Kỳ thị chủng tộc: hồi ký của một giảng sư đại học người da đen.

05 Tháng Sáu 202010:10 CH(Xem: 5439)

Kỳ Thị Chủng Tộc:
HỒI KÝ CỦA MỘT GIẢNG SƯ ĐẠI HỌC NGƯỜI DA ĐEN.


101547912_4429213157092686_2467349280080265216_o


Giao Thanh Pham

    Facebook


Lời mở bài của người dịch:

Nhiều người Việt Nam định cư ở Mỹ, sẵn có thành kiến, sẵn bụng kỳ thị người Da Đen không nói làm gì, nhưng cũng có không ít người, tuy không kỳ thị hay căm ghét người Da Đen như số đông kia, lại không chịu tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những lý do sâu xa tại sao và hoàn cảnh gì đã khiến cho "giống dân Da Đen ở Mỹ" không ngóc đầu lên nổi, không vượt qua được số phận đã an bài cho họ, kể từ ngày tổ tiên họ bị bắt cóc đem sang Mỹ, cái đất nước mà người Da Trắng cướp được từ tay thổ dân Da Đỏ, để bán làm nô lệ.

Họ kết luận khá đơn giản: Cũng tại người da Đen ở Mỹ, lười biếng không chịu cố gắng vượt qua, đi học, đi làm, vươn lên để thoát ra khỏi cảnh đối xử bất công, và họ cũng thường đem cộng đồng người Việt ở Mỹ ra làm thí dụ. Họ không hiểu rằng, cái nước Da Đen của nạn nhân, chính là tấm bia khổng lồ cho những người thợ săn Da Trắng.

Họ không biết rằng, làm thân phận người Da Đen ở đất nước này, việc thoát ra khỏi đám sình lầy kỳ thị, đè nén và đàn áp, còn khó hơn cả chuyện cổ tích tào lao “Cá Chép Vượt Vũ Môn Hóa Rồng” của người Việt. Bởi sự kỳ thị người Da Đen ở Mỹ, nó được tổ chức quy củ bằng cả một hệ thống hết sức tinh vi. Người da trắng gom và dồn người Da Đen vào những vũng sình lầy, hễ đứa nào tìm cách ngoi lên, là đã có những đòn thù chuẩn bị chờ sẵn tống ngay xuống trở lại. Ngay cả sau khi một số nhỏ những chú cá chép này Vượt Qua được Vũ Môn và Hóa Rồng, cũng chưa chắc … bay bổng được lâu.

Câu chuyện này chỉ là một trong hàng ngàn thí dụ. Câu chuyện của một giảng sư đại học tên Steve Locke.

=================================================


     TÔI NHÌN ĐÚNG NHƯ TÊN TỘI PHẠM NGƯỜI TA MÔ TẢ…



Đây là những gì tôi mặc trong ngày làm việc hôm nay. Trước khi đến chỗ làm, tôi định ghé mua cái burrito (một món ăn của người Spanish ở châu Mỹ), tôi đã bị cảnh sát bắt giữ.

Tôi đã để ý thấy chiếc xe cảnh sát đậu ở một bãi đậu xe công cộng phía sau đường Center. Sau khi tôi rảo bước ra khỏi xe được một đoạn, thì chiếc xe cảnh sát đó bám theo tôi. Tôi tiếp tục đi xuống phía đường Center và chuẩn bị băng qua tiệm bán burrito thì viên cảnh sát bước ra khỏi xe của ông ta.

"Này ông," ông ta gọi theo.

Cùng một lúc, ông ta gỡ nút giữ súng ở cái bao da đeo bên hông.

Tôi vội vàng rút tay ra khỏi túi.

"Dạ?" tôi trả lời.

"Ông đến từ đâu?"

"Từ nhà."

“Nhà ở đâu?”

"Dedham."

“Đến đây bằng cách nào?"

"Tôi lái xe."

Lúc này ông ta đã đứng sát bên tôi. Vừa lúc đó hai chiếc xe cảnh sát khác kéo tới. Chỗ tôi đang đứng là ở phía đàng trước của một ngân hàng, nhìn qua bên kia đường là tiệm bán burrito. Trong chương trình, tôi định sẽ ăn trưa trước khi tôi dạy lớp vào 1:30 chiều của mình. Lúc này đã có nhiều nhân viên cảnh sát bao bọc xung quanh tôi.

Tôi không nói gì. Tôi nhìn vào viên cảnh sát, người đang tra hỏi với tôi. Ông ta trắng trẻo, to lớn, râu ria.

"Ông không đến từ đằng đó chứ?" Ông ta chỉ tay xuống đường Center về phía quảng trường Hyde.

"Không. Tôi đến từ Dedham."

"Địa chỉ của ông là gì?"

Tôi nói địa chỉ của mình cho ông ta.

"Có người đã tả cho chúng tôi, một người đã tìm cách đột nhập vào nhà của một người phụ nữ, và ông nhìn đúng như người mà họ đã mô tả."

Một nhân viên cảnh sát thứ hai tiến đến đứng cạnh tôi, ông ta cũng trắng, cao, có râu. Lúc đó, có hai chiếc xe cảnh sát khác đi qua và đánh một đường vòng, quanh khu vực, tiếp tục như thế trong 35 phút mà tôi đang đứng, bên kia đường của tiệm burrito.

"Nhân dáng ông, nhìn đúng như họ mô tả," người cảnh sát nói. "Đàn ông da đen, đội mũ đan len, áo phồng. Ông có thẻ căn cước không?"

"Nó nằm trong ví của tôi. Ông cho phép tôi thò tay vào túi và lấy ví của mình không?"

(Phụ ghi: Ở Mỹ, người dân khi bị cảnh sát chặn hỏi, nhất cử nhất động phải xin phép trước, nhất là khi cho tay vào túi. Chỉ khi nào được phép mới làm. Vì cảnh sát thường ngộ nhận và lo lắng là “nghi phạm” thò tay vào túi móc súng bắn mình. Họ không chờ, chỉ trong 1 giây, là họ đã móc súng và nả đạn trước. Luôn có những “ngộ nhận” này và có rất nhiều nạn nhân bị cảnh sát bắn chết hàng năm. Mặc dù sau đó, người ta không tìm thấy bất kỳ loại vũ khí nào trong túi của nạn nhân. Hầu hết ai ở Mỹ cũng biết việc phải hỏi phép trước khi thò tay vào túi.)

"Được."

Tôi đưa cho ông ta thẻ căn cước của tôi. Tôi nói với ông ta rằng đó không phải là địa chỉ hiện tại của tôi vì tôi mới dọn tới. Ông ta trở lại xe cảnh sát của mình. Một người cảnh sát khác, cao hơn, đeo kính râm, nói với tôi rằng tôi nhìn đúng như họ mô tả về một người tìm cách đột nhập vào nhà của một người phụ nữ. Đúng cho tới cả cái mũ đan len.

Barbara Sullivan đã đan chiếc mũ len này cho tôi. Cô ta đan nó với đủ thứ len, len màu hồng, nâu, xanh lam, cam và xanh lá chanh. Tôi biết không ai có một chiếc mũ như thế này. Bảo đảm không ai mô tả được một chiếc mũ kỳ lạ như thế. Tôi nhìn viên cảnh sát thứ hai. Tôi chắp hai tay trước mặt, giữ chặt để ngăn chúng khỏi run.

"Ông cứ coi hồ sơ," tôi nói với người cảnh sát thứ hai, "Tôi không phải là môt tên tội phạm. Tôi là giáo sư đại học." Tôi đang đeo trên cổ thẻ giảng viên của tôi. Ông có thể thấy rõ ghi chú với bức ảnh của tôi.

"Ông nhìn đúng như người mà họ đã mô tả, chúng tôi cần kiểm tra." Người cảnh sát cầm thẻ căn cước của tôi lúc nãy trở lại và trả lại căn cước của tôi sau khi đã điều tra qua hệ thống máy vi tính.

"Nạn nhân của việc báo cáo này có mặt ở gần đây, chúng tôi cần cô ấy nhìn mặt ông để xem cô ta có xác nhận ông có phải là người đó không."

Ngay vào lúc này tôi lo sợ là mình có lẽ sẽ chết. Tôi không bi kịch hóa khi nói như vậy. Tôi nhất định sẽ không lên xe cảnh sát. Tôi biết mình không phạm tội, sao lại phải đứng ra trưng bày bản thân mình như một tội phạm để cho nạn nhân quyết định. Tôi không chấp nhận để ai đó chứng nhận với cảnh sát rằng tôi không có tội, khi tôi đã nói và chứng minh rằng tôi không liên quan gì đến bất kỳ vụ trộm cắp nào cả. Tôi sẽ không để cảnh sát chở tôi đi bất cứ đâu vì nếu tôi để họ làm vậy, cơ hội tôi sẽ bị buộc tội oan sai một tội gì đó sẽ tăng theo cấp số nhân. Tôi biết điều này quá rõ. Tôi nhất quyết sẽ không đi đâu với những người cảnh sát này và tôi nhất định sẽ không để một người phụ nữ da trắng nào quyết định liệu tôi có phải là một tội phạm hay không, nhất là sau khi tôi đã nói với họ rằng tôi không phải là tội phạm. Điều này có nghĩa là tôi sẽ chống lại việc bắt giữ này. Điều này có nghĩa là tôi sẽ không để cảnh sát đặt tay lên người tôi.

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao lại không đi theo cảnh sát như họ đòi hỏi, tôi hy vọng điều này giải thích cho bạn.

Chẳng lạ gì khi bạn đang đi trên đường và bị cảnh sát bắt giữ. Mọi người sẽ nhìn bạn như bạn là một tên tội phạm một cách tự động. Không phạm tội, sao bị cảnh sát bắt giữ? Rõ ràng là bạn đã vi phạm điều gì đó, nếu không, cảnh sát bắt bạn làm gì. Không ai quanh đây nhìn tôi cả. Tôi đã hy vọng rằng một người quen biết nào đó đang trên đường xuống phố hoặc vừa bước ra khỏi một trong những cửa hàng ở đây hoặc vừa bước xuống xe buýt chạy tuyến đường 39 này hoặc vừa bước ra khỏi tiệm JP Licks trước mặt và nói với các nhân viên cảnh sát này: "Đây là Steve Locke. Mấy ông bắt giữ ông ta về tội gì? "

Cuối cùng, các nhân viên cảnh sát quyết định rằng họ sẽ chở nạn nhân đến, ngồi nguyên trong xe họ để nhận diện tôi trên đường phố. Họ yêu cầu tôi đứng yên ở đó chờ. Tôi đi làm sao được. Tôi không nói gì. Tôi đứng yên tại chỗ.

"Cám ơn ông đã hợp tác," viên cảnh sát thứ hai nói. "Điều này có lẽ không có gì, nhưng đó là công việc của chúng tôi và ông nhìn đúng như người mà họ đã mô tả. Cao 5 '11", đàn ông da đen. Nặng 160 lbs, mặc dù ông nặng hơn thế một chút. Đội mũ đan len."

Nặng hơn 160lbs. Cám ơn đã nghĩ đến điều đó, tôi nghĩ.

Lúc đó, có một phụ nữ da trắng lớn tuổi bước đến phía sau tôi và người cảnh sát thứ hai. Bà ta quay lại nhìn tôi rồi lại nhìn người cảnh sát nói một cách mỉa mai. "Hôm nay, chắc chắn các vị sẽ phải bận rộn đây."

Lúc đó, tôi nhìn thấy có một người phụ nữ da đen đứng ở xa hơn. Cô ta nhỏ con và có cái nhìn lo lắng. Cô ấy chăm chú xem coi chuyện gì đang xảy ra. Tôi để ý đến chiếc áo khoác đỏ của cô ấy. Tôi cố thở chậm lại. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn về phía cô ấy.

Tôi nghĩ: Đừng bỏ đi, cô nhé. Xin đừng bỏ đi.

Người cảnh sát đầu tiên hỏi, "Ông dạy ở đâu?"

"Đại Học Nghệ thuật và Thiết kế Massachusetts." Tôi cố ý giơ sợi dây buộc quanh cổ tấm thẻ có hình của mình.

"Ông đã dạy ở đó bao lâu rồi?"

"Mười ba năm."

Những người cảnh sát đó và tôi cùng đứng im lặng trong khoảng 10 phút nữa.

Một chiếc xe cảnh sát loại xe của công an chìm, không có bất kỳ dấu hiệu gì, chầm chậm tiến tới. Người cảnh sát đầu tiên đi đến và nói chuyện với người lái xe đó. Người tài xế cứ nhìn tôi chằm chằm, trong khi người cảnh sát nói chuyện với anh ta. Tôi nhìn thẳng vào người lái xe đó. Anh ta bước ra khỏi xe.

"Tôi là công an Cardoza. Tôi cám ơn sự hợp tác của ông."

Tôi không nói gì.

"Tôi chắc rằng những nhân viên cảnh sát này đã nói với ông nguyên do?"

"Họ có nói."

"Ông đến từ đâu?"

"Từ nhà của tôi ở Dedham."

"Ông đến đây bằng cách nào?"

"Tôi lái xe."

"Xe của ông đậu ở đâu?"

"Tôi đậu xe ở bãi đậu phía sau Bukhara." Tôi chỉ về hướng đường Center.

"Được rồi," viên công an nói. "Chúng tôi sẽ để ông đi. Ông có thể cho tôi xem chìa khóa xe của ông không?"

"Được,” tôi trả lời và nói chậm rãi. "Tôi sẽ thò tay vào túi và sẽ lấy chìa khóa xe ra cho ông coi."

"Được."

Tôi chỉ cho ông ta chìa khóa xe của tôi.

Một lần nữa, nhân viên công an cám ơn sự hợp tác của tôi. Tôi gật đầu và quay đi.

"Xin lỗi, đã làm mất giờ nghỉ trưa của ông," viên cảnh sát thứ hai nói.

Tôi không trả lời, lặng lẽ đi về hướng xe tôi đậu, tránh xa tiệm bán burrito. Tôi thấy người phụ nữ mặc đồ đỏ.

"Cám ơn," tôi nói với cô ấy. "Cám ơn cô đã nán lại."

"Ông không sao chứ?" Cô ấy nói. Khuôn mặt nhỏ nhắn xinh đẹp của cô đượm những nét lo lắng.

"Làm sao không hả cô. Tôi thực sự rất run sợ. Và tôi còn phải đi làm."

"Tôi biết có gì đó không bình thường. Nên tôi đã nán lại để theo dõi toàn bộ sự việc. Cách mà họ đối xử với chúng ta bây giờ, phải hết sức cẩn thận."

"Tôi cám ơn cô đã đứng đó. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ: 'Đừng bỏ đi nhá, em gái.' Tôi có thể ôm cô được không? "

"Vâng," cô ta nói. Cô ta ôm tôi lúc đó, cả thân hình tôi run rẩy. "Anh có chắc là không sao chứ?"

"Làm sao không được. Tôi sẽ khóc ròng trong xe. Tôi phải đi dạy đây."

"Anh đang dạy ở MassArt. Bạn tôi cũng đang dạy ở MassArt."

"Tên cô là gì?" Cô ấy nói tên của cô cho tôi. Tôi nhận ra cô gái này chính là một người bạn Facebook của tôi mà tôi chưa từng gặp. Tôi nói với cô ấy điều này.

"Tôi sẽ liên lạc thêm với anh trên Facebook," cô ta nói.

Tôi cúi đầu lầm lũi đi đến xe của tôi.

Người bạn đồng nghiệp chung văn phòng với tôi cố làm cho tôi bình tĩnh lại. Tôi còn khoảng 45 phút trước khi lớp học của tôi bắt đầu và tôi phải dạy. Tôi quên hết bài học mà tôi đã soạn sẵn cho hôm nay. Tôi quên luôn cả lịch trình giờ giấc. Tôi không còn tâm trí để nghĩ về công việc của mình. Tôi nghĩ về cái thực tế là tất cả những gì mà tôi nói với những nhân viên cảnh sát, không có giá trị để họ tin. Họ không tin rằng tôi không phải là tội phạm. Họ phải tìm cho tới khi không còn bất cứ lý do gì để kết tội. Lời nói của tôi không đủ cho họ. Thẻ căn cước của tôi không đủ cho họ. Chiếc mũ đan len thủ công có một không hai của tôi không đủ để xóa sự nghi ngờ. Chiếc áo cộc tay Ralph Lauren của tôi trong con mắt họ đúng là một "chiếc áo phồng". Người phụ nữ da trắng đó, chỉ nhận dạng để kết luận, coi tôi như thể tôi là một món đồ vật. Tôi muốn quay lại và nhổ vào mặt họ. Những người cảnh sát đó có lẽ rất hài lòng với cách họ xử lý trong việc điều tra tội phạm, cách họ không làm cho tình hình rối rắm thêm, cách họ đối xử tôn trọng và lịch sự.

Tôi tưởng tượng ra cảnh tôi phải ngồi ở phía sau, trong xe cảnh sát để cho một ngươi phụ nữ da trắng quyết định tôi có phải là tội phạm hay không. Nếu những nhân viên cảnh sát kia bắt giữ tôi chỉ vì cái nhìn, thì thử tưởng tượng xem tôi đáng tội thế nào khi ngồi ở phía sau, trong xe cảnh sát? Tôi biết tôi không thể để điều đó xảy ra với tôi. Tôi biết nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ tiêu đời.

Không có bất kỳ cái gì về hình dáng con người của tôi, không có bất kỳ việc gì tôi làm để chứng minh, không có gì trên người tôi có ý nghĩa để chứng minh tôi vô tội, vì tôi nhìn đúng như người mà họ đã mô tả.

Tôi đã phải thú nhận với các học trò sinh viên của mình rằng, tôi không được bình thường ngày hôm nay và tôi xin họ cố chịu đựng. Tôi phải dạy.

Sau giờ dạy, là giờ tôi phải dự buổi họp vào mỗi thứ Sáu đầu tháng. Tôi bỏ và đi thẳng về nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20247:52 CH(Xem: 273)
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
26 Tháng Ba 20248:38 CH(Xem: 181)
Điều đó nói lên 2 vấn đề: 1. Đảng cs xem bệnh nhân là những con mồi để làm tiền, cho dù có BHYT thì cũng phải đóng tiền, làm cho người dân túng quẩn. 2. Đảng cs xem việc người dân đói khát là lẽ tự nhiên, do đó an sinh xã hội tại VN gần như không có, ngoài những cơ sở từ thiện tự phát mọc ra để giúp đỡ người dân. Vậy mà chúng mày còn gan họng ra mà nói phét thì điều đó chứng tỏ lũ dư lợn viên ngu lâu dốt bền chúng mày chỉ là những con chó, chỉ biết sủa theo lệnh chủ và được ban phát tý cơm thừa canh cặn mà thôi!
25 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 120)
Bộ Nội vụ Vương Quốc Anh đang cho chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội với mục đích ngăn ngừa người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Xứ Sương mù bằng thuyền nhỏ. Truyền thông Anh Quốc loan tin ngày 25/3 dẫn nguồn từ Chính phủ London cho biết biện pháp vừa nêu được thực hiện vào khi số lượng ngày càng tăng thuyền nhân từ Việt Nam đến Anh Quốc bất hợp pháp qua eo biển Manche, tiếng Anh là English Channel.
22 Tháng Ba 20246:48 CH(Xem: 204)
Hồ Chí Minh (HCM) qua đời năm 1969. Trong bản Di chúc ông viết: “Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”. Là điều đã được thực hiện. ”Miễn là cá sống dưới hồ. Cỏn con cũng có ngày to kếch sù” (1). Song phương thức thực hiện mới là quan trọng. CSVN thiếu kỹ thuật, vốn đầu tư, trí tuệ để sản xuất công nghiệp. Đảng, nhà nước để xây dựng thành công CNXH và phát triển đất nước giàu, mạnh, đã đem nhượng bán tài nguyên thiên nhiên ‘rừng vàng bể bạc’ cho nước bạn và xuất khẩu sức lao động của nhân dân. Nhờ đó CSVN đã
19 Tháng Ba 20248:06 CH(Xem: 667)
Thế nhưng hầu hết các tờ báo Việt Nam đều im lặng trước những thông tin rất quan trọng, thu hút sự chú ý của tòan dân. Khi nhân dân lên tiếng thì Báo chí lại trích lời của Tổng bí thư và coi là: “xuyên tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự của đảng” và nhiều người đã phải chịu án tù hoặc bị phạt hành chính vì thực hành quyền tự do ngôn luận này. Chúng ta thấy một điều rất lạ kỳ là hầu hết các tin tức quan trọng về Việt Nam đều được báo chí quốc tế lên tiếng trước, nghĩa là ở Việt Nam không phải không có nguồn tin mà chính sự “bịt miệng” đã đẩy những tin tức đi xa hơn, đem lại uy tín cho các tổ chức nước ngoài.
16 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 1522)
Lại nói về chức phó vương xứ Tận còn để trống ít lâu thì triều đình vội vã ban chiếu ngự bình sắc phong quan tham tri xứ Quảng Võ Thường phẩm hàm cấp ba lên nhiếp chính làm cho triều đình ai nấy cũng đều xôn xao bất mãn, bởi quan phẩm hàm cấp thấp, không theo con đường cơ cấu xưa nay, hơn nữa quan còn trẻ tuổi, khi thụ phong chỉ mới trên dưới 50 mà ở vị trí số 2 triều đình thì sợ lòng dân không phục. Biết ý quần thần, đức vua Lú mới truyền thái giám truyền tay cho xem qua lý lịch trích ngang của Võ Thường, theo đó tân phó vương là cháu đời thứ 19 của… Võ Tòng, gọi Tòng bằng ông tổ cậu...
14 Tháng Ba 20247:42 CH(Xem: 932)
Sau ngày cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ thì khẩu hiệu “chủ nghĩa Marx Lenin bách chiến bách thắng” đã không còn hợp thời, nên 1992 Hiến Pháp của Đảng được sửa đổi và trong đó có thêm phần “tư tưởng Hồ Chí Minh.” Nhưng rồi Đảng lại không biết trình bày cái tư tưởng đó như thế nào, ngoài những khẩu hiệu kêu gọi toàn dân nên như thế này, thế kia… Ông Trần Ngọc Thành, quê Nghệ An, một cựu đảng viên, hiện sống tại Ba Lan, cho rằng ông chỉ thấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ là những câu như: cần kiệm, chí công vô tư, chủ nghĩa yêu nước… Ông nói đó là những thứ sáo rỗng.
14 Tháng Ba 20247:38 CH(Xem: 765)
Bọn truyền thông giẻ rách hải ngoại luôn mồm ca tụng quê hương giàu đẹp, bọn dư luận viên láo toét về con đường đi lên XHCN, bọn Vịt kiều thân cộng, ở xứ người no cơm ấm cật thích về thăm VN khoe mẽ, nói chung tất cả những đứa nào hay ca ngợi VN hôm nay giàu đẹp thì hãy chống mắt lên mà nhìn, nhìn xong rồi ngọng luôn chứ hùng biện, ngụy biện, xảo biện gì nổi nữa?! Sự thật đằng sau những tòa nhà cao tầng, những hào nhoáng giả tạo thì đời sống người dân trong nước vẫn mãi nghèo hèn, nhà cầm quyền csVN hoàn toàn ngó lơ, nếu có trợ cấp thì chỉ vài ba trăm ngàn tương đương 2, 30 chục đô la một tháng...
14 Tháng Ba 20247:33 CH(Xem: 474)
Đang yên, đang ổn trong rừng Nó đào, nó bới, nó bưng về thành Nó chặt, nó tỉa bớt cành Nó chôn xuống đất, ghi danh... sếp trồng Bu đầy, cả một đám đông Vỗ tay tán thưởng, nức lòng ngợi ca Một rừng cờ phướng, áo hoa Có cả bóng áo cà sa niệm bùa Mỗi năm có biết bao mùa Mùa chặt, mùa đốt... và mùa trồng cây Chặt phá loang lổ, tầy huầy Muốn đốt cho sạch phải xây nhiều lò Muốn trồng, phải trồng cây to Chóng thành củi gộc thồn lò cháy ngon Ngu gì trồng mớ cây con Hết nhiệm kỳ, nó chả còn sống đâu
13 Tháng Ba 20248:03 CH(Xem: 665)
Ôi, có gì không rõ mà phải làm rõ, ông Phó Chủ tịch ơi! Lý do chắc là tại họ làm biếng, không chịu về nước xây dựng CNXH cho mấy ông đó thôi. Có lẽ ai đó đã làm cho họ hoang mang, dao động, khi nói rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“. Nhân loại đã đi được gần ¼ đoạn đường trong thế kỷ này. Còn hơn ¾ đoạn đường nữa mới hết thế kỷ, nhìn đoạn đường hơn 76 năm còn lại, có lẽ họ ngẫm nghĩ: Chẳng biết mình có sống được chừng tới đó hay không mà về đó để xây dựng, cho dù đến hết thế kỷ này có xây CNXH thành công đi nữa...
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.