Vài sự kiện lịch sử bị giải thích sai

04 Tháng Mười Hai 20199:49 CH(Xem: 5558)

Vài sự kiện lịch sử bị giải thích sai


thanh3-8277-1535435116_1200x0



Phạm Nguyên Trường

1. Cố tình giải thích sai

Thế hệ chúng ta, những người lớn lên ở miền Bắc sau năm 1950 và trên cả nước sau năm 1975, được dạy: “Năm 1784, Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) đem Hoàng Tử Cảnh sang Pháp, được yến kiến Louis XVI. Năm 1787, Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh kí với De Montmorin tờ giao ước, đại khái nói rằng: Nước Pháp giúp Nguyễn Ánh một số chiến thuyền và binh sĩ, đổi lại Việt Nam phải nhường cho nước Pháp cửa Hội An và đảo Côn Lôn cũng như phải để cho người nước Pháp ra vào buôn bán tự do ở trong nước”. Đấy là lí do để các sử gia cộng sản đổ riệt cho nhà Nguyễn tội: “Rước voi về dày mả tổ” và “Cõng rắn cắn gà nhà”.

Nhưng tờ giao ước này không bao giờ được thực hiện, một phần vì Bá tước De Conway, trấn thủ Pondichéry (Ấn Độ), được giao thực hiện giao ước bất hòa với Pigneau de Behaine, không chịu làm, một phần vì chỉ sau đó mấy năm đã xảy ra Cách mạng Pháp (1789). Năm 1817, thuyền trưởng người Pháp là bá tước De Kergarion nói rằng “vua Luis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước của Bá Đa Lộc kí năm 1787 về việc nhường Đà Nẵng và đảo Côn Lôn [không hiểu sao trang 418 VNSL ghi là cửa Hội An mà trang 448 lại ghi là “nhường Đà Nẵng”]. Vua Thế Tổ (Gia Long) sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ không nói đến nữa” (Việt Nam Sử Lược – trang 448). Những chi tiết này chúng ta đều không được học.

Sau này, khi người Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ, buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp định, gồm 12 điều nhường hẳn 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp cũng không hề nhắc tới giao ước năm 1787.

Chỉ vì chuyến đi Pháp của hoàng tử Cảnh cũng như “Bá Đa Lộc đứng lên mộ người, mua tàu và súng ống khí giới để đem sang giúp Nguyễn Vương” (VNSL – trang 419) mà nói rằng Gia Long cõng rắn cắn gà nhà thì có phải là bình luận ác ý hay không? Xin lưu ý: Các nhà buôn và các nhà truyền giáo phương Tây đã đến Việt Nam từ rất lâu rồi, họ đã biết rõ và gửi về nước các báo cáo về tình hình Việt Nam mà không cần hoàng tử Cảnh. Ngày xưa, có tài nguyên thiên nhiên quí giá mà không biết sử dụng hay không đủ lược lượng bảo vệ thì sẽ bị xâm lược. Còn ngày nay có tài nguyên và nhân công rẻ mạt thì nhất định sẽ có nước ngoài đầu tư trực tiếp. Không người “cõng” hay “rước”, họ tự đến. Qui luật muôn đời là như thế. Xâm lược hay hai bên cùng có lợi chỉ là những cách nói khác nhau mà thôi.

Còn khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thì các sử gia cộng sản lại vin vào câu: “Phan Lâm mãi quốc triều đình khí dân”, tức là các văn thân, sĩ phu và nhân dân còn muốn chiến đấu nhưng nhà Nguyễn thông qua Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp đã kí hiệp ước nhượng 3 tình Nam Kì cho Pháp để kết tội nhà Nguyễn bán nước. Tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm là việc rất nên ca ngợi và biểu dương, nhưng những người trong cuộc biết rõ tương quan lực lượng, cho nên năm 1867, khi quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Phan Thanh Giản biết thế không chống nổi đã xin đầu hàng rồi uống thuốc độc tự tử.

Việt Nam không phải là nước duy nhất và cuối cùng ở châu Á bị các cường quốc phương Tây xâm lược và phải chịu nô dịch. Các nước ở châu Á thất bại là vì châu Á lạc hậu hơn hẳn châu Âu về mặt kĩ thuật. Hãy xem cuộc Chiến tranh nha phiến năm 1839-1842: Nước Anh ngang ngược bắt Trung Quốc phải cho họ mang thuốc phiện vào bán. Không cho, họ đánh đến mức phải cho, rồi phải mở 5 thương cảng và nhượng Hong Kong cho họ. Cái này nhiều người đã biết, không nhắc lại nữa.

Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ, một nước lớn khác cũng bị cường quốc phương Tây là nước Anh xâm lược. Cuộc xâm lược của Anh ở Ấn Độ ít người biết. Xin trích dẫn một cuộc chiến đấu giữa quân Anh và quân Ấn: “Clive với ba ngàn quân, một phần ba trong số đó là người Anh đối đầu với viên thái thú với mười lăm ngàn kị binh và ba mươi ngàn lính bộ binh. Chênh lệch về pháo binh cũng gần như thế. Clive đã chiến đấu với lực lượng chênh lệch như thế và ngày 23 tháng 6 năm 1757 đã giành chiến thắng ở Plassey – đấy cũng là ngày mà sau này mọi người coi là ngày thành lập đế chế Anh ở Ấn Độ” (Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử - trang 389). Lòng yêu nước không thôi không thể đối đầu với sức mạnh vật chất và kĩ thuật.

Kết tội nhà Nguyễn cõng rắng cắn gà nhà và bán nước có phải là cố tình giải thích sai, chưa nói là ngậm máu phun người hay không?

2. Lờ đi một sự kiện cực kì quan trọng

Chưa hết. Sau khi quân Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai (1882), triều đình Tự Đức đã xin nhà Thanh cứu viện: “Theo yêu cầu của Nam Triều gửi tới triều đình Trung Hoa, vì có cuộc tranh chấp xảy ra ở Hà Nội, xin một số quân viện là hai mươi ngàn người. Hoàng đế Trung Hoa đã phúc đáp bằng những chữ: Khả, sĩ bắc phong tái biện (nôm na là đồng ý) (Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa, trang 341).

Việt Nam sử lược (trang 558) nói về việc cầu cứu nước tàu như sau: “Triều-đình ta bấy giờ nghĩ nước Pháp cố ý chiếm-đoạt, và lại tưởng rằng nước Tàu có thể bênh-vực được mình, cho nên mới sai ông Phạm thận Duật sang Thiên-tân cầu-cứu”. Trần Trọng Kim bình luận như sau: “Chẳng qua là người mình hay có tính ỷ-lại, cho nên mới đi kêu-cầu người ta, chớ không biết rằng người Tàu giữ nước Tàu không xong còn đi cứu ai được”. Rồi ông viết tiếp: “Tuy vậy, không những là Tàu không cứu được mình mà lại còn muốn nhân dịp để mượn tiếng sang lấy nước mình. Xem như khi thành Hà-nội thất-thủ, quan tổng-đốc Lưỡng Quảng là Trương thụ Thanh làm mật sớ về tâu với vua nhà Thanh, đại lược nói rằng: “Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế-lực nước Nam thật là suy-hèn, không có thể tự-chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh ở thượng-du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía Bắc sông Hồng-hà”. Bởi vậy Triều-đình nhà Thanh mới sai Tạ kính Bưu, Đường cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc-ninh và ở Sơn-tây, sau lại sai quan bố-chính Quảng-tây là Từ diên Húc đem quân sang tiếp-ứng”.

Quân Trung Quốc kéo vào Bắc kì, chiến tranh Pháp-Thanh bùng nổ. Tuy quân Pháp đã đuổi đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc. Nhưng để tránh chiến tranh kéo dài, chính phủ Pháp sai François-Ernest Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản thỏa thuận sơ bộ được gọi là Hòa ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản thỏa thuận sơ bộ năm 1884 ở Thiên Tân, hai bên đã đi đến ký kết bản hiệp ước chính thức, được gọi là Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp sai Patenôtre - Đại diện Cộng hòa Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn.

Sự kiện này đã bị lờ đi, không sách nào nhắc tới. Người học, người đọc sách do nhà nước in cảm thấy hụt hẫng trước những sự kiện như quân Cờ đen giết Francis Garnier (1873), giết Henri Rivière (1883), rồi Hòa ước Quý Mùi (1883), Hòa ước Thiên Tân (1884), Hòa ước Patenôtre (1884), rồi phân định biên giới với nhà Thanh….

Vì vậy mà Nguyễn Lương Hải Khôi khi “làm “phỏng vấn” nhỏ một số bậc thức giả, bao gồm cả những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, một câu hỏi duy nhất: Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc đối với Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp” (hết trích).

3. Vĩ thanh:

Khi khoa học, nhất là các môn khoa học xã hội, trong đó có lịch sử, đã bị buộc phải có “tính đảng”, “tính giai cấp” thì dĩ nhiên là không còn là khoa học nữa. Cho nên nếu bạn có nghe thấy ai đó nói rằng ông kia, ông kia là nhà… nhớn thì bạn cũng chỉ nên “kính nhi viễn chi” chứ đừng phản bác, cũng đừng a dua theo làm gì. Bởi vì phần lớn trong số họ và phần lớn thời gian trong cuộc đời mỗi người, họ chỉ là những bồ chứa sách và cái loa tuyên truyền cho chế độ mà thôi. Nói thế nghĩa là ta có thể thông cảm phần nào cho 11 giáo sư, tiến sĩ, “bảo hoàng hơn cả vua” trong việc phản đối đặt tên đường hai vị linh mục Tây ở Đà Nẵng. “LẠY CHA, XIN THA CHO HỌ, VÌ HỌ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ LÀM”. Chúa Jesus từng nói như thế.


Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20191203/vai-su-kien-lich-su-bi-giai-thich-sai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20247:52 CH(Xem: 365)
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
26 Tháng Ba 20248:38 CH(Xem: 213)
Điều đó nói lên 2 vấn đề: 1. Đảng cs xem bệnh nhân là những con mồi để làm tiền, cho dù có BHYT thì cũng phải đóng tiền, làm cho người dân túng quẩn. 2. Đảng cs xem việc người dân đói khát là lẽ tự nhiên, do đó an sinh xã hội tại VN gần như không có, ngoài những cơ sở từ thiện tự phát mọc ra để giúp đỡ người dân. Vậy mà chúng mày còn gan họng ra mà nói phét thì điều đó chứng tỏ lũ dư lợn viên ngu lâu dốt bền chúng mày chỉ là những con chó, chỉ biết sủa theo lệnh chủ và được ban phát tý cơm thừa canh cặn mà thôi!
25 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 128)
Bộ Nội vụ Vương Quốc Anh đang cho chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội với mục đích ngăn ngừa người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Xứ Sương mù bằng thuyền nhỏ. Truyền thông Anh Quốc loan tin ngày 25/3 dẫn nguồn từ Chính phủ London cho biết biện pháp vừa nêu được thực hiện vào khi số lượng ngày càng tăng thuyền nhân từ Việt Nam đến Anh Quốc bất hợp pháp qua eo biển Manche, tiếng Anh là English Channel.
22 Tháng Ba 20246:48 CH(Xem: 213)
Hồ Chí Minh (HCM) qua đời năm 1969. Trong bản Di chúc ông viết: “Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”. Là điều đã được thực hiện. ”Miễn là cá sống dưới hồ. Cỏn con cũng có ngày to kếch sù” (1). Song phương thức thực hiện mới là quan trọng. CSVN thiếu kỹ thuật, vốn đầu tư, trí tuệ để sản xuất công nghiệp. Đảng, nhà nước để xây dựng thành công CNXH và phát triển đất nước giàu, mạnh, đã đem nhượng bán tài nguyên thiên nhiên ‘rừng vàng bể bạc’ cho nước bạn và xuất khẩu sức lao động của nhân dân. Nhờ đó CSVN đã
19 Tháng Ba 20248:06 CH(Xem: 675)
Thế nhưng hầu hết các tờ báo Việt Nam đều im lặng trước những thông tin rất quan trọng, thu hút sự chú ý của tòan dân. Khi nhân dân lên tiếng thì Báo chí lại trích lời của Tổng bí thư và coi là: “xuyên tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự của đảng” và nhiều người đã phải chịu án tù hoặc bị phạt hành chính vì thực hành quyền tự do ngôn luận này. Chúng ta thấy một điều rất lạ kỳ là hầu hết các tin tức quan trọng về Việt Nam đều được báo chí quốc tế lên tiếng trước, nghĩa là ở Việt Nam không phải không có nguồn tin mà chính sự “bịt miệng” đã đẩy những tin tức đi xa hơn, đem lại uy tín cho các tổ chức nước ngoài.
16 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 1532)
Lại nói về chức phó vương xứ Tận còn để trống ít lâu thì triều đình vội vã ban chiếu ngự bình sắc phong quan tham tri xứ Quảng Võ Thường phẩm hàm cấp ba lên nhiếp chính làm cho triều đình ai nấy cũng đều xôn xao bất mãn, bởi quan phẩm hàm cấp thấp, không theo con đường cơ cấu xưa nay, hơn nữa quan còn trẻ tuổi, khi thụ phong chỉ mới trên dưới 50 mà ở vị trí số 2 triều đình thì sợ lòng dân không phục. Biết ý quần thần, đức vua Lú mới truyền thái giám truyền tay cho xem qua lý lịch trích ngang của Võ Thường, theo đó tân phó vương là cháu đời thứ 19 của… Võ Tòng, gọi Tòng bằng ông tổ cậu...
14 Tháng Ba 20247:42 CH(Xem: 947)
Sau ngày cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ thì khẩu hiệu “chủ nghĩa Marx Lenin bách chiến bách thắng” đã không còn hợp thời, nên 1992 Hiến Pháp của Đảng được sửa đổi và trong đó có thêm phần “tư tưởng Hồ Chí Minh.” Nhưng rồi Đảng lại không biết trình bày cái tư tưởng đó như thế nào, ngoài những khẩu hiệu kêu gọi toàn dân nên như thế này, thế kia… Ông Trần Ngọc Thành, quê Nghệ An, một cựu đảng viên, hiện sống tại Ba Lan, cho rằng ông chỉ thấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ là những câu như: cần kiệm, chí công vô tư, chủ nghĩa yêu nước… Ông nói đó là những thứ sáo rỗng.
14 Tháng Ba 20247:38 CH(Xem: 774)
Bọn truyền thông giẻ rách hải ngoại luôn mồm ca tụng quê hương giàu đẹp, bọn dư luận viên láo toét về con đường đi lên XHCN, bọn Vịt kiều thân cộng, ở xứ người no cơm ấm cật thích về thăm VN khoe mẽ, nói chung tất cả những đứa nào hay ca ngợi VN hôm nay giàu đẹp thì hãy chống mắt lên mà nhìn, nhìn xong rồi ngọng luôn chứ hùng biện, ngụy biện, xảo biện gì nổi nữa?! Sự thật đằng sau những tòa nhà cao tầng, những hào nhoáng giả tạo thì đời sống người dân trong nước vẫn mãi nghèo hèn, nhà cầm quyền csVN hoàn toàn ngó lơ, nếu có trợ cấp thì chỉ vài ba trăm ngàn tương đương 2, 30 chục đô la một tháng...
14 Tháng Ba 20247:33 CH(Xem: 484)
Đang yên, đang ổn trong rừng Nó đào, nó bới, nó bưng về thành Nó chặt, nó tỉa bớt cành Nó chôn xuống đất, ghi danh... sếp trồng Bu đầy, cả một đám đông Vỗ tay tán thưởng, nức lòng ngợi ca Một rừng cờ phướng, áo hoa Có cả bóng áo cà sa niệm bùa Mỗi năm có biết bao mùa Mùa chặt, mùa đốt... và mùa trồng cây Chặt phá loang lổ, tầy huầy Muốn đốt cho sạch phải xây nhiều lò Muốn trồng, phải trồng cây to Chóng thành củi gộc thồn lò cháy ngon Ngu gì trồng mớ cây con Hết nhiệm kỳ, nó chả còn sống đâu
13 Tháng Ba 20248:03 CH(Xem: 693)
Ôi, có gì không rõ mà phải làm rõ, ông Phó Chủ tịch ơi! Lý do chắc là tại họ làm biếng, không chịu về nước xây dựng CNXH cho mấy ông đó thôi. Có lẽ ai đó đã làm cho họ hoang mang, dao động, khi nói rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“. Nhân loại đã đi được gần ¼ đoạn đường trong thế kỷ này. Còn hơn ¾ đoạn đường nữa mới hết thế kỷ, nhìn đoạn đường hơn 76 năm còn lại, có lẽ họ ngẫm nghĩ: Chẳng biết mình có sống được chừng tới đó hay không mà về đó để xây dựng, cho dù đến hết thế kỷ này có xây CNXH thành công đi nữa...
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.