Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa.

27 Tháng Mười Một 20237:14 CH(Xem: 7501)

      Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
   Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Web-capture_25-11-2023_54813_tuesy.net_-1280x613                                                            Nguồn hình Sài Gòn Nhỏ





Luật sư Đào Tăng Dực





Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm minh. Các chánh án (thuộc nghành tư pháp) hoàn toàn độc lập đối với lập pháp (tức quốc hội), với hành pháp
(tức chính phủ) và thêm vào đó, để bảo đảm tư cách độc lập, nhiệm kỳ của các thẩm phán sẽ trọn đới đến khi muốn về hưu hoặc mất trí năng hoặc khả năng thi hành trách nhiệm.
Hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược và hầu như chỉ là cánh tay nối dài của đảng CSVN và công an CSVN.
Các tòa án CSVN xử án rất nặng cho các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, dân oan mất đất và kết án tử hình các bị can hình luật rất qua loa, gây đau thương cho nhân dân và cướp đi mạng sống của nhiều nghi can vô tội.
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng.
Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao sự viên tịch của một bậc chân tu Phật Giáo là Hòa Thương Thích Tuệ sỹ vào ngày 26 tháng 11, 2023 lại là dịp để chúng ta đánh giá tư cách của HT Tuệ Sỹ khi so sánh với Chánh Án Tòa Án
Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và qua đó phẩm chất của toàn bộ hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam?
Câu trả lời là HT Tuệ Sỹ cũng từng bị tòa án CSVN kết án tử hình. Mạng sống con người trên bình diện tâm linh và mạng sống một công dân cá thể trên bình diện chính trị, đều là những thực thể đáng được trân quý, bất kể

giai cấp xã hội, màu da, phái tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác.
Khi một tòa án gọi là “nhân dân” CSVN kết án tử hình tỳ kheo Tuệ Sỹ, Thiền Sư học giả Lê Mạnh Thát hay những tử tù có dấu hiệu oan sai như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng (chưa thì hành án), Lê Văn Mạnh (đã
thi hành án) thì uy tín của hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa của CSVN hoàn toàn bị hoài nghi.
Sự phi lý cười ra nước mắt của các bản án tử hình đối với 2 vị thiền giả Phật Giáo trước cường quyền, nhất là quy cho họ tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân vớ vẩn, làm toàn dân và toàn thế giới càng có thêm cơ sở
để hoài nghi tính nghiêm chỉnh của các bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh và Nguyễn Văn Chưởng.
Tòa án tại các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính như Hoa Kỳ, các quốc gia Tây Phương, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan … thì xét xử trên 2 nền tảng trọng yếu: đó là chứng cớ qua các sự
kiện (the facts) và yếu tố quy định luật pháp (the law). Thông thường theo hệ thống Common Law tại của Anh Quốc như Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan và Canada thì vị chánh án quyết định về luật (Judge as tribunal of law) và
bồi thẩm đoàn quyết định về sự kiện (Jury as tribunal of fact). Tại các quốc gia theo hê thống Civil Code của Pháp như tại lục địa Âu Châu thì vị chánh án quyết định cả hai.
Trong cả 2 hệ thống, thì không có hệ thống nào cho phép một tòa án quyết định theo ý chí của một cá nhân hay một chính đảng cá biệt nào cả.
Chỉ có pháp chế xã hội chủ nghĩa là kết án theo ý chí của các đảng CS liên hệ và tại Việt Nam thì theo ý chí của đảng CSVN mà thôi.
Tại sao trong tài liệu này, có nhu cầu nhắc đến và so sánh 2 nhân vật hoàn toàn khác nhau là HT Thích Tuệ Sỹ, vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và ông Nguyễn Hòa Bình, đương kim chánh án lãnh đạo Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam.
Có 2 lý do chính. Thứ nhất là cả 2 đều liên hệ đến án tử hình. HT Tuệ Sỹ thì bị hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa kết án tử hình năm 1988. Ông Nguyễn Hòa Bình thì liên hệ mật thiết đến bản án tử hình của tù nhân Hồ
Duy Hải như sẽ trình bày sau.

Thứ nhì là chúng ta thử so sánh nhân phẩm và tư cách của 2 nhân vật, một vị đại diện cho Phật Giáo Việt Nam, các tù nhân lương tâm nói chung và nhân vật kia đại diện cho hệ thống tòa án của đảng CSVN.
Trước hết, HT Thích Tuệ Sỹ là một học giả, thi sĩ và một nhà nghiên cứu Phật Pháp khả kính. Tư cách và đạo đức của HT mọi người kính ngưỡng.
HT chỉ hoạt động tôn giáo và không có tham vọng chính trị. Tuy nhiên vì không chịu rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất để gia nhập Giáo Hội Phật Giáo VN do đảng chủ trương mà HT bị tù cải tạo 3 năm và kết án tử hình năm 1988. Dưới áp lực của công luận và quốc tế CSVN buộc lòng phải phóng thích HT.
Theo Wikipedia thì “Ngày 1 tháng 9 năm 1998, ông được thả tự do từ trại Ba Sao–Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước Trần
Đức Lương. Ông trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Công an nói không viết đơn thì không thả, ông không viết và tuyệt thực. Chính quyền đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực. Một năm sau đó, vì tiếp tục hoạt động cho GHPGVNTN, ông cùng với Thích Quảng Độ lại bị đe dọa giam giữ và bị công an triệu tập tra hỏi”
Khi nói về nhân vật Nguyễn Hòa Bình thì ông là đương kim Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam là chức vụ đứng đầu Tòa án nhân dân Tối cao. Nhiệm kỳ là 5 năm. Ông còn là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.
Ông liên hệ mật thiết với án tử hình cho Hồ Duy Hải vì các lý do sau đây chiếu theo tài liệu của Wikipedia thì đại khái:
1. Vào năm 2011, sau khi Hồ Duy Hải bị kết án tử hình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình quyết định không kháng nghị vụ án mặc dù có nhiều chứng cớ oan sai.
2. Ngày 22 tháng 11 năm 2019, tân Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019
3. Ngày 8 tháng 5 năm 2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua bỏ phiếu công khai, quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Thành viên Hội Đồng Thẩm Phán gồm 17 người và chủ tịch Hội Đồng là thẩm phán Nguyễn Hòa Bình, người mà năm 2011, trong chức vụ viện trưởng Viên Kiểm Sát Tối Cao Nhân Dân, đã quyết định không kháng cáo vụ án này.

(Xin xem thêm bài của tác giả “Hồ Duy Hải và Thân Phận Người Dân Việt Nam Dưới Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa” đăng trên Blog Luật Sư Đào Tăng Dực (daotangduc.blogspot.com))
So sánh 2 nhân vật trên chúng ta rút ra các kết luận sau đây:
Như một tu sĩ và người tranh đấu cho tự do tôn giáo, HT Thích Tuệ sỹ phẩm hạnh cao, giữ đúng vai trò của mình, bất khuất trước uy vũ (tiếng Anh là Without fear or favour) một đức tính không những cần thiết cho
một lãnh đạo tôn giáo mà càng cần thiết hơn cho một quan tòa.
Trong khi đó, như là nhân vật lãnh đạo ngành tư pháp của cả một quốc gia, Nguyễn Hòa Bình chỉ là một tay sai của đảng ( tiếng Anh gọi một cách khinh bỉ là party hack), đảng chỉ đâu đánh đó, làm đồ tể cho đảng hầu hưởng ơn mưa móc, hoàn toàn không có một chút tính bất khuất trước uy vũ nào.
Trên bình diện cơ chế, Ông hoàn toàn không xứng đáng cầm cân nẩy mực cho công lý vì đứng đầu ngành tư pháp mà không hề độc lập đối với lập pháp (làm luôn cả dân biểu quốc hội và nhiệm kỳ chánh án cũng chỉ 5
năm), cũng không hề độc lập đối với hành pháp (là ủy viên Bộ Chính trị và Ban Chấp Hành Trung Ương (là một thứ siêu chính phủ điều hành chính phủ).
Thêm vào đó Đoạn 1 Điều 8 HP cũng hiến định hóa nguyên tắc Tập Trung Dân Chủ của Phong Trào Đệ Tam Quốc Tế như là nguyên tắc điều hành quốc gia. Quan điểm tập trung dân chủ vốn là một nguyên tắc của
Lê Nin và một phần của nội quy các đảng cộng sản thuộc Đệ Tam Quốc Tế, buộc các cơ sở hạ tầng tuân phục các cấp trên tuyệt đối. Như vậy thì Nguyễn Hòa Bình, như chánh án Tòa Án Tối Cao Nhân Dân và ủy viên Bộ Chính Trị khi xử án phải tuân theo chỉ thị Bộ Chính Trị, các tòa án cấp dưới phải tuân theo chỉ thị của Nguyễn Hòa Bình và cứ như thế đến chánh án đảng viên cấp thấp nhất.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa như thế chỉ là một tấn tuồng cười ra nước mắt cho cả dân tộc Việt Nam.
Sư viên tịch của HT Thích Tuệ Sỹ là một mất mát lớn lao cho quốc gia, Phật Giáo, nền thi thơ và văn chương của dân tộc. Tuy nhiên trên khía cạnh pháp lý, nhất là liên hệ đến án tử hình cho các nạn nhân như Hồ Duy

Hải, Nguyễn Văn Chưởng và ngay cả người quá cố Lê Văn Mạnh, sự ra đi của một nhân vật đã từng bị CSVN kết án tử hình như Hòa Thượng sẽ tập chiếu vào và góp phần đập tan tính ác của hệ thống pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Mong rằng cái chết của Lê Văn Mạnh sẽ không không hoàn toàn vô ý nghĩa, Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng có thể được tái xét công minh, nhân dân Việt chóng thoát ách độc tài và lời hiệu triệu “Địt mẹ tòa” của TNLT Nguyễn Văn Túc năm 2018, sẽ không còn cần thiết trong một nước Việt Nam hậu cộng sản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 20248:50 CH(Xem: 363)
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 20246:43 CH(Xem: 275)
Sau mấy chục năm độc quyền cai trị đất nước, đảng cộng sản khoe khoang có một xã hội ổn định nhưng vẫn duy trì đội quân công an, mật vụ lên đến 1 triệu người, bắt nhân dân đóng nhiều thuế, nhiều phí để nuôi đội quân đó. Thay vì giảm xuống một nửa để bớt gánh nặng cho nhân dân thì Tô Lâm vẽ ra hình ảnh công an bậnậ rộn , đi lùng bắt những người không còn hoạt động và bày tỏ ý kiến chính trị mấy năm qua. Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, thêm một số người bị bắt vào tù như ông Nguyễn Lân Thắng, ông Phan Tất Thành, thêm một số gia đình bị phân ly. Công an không liên quan gì tới biến đổi khí hậu...
02 Tháng Mười 20246:42 CH(Xem: 237)
Nghiên cứu tập trung vào 6 tổ chức trên: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Chi phái Cao Đài 1997, Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Bắc, Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Nam, và Ủy ban Đoàn kết Công giáo. Các tổ chức thành lập khi nào? Trở thành công cụ của nhà nước ra sao? Tiếp tay, hoặc bỏ mặc và phản bội tín đồ, khi nhà nước đàn áp tôn giáo như thế nào? Tấn công, phỉ báng các nhóm tôn giáo và tu sĩ độc lập, chiếm đoạt các cơ sở tôn giáo ra sao? Làm biến chất tôn giáo qua các hình thức tuyên truyền tư tưởng cộng sản và các hoạt động mê tín dị đoan gì?
01 Tháng Mười 202410:17 CH(Xem: 250)
6 tổ chức tôn giáo bị nhà nước điều khiển được nghiên cứu gồm có: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chi Phái Cao Đài 1997, Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc, và Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo. Bản tường trình kết quả nghiên cứu cho thấy, một mặt Ban Tôn Giáo Chính Phủ điều khiển các tổ chức tôn giáo được phép hoạt động để làm công cụ cho họ, mặt khác Bộ Công An đe doạ, áp lực để lùa các tín đồ độc lập tham gia các tổ chức bị điều khiển này; những ai cưỡng lại thì bị đàn áp nặng nề, kể cả bị tù đày và có khi bị giết...
30 Tháng Chín 20247:19 CH(Xem: 651)
Tuy nhiên, tòa án cho biết thêm ông Y Quynh có 30 ngày để kháng cáo bản án, nhưng nếu chính phủ Thái Lan không có động thái nào được thực hiện trong vòng 90 ngày thì ông Y Quynh phải được trả tự do. Nhà hoạt động người Thượng mặc đồng phục tù màu nâu, tỏ ra bình tĩnh và được chuyển đến Trại tạm giam Bangkok. Luật sư Nadthasiri Bergman, người bào chữa cho nhà hoạt động vì quyền của người Thượng, cho hay ông Y Quynh đã thề sẽ chống án. "Chúng tôi thất vọng với phán quyết. Chúng tôi đang làm việc để kháng cáo", bà nói.
30 Tháng Chín 20247:18 CH(Xem: 425)
Trong bài phát biểu của mình trước Liên Hiệp Quốc, bà Penelope Faulkner đã nhắc đến cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2024. Tại kỳ kiểm điểm này, 133 quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 320 khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình nhân quyền. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 271 khuyến nghị (85%), trong số này 253 khuyến nghị được chấp nhận hoàn toàn và 18 khuyến nghị được chấp nhận một phần.
30 Tháng Chín 20247:12 CH(Xem: 380)
Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam sử dụng Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng 2016 thực chất là để đàn áp tự do tôn giáo khi các điều trong luật này bắt các tổ chức tôn giáo phải đăng ký các hoạt động với chính quyền, cung cấp cho chính quyền danh sách của các chức sắc và bổ nhiệm chức sắc. Luật cũng cho phép Ban Tôn giáo Chính phủ được quyền bãi miễn chức vụ của các chức sắc tôn giáo trong các nhóm tôn giáo được Chính phủ thừa nhận.
28 Tháng Chín 20245:09 CH(Xem: 352)
Là một Tiến sỹ mà anh Thành nhận thức mỏng và hời hợt như thế, phát ngôn như thế, thì xem chừng VN chúng ta đã loạn về bằng cấp. Cái bằng không tương xứng với trình độ kiến thức, thì là hữu danh mà vô thực. Lẽ ra bố anh Thành và ông Hồ phải thống nhất Đất nước theo hướng phi bạo lực như Đông Đức và Tây Đức mới là đúng, mới là cao thủ, mới là nhân văn, nhân bản. Nhưng vì bố anh Thành và đám ông Hồ theo chuyên chính vô sản, nên ưa dùng vũ lực. Bố anh và ông Hồ cùng các ông khác đã không muốn ăn chia quyền lực với Chính quyền Miền Nam, vì tham lam muốn xơi cả danh cùng lợi . Muốn "có tao thì không mày".
26 Tháng Chín 20248:38 CH(Xem: 512)
Theo lời vị mục sư kể trên, lãnh đạo ECVN-South chỉ miễn cưỡng thoả hiệp làm trợ cụ đàn áp tôn giáo vì phải tuân lệnh của nhà nước. Chúng ta phải hiểu lý do nhà nước dùng họ làm trợ cụ: để tránh bị lên án và bị trừng phạt bởi quốc tế. Đó là chiêu ném đá giấu tay. Đối lại, mỗi khi chính quyền ép người Thượng từ bỏ hội thánh độc lập của họ để tham gia ECVN-South thì chúng tôi vận động quốc tế lên án luôn cả ECVN-South vì là đồng thủ phạm vi phạm quyền tự do tôn giáo. Khi hòn đá bị rọi đèn pha, bàn tay ném nó sẽ bị lộ. Chiêu ném đá giấu tay mất tác dụng, có khi còn phản tác dụng.
25 Tháng Chín 20249:50 CH(Xem: 730)
Tờ mờ sáng hôm 5 tháng 9, công an đến nhà bắt hai vợ chồng Ông Y Thinh Nie lên đồn công an, giam mỗi người một nơi để khảo tra. Người vợ, bà H’Le Mlo, bị 4 công an viên khảo tra và ép phải từ bỏ Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên và tham gia Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam do nhà nước điều khiển. Công an đe doạ sẽ vu cho bà và chồng liên quan khủng bố để bỏ tù nếu tiếp tục sinh hoạt tôn giáo độc lập. Đến 9 giờ tối thì bà H’Le Mlo được cho về nhà.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!