Nhìn Hồng Kông rồi khóc cho Việt Nam

11 Tháng Sáu 201912:35 CH(Xem: 1705)

Nhìn Hồng Kông rồi khóc cho Việt Nam


TS-hongkong-060919



VietTuSaiGon

  RFA Blog





Cuộc Cách mạng dù do những sinh viên Hồng Kông thực hiện cách đầy chưa đầy nửa thập kỉ đã được tiếp nối bởi hàng triệu người Hồng Kông trong tuần qua. Cả hai cuộc xuống đường đều có chung mục tiêu: Phản đối các chính sách, tác động của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lên vùng đất vốn dĩ quen với văn minh, năng động và dân chủ này. Kết quả có thể chưa biết bao giờ mới đạt được, nhưng với chiều hướng phát triển như đã thấy, có thể nói rằng Hồng Kông không hổ danh là một vùng đất tiến bộ, văn minh. Nhìn lại cuộc xuống đường hàng triệu người vừa qua ở xứ bạn, lại thấy buồn và hổ thẹn cho xứ minh. Và tự hỏi: Tại sao Việt Nam không có những động thái đi tìm tiếng nói tiến bộ? Đến bao giờ Việt Nam mới có được tự do?

Hỏi là hỏi cho đỡ buồn, chứ câu trả lời cũng rành rành ra trước mắt: Việc đi tìm tiếng nói tiến bộ là vô cùng khó đối với người Việt. Và bản thân chúng ta đã quen với tư duy chịu phụ thuộc, chịu nô lệ nên rất khó để tìm đến tự do. Và tự do muôn đời vẫn là giấc mơ của số ít người Việt!

Người Hồng Kông ngạo cốt, người Việt ngạo tâm?

Trước nhất, phải trả lời thế nào là ngạo cốt, thế nào là ngạo tâm? Ngạo vốn dĩ là đức tính không tốt. Nhưng trong một số trường hợp có liên quan đến đại thể, đại cuộc thì ngạo là vốn quí của dân tộc. Nếu không ngạo, không đặt cái tôi của dân tộc, cộng đồng và bản thân lên cao thì chấp nhận dưới vế, chấp nhận thân phận tôi đòi, nô lệ là điều hiển nhiên. Chính vì vậy, cái cốt cách ngạo đời vẫn luôn là thứ vô cùng quan trọng cho con người khi đặt trên phương diện quốc gia, dân tộc. Một người có cốt cách cao ngạo, hẳn nhiên sẽ tự nhận thấy tầm quan trọng bản thân, tự nhận thấy những cái ao đời bẩn thỉu, cặn bã mà họ không nên bước vào, tự nhận thấy vị thế của bản thân và người anh em đồng tộc trên bản đồ thế giới. Và đương nhiên, người ngạo cốt không tỏ ra cao ngạo, không to tiếng, không đè người khác xuống kèo dưới mình, không đẩy người khác vào chỗ bế tắc… Vì họ từ mình mà suy ra, giá trị, nhân phẩm, lòng yêu thương và tự do là những thứ vô cùng quí giá, không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì!

Ngược lại, kẻ ngạo tâm thì có cốt cách chưa hẳn cao quí, tư chất chưa hẳn hơn người nhưng luôn đặt mình vào một vị trí tâm lý cao hơn đời một bậc. Luôn tự hào mình là “vĩ nhân của mọi vĩ nhân”, rồi “anh hùng của mọi thời đại”, hoặc có thân phận, địa vị thấp bé hơn thì xem mình là trung tâm của gia đình, trung tâm của xóm làng, trung tâm của cộng đồng… Mặc dù không biết được, không thấy được, cũng không hiểu được mình có cái gì để xứng đáng là “trung tâm”, không biết cái “trung tâm ấy nó nằm chỗ nào, mình hơn người thứ gì…!” Ngạo tâm là một thứ hoang tưởng bệnh hoạn, người ta tự huyễn hoặc mình cao hơn thiên hạ, tự đặt mình lên đầu tha nhân nhưng chẳng hiểu để làm gì và cũng chẳng mang lại kết quả tốt đẹp nào.

Chính vì kiểu hoang tưởng bệnh hoạn này nên kẻ ngạo tâm rất dễ chửi mắng, hoài nghi người khác, và đương nhiên thấy bất kì thứ gì “không phải là mình” thì kẻ ngạo tâm sẵn sàng chửi, rủa sả, miễn sao thỏa cái ngạo. Điều này rất dễ nhận thấy ở phần đông người Việt, từ quan chức cho đến trí thức và thường dân, tính ngạo đều rất cao, đều xem người khác dưới mắt mình, và điều đó cũng giống với người Trung Quốc, họ khó có thể làm việc chung. Hễ cứ ba người ngồi làm chung một công việc thì người nào cũng thấy hai người còn lại quá tệ, khó có đủ tư cách để làm việc với mình.

Ngạo tâm không phải chỉ riêng ở những kẻ tự xem mình là “chính qui, chính thống” mà nó còn bàng bạc trong khắp nẻo đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Trong chưa đầy ba năm, từ chỗ mạnh mẽ, luôn tìm được tiếng nói chung của mọi giới thì, hiện tại, có thể nói rằng giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đã đánh rớt quá nhiều thứ. Mặc dù phong trào, tư duy dân chủ của người dân đang ngày càng mạnh lên nhưng nghiệt nỗi, những nhà dân chủ trong và ngoài nước gần như không còn chiếm được tình cảm của người dân như trước đây. Bản thân người viết bài này cũng thú nhận là rất tiếc những tình cảm mà mình đã dành cho các nhà dân chủ, nhân quyền. Bởi càng lúc, các nhà này càng tỏ ra cao ngạo, không coi ai ra gì và sẵn sàng rủa sả người khác không tiếc lời. Điều này trái hẳn với tư duy dân chủ. Bởi muốn có dân chủ, khởi nguyên của nó phải là từ ngôn ngữ. Không cần biết anh làm gì, nhưng lời nói của anh mạ lị, xúc phạm người khác cũng đồng nghĩa với sự méo mó về tư duy dân chủ ở anh. Đặt giả sử, anh chửi một tử tù. Điều đó càng cho thấy anh kém về dân chủ, bởi họ đã trả giá cho tội lỗi của họ bằng kết cục “tử tù”, thì có cần thiết nhà dân chủ phải lên tiếng. Và, nếu lên tiếng để phanh phui một thứ gì đó tội lỗi, thì hòa khí, tính trí tuệ của ngôn ngữ không bao giờ đồng nhất với sự mạ lị hay rủa sã.

Chỉ riêng điểm này, người Việt, nhà đấu tranh Việt mãi mãi không thể so sánh với các nhà đấu tranh Hồng Kông, và người dân Việt thì có lẽ còn nhiều kiếp lắm mới kịp người dân Hồng Kông về văn minh, tiến bộ. Thử nghĩ, nhà đấu tranh thì coi dân là lũ ngu lâu, khó thay đổi, đám đông bị dắt mũi, còn người dân  thì nhìn nhà đấu tranh như một thứ dân buôn lậu trá hình, lợi dụng sức mạnh tập thể của họ để kiếm ăn… Thì đến bao giờ mới có được tiếng nói chung? Đến bao giờ mới đi đến mục tiêu cao quí? Đến bao giờ Việt Nam mới có những cuộc cách mạng làm ‘thay cũ đổi mới” với đúng bản chất của hai chữ này?!

Thật là khó, bởi nhìn đi nhìn lại, người có tâm huyết, cầu tiến không phải ít. Nhưng cái con số “không phải ít” ấy lại bị kiềm tỏa bởi số đông, nếu không muốn nói là quá đông những kẻ ngạo tâm. Một người hoạt động, đấu tranh dân chủ dám nói thật rằng “người Việt bây giời không còn nghèo vật chất, họ nghèo kém về tinh thần” thì ngay tức thì bị qui chụp “cộng sản nằm vùng, nó tuyên truyền cho Cộng sản chứ đất nước đó chỉ có bọn quan chức mới phè phỡn, dân thì nghèo cạp đất mà ăn…”. Trong khi đó, kẻ tức giận hay rủa sã kia mới đáng bàn bởi họ nói theo cách kiêu ngạo về cái sự biết của họ, thực tế ra sao thì mặc kệ! Kiểu nói bất chấp này để lại hệ lụy không nhỏ!

Và còn một triệu lẻ một thứ ngạo tâm mà người Việt mắc phải, bởi chúng ta trải qua thời gian làm nô lệ phương Bắc và nô lệ đồng tộc quá lâu, chúng ta đã đánh mất từ vô thức cái cốt cách, khí phách của một con người tự chủ và tĩnh tại. Sự kiêu ngạo của chúng ta như thể để lấp đi mặc cảm về sự nhỏ nhoi của mình. Và càng ngạo tâm, chúng ta càng nhỏ bé. Đừng hỏi vì sao ta không được như bạn, vì bạn không bao giờ hỏi câu đó, họ biết họ là ai, họ chẳng đặt ai thấp hơn họ và cũng chẳng cúi luồn ai. Ngạo cốt khác với ngạo tâm. Chúng ta đã quá nặng ngạo tâm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...