Gia đình 13 người H'mong bị "trục xuất khỏi địa phương" vì theo Tin Lành

20 Tháng Sáu 20229:14 CH(Xem: 2547)
  • Tác giả :

Gia đình 13 người H'mong bị "trục xuất khỏi địa phương" vì theo Tin Lành

a6df9463-6241-4128-b2cf-000459f26023
Quy ước của bản Phù Khả 1, xã Na Khoi trong đó có quy định "không theo tôn giáo khác với người H'mong" dán ngay trước nhà người dân - Hình TTcs.




RFA




Ít nhất một trẻ sơ sinh bị từ chối cấp giấy khai sinh vì cha mẹ không chịu bỏ đạo.

Một gia đình 13 người ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết đang phải đối diện với sự đàn áp khắc nghiệt tới từ chính quyền địa phương vì lý do tôn giáo. 

Ông Xồng Bá Thông hôm 15/6 có bản tường trình gửi Hội thánh tin lành Việt Nam (miền Bắc) về việc điểm nhóm Ka Dưới của ông bị đàn áp, mặc dù đã được chấp thuận gia nhập một tổ chức tôn giáo hợp pháp. 

Bị trục xuất khỏi địa phương vì theo Tin Lành 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia đình của ông Xồng Bá Thông (sinh năm 1996) là người sắc tộc H’mong, sinh sống ở khu vực này qua nhiều thế hệ và vốn theo phong tục thờ ma của người địa phương. 

Ông Thông cho biết đến khoảng năm 2017 thì toàn bộ gia đình bao gồm cha mẹ, các em và bản thân ông đã tự nguyện cải đạo sang Tin Lành sau khi tìm hiểu về đạo này qua sóng phát thanh.

Đến khoảng năm 2019 thì chính quyền địa phương bắt đầu yêu cầu gia đình này phải từ bỏ đạo Tin Lành và ép họ phải quay trở lại thực hành tập tục cũ.

“Họ chỉ nói một câu duy nhất đó là ở đây khu vực huyện Kỳ Sơn, xã Na Ngoi, cả tỉnh Nghệ An là chưa có ai theo đạo mà mình theo đạo là trái pháp luật. Còn thứ hai thì họ nói là mình làm mất đại đoàn kết dân tộc ở đây.” - Ông Thông cho hay.

Vì muốn được theo đạo một cách chính thức nên gia đình đã làm đơn xin gia nhập Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc), và đã được chấp thuận trở thành thành viên hồi tháng 4 năm 2022. 

Tuy nhiên thay vì thừa nhận và để yên cho gia đình ông Thông theo đạo, chính quyền địa phương lại tăng cường gây sức ép để bắt họ từ bỏ niềm tin tôn giáo. 

Chính quyền đã liên tiếp tới nhà để vận động người nhà bỏ đạo, ngoài ra thì bản thân ông Thông đã bị triệu tập lên trụ sở xã làm việc nhiều lần, một trong số đó là làm việc với đoàn cán bộ của huyện Kỳ Sơn hôm 17 tháng 5, nội dung vẫn xoay quanh việc yêu cầu từ bỏ đạo Tin Lành. 

“Hôm bữa gặp đoàn của huyện thì tôi có đọc luật tín ngưỡng tôn giáo cho họ nghe hết và trình cho họ thấy hết, nhưng mà họ nói luật không có tác dụng gì ở đây cả, không có tác dụng gì ở cái huyện, cái tỉnh này, họ nói thế thôi.” - Ông Thông nói. 

Ngoài gây sức ép về mặt tinh thần, chính quyền xã còn áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Người dân cho biết đã bị chính quyền tịch thu một chiếc máy cày, vốn trước đó được nhà nước tặng để canh tác nhưng nay vì từ chối bỏ đạo nên bị lấy lại. Ngoài ra chính quyền cũng lấy đi một số gỗ mà gia đình định sử dụng để dựng nhà. 

Dù có hơn một hecta ruộng để trồng lúa nhưng vì bị đe dọa nên gia đình tín đồ đạo Tin Lành này giờ đây phải bỏ ruộng hoang, không dám canh tác vì sợ bị phá. Chính quyền cũng tiến hành cắt điện đối với nhà này từ hơn một tuần nay. 

Các biện pháp trừng phạt trên đã khiến cho cảnh sống của gia đình này lâm vào cảnh khốn khó:

“Tôi nói thật là ở đây tôi nuôi được trâu bò nhưng mà về buôn bán thì họ không cho những nhà thương lái đến thu mua bất cứ thứ gì của gia đình, bây giờ nói chung tiền bạc cũng hết, đồ ăn thức uống cũng khó khăn, lúa thì có trong kho dự trữ nhưng không có điện để xay mà ăn.”

Đỉnh điểm của chiến dịch đàn áp này là vào ngày 4 tháng 6, chính quyền tổ chức một cuộc bỏ phiếu để trục xuất gia đình ông Xồng Bá Thông ra khỏi địa phương. Và theo ông Thông thì người dân không ai dám bỏ phiếu chống lại quyết định trên. 

Hệ quả của việc này là giờ đây chính quyền không coi những người trong gia đình này là công dân địa phương, không cho phép sử dụng các dịch vụ công, và thậm chí từ chối cấp căn cước công dân và giấy khai sinh cho một số thành viên của hộ này. 

Phóng viên Đài Á châu Tự do đã gọi điện thoại nhiều lần cho bí thư và chủ tịch xã Na Ngoi để xác minh thông tin nhưng không ai nhấc máy. 

Chúng tôi sau đó đã liên hệ với ông Thò Bá Rê, Phó chủ tịch huyện Kỳ Sơn là người trước đó đã trực tiếp xuống vận động gia đình ông Thông bỏ đạo, tuy nhiên sau khi nghe phóng viên đề cập đến sự việc trên thì ông này viện lý do không được chủ tịch huyện ủy quyền nên không thể trả lời. 

Phóng viên cũng gửi email đến Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) để xác minh thông tin, tuy nhiên chưa lập tức nhận được câu trả lời. 

Chính quyền vận động người dân "không theo tôn giáo khác"

Báo Nghệ An hôm 1/5 vừa qua có bài viết về mô hình An dân ở bản Phù Khả 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn gần biên giới với Lào, do Ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Sơn phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Đồn Biên phòng Na Ngoi, đảng ủy xã Na Ngoi.

Bản Phù Khả 1 nằm cách không xa bản Ka Dưới - nơi có gia đình theo Tin Lành hợp pháp nhưng bị đàn áp. 

Theo tờ báo có cơ quan chủ quản là Tỉnh ủy Nghệ An cho biết, ban chỉ đạo mô hình An dân vận động các thành viên trong gia đình ở bản Phù Khả 1 chấp hành pháp luật, hương ước của bản... không nghe theo các luận điệu tuyên truyền xấu, không theo các loại đạo (tôn giáo khác) mà chỉ thực hiện theo tín ngưỡng phong tục tập quán lâu đời của người Mông.

Trao đổi với RFA, một một mục sư Tin Lành người H’mong ở tỉnh Lào Cai hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết việc người H’mong theo đạo Tin Lành bị trục xuất khỏi địa phương khi từ chối bỏ đạo là khá phổ biến: 

“Thì cái trường hợp này nó xảy ra rất là nhiều, và đã xảy ra từ bao nhiêu năm trước rồi, đây không phải là lần đầu tiên, cũng có rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra từ trước rồi. 

Đã có bao nhiêu trường hợp như vậy thì khi có đơn đề nghị đến chính quyền cấp trên như là tỉnh và trung ương, thì họ trả lời cái đó là do chính quyền xã hay là làng họ không hiểu luật pháp hay là hiến pháp về tôn giáo, để cho cấp trên sẽ điều tra. 

Họ chỉ trả lời vậy thôi, mà bao nhiêu hộ đề nghị cấp trên giải quyết nhưng mà cuối cùng cũng chẳng được gì cả.”

Vị mục sư này cũng cho biết những hộ dân bị trục xuất khỏi địa phương nếu không rời đi thì sẽ khó sống, bởi sẽ không được quyền lợi gì. 

Ông cũng cho biết nhiều trường hợp trẻ em không được cấp giấy khai sinh, dẫn đến không thể đi bệnh viện khi bị ốm, hoặc không thể tới trường khi lớn lên. 

Đây cũng là nguyên nhân khiến một lượng lớn người H’mong Việt Nam phải vượt biên sang Thái Lan xin tị nạn. 

Phản ứng trước thông tin chính quyền huyện Kỳ Sơn ép người dân từ bỏ tôn giáo và thực hiện các biện pháp đàn áp, ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành của tổ chức VETO!, một tổ chức nhân quyền chuyên theo dõi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho rằng đây rõ ràng là một vụ vi phạm nhân quyền. 

Dựa vào các công ước quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã tham gia, ông Dụng cho rằng quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam là một quyền bất khả xâm phạm, do vậy ông lên án cách hành xử của chính quyền trong sự việc này:

“Nếu mà chính quyền cứ tùy tiện hành động như vậy thì theo tôi Việt Nam nên rút khỏi Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị, và ông Thủ tướng chính phủ không nên ra văn bản bắt các cơ quan nhà nước ở tại trung ương và địa phương, phải học tập về cái công ước này nữa.”

Ông Dụng cũng cho rằng sở dĩ chính quyền Việt Nam có chính sách nhắm đến những người mới cải đạo là vì họ muốn ngăn chặn sự mở rộng của các tôn giáo. 

*Đính chính: Phóng viên đổi tiêu đề bài viết lúc 7:30 20/6/2022 từ "Gia đình 13 người H'mong bị "từ chối cấp căn cước công dân" vì theo Tin Lành" trở thành "Gia đình 13 người H'mong bị "trục xuất khỏi địa phương" vì theo Tin Lành".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Giêng 20247:11 CH(Xem: 1158)
Ngay cả các nước xưa nay vốn tôn trọng nhân quyền đôi khi cũng coi các nguyên tắc nhân quyền cơ bản như là một sự “lựa chọn”, để đổi lại các lợi ích về an ninh, thương mại, chiến lược. Tiến hành ngoại giao đổi chác với sự che đậy là nguy hiểm. Cố gắng tách biệt nhân quyền và pháp quyền khỏi những quyết định mang tính thực dụng sẽ lãng phí đòn bẩy có thể gây ảnh hưởng đến chính sách và thực thi của các chính phủ vi phạm nhân quyền. Nó cũng có thể góp thêm phần gia tăng vi phạm nhân quyền, bao gồm cả đàn áp xuyên quốc gia - Bà Tirana Hassan đánh giá.
11 Tháng Giêng 20246:58 CH(Xem: 798)
Hà Nội và Washington trong thời gian qua, năm nào cũng có những cuộc đối thoại nhân quyền. Lần đối thoại Nhân quyền Việt- Mỹ gần nhất là vào đầu tháng 11/2023. Vào đầu tháng 1/2024, Washington lại tuyên bố Hà Nội tiếp tục thuộc Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo do các vi phạm nghiêm trọng về quyền này ở Việt Nam. Hồi cuối năm 2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken lầm đầu tiên đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự to tôn giáo.
06 Tháng Giêng 20244:42 CH(Xem: 4364)
Khi bị Washington đưa vào danh sách SWL vào tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này là “thiếu khách quan”, nói thêm rằng “chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”. Ngay hôm 4/1, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia
05 Tháng Giêng 20245:25 CH(Xem: 2999)
HĐLTVN là một tổ chức tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, gồm các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác nhau ở trong nước như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý... Tổ chức này không được Nhà nước công nhận. Trong kháng thư, HĐLTVN đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc có các biện pháp chế tài Nhà nước Việt Nam về những vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống về nhân quyền và tự do tôn giáo. Tổ chức này thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC)...
03 Tháng Giêng 20247:19 CH(Xem: 608)
Ông L, ở Hà Nội cho biết, trong nửa cuối năm 2023, ông bị mời làm việc hai lần: “Năm ngoái là nó mời hết lượt. Tôi từ chối nhiều quá nhưng họ vẫn đòi gặp thì tôi phải chịu gặp ở quán cà phê. Nó nói rằng những người có tiếng tăm là nó bắt hết rồi. Nó cũng nói thẳng là giờ đến những con cá nhỏ khác. Doạ xong thì nó chơi đòn tâm lý, khuyên tôi nên nghĩ tới gia đình, vợ con. Nói thật là tôi cũng ngưng hẳn rồi, giờ mà tôi bị tóm thì gia đình tan nát hết.”
02 Tháng Giêng 20247:38 CH(Xem: 2536)
Nếu là một quốc gia dân chủ thì việc chọn ra một ngày Tết cho dân tộc không có gì khó, Quốc Hội sẽ bàn thảo xuống tới toàn dân và bình bầu ra một ngày lễ tết nhất định, ai chọn ăn Tết Tây thì bỏ phiếu, còn người chọn Tết Cổ Truyền cũng như vậy, khi số phiếu quá bán tức là 51% ủng hộ thì nhà nước sẽ công nhận đó là ngày tết chính thức của Việt Nam. Có đâu mà một đất nước nghèo mạt rệp nằm cuối bảng sắp hạng của thế giới mà lại ăn đến hai lần Tết?!. Thật ra đây chỉ là sự lúng túng trong cai trị độc đảng, ngoài ra đó còn là sự thả nổi quyết định một cách vô trách nhiệm cho nên VN mới ăn tết hai lần...
01 Tháng Giêng 20247:41 CH(Xem: 5394)
Chị đã hỏi công an khu vực thì người này đưa chìa khoá nhà cho chị, nói là anh Bách gửi lại. Công an cũng trả lời miệng với chị rằng anh Bách được “mời” đi làm việc tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-CA Hà Nội tại số 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy nhiên, khi chị Liễu đến địa chỉ này hỏi thì được trực ban trả lời là “cơ quan đang nghỉ lễ “, không làm việc. Chị Liễu lại gọi về cho công an khu vực và sau nhiều lần gạn hỏi, viên công an này buộc phải trả lời chị rằng “hôm đó” chỉ có lệnh khám xét chứ không có lệnh khởi tố bắt bớ gì cả. Không có lệnh khởi tố vụ án hay lệnh khởi tố bị can, không có lệnh bắt tạm giam mà ba ngày nay không được thả....
27 Tháng Mười Hai 20236:46 CH(Xem: 3429)
Muốn chống tham nhũng thì trước nhất đảng csVN phải tôn trọng pháp luật, nằm dưới Hiến Pháp, ngoài ra còn có nền báo chí tự do để phát hiện ngay những sai phạm từ đầu, chứ còn cứ để đến sau khi mọi sự vỡ lỡ thì đó chỉ là chuyện đã rồi, tài sản bất chính khó mà thu hồi được, mà muốn có nền báo chí tự do ngôn luận đa chiều thì điều quan trọng nhất là phải có đảng phái đối lập cùng tham chính, có nền Tam quyền độc lập. Khi đó thì mới mong VN có thể phát triển để theo kịp các quốc gia trong khu vực...
27 Tháng Mười Hai 20236:46 CH(Xem: 4065)
một phái đoàn của nhà cầm quyền cs huyện Chợ Mới do Trung Tá Trung, trưởng ca xã Long Giang dẫn đầu gồm 12 người đã đến trụ sở tạm thời của Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý gặp bà tám Hiền (vợ của ông Nguyễn Văn Vinh chủ nhà, đã mất) và con út là Út Lẹ để cho biết quyết định của nhà cầm quyền là nam nay dứt khoát không cho tổ chức Đại Lễ Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tại địa điểm này, không cho treo cờ,băng rôn, dựng lễ đài và cấm người lạ đến. Chú Lẹ nói phần đất này trước đây do cha tôi hiến tặng cho Giáo Hội để làm lễ, nếu mấy ông muốn cấm thì cho tôi văn bản để tôi trình cho Giáo Hội...
26 Tháng Mười Hai 20239:52 CH(Xem: 1190)
Tổ chức đấu tranh cho tự do báo chí toàn cầu có trụ sở ở Paris (Pháp) công bố báo cáo tổng kết năm 2023 về các nhà báo bị giết và bị bắt giữ trên toàn thế giới. Mặc dù không có nhà báo nào bị sát hại ở Việt Nam tuy nhiên cho đến nay Chính phủ đang giam giữ 36 nhà báo. Theo thống kê của RSF, số nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam và ba quốc gia trên chiếm hơn nửa số nhà báo trên thế giới đang ở sau song sắt của trại giam (264/521). Báo cáo hồi tháng 5 cũng của tổ chức này xếp Việt Nam đứng thứ 178 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí, tụt bốn hạng so với năm 2022 (174/180).
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...