khi trại Thánh Đức bị nhà cầm quyền xóa sổ năm 2007. Sau nhiều năm tiếp tục nuôi dưỡng những bé mồ côi còn lại tại mảnh đất của trại Thánh Đức, năm 2015 nhóm tu tại gia của ông LTV đã chuyển về Long An và lấy tên là Tịnh Thất Bồng Lai. Và ngày 01/01/2020 ông LTV đã đổi tên TTBL thành Thiền Am bên bờ vũ trụ trên cùng địa chỉ ở Long An.
Theo trang báo điện tử Quân Đội Nhân Dân và báo điện tử Công an Nhân dân thì “năm 2015, trại Thánh Đức chuyển về ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, Đức Hòa, Long An trên mảnh đất 2000 m2 của hộ bà Cao Thị Cúc (năm 2014, bà Cao Thị Cúc từ xã Long Hựu Đông,huyện Cần Đước tỉnh Long An đã mua một mảnh đất rộng khoảng 2000 mét vuông làm điểm tu tại gia). Cơ sở này là một ngôi nhà cũ đã được tu sửa khang trang, và được chuyển một số tượng Phật về”. Tại đây, trại Thanh Đức được đổi tên thành Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL). Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Minh Tú (là một trong nhũng trẻ mồ côi ban đầu từ Trại Thánh Đức) thì trại Thánh Đức chính thức chuyển về Long An là năm 2017.
Tại TTBL, ông LTV cùng các đệ tử như Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên vẫn nuôi dạy trẻ mồ côi. Hình thức tu của nhóm TTBL là tôn giáo BSKH như đã trình bày ở phần 1.2. Tại TTBL họ học Kinh phật, việc mặc đồ nâu sòng, hay cạo đầu là không bắt buộc (tùy từng cá nhân), không truyền đạo. Họ không lấy danh Phật Giáo. Họ không tự nhận là “tu sĩ”. Họ chỉ hoạt động như là một đại gia đình. Trong xưng hô, các thành viên gọi ông LTV là “Thầy Ông Nội” và “Thích Tâm Đức”. Đó là một danh xưng của tín đồ BSKH. Họ hoàn toàn sống tự lực cánh sinh và được mạnh thường quân giúp đỡ, chứ không có sự hỗ trợ nào của Nhà nước.
Ông LTV và nhóm tu tại gia TTBL tiếp tục nhận các bé mồ côi và những người muốn nhập gia đình tu tại gia của họ. Các bé được nhận nuôi sẽ được các nữ tu tại đây nhận làm mẹ trên thủ tục giấy tờ để các bé có đủ giấy tờ theo yêu cầu nhập học khi tới tuổi đến trường. Tất cả trẻ mồ côi được ông LTV nhận đều được đặt tên theo họ của ông là “Lê”. Sự chăm sóc từng bé cũng được phân công cụ thể cho từng người. Các bé đến độ tuổi đi học được đến trường học tại địa phương. Khi trưởng thành, các thành viên có thể quyết định tách ra khỏi đại gia đình này để theo học chuyên môn như ông Lê Thanh Minh Tú (về viễn thông), hoặc quyết định sẽ tiếp tục sống và đảm đương công việc tại TTBL cho mục đích cưu mang trẻ mồ côi như Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Huyền Trân (Lê Thanh Huyền Trân, được giải Á quân chương trình thi The Voice Kid năm 2014, đã được nhiều ca sĩ đỡ đầu và khuyên nhủ để tóc và đi hát như một ca sỹ, nhưng Huyền Trân đã từ chối và quay về các sinh hoạt tu tại gia của TTBL). Ngoài học Kinh phật, ông LTV và các đệ tử cũng tìm hiểu tài năng (sáng tác, ca hát và tập luyện thể hình) của từng thành viên và các bé và tạo điều kiện để phát triển các tài năng cá nhân này. Và thành quả:
Á quân của The Voice Kid năm 2014. Năm 2014, ngay từ vòng giấu mặt cô bé Lê Thanh Huyền Trân 14 tuổi xuất hiện với cái mũ của ni cô với bài hát “Còn tuổi nào cho em” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, đã làm khán giả cả nước đánh giá là “một hiện tượng” mới cho dòng nhạc Trịnh. Với giọng hát tình cảm tôn vinh các tác phẩm của dòng nhạc Trịnh, Lê Thanh Huyền Trân đã đạt giải Á quân của cuộc thi The Voice Kid năm 2014. Từ đó, mọi người biết đến TTBL và sau khi được biết TTBL là nơi tu tại gia và đón nuôi nhiều bé mồ côi, nên nhiều người và mạnh thường quân đã có những thiện nguyện để giúp TTBL có thêm điều kiện để nuôi dưỡng các bé. Bé Lê Thanh Huyền Trân đã được tài trợ cho chương trình học cấp 3 và cấp đại học (Kênh truyền hình VTV3).
Hai sư Thầy hát Bolero triệu view: Năm 2017, trong cuộc thi “Tuyệt Đỉnh Song Ca” của đài truyền hình Vĩnh Long, hai sư Thầy Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên với đồ nâu sòng mang đến cho chương trình giọng hát “đốn tim” khán giả. TTBL càng nổi tiếng hơn trước sự cảm phục của mọi người không chỉ trực tiếp coi truyền hình, mà cả trên các trang mạng xã hội. Đó là lý do vì sao Hoàn Nguyên và Nhất Nguyên được mọi người đặt cho cái tên yêu mến là “hai sư Thầy hát Bolero triệu view”. (Kênh truyền hình Tuyệt đỉnh song ca, đài truyền hình Vĩnh Long).
Hai năm 2018-2019 liên tiếp quán quân chương trình “Thách Thức Danh Hài”: đó là 5 chú tiều Pháp Tâm, Nghi Tâm, Trí Tâm, Ngọc Tâm, Minh Tâm, từ chưa đi học đến mới chỉ học lớp 3. Với những tiểu phẩm dự thi như “Bao công xử án” ‘Đường Tăng”... sự thông minh, hài ước và chuyên nghiệp trong diễn xuất, các tiết mục của 5 chú tiểu luôn được khán giả màn hình và khán giả trên mạng đón chờ ngay tại thời điểm phát sóng và cả sau đó. (Kênh truyền hình HTV7 của TP HCM).
Từ đó TTBL càng có nhiều hơn mạnh thường quân giúp đỡ. Và chính các thành viên trong TTBL cũng đã được tư vấn để xây dựng các kênh youtube cho các nhóm thành viên của TTBL như “Huyền Trân Offical”, “Năm chú tiểu”. Các kênh youtube của các thành viên thường có hàng chục ngàn người theo dõi, và có hàng triệu “like” và được nhận các nút “vàng” “nút ‘bạc” của nhà cung cấp youtube. Từ đó, TTBL cũng có thêm các khoản thu nhập.
Sự xuất hiện của cô gái Võ Thị Diễm My vào năm 2019:
Diễm My, 21 tuổi, là sinh viên năm thứ 3 của ĐH Vạn Thạnh, là con gái của ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai, ngụ quận Bình Tân (TP HCM). Diễm My đã bỏ nhà đi tu với một bức thư để lại cho ông Thắng và bà Mai. Ông Thắng và bà Mai đã nghi ngờ Lê Thanh Huyền Trân ở TTBL dụ dỗ con gái mình đi tu.
Đổi tên từ Tịnh Thất Bồng Lai thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ
Đầu năm 2020, ông LTV đã đổi tên TTBL thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (Thiền Am). Các sinh hoạt tu tập vẫn diễn ra, đặc biệt là việc nuôi dạy các bé mà Thiền Am đang cưu mang. Các thành viên trong TA tiếp tục tự sáng tác các bài hát về triết lý Phật pháp và tổ chức tại gia các đêm diễn.
2 NHỮNG CÔNG CỤ, THỦ ĐOẠN VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀN ÁP
2.1 Công cụ GHPGVN
“TTBL giả tu”
Năm 2017, sau 2 tập phát sóng của chương trình “Tuyệt Đỉnh Song Ca” của Đài truyền hình Vĩnh Long, hai sư thầy hát Bolero được khán giả mong chờ cho các tập tiếp theo. Tuy nhiên, đã có sự lên tiếng của Hòa thượng Thích Minh Thiện trưởng ban Trị sự GHPG Long An cho rằng hai sư thầy là “giả sư”, và nhóm người tu tại gia ở TTBL là “giả tu”, dẫn đến việc Ban tổ chức chương trình Tuyệt Đỉnh Song Ca đã phải cắt những tiết mục của Hoàn Nguyên và Nhất Nguyên ở các tập phát sóng sau này và thông báo hai sư thầy này xin rút vì lý do sức khỏe.
Bị chụp mũ “giả tu” của Hòa thượng Thích Minh Thiện:
• Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An khẳng định rõ: “Hai người có tên Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990) và Lê Thanh Nhất Nguyên (sinh năm 1991) mà báo chí giới thiệu là đang tu tại chùa Bồng Lai (Đức Hòa, Long An); cùng với người mà báo chí gọi là Hòa thượng Thích Tâm Đức là những danh xưng tự phong. Ba cá nhân này giả dạng nhà tu, đã có những việc làm sai trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, sự trang nghiêm của Giáo hội tỉnh Long An”.
• “Quan điểm của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An là sẽ giải quyết đến nơi đến chốn. Ngày hôm nay, chúng tôi đã có chỉ đạo khẩn, yêu cầu Ban Trị sự Phật giáo huyện Đức Hòa làm việc với chính quyền địa phương điều tra, làm rõ về hoạt động tôn giáo trái phép của 3 cá nhân trên; đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng căn cứ theo luật pháp hiện hành xử lý sai phạm”- Hòa thượng Thích Minh Thiện cho biết.
• Cũng theo Hòa thượng Thích Minh Thiện thì TTBL đã không tuân thủ “Để thành lập cơ sở trực thuộc Giáo hội Phật giáo, cá nhân, tổ chức đó phải có đồng thuận của cộng đồng cư dân địa phương xung quanh; văn bản về sự cần thiết và tính đúng đắn về việc thành lập một cơ sở Phật giáo của chính quyền cấp xã, huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, tỉnh và sự thống nhất của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện, tỉnh.”
TTBL “không giả tu”:
Trước thông tin bị cho là “giả tu”, ba thành viên (Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên và Lê Thanh Huyển Trân) của TTBL đã đến gặp và xin tư vấn của Thượng Tọa Thích Nhất Từ GHPGVN. Vì Thượng Toạ Thích Nhất Từ đã từng mời họ tham gia diễn văn nghệ cho đại hội phật giáo. Tại thời điểm này Thượng tọa Thích Nhất Từ khẳng định rằng các thành viên tại TTBL không hề mạo tăng sĩ. Khi trả lời Báo Giác Ngộ Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng các thành viên tu tại gia ở TTBL là không “giả tu”. Và cũng cho rằng luật Phật không cấm cư sĩ thi thể hình, hát tình ca, và sinh hoạt như người thường. Thượng Tọa Thích Nhật Từ cũng khuyên TTBL nên hiến đất và tham gia GHPGVN. Tuy nhiên, các thành viên TTBL đã không đồng ý ra nhập GHPGVN.
“Không giả tu” của Thượg tọa Thích Nhật Từ, năm 2017. [26,27]
• Thượng tọa Thích Nhật Từ, Chủ nhiệm Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bài trả lời Báo Giác ngộ năm 2017 cũng khẳng định những người ở Thiền Am tu tại gia, ông Lê Tùng Vân chưa bao giờ nhận mình là hòa thượng và cũng chưa từng nói mình là 'trụ trì' chùa Bồng Lai.
• Ông Thích Nhật Từ khẳng định hai bị cáo "Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên tu tại gia, cạo đầu, mặc áo nâu sòng từ nhỏ, họ không hề giả mạo tăng sỹ để lừa đảo bất kỳ ai như một số báo chí đã cáo buộc".
• Việc họ tham gia các chương trình ca hát, theo ông Thích Nhật Từ, là không có gì vi phạm giới luật của đạo Phật.
• "Vấn đề cốt lõi là ban tổ chức chương trình games show phải nói rõ trong thông cáo báo chí và cho giới truyền thông biết họ chỉ là những người tu tại gia.... Khu Bồng Lai viên chỉ là một tịnh thất, không có bảng hiệu chùa, nên không đăng ký với Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An.
• Ông Thích Nhật Từ cũng nói rằng ông ngạc nhiên vì sao Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An chưa cử đại diện đến Bồng Lai viên để nắm rõ thực hư vấn đề, dẫn đến các 'phát ngôn vội vã'.
Chuyển thành “giả tu” bằng sự nhịp nhàng và nhanh chóng của GHPGVN các cấp:
Vào lúc 18:30 ngày 18 tháng 12 năm 2019 Thượng tọa Thích Nhất từ đã có một bài “thuyết giảng” tại chùa Giác Ngộ do ông là chủ trì về cái gọi là “giả sư” của ông LTV và TTBL, và ông kêu gọi chính quyền phải xử lý việc “giả tu”, “dùng trẻ em trục lợi” của những người trong TTBL. Ngày 19/12/2019 GHPGVN vào cuộc với một văn bản yêu cầu Ban trị sự (BTS) GHPG tỉnh Long An làm rõ những vấn đề ở TTBL. Ngày 20/12/2019 BTS GHPG tỉnh Long An có công văn trả lời GHPGVN.
“Giả tu” và sự nhịp nhàng vào cuộc của GHPGVN các cấp (năm 2019)
• Ngày 19/12/2019: Chuyển từ “không giả tu” thành “giả tu” của Thượng Tọa Thích Nhật Từ (39,40). Lúc 18:30 ngày 19/12/2019 Thượng tọa Thích Nhật Từ có bài thuyết giảng livestream tại chùa Giác Ngộ và khẳng định:
i) TTBL không phải cơ sở tôn giáo trực thuộc GHPGVN và cũng không được chính quyền công nhận.
ii) Thầy Ông Nội Thích Tâm Đức không phải là Tu sĩ Phật giáo, không thể làm Trụ trì, không đủ tư cách làm thấy xuất gia cho Phật tử
iii) Các đồ đệ trong TTBL lạm xưng, mạo xưng là “sư thầy” “sư cô” là thiếu trung thực và phạm pháp luật.
• Ngày 19/12/2019: GHPGVN vào cuộc (41) Hòa Thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng 2 TƯGH đã thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN ký công văn số 501/CV-HĐTS gửi đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đề nghị trả lời vụ việc gây dư luận trên địa bàn tỉnh Long An về 2 vấn đề:
i) “Tịnh thất Bồng Lai tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An có phải là cơ sở hợp pháp thuộc sự quản lý của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An không?”.
ii) “Các vị đang sống và sinh hoạt tại ‘Tịnh thất Bồng Lai’ có phải là tu sĩ Phật giáo thuộc sự quản lý của BTS GHPGVN tỉnh Long An?”.
• Ngày 20/12/2019: GHPG tỉnh Long An vào cuộc. BTS GHPGVN tỉnh Long An đã phúc đáp bằng công văn 083/CV-BTS do TT.Thích Quảng Tâm, Phó Trưởng ban Thường trực BTS ký ngày 20-12-2019 gửi đến HĐTS, khẳng định:
i) “Tư thất Bồng Lai tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An quản lý. Các vị đang sống và sinh hoạt tại tư thất Bồng Lai không phải là tu sĩ Phật giáo. Do đó, không liên quan đến sự quán lý của GHPGVN tỉnh Long An”.
ii) Sự việc tại ‘tư thất Bồng Lai’ nêu trên mang tính chất lợi dụng hình ảnh tu sĩ Phật giáo để lừa gạt lòng tin của tín đồ Phật giáo để trục lợi
2.2 Công an kết hợp xã hội đen.
Sốc chuyện “300 triệu làm chứng minh thư” (Đó là đầu đề bài báo điện tử Dân trí)
Tháng 4 năm 2018, ba thành viên của TTBL được một tổ chức ở Úc mời sang biểu diễn ca nhạc phục vụ phật tử và sinh viên. Tuy nhiên, cả ba thành viên bị gây khó khăn cho việc làm chứng minh nhân dân trước khi đủ giấy tờ để làm hộ chiếu chuẩn bị cho chuyến đi. Vụ việc bị người của ban tổ chức biểu diễn ca nhạc bên Úc đã thu âm và tố cáo ra công an. Ngày 23 tháng 10 năm 2018, ông Nguyễn Hoàn Khải, Trưởng Công an xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa) bị kỷ luật với hình thức khiển trách sau khi đòi 300 triệu để làm CMND cho 3 cá nhân nói trên. Cuối cùng chuyến đi biểu diễn bên Úc đã không thể thực hiện được.
Sốc chuyện “300 triệu làm chứng minh thư” của cô bé mồ côi hát nhạc trịnh (đó là đầu đề của bài báo trên trang Dân trí điện tử).
Theo báo Dân Trí đưa tin “Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Huyền Trân được một tổ chức ở Úc mời sang biểu diễn phục vụ Phật tử, sinh viên. Vì cả 3 em là những đứa trẻ mồ côi, nhiều lần sư thầy liên hệ chính quyền địa phương làm giấy tờ tùy thân cho các em mà chưa được nên các em không thể làm hộ chiếu cho chuyến đi. Tại trụ sở Công an xã Hòa Khánh Tây (nằm trong khuôn viên trụ sở UBND xã Hòa Khánh Tây), ông Nguyễn Hoàn Khải, Trưởng công an xã, cho rằng hồ sơ của cả 3 đều thiếu, không làm được CMND nên không thể giải quyết. Bà V. (người phía đối tác bên Úc) trao đổi với ông Khải qua điện thoại và được ông này cho biết muốn làm CMND thì mỗi người nộp 150 triệu đồng. Sau đó ông Khải “chốt” lại 3 người là 300 triệu đồng. Toàn bộ cuộc “ra giá” qua điện thoại đã được ghi âm và sau đó vụ việc đã được tố cáo đến cơ quan chức năng.”
Bạo lực từ bên ngoài có sự bảo kê của công an:
Do nghi ngờ con gái bị dụ dỗ đến tu tại TTBL, nên cha mẹ Diễm My đã cùng hơn 50 người xông vào đập phá nhằm tìm kiếm Diễm My mà không có sự can thiệp của công an. Cuộc đập phá và hành hung của nhóm người do cha mẹ Diễm My đã làm một Thầy Lê Thanh Nhất Nguyên đổ máu. Và cuộc kiện tụng ra tòa cho kẻ gây ra đổ máu là một bản án “bất ngờ”.
Kế hoạch “dắt thỏ về vườn”, sự phối hợp giữa công an và cha mẹ Diễm My:
Sau 2 tháng gây bạo loạn tại TTBL, cha mẹ Diễm My vẫn không biết con gái đang tu tại đâu. Và họ thường xuyên livestream đi tìm con gái. Bỗng nhiên tháng 12 năm 2019, Diễm My bất ngờ xuất hiện, báo tin đã được cha mẹ chấp thuận cho đến tu tại TTBL và được nhà cầm quyền chấp thuận.Tuy nhiên, ngay sau đó “ngày 12/12/2019 Công an huyện Đức Hòa mời bà Cao Thị Cúc (chủ căn hộ TTBL sinh sống) và cô Võ Thị Diễm My với vợ chồng ông Võ Văn Thắng lên làm việc. Khi cơ quan Công an yêu cầu bà Cúc giao cô Võ Thị Diễm My cho gia đình ông Thắng đưa về nhà để điều trị bệnh...”. Trong quá trình làm việc công an Long An đã tống Diễm My lên một xe cứu thương và chở về nhà ông Thắng và bà Mai trước sự ngỡ ngàng của phía TTBL. Trước tình hình đó, để phù hợp luật pháp, bên TTBL phản đối việc bắt người vô cớ bởi cô Diễm My đã đăng ký tạm trú hợp pháp tại TTBL, và yêu cầu bên công an và gia đình ông Thắng phải xác nhận đã đưa Diễm My ra khỏi TTBL, để tránh sau này bên gia đình Diễm My cũng như công an không thể bắt TTBL liên đới tới bất cứ tình trạng nào của Diễm My. Tuy nhiên, bên công an không chấp nhận và cuộc tranh cãi của TTBL đòi công an thực thi pháp luật đã xảy ra tại trụ sở công an. Phải chăng, mục đích là tìm và bắt con đem về của cha mẹ Diễm My, và sâu xa hơn nữa là sẽ đẩy TTBL vào phiền toái của pháp luật.
Cha mẹ Diễm My cùng 50 người xông vào hành hung TTBL:
Theo ông Hồ Trường Ca, Chủ tich xã UBND Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long Anh cho biết:
o Tháng 9 năm 2019, bà Mai đã nhiều lần gửi đơn tới công an Long An tố cáo TTBL dụ dỗ, lôi kéo con gái bà là Diễm My vào TTBL để tu.
o Ngày 5 tháng 10 năm 2019 ông Thắng và bà Mai trình báo công an nơi đây yêu cầu tìm kiếm con gái đang ở trong Tịnh thất Bồng Lai. Tuy nhiên, Công an địa phương kiểm tra vẫn không phát hiện Diễm My.
o Ngày 21/10, ông LTV, gọi điện thoại ông Võ Văn Thắng thông báo cho gặp con gái Diễm My nhưng không được đưa đi.
o Đến ngày 22.10, ông Thắng có đến tịnh thất và trực tiếp gặp được Diễm My bên trong TTBL. Ông Thắng có kêu con gái về nhưng Diễm My không chịu và đã bỏ trốn khỏi tịnh thất.
Thêm một chia sẻ: từ Lê Thanh Nhất Nguyên “Đến ngày 22/10/2019, tôi còn nhớ, Diễm My gọi điện về cho thầy Tùng Vân nói: Thầy ơi, con đi 3 tháng rồi nên chắc ba không bắt con về nhà nữa đâu. Thầy xin ba cho con ở Thiền am tu, lâu lâu ba xuống thăm. Thế là sư phụ gọi điện trình bày với gia đình.” “Mới 9h sáng Diễm My về tới nơi thì 11h trưa, gia đình Diễm My đã xuống, cả ngày ngồi thuyết phục con bé trở về nhà. Con bé thấy không ổn, tha thiết mong muốn cho ở lại Thiền am tu nhưng không thành nên đã tìm cách xin đi toilet rồi lẻn ra cửa chính trốn.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Hai 20247:22 CH(Xem: 937)
“Sáng nay, trong lúc lộn xộn tôi không nghe rõ các điều (công an đọc trong lệnh bắt- PV) vì nó dài lắm, chỉ nhớ có một số chi tiết ví dụ trong nội dung cáo buộc người ta nói bắt vì tuyên truyền phát tán tài liệu chống phá Đảng. Trong lệnh người ta nói là tạm giam 4 tháng và ở Trại tạm giam số 2 Hà Nội. Họ cũng tiến hành khám xét, họ có thu của anh ấy là một cái điện thoại và một cái máy tính xách tay và một số trang viết tay của anh.” Công an không giao bất kỳ giấy tờ nào cho gia đình kể cả lệnh bắt giữ và lệnh khám xét tư gia.
27 Tháng Hai 20248:25 CH(Xem: 611)
Chính sách đảng mở rộng. Nhà tù mọc khắp nơi. Cưỡng chế đất dân oan. Giam cầm người yêu nước. Đất nước bốn nghìn năm. Nay sắp thành Trung cộng. Hoàng Trường sa thân yêu. Giờ còn trong ký ức . Đất nước của chúng ta. Đang chìm trong bóng tối. Sao các bạn làm ngơ? Còn giả vờ ngủ gật. Các bạn hãy đứng lên. Nếu còn là người Việt. Chúng ta cùng tiến bước. Đập tan cái đảng này. Đảng hại nước hại dân. Hại tương lai mù quáng. Đảng này sẽ tiêu tan. Nếu ta cùng đứng dậy.
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 2983)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
26 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 1048)
Báo còn viết “…các đối tượng dàn dựng kịch bản ‘đón Vua’ một cách rất huyễn hoặc. Chúng tuyên truyền người Mông cứ đến quả núi ở bản Huổi Khon, nếu thấy đám mây từ trên trời sà vào ai thì người đó được chọn làm ‘Vua’. Người Mông đi theo ‘Vua’ thì không cần làm mà vẫn có rượu thịt ăn.” Tuy nhiên, một người H'mong ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cho biết thông tin trên của chính quyền đưa ra là hoàn toàn bịa đặt. Ông Giàng A Chín mới phải chạy sang Thái Lan khoảng hai tháng nay để tìm kiếm quy chế tị nạn. Sở dĩ ông và một số thành viên trong gia đình phải bỏ nước ra đi vì
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 2716)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
23 Tháng Hai 20249:35 CH(Xem: 356)
Phản hồi trước cáo buộc này, ông Brad Adam, từng là Giám đốc khu vực Châu Á của HRW trong 20 năm, từ 2002 - 2022, nói với RFA hôm 22/2, rằng mục tiêu của HRW là công bố thông tin chính xác và rằng, Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào mà họ cho là sai: “Nếu họ muốn nói rằng báo cáo là bịa đặt, họ nên chỉ rõ rằng “ở trang 10, đoạn thứ hai, tuyên bố này là không chính xác”; Sau đó chúng ta có thể thảo luận về vấn đề đó. Nhưng họ đã không làm như vậy. Họ chỉ đưa ra một tuyên bố chính trị bởi vì họ không thích việc mà các tổ chức như HRW đang làm là ghi lại những vụ việc và cách thức vi phạm nhân quyền của họ.”
21 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 1252)
Khi tôi bước chân vào nơi đã từng hiện diện một ngôi chùa, nay đã thành hoang phế, lòng cảm thấy chùng xuống. Ngôi nhà tạm hiện tại quả thực không thể gọi là chùa, nó chỉ như một căn phòng đơn giản để thờ Phật. Ngoài sân, vẫn còn dấu tích tàn phá ngày trước, tượng Phật nằm chơ vơ dưới sương gió, khung cảnh làm lòng người thấy xót xa. Tôi chợt nghĩ, hơn hai ngàn năm trước, Phật Thích Ca đã gian nan như thế nào mới tìm thấy chánh pháp, ngày nay, dưới sự vô minh, tàn ác của con người, chánh pháp lại tiếp tục phải chịu đựng phong ba, bão táp. Ngay cả Phật đã chứng ngộ, đã nắm quyền năng trong lòng bàn tay, nhưng ngài chưa...
21 Tháng Hai 20249:58 CH(Xem: 620)
Dưới sự giám sát của cán bộ an ninh đứng phía sau, ông Thành cho gia đình biết bản thân bị cán bộ an ninh điều tra tra tấn trong trại. Bà Mỹ thuật lại: “Thành nói trong đó Thành bị tụi nói o bế (chăm sóc-PV) lắm, tụi nó bắt Thành phải nhận những việc đã làm, đánh đập con dữ lắm nhưng con không nói gì hết.” Ông Phan Tất Chí cho biết trước khi bị bắt, con trai ông mạnh khoẻ, tập thể dục đều đặn và nặng khoảng 70 kg, nhưng giờ đây nhìn ốm yếu và cân nặng chưa tới 50 kg. Ông Thành bị đưa lên đồn công an làm việc từ ngày 5/7/2023, vào đêm 11/7 rạng sáng 12/7, ông trốn được ra ngoài gặp mẹ và em trai.
20 Tháng Hai 20248:12 CH(Xem: 775)
Ngay trước Tết Nguyên đán, ngày 02/2, khi đang giao hàng cho khách tại nhà, đội quản lý thị trường cùng công an thành phố Đà Nẵng ập vào và lập biên bản rồi thu giữ hàng hoá với giá trị khoảng hai triệu đồng vì “bán hàng lậu không hoá đơn.” Bà nghi ngờ công an và quản lý thị trường địa phương đã gài bẫy để thu giữ hàng hoá của mình. Ngày 19/2, Đội quản lý thị trường số 2 mời bà lên làm việc và phạt hành chính số tiền 1,5 triệu đồng với hành vi trên. Bà Lâm cho rằng nhà chức trách Đà Nẵng đang trấn áp bà và ba con nhỏ, như một viên công an đã chỉ vào mặt bà và nói “Tao sẽ không để mẹ con chúng mày được yên” trong ngày xét xử...
17 Tháng Hai 20245:53 CH(Xem: 655)
Phát biểu tại buổi họp tập hợp kiến nghị kỳ 46 (Pre-session 46) hôm 13/2 tại Geveva, Thụy Sĩ, đại diện của tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America), Văn Bút Quốc tế, và Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải ngoại đề xuất chính quyền Việt Nam nâng cao nhận thức về quyền tự do ngôn luận cho giới nghệ sĩ và nhà văn, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, theo văn bản của tổ chức UPR Info, cơ quan tổng hợp các ý kiến cho Nhóm làm việc UPR. “Nhà chức trách tiếp tục bắt giữ, buộc tội và bỏ tù các nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...