Ngày Xuân hoài niệm

31 Tháng Giêng 20201:10 SA(Xem: 3607)

Ngày Xuân hoài niệm

index


Việt Nhân





        Tính đến ngày xách khăn gói lìa quê tha phương, và trừ đi hơn chục năm mần thân tù biệt xứ nơi đất Việt Bắc, còn lại là được gần bốn chục năm sống tại miền Nam, so số tuổi hôm nay, cũng có thể gọi là được một nữa đời mần dân đất Sài Gòn.

Tuổi lên năm biết và nhớ, cái xóm nhỏ ở vàm Bến Nghé, và cái trường con trai Trương Minh Ký ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học (Boulevard Galliéni và Boulevard Kitchener) thì hổng thể nào quên, rồi lớn dần mà biết thêm Gia Định, Chợ Lớn hai nơi cùng hình thành nên thủ đô Sài Gòn của miền Nam xưa, từng góc phố con đường vẫn in trong trí.

Sài Gòn, tưởng rằng nó đã mất tên sau ngày 30 tháng Tư Đen, bị nhuộm đỏ đổi tên thành Hồ, nhưng dù cho chế độ xã nghĩa, ra sức trên giấy tờ hành chánh cố xóa, nhưng cái tên Sài Gòn, đất Bến Nghé vẫn là hòn ngọc trong tâm trí người dân Nam, với nhiều bài viết tiếc nuối về cái thuở, các nước lân bang thèm muốn địa vị của nó, và những tấm hình chụp trước 1975, được người ta trân quý nhớ thương gọi bằng ba tiếng ‘Sài Gòn Xưa’.

Người Việt sau biến cố đau thương tháng Tư, có phải lìa quê tha hương, nơi đâu dừng chân thì nơi đó được đặt tên là Saigon (Little Saigon), điều đó nói lên cái gắn bó với chốn cũ. Sài Gòn, thành Hồ, tuy hai mà một, nhưng một lại là hai, trong tâm những người Việt tỵ nạn xa xứ, đó vẫn là Sài Gòn, vẫn là đất Bến Nghé. Sống được trong lòng người như vậy, thì chuyện Sài Gòn sẽ lấy lại cái tên của mình là điều phải đến!

Đất Bến Nghé thật đẹp, như ông Y Vân viết trong câu hát: Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi… Nay những người về bển nói rằng, đĩ điếm cướp giựt đầy lền, một thành Hồ hỗn loạn, người dân một cổ hai tròng chịu đủ cả cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan đỏ. Trong buổi đông tàn nhớ quê đã buồn, nghe vậy lòng càng buồn hơn!

Cali mấy hôm nay, đã có cái nắng hanh, cùng cái se lạnh lúc chiều hôm như quê nhà, đã nhắc cho kẻ tha phương rằng Xuân đã về, mà bắt nhớ lạ lùng vàm Bến Nghé của thuở ấu thơ đời mình. Bày bàn ngồi dưới mái hiên, cùng ấm trà với dĩa mứt tạo cho mình cái hơi hướm ngày Tết quê hương, nơi góc sân cây đào nở rộ những cánh hoa mầu hồng phấn, Tết đâu đòi hỏi gì nhiều, có hoa, có mứt, có trà, như vậy là đủ!

Và ngồi vậy một mình với những tấm hình, của một bạn đọc gọi đó là ‘Sài Gòn Xưa’ gửi cho thay thiệp tết! Từ lúc mang thân phiêu bạt chưa một lần nhìn lại chốn cũ, thì trong trí cái nhớ vẫn là khung cảnh xưa, nay nhìn hình khác nào thuyền được con nước, đưa về bến cũ… Cảnh trong hình so với tuổi đời mình, hổng cách nhau là bao, nó nhắc nhớ nhiều về cái thời, Sài gòn với những chiếc xe thổ mộ. Con đường chạy qua Hội trường Diên Hồng, những chiếc thổ mộ đưa bạn hàng chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối, ra đầu vàm nơi có cái cột cờ Thủ Ngữ.

333

Sài gòn với bến xe ngựa, đầu đường Trần Hưng Đạo ngay đề-pô xe lửa (nhà ga Sài gòn) là bến thổ mộ, chạy xuống một chút quẹo trái Nguyễn Thái học vô chợ Cầu Muối, là thấy ngay bến xe cá, một thứ xe tải nhỏ không mui một hay hai ngựa kéo… Đất Bến Nghé ngày đó, tiếng móng ngựa khua dòn trên mặt lộ đá, là cái đậm sâu trong trí khó xóa, xe ngựa là phương tiện quen thuộc, đến trường cũng bằng xe ngựa, theo mẹ đi chợ tết cũng ngồi trên những chiếc thổ mộ đó.

3461ba46-383f-4643-8734-f73397ace8e0

Nhưng nó có cái gì rất khác trong những ngày gần tết, lúc đất trời chuyển tiết, thời khắc của năm cùng tháng tận, cái háo hức mong tết của trẻ nít, được thêm cái dập dìu ngựa xe, mà lòng nôn nao khôn tả, tất cả đều hối hả. Và con ngựa theo nhịp roi người xà ích, mà ra sức gõ móng dồn hơn cho kịp phiên chợ, đất Bến Nghé những ngày giáp tết đã mất đi cái bình lặng vốn có.

42809521_1941767932569836_7867933053190930432_n

Trong năm cuộc sống thả trôi trong lệ thường, như giòng nước nơi đầu vàm nhẹ nhàng chậm chảy, mơn man mấy mố chân cầu quây (Le pont tounant) Khánh Hội. Cây cầu sau những năm bốn mươi, được lắp thêm đường sắt đi cảng Nhà Bè, và hổng còn quây xuôi nữa cho ghe bầu, hay tàu lớn cắt ngang, nhưng vẫn còn đó cái tên Cầu Quây… Và chiều chiều khi con nước lớn, vẵng đưa trong gió, ai đó hát câu quen thuộc, có từ người Pháp bắc xong cây cầu:

Chừng nào cầu quây nọ thôi quây

Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường…

Tâm tình người phương Nam là đây, và cái tam cang ngũ thường trong câu hát, hổng rườm như sách vở nói, cang thường đây chỉ là gọn cái tình nghĩa phu thê gắn bó giữa qua với bậu, lời thề keo sơn vợ chồng, đơn giản chỉ là vậy.

Lớn lên với bước chân người lính, khi xuôi theo những con nước quê mình, mới nhận ra rằng phương Nam câu hò tiếng hát, nơi nào cũng mang cùng một âm điệu, nó là cái hồn của ông cha đi mở cõi một thời, là tâm tình của những con người quý trọng nghĩa tình. Nó đúng lắm với câu: Đất nuôi con người, đất tạo nên tâm tánh. Vùng đất này được tưới mát bởi những giòng sông, cho nơi đây những con người luôn hiền hòa mộc mạc… Có xa mới có nhớ, có mất mới có tiếc, nhớ cái êm đềm của những con sông bến nước, tiếc cho mảnh đất phương Nam non trẻ, đang chịu chung cơn giông bão của vận nước.

Qua từng tấm hình bạn đọc cho, mà tâm trí tìm về những gì đã quá xa, đem trải lòng tâm sự với những ai, trong ngày Xuân lưu lạc xứ người, cùng nhớ về phương trời cũ… Nhưng nếu có ai đó, trong lúc đi tìm đôi chút hương xưa, mà nghe lòng mình chùng xuống, để rồi thấy buồn thêm trong cảnh chiều Xuân xứ người, thì xin đừng trách là gợi chi cho thêm nhớ… Tui đây đang xa quê, nhớ về đất Bến Nghé lòng cũng buồn hơ, đâu khác gì bạn!

Bến Nghé nói đây là phường Bến Nghé, mà tổ chức hành chánh quận Nhứt, thời VNCH cũng một cách theo dân mà gọi. Lúc đó Sài Gòn đất còn trống nhiều, và dân vẫn có thói quen tụ sống quanh vùng gần chợ, thì hai cái chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối tụ dân lại sống đông bên bờ rạch Bến Nghé là điều tự nhiên, con rạch nhận nước của sông Sài Gòn, chảy từ cầu Khánh Hội đến khu chợ Nancy cầu Chữ Y, đất của những tay anh chị một thời Bình Xuyên, Bảy Viễn.

Vì con rạch Bến Nghé cho ghe tàu nhỏ đậu bốc hàng, mà con đường cặp dọc theo, thời VNCH được đặt tên là Bến Chương Dương một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học có tên là Quai d’Arroyo Chinois, còn từ Nguyễn Thái Học đến đường Nguyễn Cảnh Chân thì tên Quai de Belgique.
54523118_2330218663906721_4725007180049154048_n

Ngoài đầu vàm nơi con sông lớn, có bến đò Thủ Thiêm đưa người sang Giồng Ông Tố, An Khánh, đó là sông Sài Gòn hợp vô sông Đồng Nai rồi bằng cửa Cần Giờ đổ ra biển. Theo tay phải nhìn theo Đại lộ Hàm Nghi (Boulevard De la Somme) về hướng chợ Bến Thành, thấy trọn cả một khu rộng lớn. Và đi theo bến Bạch Đằng (Quai le Myre de Vilers) quá một chút là những con đường Nguyễn Huệ (Boulevard Charner), Tự Do (Boulevard Catina), còn xa hơn nữa là Công trường Mê Linh (Rigault de Genouilly) với trại Thủy Quân.

Về phía tay trái là hai cái chợ Cầu Muối và Cầu ông Lãnh, nhưng nay chỉ còn là ký ức. Đã xa quê trên hai ba chục năm, nơi chốn cũ vật đổi sao dời đã xảy ra, và những gì được ghi ra đây, là những gì của một đứa trẻ đang học tiểu học thời đó nhớ lại, cái thời 1950 của Sài Gòn còn lành lặn, có những chiếc xe điện, chạy trên con đường Trần Hưng Đạo (Boulevard Galliéni).

37915538_2155869961323444_4498027792067198976_n

Đất Bến Nghé những ngày tết… Hổng sống gần chợ, thì cũng nhận ra được điều, chợ búa nơi có không khí tết trước nhứt, cho nên với đám con nít tết có là từ chợ, xin đừng cười cho câu nói lạ tai này. Vì nhà thì ngoài vàm đi học phải đi ngang chợ, trường và chợ, cái đầu đường cái cuối đường, cách nhau đâu đó chỉ bảy tám trăm thước, lại thêm lệ hàng năm mà bến xe cá ngay góc đường, ngày thường vẫn chở hàng cho các vựa rau cải, đã dời đâu đó, ra giêng mới thấy quay về.

43542678_2160897087505547_1990359034049331200_n

Bên trái lòng đường, chỗ của nó nay lều bạt được giăng, những cúi rơm bện lót, và dưa hấu được chuyển lên, từ những ghe đang đậu chật cứng lòng rạch, trên bến dưới thuyền là đây, dọc một  bên đường là những vựa dưa, có những đụn dưa chất cao cả thước. Tập tục người Nam mình, ngày tết món hổng thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên là cặp dưa cúng, và cái trái xanh vỏ đỏ lòng này trẻ nít đứa nào hổng ưa, nay thấy nó tràn ngập lề đường, lòng lũ trẻ nôn nao chuyện tết nhứt.

Từ tháng Mười (chưa cười đã tối), giờ học cũng vì vậy đã đổi, bắt đầu sớm hơn, một rưỡi học tới năm rưỡi về, tan trường cũng là lúc trời sụp tối, giờ đó để bán tết mà dọc con đường Nguyễn Thái Học, xuống tận bờ rạch đèn đã được giăng thêm, và các vựa dưa lại đốt thêm những ngọn đèn khí đá. Chợ đêm đất Sài Gòn bất luận lớn nhỏ, cứ tết bán đêm là đèn giăng như sao sa!

456 (5)

Xa kia nơi chợ Bến Thành, các sạp cũng đã dựng, và đèn cũng đã giăng bao quanh bốn mặt chợ, chắc vì chợ nhà giàu xài sang hơn và văn minh hơn, mà sạp nào cũng đốt thêm những ngọn đèn măng sông (manchon), sáng trưng một góc trời đêm. Đèn giăng quanh chợ, đèn giăng dọc con đường Lê Lợi (le boulevard Bonard), con đường này vẫn thường lệ cuối tuần, họp chợ dọc lề đường cho đến bùng binh Nguyễn Huệ, khách nhàn du hổng mua cũng đi chơi, gọi là ‘đi bát Bonard’, nay ngày tết cái buôn bán cùng khách qua lại nhộn nhịp hơn.

Nói rằng náo nhiệt cả một vùng rộng lớn là hổng trật! Từ bờ rạch Bến Nghé qua chợ Cầu Muối vòng đến chợ Bến Thành xuống đường Nguyễn Huệ, và hết cả con đường này ra tới bờ sông Sài Gòn, kẻ bán buôn người đi chơi ngắm chợ Tết, đó là cái đặc biệt của dân Sài Gòn. Riêng con đường Nguyễn Huệ, nó lại có cái đặc biệt riêng của nó, trên lề đường dọc theo Thương xá TAX bán buôn đủ mặt hàng, và dưới lòng giữa con lộ là chợ bông ngày tết.

13346854_248027765559904_6257573276901674426_n

Đây lại thêm một cái đẹp của đất Bến Nghé, từ bờ sông Sài Gòn kéo lấn qua công viên trước Dinh Đốc Lý (Tòa Đô chánh), ba hàng đèn giăng sáng choang, soi rõ đủ thứ bông khắp nơi đổ về, những chiếc xe ngựa từ Hóc Môn Bà Điểm chở bông lên, xa hơn là Chợ Lách, Vĩnh Long, Sa Đéc, Đồng Tháp, những ghe bông xuôi theo con sông Tiền sông Hậu, kéo về đây đậu ngợp ngoài vàm, và có cả những xe hàng chở bông từ Lâm Đồng Đà Lạt xuống, góp mặt thêm đông vui.

Nói về đất Bến Nghé, mà hổng nói đến Chợ Cũ là hổng phải dân Bến Nghé, tết đến nó cũng giăng đèn bán đêm, nhưng lọt giữa những điểm mua bán đông vui hơn, mà cái chợ một thời sầm uất này, hổng khác ngày thường là mấy. Chợ này cái tiếng và cái miếng nó có đủ, là nơi tụ tập hầu hết là người gốc Hoa, từ bán lẻ đến những tiệm ăn, với các món đã mần nên tên tuổi cho nó cả trăm năm, cháo cá, cơm thố thịt quay xá xíu, vốn là món ngon của người Hoa.

53727187_1708552329291224_5072210412112445440_n

Chợ cũ cũng từng mang tên Bến Thành, từ bị cháy bị sập, rồi nhường chỗ để xây tòa nhà Ngân Khố, lại thêm cái chợ mới bây giờ được xây (1914), mà nó mang tên chợ Cũ, và cuối cùng cái chợ trên đường Tôn Thất Đạm này cũng chết về tay nhà nước xã nghĩa (2017), chung số phận như chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh (2002) Thương xá TAX (2016), tất cả nay đâu còn nữa, chỉ còn là ký ức của người Sài Gòn Xưa.

38294526_230319821182276_1423025009940496384_n

Hình ảnh con đò đưa khách qua lại sông Sài Gòn cũng là một hình ảnh đẹp, nay cũng đã mất, và hơn sáu chục ngàn người của mảnh ‘đất vàng’ Thủ Thiêm, đã thành dân oan từ hai mươi năm rồi, tết này lại thêm một cái tết vô gia cư nữa… Tòa nhà Bưu điện, nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, đang trong tầm ngắm của những kẻ tham lam đục khoét, nhân danh xây dựng cái mới để thẳng tay đập phá. Giết Sài Gòn bằng cái tên thành Hồ, nay lại xóa sạch những gì biểu trưng!

Nhiều quốc gia phát triển, trong khi xây dựng thêm những đô thị hiện đại mới, thì họ vẫn trân quí giữ lại những thành phố xưa, và đó là điểm đến của du khách, còn Sài Gòn trong tay những kẻ tự xưng đầu óc đỉnh cao, nay đã tan hoang. Với họ giá trị lịch sử phải là hang Pắc bó, cây đa Tân Trào, địa đạo Củ Chi… và cái xác ướp!

Viết tới đây, chợt nhớ Ông Ngô Đình Diệm, sáu mươi năm trước đã có ước muốn, một thành phố dân cư Thủ Thiêm - An Khánh bên kia con sông Sài gòn, và một thành phố kỹ nghệ Biên Hòa, và hổng là đỉnh cao trí tuệ chỉ biết đập phá, mà Ông mong muốn giữ vẹn Sài gòn, để làm thành phố văn hóa, thương mại, du lịch.

Đây chỉ là trải lòng của kẻ xa quê nhớ về chốn cũ, nơi ông cha ta mở cõi và người Pháp có công xây dựng, còn chuyện có là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ hoặc ‘Paris phương Đông’ hay hôn, thì tùy mỗi người nhận xét. Ai xây nên, phải thực lòng mà nói đó là công, chỉ đáng kết tội là kẻ tâm địa tham lam, cùng cái lối rừng rú đang tay đập phá. Xót cho miền Nam bị kéo lui hàng trăm năm, và với người dân Bến Nghé xưa như tui: Sài Gòn đã mất dấu.

Là người dân Nam bởi vận nước nổi trôi, tiếp sau những năm tháng lửa đạn là tù đày, rồi là tha hương, nay Xuân về cách xa quê nhà cả một đại dương, hoài niệm về vùng đất cũ Bến Nghé, viết lên cho vơi nỗi nhớ, mà cũng là để chia sẻ với những ai đang có cùng tâm sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 604)
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
27 Tháng Ba 20247:49 CH(Xem: 248)
Tuy nhiên, sư Dương Khải, người bảo vệ an ninh - di sản của chùa Đại Thọ cho hay đây là cáo buộc nguỵ tạo. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/3: “Cáo buộc đó là sai sự thật, họ xuyên tạc vu cáo mình đó chứ mình không có vu cáo họ. Họ thường xuyên đến quấy rối, gây rối mất an ninh trật tự. Họ làm xáo trộn trong quần chúng cộng đồng người bản địa Khmer Krom... mình không có ngày yên ổn.” Ông đưa ra quan điểm về việc bắt giữ hai người: “Họ mà ghét ai là họ bắt à. Họ ghét ai dám lên tiếng nói sự thật về tội lỗi của họ là họ quy chụp mình là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ như thế.
26 Tháng Ba 20248:38 CH(Xem: 306)
Điều đó nói lên 2 vấn đề: 1. Đảng cs xem bệnh nhân là những con mồi để làm tiền, cho dù có BHYT thì cũng phải đóng tiền, làm cho người dân túng quẩn. 2. Đảng cs xem việc người dân đói khát là lẽ tự nhiên, do đó an sinh xã hội tại VN gần như không có, ngoài những cơ sở từ thiện tự phát mọc ra để giúp đỡ người dân. Vậy mà chúng mày còn gan họng ra mà nói phét thì điều đó chứng tỏ lũ dư lợn viên ngu lâu dốt bền chúng mày chỉ là những con chó, chỉ biết sủa theo lệnh chủ và được ban phát tý cơm thừa canh cặn mà thôi!
26 Tháng Ba 20248:37 CH(Xem: 664)
Vì vậy, những hành vi tàn sát này cũng được lý giải do kết quả từ kế hoạch mà phe cộng sản trước đây đã gài người của họ trà trộn vào trong sinh hoạt dân chúng với ý đồ sau khi chiếm được thành phố Huế sẽ trấn đóng nơi đây một thời gian dài. Sau đó, một số trong hàng trăm người nằm vùng của phe cộng sản đã bị người dân Huế biết mặt nên khi sắp bị quân đội miền Nam và Hoa Kỳ đẩy lui ra khỏi Huế, phe cộng sản đã giết người diệt khẩu bằng cách không phân biệt trẻ già trai gái -kể cả trẻ em- đều bị họ dẫn đi hành quyết tại các vùng ven biển hoặc khu rừng núi với con số nạn nhân vượt quá 5000 người.
26 Tháng Ba 20248:36 CH(Xem: 339)
Như VOA đã đưa tin, một số tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền hoặc tranh đấu cho tự do, dân chủ đã nhiều lần chỉ trích điều mà họ gọi là Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để dập tắt các tiếng nói phản biện, trái chiều. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và các nhà lãnh đạo cao cấp vào những dịp khác nhau đều nói rằng Việt Nam bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cho người dân theo Hiến pháp, nhà chức trách chỉ bắt giữ và trừng phạt những người vi phạm pháp luật.
26 Tháng Ba 20248:35 CH(Xem: 358)
Một thành viên của trang này muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết việc cơ quan an ninh bắt giữ các quản trị viên của trang là nhằm trừng phạt những người đã “Tạo ra một diễn đàn có sức thu hút để mọi người thảo luận và chia sẻ thông tin đa chiều trên tinh thần tự do ngôn luận” và “Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, bảo vệ môi trường, chống luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu kinh tế.” Tuy không biết ông Lâm, nhưng người này phản đối việc truy tố ông.
25 Tháng Ba 20249:07 CH(Xem: 274)
“Anh trai của Đức với vợ Đức có đưa Đức lên đó để trình diện, lúc đi thì Đức hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật, không có bệnh lý gì hết. Tới 3 giờ chiều, điều tra viên gọi điện cho vợ Đức kêu vô ký một số giấy tờ. Vợ Đức tới thì điều tra viên thông báo là lúc lấy lời khai Đức bị ngất xỉu đưa vô bệnh viện đa khoa để cấp cứu rồi.” Một người em trai của nạn nhân kể với báo Pháp luật online rằng công an yêu cầu vợ ông Đức ký giấy "liên quan đến bệnh lý" nhưng không nói rõ văn bản này như thế nào.
15 Tháng Ba 20247:32 CH(Xem: 980)
Tổ chức này cho biết đã trình báo tới Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR) và Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok về sự việc đang xảy ra. Vụ việc cơ quan an ninh Việt Nam qua tận Thái Lan để truy tìm người tị nạn xảy ra chỉ một ngày sau khi Báo Công an nhân dân online đưa tin Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura, khi ông này đến chào trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
12 Tháng Ba 20248:06 CH(Xem: 934)
Trong buổi thăm gặp, gia đình được gửi thức ăn chế biến sẵn, một ít đồ dùng mua từ căng-tin của trại giam và tiền lưu ký. Ông cho biết con trai ông gầy yếu và xanh xao do bị giam lâu ngày trong phòng. Bên cạnh đó, ông Hùng còn bị bệnh đường ruột và đau đầu do tai nạn từ nhỏ. Ông Hùng bị cận thị nhưng trại giam không cho sử dụng kính gọng kim loại, mặc dù gia đình có gửi gọng kính nhựa nhưng trại giam nói không nhận được từ bưu điện, do vậy đến nay Hùng vẫn chưa có kính để đeo, gây bất tiện trong sinh hoạt.
11 Tháng Ba 20249:04 CH(Xem: 1214)
Cơ quan ANĐT cho rằng những thông tin, số liệu mà ông Đỗ Minh Hiền sử dụng được lấy từ các nguồn trên mạng Internet gồm BBC, Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam… Những thông tin này bị cho không được ông Đỗ Minh Hiền kiểm chứng; nhưng lồng ghép các quan điểm cá nhân bị cho cực đoan và chống đối đảng, Nhà nước Việt Nam. Cơ quan ANĐT thuộc Công an TP Hà Nội ủy thác điều tra cho cơ quan cùng cấp thuộc Công an 26 tỉnh, thành phố và cơ quan để thu thập các tài liệu bị cho do ông Đỗ Minh Hiền phát tán đi
29 Tháng Ba 2024
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
29 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và Nghị viên Thu Hà Nguyễn về việc Ông Võ Văn Thưởng mất chức ảnh hưởng đến thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cái được gọi là kinh tế tăng trưởng mà cộng sản hô hào có thực như những gì mà họ nói hay không?
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”