Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không?

21 Tháng Ba 20238:06 CH(Xem: 3870)



         Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không?

Chính quyền cs Việt Nam công bố sách trắng tôn giáo ngày 9/3/2023. Hình từ bài chủ.





Thiện Ý
  VOA



Nghĩa là nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cần hành xử với tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng định nghĩa của luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng và...

Thiện Ý

Theo tin tổng hợp giới truyền thông, sau hơn 16 năm kể từ năm 2007, khi được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách CPC trong giai đoạn 2004-2005, hôm 9/3/2023 vừa qua, nhà đương quyền Việt Nam đã phát hành sách trắng tôn giáo, trong đó “khng đnh các tôn giáo đu bình đng trước pháp lut”, và rằng “Nhà nước không phân bit đi x vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Thế nhưng các nhóm tôn giáo độc lập lại coi động thái này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo kéo dài tại Việt Nam, đã là nguyên nhân khiến bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Hà Nội vào danh sách cần được theo dõi đặc biệt (Special Watch List - SWL).

Vậy thì tại Việt Nam bao lâu nay có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Trả lời cho câu hỏi này không đơn giản chỉ bằng một từ “có” hay “không”. Vì tại Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo về mặt pháp lý cũng như thực tế vừa có lại vừa không.

Vì vậy, theo thiển ý, câu trả lời tổng quát cho câu hỏi này một cách khách quan là: Tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên bình diện pháp lý cũng như thực tế; nhưng vẫn còn bị hạn chế và có nhiều vi phạm. Chính vì vậy nên thực tế thường có các cuộc đấu tranh của người dân có tín ngưỡng, tôn giáo (thể nhân) và các giáo hội (pháp nhân) trong nước; và sự tố cáo, lên án, chế tài của quốc tế, đối với các vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhà đương quyền Việt Nam. Bài viết này lần lược trình bày:

I - Tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo song vẫn có những vi phạm các quyền này trên cả hai bình diện pháp lý cũng như thực tế thế nào?

1 - Trên bình diện pháp lý, Hiến pháp và Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như sau:

Điều 24 Hiến pháp 2013, quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như:

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Quyền tự do hiến định này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Thế nhưng trên bình diện pháp lý này, vẫn có những quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, như những quy định vi phạm quyền độc lập tự chủ của các giáo hội và phân biệt đối xử các giáo hội độc lập.

2 - Trên bình diện thực tế, nhìn tổng thể, ai cũng thấy người dân đã được tự do thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện qua các hoạt động tín ngưỡng cá nhân hay tập thể tín đồ và chức sắc các tôn giáo, các giáo hội được tự do phát triển nhiều mặt. Tuy nhiên, đó đây vẫn đã có những vi phạm qua nhiều vụ sách nhiễu, đe dọa, bắt cầm tù các cá nhân tín đồ và các chức sắc các giáo hội độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tự chủ, Giáo hội Cao đài độc lập, một số giáo phái Tin Lành Tây Nguyên, không được nhà nước cho phép hoạt động… Nghĩa là, đối với một số cá nhân tín đồ, chức sắc các giáo hội mà các hoạt động tôn giáo của họ bị nhà cầm quyền chính trị hóa như là có mục đích chống chế độ, cần trấn áp, bắt bờ tù đày để bảo vệ an toàn cho chế độ. Nhà cầm quyền giải thích các hoạt động tôn giáo này như là vi phạm pháp luật, nên phải bị trừng phạt theo pháp luật, chứ không chấp nhận sự tố cáo là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

II - Tại saoViệt Nam vẫn tồn tại những vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên cả hai bình diện pháp lý lẫn thực tế?

1 - Vì trên bình diện pháp lý, nhà đương quyền Việt Nam vẫn có những quy định dưới luật can thiệp, kiểm soát công việc tổ chức, điều hành, nội bộ các giáo hội. Đó là sự vi phạm thô bạo quyền độc lập, tự chủ của các giáo hội và quyền tự do tín ngưỡng của cá nhân các tín đồ. Tỷ như quy định các giáo hội phải trình báo (xin phép trước) cơ quan quản lý tôn giáo của nhà nước (Ban tôn giáo chính phủ) danh sách, lý lịch của các tu sinh, các chức sắc tôn giáo khi đào tạo, phong chức, bổ nhiệm cai quản các giáo phận... Tất cả chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan chức năng quản lý nhà nước xét duyệt cho phép.

2 - Vì trên bình diện thực tiễn nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các hành động thường xuyên đe doa, bắt bớ giam cầm các tín đồ và các chức sắc tôn giáo sinh hoạt độc lập, không được nhà cầm quyền cấp phép hoạt động. Vì chủ quan cho rằng cá nhân các tín đồ hay chức sắc của các giáo hội độc lập này có tư tưởng chống chế độ; có thể lợi dụng các hoạt động tôn giáo quy tụ quần chúng chống và nhằm lật đổ chính quyền. Thực tế không phải như vậy, sở dĩ các tín đồ, cức sắc các giáo hội này không chống chế độ mà chỉ lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền vi phạm quyền tực do tôn giáo, vì đã không được cấp phép hoạt động do định kiến của nhà cầm quyền. Đồng thời không chấp nhận gia nhập vào các giáo hội do nhà nước cho phép hoạt động (mà người dân gọi là các giáo hội quốc doanh). Như vậy là nhà nước Việt Nam đã có sự phân biệt đối xử giữa các tín đồ, các chức sắc tôn giáo và các giáo hội hoạt động tôn giáo độc lập không được cấp phép; với các tin đồ chức sắc và các giáo hội được cấp phép. Sự phân biệt đối xử này hiển nhiên là vi phạm pháp luật của chính chế độ (Hiến pháp và luật pháp) và luật quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo (*).

Đúng như Hòa thượng Thích Vĩnh Phước, một thành viên thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức không được Hà Nội công nhận, trả lời VOA, rằng “thc cht các t chc tôn giáo đc lp ti Vit Nam luôn b nhà nước đàn áp bng cách này, cách n”.

Cùng quan điểm với Hòa thượng Thích Vĩnh Phước là Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, người đang bị chính quyền cấm xuất cảnh, có lẽ chỉ vì những bài giảng đạo tại nhà thờ bị coi là có tư tưởng chống chế độ XHCN và tố cáo các vi phạm nhân quyền, dân quyền trong đó có tự do tôn giáo tại Việt Nam. Linh mục Thoại đã nêu nhận định với VOA:

…Vit Nam va ra sách trng v tôn giáo, tôi nghĩ đây có l là mt cách đ h chng chế vic va ri b B Ngoi giao M đưa vào danh sách SWL. Thc tế vn đ t do tôn giáo  Vit Nam xưa nay vn vy… Sách trng vi ni dung tuyên truyn mà xưa nay h tuyên truyn rng “Vit Nam có t do tôn giáo”, “Nhà nước tôn trng t do tôn giáo”…”

H có th dùng quyn sách này đ trưng ra cho thế gii thy rng Vit Nam có t do tôn giáo như nhng gì h viết. Nhưng thc tế thì không đúng như nhng gì h viết”.

Linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nói thêm rằng, nếu thế giới muốn tìm hiểu về tự do tôn giáo Việt Nam thì hãy gặp gỡ trực tiếp các nhóm tôn giáo độc lập không được chính quyền công nhận, chứ sách trắng này chỉ là “bức bình phong” che chắn mà thôi.

Từ An Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Quang Hiển, Chánh thư ký Ban Trị sư Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, đồng thời là Thư ký Hội đồng Liên tôn, tổ chức tập hợp các nhóm tôn giáo độc lập ở Việt Nam, chia sẻ quan điểm với VOA hôm 13/3 về sự ra đời của sách trắng tôn giáo:

Đi vi nhà nước CHXHCN Vit Nam này, đó là la bp thế gii, la bp người dân trong nước, nói rng “Vit Nam có t do v tôn giáo, nhân quyn”, nhưng mà đó là mt vn đ quá xa vi vì dân chúng Vit Nam hin ti sng  đây hiu thế nào “t do tôn giáo” ri!” Ông nói “Nhng giáo hi đc lp không theo nhà nước, như ca chúng tôi đã có t trước 1975, dù có xin phép, nhưng cũng không bao gi được công nhn”.

III - Vậy nhà đương quyền Việt Nam cần làm gì để không còn người dân nào phải đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và quốc tế không còn quan tâm lên án, chế tài vì vi phạm quyền tự do tôn giáo?

Thiết tưởng nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cần thay đổi cách nhìn và cách đối xử với các tín đồ, các sức sắc và giáo hội của các tôn giáo. Nghĩa là không nên chính trị hóa các hoạt động tôn giáo của cá nhân các tín đồ và chức sắc các giáo hội. Cụ thể:

1 - Nhận thức lại về bản chất và vai trò của tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống xã hội của người dân.

Nghĩa là đừng coi tín ngưỡng tôn giáo như những đối tượng nguy hiểm cần phải theo dõi, trấn áp, đề phòng có thể đe dọa đến sinh mạng chính trị chế độ. Vì thực tế hơn ai hết, nhà cầm quyền Việt Nam phải biết và tự tin rằng các giáo hội không thể là mối đe dọa sinh mạng chế độ. Trái lại, phải coi đó là một trong những nhân quyền, dân quyền căn bản, là nhu cầu tâm linh tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không thể thiếu của con người qua mọi thời đại và không sức mạnh nào có thể tiêu diệt. Chính tín ngưỡng, tôn giáo là những nhân tố tích cực góp phần đem lại hạnh phúc cho cuộc sống con người và góp phần quan trọng vào sự ổn định và nền đạo đức xã hội. Vì một xã hội có thần linh mà tội ác, lối sống vô đạo còn gia tăng, thì một xã hội phi tôn giáo tội ác và tiêu cực xã hội nhiều mặt ắt phải gia tăng nhiều hơn nữa. Vì vậy không nên chính trị hóa các giáo hội như các tổ chức chính trị, có tham vọng giành chính quyền với đảng CSVN như các đảng phái hay tổ chức chính trị.

2 - Thực sự tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên cả hai bình diện pháp lý cũng như thực tiễn chỉ có lợi chứ không có hại gì cho chế độ.

Nghĩa là, nhà cầm quyền Việt Nam hãy để cho mọi người dân và các giáo hội được hoàn toàn tự do, không bị ngăn cản, hạn chế và không bị phân biệt đối xử trong sinh hoạt tín ngưỡng cá nhân cũng như các sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, chức sắc của các giáo hội. Đồng thời, nhà nước cần tôn trọng quyền dộc lập, tự chủ về tổ chúc, điều hành các hoạt động tôn giáo của các giáo hội và chỉ can thiệp khi có sự vi phạm pháp luật liên quan đến an toàn, trật tự công cộng và phương hại lợi ích hợp pháp, chính đáng của các công dân khác.

Nghĩa là nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cần hành xử với tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng định nghĩa của luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng (**) và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam tương tự như cách hành xử của các chính quyền trong các nước dân chủ khác trên thế giới; mà ở đó không thấy hay ít khi có người dân nào biểu tình tố cáo và đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Mong Việt Nam sớm có được tình trạng tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo ổn định như vậy.

Thiện Ý

(*) - Luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tài liệu tham khảo:

(1) - Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp ngày 26-8-1789 đã nói đến tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo.

“Không ai phải lo lắng về những quan điểm của họ, bao gồm cả những quan điểm về tôn giáo, miễn là sự thể hiện chúng không làm ảnh hưởng tới trật tự công cộng được pháp luật bảo vệ”.

(2) - Hiến chương Liên Hợp Quốc, 1945 đã đề cập đến nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng:

“Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.

(3) - Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người, 1948 (UDHR)

Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người năm 1948 của Liên Hợp Quốc là văn kiện quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, khẳng định:

“Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư”.

(4) - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (ICCPR)

Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo được quy định tại Khoản 1, Điều 18 với bốn nội dung cụ thể, theo đó: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ phụng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng”.

Khoản 3 Điều 18: Khác với bản thân quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng là những quyền tuyệt đối, không thể giới hạn, theo ICCPR, việc biểu đạt, bày tỏ (manifest) tôn giáo và tín ngưỡng lại có thể bị giới hạn:

“Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20247:49 CH(Xem: 173)
Tuy nhiên, sư Dương Khải, người bảo vệ an ninh - di sản của chùa Đại Thọ cho hay đây là cáo buộc nguỵ tạo. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/3: “Cáo buộc đó là sai sự thật, họ xuyên tạc vu cáo mình đó chứ mình không có vu cáo họ. Họ thường xuyên đến quấy rối, gây rối mất an ninh trật tự. Họ làm xáo trộn trong quần chúng cộng đồng người bản địa Khmer Krom... mình không có ngày yên ổn.” Ông đưa ra quan điểm về việc bắt giữ hai người: “Họ mà ghét ai là họ bắt à. Họ ghét ai dám lên tiếng nói sự thật về tội lỗi của họ là họ quy chụp mình là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ như thế.
26 Tháng Ba 20248:38 CH(Xem: 206)
Điều đó nói lên 2 vấn đề: 1. Đảng cs xem bệnh nhân là những con mồi để làm tiền, cho dù có BHYT thì cũng phải đóng tiền, làm cho người dân túng quẩn. 2. Đảng cs xem việc người dân đói khát là lẽ tự nhiên, do đó an sinh xã hội tại VN gần như không có, ngoài những cơ sở từ thiện tự phát mọc ra để giúp đỡ người dân. Vậy mà chúng mày còn gan họng ra mà nói phét thì điều đó chứng tỏ lũ dư lợn viên ngu lâu dốt bền chúng mày chỉ là những con chó, chỉ biết sủa theo lệnh chủ và được ban phát tý cơm thừa canh cặn mà thôi!
26 Tháng Ba 20248:37 CH(Xem: 546)
Vì vậy, những hành vi tàn sát này cũng được lý giải do kết quả từ kế hoạch mà phe cộng sản trước đây đã gài người của họ trà trộn vào trong sinh hoạt dân chúng với ý đồ sau khi chiếm được thành phố Huế sẽ trấn đóng nơi đây một thời gian dài. Sau đó, một số trong hàng trăm người nằm vùng của phe cộng sản đã bị người dân Huế biết mặt nên khi sắp bị quân đội miền Nam và Hoa Kỳ đẩy lui ra khỏi Huế, phe cộng sản đã giết người diệt khẩu bằng cách không phân biệt trẻ già trai gái -kể cả trẻ em- đều bị họ dẫn đi hành quyết tại các vùng ven biển hoặc khu rừng núi với con số nạn nhân vượt quá 5000 người.
26 Tháng Ba 20248:36 CH(Xem: 217)
Như VOA đã đưa tin, một số tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền hoặc tranh đấu cho tự do, dân chủ đã nhiều lần chỉ trích điều mà họ gọi là Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để dập tắt các tiếng nói phản biện, trái chiều. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và các nhà lãnh đạo cao cấp vào những dịp khác nhau đều nói rằng Việt Nam bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cho người dân theo Hiến pháp, nhà chức trách chỉ bắt giữ và trừng phạt những người vi phạm pháp luật.
26 Tháng Ba 20248:35 CH(Xem: 222)
Một thành viên của trang này muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết việc cơ quan an ninh bắt giữ các quản trị viên của trang là nhằm trừng phạt những người đã “Tạo ra một diễn đàn có sức thu hút để mọi người thảo luận và chia sẻ thông tin đa chiều trên tinh thần tự do ngôn luận” và “Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, bảo vệ môi trường, chống luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu kinh tế.” Tuy không biết ông Lâm, nhưng người này phản đối việc truy tố ông.
25 Tháng Ba 20249:07 CH(Xem: 178)
“Anh trai của Đức với vợ Đức có đưa Đức lên đó để trình diện, lúc đi thì Đức hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật, không có bệnh lý gì hết. Tới 3 giờ chiều, điều tra viên gọi điện cho vợ Đức kêu vô ký một số giấy tờ. Vợ Đức tới thì điều tra viên thông báo là lúc lấy lời khai Đức bị ngất xỉu đưa vô bệnh viện đa khoa để cấp cứu rồi.” Một người em trai của nạn nhân kể với báo Pháp luật online rằng công an yêu cầu vợ ông Đức ký giấy "liên quan đến bệnh lý" nhưng không nói rõ văn bản này như thế nào.
15 Tháng Ba 20247:32 CH(Xem: 887)
Tổ chức này cho biết đã trình báo tới Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR) và Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok về sự việc đang xảy ra. Vụ việc cơ quan an ninh Việt Nam qua tận Thái Lan để truy tìm người tị nạn xảy ra chỉ một ngày sau khi Báo Công an nhân dân online đưa tin Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura, khi ông này đến chào trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
12 Tháng Ba 20248:06 CH(Xem: 867)
Trong buổi thăm gặp, gia đình được gửi thức ăn chế biến sẵn, một ít đồ dùng mua từ căng-tin của trại giam và tiền lưu ký. Ông cho biết con trai ông gầy yếu và xanh xao do bị giam lâu ngày trong phòng. Bên cạnh đó, ông Hùng còn bị bệnh đường ruột và đau đầu do tai nạn từ nhỏ. Ông Hùng bị cận thị nhưng trại giam không cho sử dụng kính gọng kim loại, mặc dù gia đình có gửi gọng kính nhựa nhưng trại giam nói không nhận được từ bưu điện, do vậy đến nay Hùng vẫn chưa có kính để đeo, gây bất tiện trong sinh hoạt.
11 Tháng Ba 20249:04 CH(Xem: 1122)
Cơ quan ANĐT cho rằng những thông tin, số liệu mà ông Đỗ Minh Hiền sử dụng được lấy từ các nguồn trên mạng Internet gồm BBC, Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam… Những thông tin này bị cho không được ông Đỗ Minh Hiền kiểm chứng; nhưng lồng ghép các quan điểm cá nhân bị cho cực đoan và chống đối đảng, Nhà nước Việt Nam. Cơ quan ANĐT thuộc Công an TP Hà Nội ủy thác điều tra cho cơ quan cùng cấp thuộc Công an 26 tỉnh, thành phố và cơ quan để thu thập các tài liệu bị cho do ông Đỗ Minh Hiền phát tán đi
09 Tháng Ba 20246:21 CH(Xem: 1535)
Một đại diện của MSFJ hôm 6/3 nói với VOA rằng các thành viên của nhóm này “không liên quan gì đến vụ xả súng” ở Đắk Lắk, vốn khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã. Đại diện này cũng phủ nhận bất kỳ liên quan gì tới nhóm MSGI và cho biết họ đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa cũng như không ủng hộ bạo lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong email gửi VOA, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “tiếp tục quan ngại sâu sắc và thẳng thắn lên án những cuộc tấn công” ở Đắk Lắk.
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.