Chuyến thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của ba mẹ con Việt kiều Mỹ

13 Tháng Sáu 20248:24 CH(Xem: 3595)
  • Tác giả :
VN - THÀNH VIÊN UB NHÂN QUYỀN LHQ: THÚI HƠN... !
Chuyến thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của
ba mẹ con Việt kiều Mỹ


74ce4de3-8567-4ab8-96fb-5285b6147782Mấy con chó canh cửa phi trường vào nhận hàng nè, tiên sư chúng mày, hở tý là ngoác mồm khoác lác 'đảng ta là đạo đức, văn minh..." chúng mày chỉ có đạo đức giả và văn minh rừng của loài khỉ mà thôi! - QĐB




RFA




Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, từng là một nhà giáo dạy Văn, được biết đến với việc giúp học sinh tìm hiểu thông tin trên mạng để có kiến thức đa chiều về lãnh tụ cộng sản. Bà kết hôn với nhà hoạt động Thái Văn Tự và định cư tại Hoa Kỳ. Bà cho biết, ba mẹ con bà đã bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đánh đập và nhốt trong phòng kín, khi bà không chịu rời Việt Nam ngay khi bị từ chối nhập cảnh, vì con bà đang bệnh suyễn nặng cần cấp cứu. RFA phỏng vấn bà, vài ngày sau khi bà về lại Mỹ. 

RFA: Thưa bà, xin bà kể lại câu chuyện của bà khi đến sân bay Tân Sơn Nhất một tuần trước ạ?

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Đêm ngày 7 tháng 6 năm 2024, tôi cùng với con trai, một cháu 12 tuổi và một cháu 4 tuổi đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ để nhập cảnh vào Việt Nam sau 28 tiếng đồng hồ với 3 chặng bay.

Khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam để nhân viên an ninh kiểm tra thì tôi chờ một lúc, họ hướng dẫn chúng tôi đi vào một nơi khác và họ đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam của chúng cho một nhân viên an ninh khác kiểm tra. Tôi phải chờ khoảng 30 phút. Lúc đó con nhỏ 4 tuổi của tôi rất mệt vì đang bị hen suyễn nặng và phổi gần như bị nghẹn, khó thở. Tôi giục họ giải quyết nhanh để tôi có thể lấy thuốc cho con tôi hoặc hít bình khí dung. Nhưng họ không cho nhập cảnh và yêu cầu mẹ con tôi phải trở về Mỹ trong vòng 20 phút nữa. Tức là lên máy bay quay trở lại Hàn Quốc, rồi từ đó mới về lại Mỹ.

Tôi xin họ là không thể bay trở lại Hàn Quốc ngay vì con tôi đã bay một chặng quá dài và hiện tại con tôi đang trong tình trạng cấp cứu. Điều đầu tiên là cứu người, còn tất cả những chuyện khác thì sẽ tính sau. Nhưng họ không đồng ý. Tôi xin hãy cho tôi một bác sĩ kiểm tra sức khỏe của con tôi để chứng minh điều tôi là đúng. Họ cũng đưa một bác sĩ đến nhưng bác sĩ đó chỉ đứng nhìn và không làm gì cả. Tôi phải mở vali lấy thuốc cho con tôi đem từ Mỹ về và lấy máy trợ thở cho con tôi.

Khi đó điện thoại của tôi cũng không hoạt động được, tôi nói con trai lớn tôi lại cửa hàng Viettel để mua một cái sim điện thoại, nhưng tôi cũng không liên lạc được với chồng tôi. May lúc đó có một du khách nước ngoài thấy sự việc gia đình tôi như vậy thì cho tôi có mượn điện thoại để gọi điện thoại về Mỹ báo cho chồng tôi. Đó là cuộc liên lạc duy nhất tôi có thể thực hiện được lúc đó vì ngay sau đó họ cướp cái điện thoại của tôi. Họ bắt tôi ra máy bay, khống chế tôi bằng cách bẻ tay, bẻ chân tôi và khiêng tôi đi. Họ giật con tôi khỏi tay tôi và đưa cho người khác giữ.

Khi đó hàng chục nhân viên an ninh ở sân bay đã khống chế  tôi bằng cách bẻ tay tôi, bóp cổ chân của tôi và họ đánh tôi, lôi tôi đi sềnh sệch. Tôi giãy giụa một lúc thì tôi kiệt sức và ngất xỉu. Lúc đó tôi không biết chuyện gì xảy ra trong khi tôi ngất xỉu. Khi tôi tỉnh lại thì điều đầu tiên tôi hỏi là con tôi đâu rồi, trả lại con cho tôi, thì khi đó họ đưa lại con cho tôi và họ thả tôi nằm dưới sàn nhà.

RFA: Vì sao an ninh sân bay Tân Sơn Nhất lại cấm bà nhập cảnh vào Việt Nam, lại còn hành hung và nhốt gia đình bà?

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Sở dĩ họ đánh tôi vì tôi không chịu lên máy bay trở về Mỹ ngay theo yêu cầu của họ. Họ đẩy tôi trở lại máy bay bằng mọi cách trong khi tôi cầu xin họ là tôi sẽ rời khỏi đây, nhưng hãy cứu chữa cho con tôi trước vì con tôi cần cấp cứu, nhưng họ không quan tâm và họ bằng mọi cách bắt mẹ con tôi phải lên máy bay trở về Hàn Quốc. Lý do chúng tôi không được nhập cảnh họ chỉ nói chung chung là do vấn đề an ninh. Họ không giải thích lý do an ninh là gì và tôi bảo rằng, tôi chẳng làm gì nguy hại đến an ninh của Việt Nam; tôi không làm gì ảnh hưởng đến an ninh Mỹ thì tại sao lại cấm tôi nhập cảnh. Họ chỉ trả lời là thời điểm này tôi chưa được nhập cảnh Việt Nam. Họ chỉ nói như vậy và không giải thích gì thêm mà bắt ba mẹ con tôi phải trở về Hàn Quốc trong đêm hôm đó.

RFA: Khi nhốt gia đình bà như thế thì họ đối xử như thế nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Khi chúng tôi không đồng ý lên máy bay vì con tôi cần cấp cứu, họ không đẩy mẹ con tôi lên máy bay trong đêm hôm đấy nữa và họ bắt tôi, khiêng tôi và nhốt vào một căn phòng. Trong căn phòng đó chỉ có một ô cửa rất nhỏ để nhìn ra phía ngoài. Tôi gõ cửa xin nước thì họ không cho nước, tôi ra lấy nước thì họ đánh tôi. Họ đánh cả con tôi, ném thằng bé xuống dưới sàn nhà. Họ nhốt chúng tôi trong căn phòng đó suốt hai ngày hai đêm và không cho bất cứ đồ ăn thức uống gì cả.

Khi tôi hỏi, khi các anh đã nhốt chúng tôi vào đây thì các anh phải có trách nhiệm giữ gìn mạng sống của chúng tôi, thì họ bảo rằng họ không có nghĩa vụ phải cung cấp đồ ăn thức uống cho tôi và cho con của tôi. Tôi nói rằng vì con tôi cần uống sữa và sữa thì nằm trong vali. Họ cho người mang các kiện hành lý của tôi lên và tôi có thể lấy sữa cho con uống để cháu không bị đói.

Họ nhốt chúng tôi lại và không cách gì chúng tôi mở cửa được. Tôi phải gõ cửa cả tiếng đồng hồ họ mới mở. Đã có lúc tôi sợ rằng con tôi bị chết trong cái phòng đó. Thật là một trải nghiệm kinh khủng mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

TSN.jpg
Hai con nhỏ của bà Hạnh tại sân bay Tân Sơn Nhất tối 7/6/2024

Có rất nhiều nhân viên an ninh làm việc với tôi nhưng có những người họ không mặc sắc phục, họ chỉ mặc thường phục cho nên tôi không biết tên. Nhưng tôi nhớ một nhân viên tên Hải làm việc với tôi trong ngày đầu và ngày hôm sau nữa, khi họ đã nhốt chúng tôi lại.

Tôi cũng không biết chức vụ của anh ta là gì ở sân bay Tân Sơn Nhất. Còn một người nữa cũng làm việc với tôi nhưng tôi không nhớ tên. Lúc đầu anh ta nói chuyện nhẹ nhàng nhưng sau đó thì họ chửi tôi, xúc phạm tôi. Có một người mà tôi không bao giờ quên được tên và mặt. Anh ta tên là Trịnh Đình Luận. Anh này là người rất là hống hách và độc ác. Khi con tôi đang dùng máy trợ thở thì anh ta chính là người giật cái ổ cắm ra khỏi cái máy thở để con tôi không thể dùng máy thở được nữa.  Còn rất nhiều người khác tôi không biết tên.

RFA: Theo bà, vì sao họ thả gia đình bà ra để trở về Mỹ sau hai ngày giữ trong phòng kín?

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Chúng tôi được rời căn phòng đó để trở về Hoa Kỳ là do có sự can thiệp thiệp của lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn. Sự can thiệp của lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn bắt nguồn từ việc liên lạc của chồng tôi với lãnh sự quán. Chồng tôi gọi điện liên tục và báo mất tích người. Đến ngày thứ ba thì họ thay đổi thái độ. Hành động họ không còn độc ác của chúng tôi nữa; không còn la hét, đánh đập chúng tôi nữa và họ tỏ ra rất thân thiện với chúng tôi. Tôi biết rằng đã có sự can thiệp của lãnh sự quán Mỹ.

Buổi chiều hôm đó lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn có gọi điện thoại cho tôi để hỏi thăm sức khỏe cũng như tình trạng của mẹ con tôi. Tôi cũng nói với lãnh sự quán Mỹ rằng chúng tôi bị nhốt ở đây ba ngày rồi; bị bỏ đói bỏ khát, bị đánh đập, bị sỉ nhục, hăm dọa và nguy hiểm nhất là con tôi không được tiếp cận y tế. Con tôi không được tiếp cận bác sĩ để được chăm sóc về mặt y tế. May mà có một bác sĩ tốt sau đó cho con tôi mượn máy trợ thở và hết ca trực thì ông có viết lại cái note dặn người sau cho con tôi mượn máy.

RFA: Bà có bất ngờ khi công an sân bay Tân Sơn Nhất không cho gia đình bà nhập cảnh Việt Nam không?

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Tôi thật sự ngạc nhiên và bất ngờ khi họ không cho tôi nhập cảnh Việt Nam đợt này, tại vì sáu tháng trước đó tôi có về Việt Nam thăm mẹ tôi trong vòng một tháng. Mọi chuyện diễn ra rất là bình thường. Khi tôi đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam thì họ đóng dấu cho tôi vào Việt Nam. Nhưng khi tôi về Nghệ an thì tôi bị công an Nghệ an tên Hoàn, yêu cầu tôi phải ra công an làm việc, nhưng tôi bảo tôi không có việc gì phải làm việc với anh cả. Tôi về thăm mẹ của tôi. Tôi phải đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam cho công an quản lý hộ khẩu tại địa phương. Lúc đó anh ta nói rằng, chị cứ về Việt Nam thoải mái. Chúng tôi tạo điều kiện cho chị về thăm mẹ. Lần này mẹ tôi ốm nặng, đã 89 tuổi cho nên tôi mới đưa con tôi về thăm. Tôi rất ngạc nhiên và bất ngờ khi họ giữ tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất với lý do họ nói là an ninh.

RFA: Khi bà và hai con ra máy bay để trở về Mỹ, bà có gặp rắc rối gì nữa không?

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh:

Hôm ra máy bay về Hàn Quốc từ căn phòng bị nhốt, tôi hét lên ở sân bay là cảnh sát Việt Nam bắt cóc phụ nữ, trẻ em; cảnh sát Việt Nam đàn áp trẻ em… thì họ bóp cổ tôi không cho tôi nói. Những nhân viên an ninh đã gô cổ, bẻ chân bẻ tay tôi đưa tôi ra máy bay chứ không cho tôi tự đi, dù tôi có xin là cho tôi tự đi. Thậm chí lên tới máy bay họ còn dọa là họ sẽ cùm chân tay tôi lại để tôi khỏi di chuyển.

Họ đánh tôi, họ làm đủ các cái trò bạo lực đối với tôi ngay tại sân bay. Còn lúc bị nhốt trong phòng kín thì rất nhiều người hành hung tôi, hành hung cả con tôi làm cháu có một trải nghiệm rất là kinh khủng. Cháu đã thu âm video để công bố cho mọi người thì cái nỗi ám ảnh ghê rợn nhất. Con tôi không ngờ cảnh sát Việt Nam lại độc ác như vậy, khác hẳn với cảnh sát mà cháu thấy ở Mỹ là thân thiện và giúp đỡ mọi người. Lần đầu tiên cháu về Việt Nam cháu đã chuẩn bị quà cáp cho những người nghèo, cho ông bà nội, bà ngoại nhưng cháu không có cơ hội đưa. Cháu nói là sau này cháu chỉ giúp Việt Nam từ xa chứ không bao giờ về Việt Nam nữa.

RFA gọi điện thoại cho Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hỏi câu chuyện này, thì được một công an không muốn nêu danh tánh cho biết:

Thật ra theo quy định thì chúng tôi không được trả lời báo chí, nhưng mà chị hỏi vậy thì chúng tôi cũng trả lời cho chị biết. Quy định của luật Việt Nam nó gần như theo thông lệ quốc tế. Khi một người đến Việt Nam mà không được nhập cảnh Việt Nam thì chúng tôi sẽ nói lý do vì sao chính phủ Việt Nam không cho vào. Có rất nhiều lý do không được nhập cảnh.

Khi hãng hàng không chuyên chở bỏ khách xuống thì khi máy bay đó cũng ở lại khoảng một tiếng mà thôi. Nếu không được nhập cảnh thì chúng tôi sẽ làm thủ tục, giải thích với hãng hàng không và đẩy khách ra tàu bay trong một tiếng đồng hồ. Rất là nhanh, không có nhiều thời gian. Hơn nữa, đây là sân bay quốc tế cho nên tôi chắc chắn không có chuyện đánh đập. Khi có trường hợp không được nhập cảnh thì chúng tôi cũng gọi nhiều ban ngành đến để chứng kiến cho nên không có chuyện đánh đập và nhốt ở đây. Mà chúng tôi cũng không có phòng để nhốt ở sân bay.

RFA gọi vào Hotline Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hỏi, thì một nhân viên cho hay:  

Theo tôi thì thông tin đó là không chính xác. Bởi vì khi không cho ai nhập cảnh, tức là người đó không có đủ điều kiện để nhập cảnh. Lúc đó chúng tôi sẽ trục xuất họ trở lại quốc gia gần nhất mà gọ vừa qua cảnh khi đến Việt Nam. Chẳng hạn như Hàn Quốc, Singapore hay Nhật…

Nhưng thông thường, nếu chị đó là quốc tịch Mỹ thì chúng tôi sẽ gọi lãnh sự quán Mỹ hỗ trợ, chứ không có chuyện đánh đập hay nhốt lại. Chỉ có giữ lại để chờ chuyến bay đi tiếp. Còn nếu chị đó quốc tịch Việt Nam, có thẻ xanh thì vẫn nhập cảnh Việt Nam được bình thường. Có một số trường hợp có tên trong danh sách phản động chẳng hạn, thì an ninh làm thủ tục nhập cảnh sẽ xem xét, nhưng không có chuyện đánh đập hay bắt nhốt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 20241:36 SA(Xem: 906)
Tại buổi tường trình ngày 14 tháng 8, 2024, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, kêu gọi Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF): “Nhiều hội thánh Tin Lành tư gia người Thượng gần đây chính thức tuyên bố với ECVS là họ cự tuyệt việc tham gia hội thánh bị nhà nước điều khiển này. Uỷ Hội USCIRF có thể giúp bằng cách nhắc lại thông điệp này với giới lãnh đạo của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam: “Quý vị hãy ngưng tiếp tay cho hành vi đàn áp tôn giáo mà hãy quay về hoạt động tôn giáo đúng nghĩa.”
24 Tháng Tám 20244:42 CH(Xem: 634)
Ban Tôn Giáo Chính Phủ, trực thuộc Bộ Nội Vụ. Chỉ những giáo hội nào được BTGCP chấp thuận và đặt dưới sự điều khiển của họ thì mới được hoạt động hợp pháp. Đổi lại, họ dùng các giáo hội đó để làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt mọi nhóm tôn giáo độc lập. Bộ Công An. Tương tự như cơ quan Stasi của Đông Đức hoặc KGB của Liên Xô thời cộng sản, Bộ Công An đàn áp thô bạo các tín đồ thực thi niềm tin độc lập với các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát và điều khiển. Những ai cưỡng lại thì bị đánh đập, đuổi khỏi bản làng, tịch thu giấy tờ tùy thân (trở thành người không hộ tịch), giam giữ, tra tấn, tù đày, hoặc có thể bị sát hại.
23 Tháng Tám 20246:46 CH(Xem: 641)
Giấy tờ bị tước đoạt, hộ khẩu mới không được cấp, nhiều dịch vụ không được dùng, họ cũng đồng thời rơi vào tình trạng “vô quốc tịch” trên chính quê hương mình. Trong lá thư cho Tổng thống Biden, RCUSA khuyến nghị tăng gấp đôi tài trợ cho chương trình Reception & Placement (viết tắt R&P) cho người tỵ nạn; tăng thêm nhà cửa cho người tỵ nạn ở cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương; tăng cường phối hợp liên ngành để hỗ trợ năng lực tái định cư ở Mỹ; cải thiện quá trình tỵ nạn và đổi mới chương trình.
22 Tháng Tám 20249:16 CH(Xem: 1129)
Hôm 20/1/2024, Việt Nam mở phiên toà lưu động công khai xử 100 người Thượng ở Đắk Lắk. Phiên toà có sự tham dự của 94 bị cáo, 19 luật sư, sáu bị cáo khác bị xét xử vắng mặt. Các chuyên gia LHQ lưu ý là sáu người bị xét xử vắng mặt không có đại diện pháp lý tại toà. Kết thúc phiên toà, 10 người đã bị kết án chung thân với cáo buộc khủng bố chống chính quyền nhân dân. 43 người khác nhận các án tù từ sáu đến 20 năm với cáo buộc tội khủng bố; 45 người khác bao gồm sáu người vắng mặt nhận án tù từ 3,5 năm đến 11 năm với cáo buộc tội khủng bố, hai người khác bị kết án tù từ chín tháng đến hai năm với cáo buộc che giấu tội phạm...
21 Tháng Tám 20249:13 CH(Xem: 1307)
Gọi một cá nhân hay tổ chức là khủng bố là một cáo buộc vô cùng nặng nề và nghiêm trọng. Ngay sau vụ xả súng tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023, Người Thượng vì Công lý đã tung ra thông cáo báo chí khẳng định mình không liên quan, và không ủng hộ bạo lực theo bất kỳ hình thức nào. Cho tới nay, chúng tôi cũng chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Người Thượng vì Công lý hay các thành viên, đặc biệt những người đứng đầu, có tham gia vào vụ xả súng.
21 Tháng Tám 20249:12 CH(Xem: 1053)
Trong báo cáo mang tên “APOCALYPSE SOON?” (tạm dịch: Ngày tận thế sắp đến?) dài 56 trang bằng tiếng Anh công bố ngày 15/8, tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền ở Việt Nam cho rằng JETP- một tuyên bố chính trị được thiết lập bởi Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) nhằm giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch đang bị thất bại. JETP được thông qua và công bố ngày 14/12/2022, theo đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.
20 Tháng Tám 20249:22 CH(Xem: 830)
Mới đây, vào ngày 18/8/2024, truyền thông Nhà nước đồng loạt loan tin việc một người nổi tiếng chế lời quốc ca. Không ít báo giật tít như: “Người nổi tiếng chế lời Quốc ca, cư dân mạng mong muốn công an vào cuộc”… “Hành vi bỡn cợt, chế lời Quốc ca của một phụ nữ đang gây xôn xao mạng xã hội, nhiều người mong muốn công an vào cuộc.” Với những tiêu đề kiểu như vậy, một số nhà quan sát tình hình chính trị cho rằng, đó chẳng qua là “chiêu thức” của các cơ quan chức năng trong việc dụng “dân để trị dân”.
19 Tháng Tám 20249:29 CH(Xem: 1699)
Trong 7 năm hoạt động, tổ chức MSFJ đã nộp cho LHQ gần 200 bản báo cáo đàn áp tôn giáo diễn ra ở Tây Nguyên, và đã góp thông tin cho tất cả các cuộc rà soát định kỳ của LHQ đối với Việt Nam, kể cả 2 cuộc Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) năm 2019 và 2024. “Giới chức LHQ biết rõ Ông Y Quynh Bdap và MSFJ chủ trương hoạt động ôn hoà và lý do duy nhất để bị Bộ Công An chỉ định khủng bố là do đã giúp LHQ và quốc tế nhìn thấu tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên mà nhà nước Viêt Nam muốn che giấu,” Ts. Thắng giải thích. “Đó là hành vi đe doạ, trả thù nhằm bưng bít thông tin về vi phạm nhân quyền.”
17 Tháng Tám 20248:04 CH(Xem: 1324)
Vào ngày 10/6/2018, chính phủ đã triển khai số lượng lớn công an, dân quân và côn đồ để dập tắt các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa. Tệ hơn nữa là cảnh sát và dân quân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng hơi cay, dùi cui và các vũ khí khác đàn áp mạnh mẽ và bắt giữ những người biểu tình. Đặc biệt công an cho sử dụng thiết bị khuếch tán Âm thanh Tầm xa (Long Range Acoustic DeviceLRAD) gây đau đầu và tai, thậm chí có thể… thủng màng nhĩ”.
17 Tháng Tám 20248:02 CH(Xem: 1429)
Nguyên nhân dẫn đến lỗ hổng này là do phần lịch sử đen tối đã bị cố tình che giấu, trong khi những nhân chứng sống, thế hệ trực tiếp trải qua hai sự kiện trên gần như không còn nữa. “Đây là hai sự kiện quan trọng của lịch sử Việt Nam và nó ảnh hưởng đến gia đình, cuộc sống của rất nhiều người Việt Nam và cả những người sau này đi qua Mỹ nữa, trong số họ có nhiều gia đình đã từng di cư từ Bắc vào Nam hoặc chịu cải cách ruộng đất”, Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị - Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ của Đại học Oregon, nói với VOA.
14 Tháng Chín 2024
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
13 Tháng Chín 2024
Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống. Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm. Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phản ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở...
12 Tháng Chín 2024
Về bản chất, Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia và cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế. Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 2024
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...
04 Tháng Chín 2024
Bằng chứng “độc quyền báo chí”, theo thống kê chính thức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), “tính đến năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.”
03 Tháng Chín 2024
Sự việc cộng sản nhảy dựng lên với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho thấy về mặt lãnh đạo đất nước, họ chưa xứng tầm. Những chiêu trò xây dựng lực lượng dư luận viên chống phá những người đối lập quan điểm, chống lại sự độc tài của cộng sản, dùng bạo quyền để đàn áp người đấu tranh chỉ thể hiện sự yếu kém về phương diện thu phục lòng người. Đảng cộng sản duy trì độc đảng, đàn áp mọi tiếng nói đối lập chỉ nhằm mục đích duy trì sự cai trị của họ, cộng sản tồn tại chỉ vì lợi ích đảng phái chứ không vì mục đích gì khác. Họ vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhưng thực tế, những chính sách của họ chỉ nhằm mục đích...