Phá hoại tưởng niệm chiến tranh Biên giới phía Bắc chỉ có thể là sự phản bội

13 Tháng Hai 20194:22 CH(Xem: 13219)

Phá hoại tưởng niệm chiến tranh Biên giới phía Bắc
chỉ có thể là sự phản bội

b4cc6f4b-7762-4631-a34b-4a214e3889da




Nguyễn Tường Thụy

         RFA



Cách đây 40 năm, vào đầu năm 1979, cùng một lúc Việt Nam bị cuốn vào có hai cuộc chiến tranh: chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Có một điều hết sức trớ trêu là kẻ thù không phải là tên đế quốc thực dân nào mà kẻ thù lại là hai quốc gia cộng sản: Trung Quốc và Campuchia, nghĩa là cùng chung ý thức hệ. Đây là dấu hiệu cho thấy những mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế đã lên tới đỉnh điểm.

Chiến tranh biên giới phía Bắc bắt đầu vào ngày 17/2 phải gọi cho chính xác là cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc phát động nhằm thôn tính Việt nam. Nó không phải là cuộc phản kích tự vệ như Trung Quốc rêu rao, ngụy biện. Đây là nỗi nhục không thể nào gột rửa của tập đoàn phản động, hiếu chiến Bắc Kinh.

Còn chiến tranh biên giới Tây Nam không phải bắt đầu từ khi quân đội VN tràn qua biên giới để lật đổ chế độ Khơ me đỏ mà phải tính từ trước đó, khi hàng chục sư đoàn Khơ me đỏ tràn qua biên giới bắn giết đồng bào ta vô cùng tàn bạo, dã man. Cho nên, trong cuộc chiến tranh này, nói VN phản kích tự vệ mới là đúng, chứ không phải TQ phản kích tự vệ ở biên giới phía Bắc. Có điều, sự có mặt của quân đội VN ở Campuchia lên tới 10 năm đã trở thành lực lượng chiếm đóng gây nên sự phản đối của thế giới. Nhưng việc rút quân sớm lại đồng nghĩa với việc nhân dân Campuchia tái rơi vào thảm họa diệt chủng.

Cả hai cuộc chiến tranh biên giới, tuy kẻ thù trực tiếp có khác nhau nhưng đều có yếu tố TQ. Nếu chiến tranh biên giới phía Bắc, TQ trực tiếp xâm lược VN thì ở chiến tranh biên giới Tây Nam, vai trò của chúng là gián tiếp. Chẳng thế mà khi Khmer Đỏ bị đánh bật khỏi Phnôm Pênh thì cố vấn TQ rồi đại sứ quán TQ cũng thất thểu chạy theo.

Vì TQ chỉ đóng vai trò gián tiếp trong chiến tranh biên giới Tây Nam nên việc kỷ niệm sự kiện này cũng dễ dàng hơn tuy vẫn không được an tâm như kỷ niệm các dấu mốc chiến tranh với Pháp hay Mỹ. Năm nay, Lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot được tổ chức ở cấp trung ương, có mặt cả lãnh đạo cao nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, còn báo chí tuyên truyền cũng khá thoải mái.

Còn với chiến tranh Việt – Trung năm 1979, việc tổ chức kỷ niệm là một điều húy kỵ. Nó có nguyên nhân từ thỏa thuận giữa VN và TQ. Đây là sự thỏa thuận bất bình đẳng, vì chẳng có kẻ cướp nào muốn nhắc đến vụ cướp, đánh đồng kẻ xâm lược và người bị xâm lược. Mặt khác, khi phía VN rất nhiệt tình làm theo thỏa thuận, tới mức đục cả bia chiến thắng, cắt cả thơ thì phía TQ vẫn cho báo chí và tướng lĩnh của chúng công khai tuyên truyền chiến tranh, đe dọa VN, xuyên tạc về cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, tuyên dương anh hùng, tôn vinh những kẻ đã gây tội ác với nhân dân VN.

VN đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược ra khỏi sách giáo khoa. Thế hệ trẻ không hề biết tới cuộc chiến tranh qui mô, tàn bạo và mới nhất về thời gian. Ít nhất là từ sau Hội nghị Thanh Đô, không có một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào về ngày. Còn báo chí, mỗi năm, tùy theo tình hình mà được nhắc đến nhiều hay nhắc ít.

8 năm nay, từ sau phong trào chống TQ Mùa Hè năm 2011, việc tổ chức tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc đều do các hội nhóm xã hội dân sự kêu gọi. Việc tưởng niệm này thường bị phá, như ngăn chặn thắp hương, đặt vòng hoa, chặn người từ nhà, tổ chức nhảy múa tại nơi dự định kỷ niệm. Họ nhảy múa tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ như thách thức những người đến tưởng niệm, như ăn mừng trên xác đồng bào chiến sĩ ngã xuống trong cuộc chiến tranh đẫm máu, như thể chào mừng ngày TQ xâm lược VN. Có năm chúng tôi bị xua đuổi, ngăn chặn, phải ôm vòng hoa chạy 3 nơi: Đài Cảm tử, Đài liệt sĩ Bắc Sơn, tượng đài Quang Trung ở Gò Đống Đa. Nhiều người còn bị canh giữ không cho ra khỏi nhà một cách thô bạo và trắng trợn.

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến kỷ niệm ngày TQ xâm lược VN. Đã có một số tờ báo quen thuộc nhắc đến sự kiện này mà Vietnamnet là tờ báo đi đầu với bài “Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979”. Ngoài ra, lác đác có tuyên giáo các tỉnh thành phổ biến tinh thần kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc có trọng tâm trọng điểm và đương nhiên là phải đúng định hướng. Có vẻ như năm nay, báo chí được tự do hơn khi nhắc đến cuộc chiến tranh này.

Năm nay là kỷ niệm lớn bởi tính chất tròn chục của con số 40. Không hy vọng phía chính quyền tổ chức. Về phía xã hội dân sự, đã xuất hiện những lời kêu gọi, nhắc nhở. Có thể những hoạt động kỷ niệm nhỏ lẻ này lại sẽ bị cản trở.

Nếu nhà cầm quyền vẫn e ngại kẻ thù thì hãy để cho nhân dân tự do tưởng niệm. Cố tình quên đi sự hy sinh của của những chiến sĩ đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, để cho những nấm mồ có tên hoặc vô danh hương lạnh khói tàn thì không còn cách nói nào chính xác hơn hai chữ phản bội.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do




Lời bàn: Tác giả nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi viết vì những giòng ông viết chỉ là đánh bóng cho chế độ.
Cả 3 lực lương CS, Pon Pot, Pha thét Lào đều do TC dựng nên với ý đồ gây xáo trộn Đông Dương trong công cuộc bành trướng.
VN chiếm CPC 10 năm không phải để tránh cho nước này tái thảm họa diệt chủng mà đó chính là hậu thuẩn cho chính phủ bù nhìn Hiêng Sam Rin - Hun Sen trong giấc mộng biến quốc gia này thành một quốc gia CS tay sai cho VN.
Đó là lý do; và Hun Sen đã phản bội lại VN khi binh TQ trong vấn đề biển Đông, đó cũng là sự ngu muội của tập đoàn csVN hy sinh xương máu dân tộc mình với hơn 120 ngàn binh sỹ và một tư lệnh mặt trận đã bỏ mạng nơi xứ người.
Ông sẽ biết được sự thật khi cuốn sách "Ankor Sự thật cuộc chiến" của tôi xuất bản trong năm nay.
Viết cho Ông với tư cách một người đã mặc áo lính V+ tham chiến bắt buộc tại CPC
Nguyên Anh
Cây viết Đấu Tranh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...