Cô giáo ôm cây vượt suối: Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài!

22 Tháng Mười 20228:49 CH(Xem: 2695)
     Cô giáo ôm cây vượt suối: Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài!

11632370264223217601



Trần Nguyên
FB. Nguyễn Tiến Cường



Bức ảnh do một thầy giáo chụp cho nữ đồng nghiệp của mình khi cả hai cùng vượt qua con suối để đến trường dưới đây, khi báo chí đăng tải đã được nhiều người cảm thán “xứng đáng dựng tượng đài”.
Nhưng chắc cũng có nhiều người giống tôi, nhìn tấm ảnh và nghĩ, nếu thầy/cô trượt tay rơi xuống dòng lũ dữ, đứa con nhỏ của họ sẽ được ai nuôi nấng? Cháu sẽ lớn lên như thế nào? Chồng/vợ của họ, cha mẹ, anh chị em, người thân của họ sẽ đau đớn đến bao lâu? Mất mát của họ có tượng đài nào bù đắp nổi?
Cô giáo cắm bản nghèo Quảng Nam
Cắm bản là câu chuyện có từ hơn 50 năm nay của ngành giáo dục. Trước kia, giáo viên được bố trí nhiệm sở khi ra trường, không phải tự lo xin việc, tuy nhiên họ phải chấp hành chế độ nghĩa vụ. Thông thường giáo viên chỉ đi nghĩa vụ một nhiệm kỳ năm năm ở một điểm trường xa, sau đó sẽ được chuyển công tác về gần nhà. Tuy nhiên, ở những vùng sâu vùng xa, điểm xa nhiều hơn điểm gần thì đa số giáo viên phải đi hết nhiệm kỳ nghĩa vụ này đến nhiệm kỳ nghĩa vụ khác, khi nào lớn tuổi hoặc lên chức, hoặc được đỡ đầu thì mới được chuyển về gần nhà.
Ở miền xuôi, đi nghĩa vụ là đến các trường huyện, xã, nông thôn, vùng biển, đảo khó khăn xa trung tâm. Ở miền núi, đi nghĩa vụ là cắm bản. Khoảng cách từ nhà đến trường thường vài chục cây số. Từ điểm trường đến trung tâm cũng khoảng đó.
Những điểm trường nghĩa vụ hay cắm bản thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần. Chúng được dựng lên sơ sài bằng gỗ, lợp tôn hoặc cũng có thể đã được xây xi măng, nhưng điện-đường-chợ-trạm là không có. Vì thế, trường sẽ dựng nhà tập thể để giáo viên ở lại trong tuần, cuối tuần họ về nhà. Có những dãy phòng tập thể, vài ba cô giáo ở chung, thầy giáo cũng thế. Có những nơi chia phòng học làm hai, thầy cô ở phần bên trong, cách một tấm phên tre là lớp học.
Tuy nói khoảng cách chỉ vài chục cây số, nhưng đường đến trường miền núi phía Bắc và miền Trung vô cùng gian truân và hiểm trở. Họ phải vượt những con dốc cao, một bên vách núi, bên kia là vực sâu. Mùa mưa bùn lầy trơn như đổ mỡ, đi bộ cũng ngã oành oạch. Họ phải quấn dây xích sắt vào bánh xe để tăng độ bám đường, cuốn theo vài bộ dây thừng thật chắc để cùng nhau kéo xe lên dốc, hoặc ghì xe lại khi xuống dốc. Qua suối, họ phải dùng cây rừng luồn vào xe, ba bốn người cùng khiêng xe lên lội qua.
Cắm bản là sống như người dân, ở giữa rừng. Các thầy cô dùng nước suối để đánh răng, tắm rửa, nấu ăn, rửa rau, giặt giũ. Cỏ mọc có khi vào đến tận chân lớp học, phải phát cỏ và dọn lùm bụi thường xuyên để xua đuổi rắn rết và côn trùng độc. Đốt lửa sưởi vào mùa đông. Đào măng, hái rau rừng, bắt cá suối... cải thiện bữa cơm hàng ngày.
Trà Dơn thuộc huyện Nam Trà My, huyện nghèo vùng núi sâu của tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam là tỉnh nghèo của cả nước. Cả nước có 74 huyện nghèo thì Quảng Nam giành mất sáu huyện. Tất cả các huyện nghèo này đều có số hộ nghèo chiếm hơn 50%, tức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống, đồng thời thiếu hụt ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gồm việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).
Thế nhưng cách chi tiền của lãnh đạo Quảng Nam có vẻ không nghèo
- Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư 63 tỷ đồng xây Trường THPT Võ Chí Công (xã A Xan, huyện Tây Giang) dành cho học sinh bốn xã vùng cao biên giới. Các kiến trúc sư và nhà địa chất ngay từ đầu đã cảnh báo khu vực này không phù hợp để xây trường học, nhưng dự án vẫn được duyệt. Ở giai đoạn 1, Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam làm chủ đầu tư với mức phê duyệt hơn 33 tỷ đồng. Công trình xây dựng chậm mất một năm học, đến năm 2018 mới xong. Chỉ hai năm sau, giáo viên phải tổ chức sơ tán gần 300 học sinh ra khỏi ký túc xá ngay trong đêm, do một khối lượng lớn đất đá từ taluy dương của trường sạt lở xuống trường. Thế nhưng giai đoạn 2 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm 2020 với tổng vốn gần 30 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Đến nay công trình này vẫn chưa biết đến bao giờ mới xây xong.
-Công trình nhà hỏa táng ở TP. Hội An được phê duyệt cuối năm 2004, tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng, bắt đầu xây vào năm 2005, dự kiến đến cuối 2006 đưa vào sử dụng. 13 năm sau (thời điểm 2018), công trình vẫn dang dở và cuối cùng thì bị bỏ hoang, chìm trong cây dại. Các tòa nhà đã xây bị bay mái, tường bong tróc loang lổ, đường ống dẫn nước bị đào lên lấy hết thiết bị.
-Bỏ hoang công trình nước sạch vốn đầu tư 5,6 tỉ đồng tại huyện Quế Sơn. Xây xong công trình này, chủ đầu tư không kiểm tra, đánh giá các thông số đạt được so với thiết kế; không có quy trình quản lý, vận hành; không có đội ngũ nhân lực vận hành, do vậy công trình không thể hoạt động.
-Bỏ hoang công trình nước sạch trị giá 3,1 tỷ đồng tại huyện Tiên Phước năm năm qua, lý do làm xong không vận hành được.
- Bệnh viện Nhi Quảng Nam được đầu tư hơn 150 tỷ đồng (tỉnh bỏ 65 tỷ, còn lại Trung ương rót) để trở thành Bệnh viện Sản - Nhi, quy mô 450 giường bệnh. Xây dựng mất ba năm. Năm 2019 khánh thành, một năm sau vẫn bị bỏ không vì thiếu đồng bộ, không có cầu thang bộ ngoài trời, hệ thống ôxy lỏng. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không có ống dẫn nước.
-Đặc biệt, công trình 12 km đường liên xã Phước Mỹ - Phước Công ở huyện nghèo Phước Sơn xây dựng từ 2014, mức đầu tư trên 100 tỉ đồng từ ngân sách. Con đường này nhằm giúp người dân hai xã vùng cao tiện đi lại, nhưng sau khi hoàn thành không ai sử dụng, thậm chí nó bị bỏ hoang. Nguyên nhân do nó trái tuyến nên chỉ có rất ít người làm nương rẫy đi lại sử dụng. Độc đáo hơn cả là nó nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện tương lai, sẽ bị chìm ngập khi hồ tích nước. Đáng lưu ý, quy hoạch đập thủy điện đã được phê duyệt trước đó nhiều năm, tức là tỉnh Quảng Nam đã bỏ trăm tỷ để làm một con đường không có ai đi và sẽ chìm trong lòng hồ.
Vậy nên quý vị xin đừng đặt câu hỏi vì sao tỉnh Quảng Nam vì sao có thể để tình trạng giáo viên ôm cây vượt suối như bức ảnh ở trên? Vì sao không bỏ tiền làm đường hay gom học sinh các điểm trường vùng sâu về một nơi thuận tiện và an toàn để học hành?
Câu trả lời quá rõ: tiền, anh không thiếu, nhưng tiền để làm những công trình sử dụng được thì… anh không có!
Quý vị cũng có thể đặt một câu hỏi nữa: các thầy cô giáo ở những vùng sâu vùng xa của Quảng Nam có biết tình trạng tham nhũng tiền dự án như chúng tôi vừa liệt kê sơ sơ không?
Thưa, chắc chắn họ có biết. Thời này tin tức gì cũng lên mạng cả. Vậy tại sao hai thầy cô giáo có thể liều tính mạng ôm cây vượt suối như trên?
Là vì ở miền núi, làm giáo viên được gọi là thu nhập cao
Nhiều năm nay chế độ nghĩa vụ trong ngành giáo dục đã chấm dứt. Giáo viên ra trường không được phân công nhiệm sở nữa mà phải tự đi xin việc. Thế nhưng đào tạo giáo viên thì nhiều, mà các trường ở trung tâm hay vùng xuôi, điều kiện dễ dàng hơn thì đã đầy ắp người. Quý vị cũng biết để “chạy” một chân công chức ở miền Bắc thường phải mất vài trăm triệu đồng đút lót cho lãnh đạo trường. Rất nhiều giáo viên không thể có chừng ấy tiền.
Trong khi đó, chính sách Nhà nước có một chế độ gọi là phụ cấp thu hút, áp dụng cho người lao động (kể cả tập sự) đang công tác hoặc đến công tác ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (có quy định). Các vùng này thường tập trung ở vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu. Với giáo viên, phụ cấp này từ 50% đến 100% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Ngoài ra, khi đến nhận việc tại vùng đặc biệt khó khăn, họ còn được hưởng khoản trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Nếu đi cùng gia đình thì được trả tiền vé tàu xe và cước hành lý, đồng thời trợ cấp 12 tháng lương cơ sở. Cộng thêm trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, tiền tàu xe về thăm gia đình theo quy định. Khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi về hưu cũng được hưởng trợ cấp một lần, tính theo mỗi năm công tác được một nửa tháng lương hiện hưởng cộng với phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)... Giáo viên chuyên trách xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải đi đến các thôn được hưởng thêm 20% mức lương cơ sở, gọi là phụ cấp lưu động. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng thêm 50% mức lương hiện hưởng, gọi là phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Tính ra, các khoản phụ cấp này khiến giáo viên cắm bản có thu nhập rất cao so với đồng nghiệp không cắm bản, đặc biệt ở những vùng thiếu việc làm như miền núi phía Bắc và miền Trung. Ăn ở sinh hoạt tại địa phương gần như không tốn kém. Tốn nhất là tiền sửa xe, nỗi buồn xa gia đình, xa nơi đông người và cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức.
Một số giáo viên cắm bản nhanh nhẹn còn biết tận dụng điều kiện để buôn bán thêm: buôn gia súc hoặc buôn gỗ. Đó là thực tế, dù không nhiều người nói ra.
Thưa các ngài bụng to
Do vậy, nhìn từ bên ngoài, chúng ta cám cảnh cho các giáo viên cắm bản, nhưng với không ít người, đó là công việc mơ ước. Chúng tôi còn nghe (không có điều kiện xác minh), muốn được nhận vào làm giáo viên đi cắm bản cũng phải đút lót cho người có quyền trong lĩnh vực này.
Xã Trà Dơn nơi cô giáo ôm cây vượt suối chủ yếu là người dân tộc Cà Dong (chiếm 91,56% dân số toàn xã). Nngười Kinh chiếm 6,61%, người Mơ Nông chiếm 1,67%, còn lại là các dân tộc khác. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách trồng chuối, sắn, chăn nuôi gia súc gia cầm, nhưng do không có hệ thống giao thông để mang đi tiêu thụ nên hàng hóa rất ít. Thu nhập trung bình người dân theo lãnh đạo xã cho biết trên báo chí khoảng 2,4 triệu VND/lao động/năm, trong đó đến 70% dành cho lương thực. Một người dân được coi là khá giả trong thôn nếu họ có nhà, trâu, làm lâm nghiệp, xe máy, thu nhập trung bình khoảng 5 đên 6 triệu đồng và con cái họ được đi học. Số hộ nghèo chiếm trên 71,6%, và 15,8 % số hộ cận nghèo.
Người dân nơi đây có phong tục đâm trâu vào mùa tết, nhưng do quá nghèo, 10 năm trở lại đây người dân không tổ chức được lễ hội này!
Một chi tiết lột tả đến cùng cực sự bi đát của cái nghèo nơi đây.
Dễ thấy, các cô giáo, thầy giáo dám liều mình bò qua cây cầu khỉ trơn trượt trên dòng lũ dữ để đến trường như trong bức ảnh, còn có một động lực bền vững và mạnh mẽ hơn rất nhiều câu khẩu hiệu ca tụng họ về tình thương học trò, trách nhiệm với xã hội..v.v. Động lực đó chính là thu nhập hàng tháng, là nguồn sinh nhai cho cả gia đình.
Họ không cần ca tụng đâu, thưa các lãnh đạo bụng to vì tham ô, hối lộ ngập họng. Họ chỉ cần con đường đến trường được an toàn cho tính mạng, được dạy học trong những phòng học đủ ánh sáng và hơi ấm. Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 1033)
Báo còn viết “…các đối tượng dàn dựng kịch bản ‘đón Vua’ một cách rất huyễn hoặc. Chúng tuyên truyền người Mông cứ đến quả núi ở bản Huổi Khon, nếu thấy đám mây từ trên trời sà vào ai thì người đó được chọn làm ‘Vua’. Người Mông đi theo ‘Vua’ thì không cần làm mà vẫn có rượu thịt ăn.” Tuy nhiên, một người H'mong ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cho biết thông tin trên của chính quyền đưa ra là hoàn toàn bịa đặt. Ông Giàng A Chín mới phải chạy sang Thái Lan khoảng hai tháng nay để tìm kiếm quy chế tị nạn. Sở dĩ ông và một số thành viên trong gia đình phải bỏ nước ra đi vì
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 2668)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
21 Tháng Hai 202410:02 CH(Xem: 456)
Khoảng 8 giờ 10 phút, xe đặc chủng chở bị cáo tới tòa. Cụ Nguyễn Trãi râu bạc trắng, mặc áo thụng, chân đi hài, hai tay bị còng, xuống xe, ngó dáo dác tìm thân nhân, nhưng đã được các đồng chí công an áp tải nhanh chóng vào bên trong tòa. -Đúng 9 giờ, phiên tòa xử kín bắt đầu. Ngoài bị can, nhân chứng và luật sư ra, không ai được vào tham dự. Các phóng viên báo chí chỉ có thể tác nghiệp qua hình ảnh ti-vi tại một phòng riêng. Sau phần thẩm tra lý lịch và xác định bị cáo đủ năng lực để hầu tòa, thẩm phán chủ tọa đã nhường lời cho đồng chí Kiểm sát viên luận tội. Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Trãi còn có tên khác là Ức Trai, sinh năm 1380, đã có những hành động vi phạm pháp luật nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam như sau :
21 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 1232)
Khi tôi bước chân vào nơi đã từng hiện diện một ngôi chùa, nay đã thành hoang phế, lòng cảm thấy chùng xuống. Ngôi nhà tạm hiện tại quả thực không thể gọi là chùa, nó chỉ như một căn phòng đơn giản để thờ Phật. Ngoài sân, vẫn còn dấu tích tàn phá ngày trước, tượng Phật nằm chơ vơ dưới sương gió, khung cảnh làm lòng người thấy xót xa. Tôi chợt nghĩ, hơn hai ngàn năm trước, Phật Thích Ca đã gian nan như thế nào mới tìm thấy chánh pháp, ngày nay, dưới sự vô minh, tàn ác của con người, chánh pháp lại tiếp tục phải chịu đựng phong ba, bão táp. Ngay cả Phật đã chứng ngộ, đã nắm quyền năng trong lòng bàn tay, nhưng ngài chưa...
20 Tháng Hai 20248:12 CH(Xem: 757)
Ngay trước Tết Nguyên đán, ngày 02/2, khi đang giao hàng cho khách tại nhà, đội quản lý thị trường cùng công an thành phố Đà Nẵng ập vào và lập biên bản rồi thu giữ hàng hoá với giá trị khoảng hai triệu đồng vì “bán hàng lậu không hoá đơn.” Bà nghi ngờ công an và quản lý thị trường địa phương đã gài bẫy để thu giữ hàng hoá của mình. Ngày 19/2, Đội quản lý thị trường số 2 mời bà lên làm việc và phạt hành chính số tiền 1,5 triệu đồng với hành vi trên. Bà Lâm cho rằng nhà chức trách Đà Nẵng đang trấn áp bà và ba con nhỏ, như một viên công an đã chỉ vào mặt bà và nói “Tao sẽ không để mẹ con chúng mày được yên” trong ngày xét xử...
17 Tháng Hai 20245:53 CH(Xem: 644)
Phát biểu tại buổi họp tập hợp kiến nghị kỳ 46 (Pre-session 46) hôm 13/2 tại Geveva, Thụy Sĩ, đại diện của tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America), Văn Bút Quốc tế, và Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải ngoại đề xuất chính quyền Việt Nam nâng cao nhận thức về quyền tự do ngôn luận cho giới nghệ sĩ và nhà văn, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, theo văn bản của tổ chức UPR Info, cơ quan tổng hợp các ý kiến cho Nhóm làm việc UPR. “Nhà chức trách tiếp tục bắt giữ, buộc tội và bỏ tù các nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình...
08 Tháng Hai 20249:29 CH(Xem: 639)
Ông Danh Minh Quang bị Công an tỉnh Sóc Trăng bắt vào ngày 31/7/2023. Cùng bị bắt với ông còn có hai ông Thạch Chương và Tô Hoàng Chương; hai người này ngụ tại tỉnh Trà Vinh. Cả ba đều bị khởi tố và bị bắt theo cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật HÌnh sự Việt Nam. Cộng đồng người Khmer Krom hồi tháng 8 năm ngoái đã tổ chức biểu tình trước tòa Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC để phản đối chính sách đàn áp người Khmer Krom và đòi trả tự do cho các ông Danh Minh Quang, Thạch Chương và Tô Hoàng Chương.
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 3916)
Không phải cứ áo trắng cổ cồn, khoác cái bộ mặt lãnh đạo là có thể xóa sạch quá khứ, lừa mị được người dân, bởi cái lịch sử đảng đĩ này tội ác quá dầy, quá nhiều thì làm sao mà xóa hết cho được, đó là còn chưa nói đến việc cái đảng đĩ này đặt người dân ra ngoài vòng quyền chính trị của mình, theo đó người dân VN không có quyền ý kiến, phản đối, biểu tình mà chỉ phái chấp nhận những gì mà đảng thi hành thì cho dù bọn lãnh đạo đảng có khoác cái gương mặt nguyên thủ như thế nào lên truyền hình phát biểu thì người dân họ cũng ngó qua như xem bọn hề rẻ tiền hài nhảm...
06 Tháng Hai 20248:42 CH(Xem: 685)
“Ông biết tôi là nhà hoạt động nhân quyền thì ông nói là 'tôi ở Thái Lan tôi thích làm cái gì thì làm nhưng mà hãy nghĩ đến người thân của mình bên Việt Nam.' Ý của ông Hải đó là ông lấy người thân của tôi ở Việt Nam dọa để tôi không được hoạt động về nhân quyền nữa.” Tuy nhiên, cả hai bên đều không ghi lại biên bản cuộc nói chuyện, ông Lù A Da cho biết. Ông cũng không rõ chức vụ của ông Hải trong cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Thái Lan, tuy nhiên người này và một thuộc cấp tên Linh thường đến IDC để làm việc với những người Việt bị tạm giam ở đây.
03 Tháng Hai 20245:11 CH(Xem: 533)
ông Trần Văn Khanh sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook để kết bạn với nhiều tài khoản mạng xã hội ở trong và ngoài nước. Ông Trần Văn Khanh đã sử dụng tài khoản Facebook để bình luận, chia sẻ, phát tán nhiều tài liệu bị cho có nội dung phản động, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, hệ thống chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên của Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, kích động, gây chia rẽ, mất đoàn kết tôn giáo, dân tộc… để nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước...
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.