Giáo dục: qua những câu chuyện trong sách giáo khoa

05 Tháng Chín 20182:29 CH(Xem: 7943)

GIÁO DỤC: QUA NHỮNG CÂU CHUYỆN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

image

JB. Nguyễn Hữu Vinh




Kể từ 1945 khi Cộng sản cướp chính quyền để “xây dựng một chế độ mới” tại Việt Nam đến nay, đã 73 năm qua đi. Ít nhất đã có 3 thế hệ được giáo dục bởi “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” – Hồ Chí Minh, Thư gửi học sinh ngày khai trường 1945.

Ba thế hệ ấy, đã lớn lên làm chủ xã hội này rồi sinh con đẻ cháu để cùng được hưởng một nền giáo dục cách mạng. Thế nhưng, đến nay khi nhìn lại, sau 73 năm, ngành giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay với cải cách, cải tiến và liên tục thay đổi, đổi mới.

Đã từ lâu, cả xã hội rối loạn về hệ thống giáo dục này. Không thiếu những chuyện bi hài của nền giáo dục đã được đưa vào hò vè, thơ phú và nhất là những câu chuyện hài được phổ biến trong xã hội.

Dù giáo dục được xác định là quốc sách, là ưu tiên, là vì tương lai đất nước. Nhưng ngày nay, các thế hệ được giáo dục bởi nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” đó đã đưa đất nước đi từ cuộc chiến tương tàn này sang cuộc chiến khủng khiếp khác. Đồng thời, tạo ra những “bầy sâu” đục khoét xã hội.

Tham nhũng lan tràn từ cao xuống thấp, người dân trở thành đối tượng để bóp nặn và cướp bóc. Nạn cướp bóc của cải, tài sản của người dân, của những kẻ cô thế trong xã hội được coi như là một cách làm giàu nhanh chóng nhất. Đất đai, nhà cửa của người dân từ bao đời gây dựng, cho đến một ngày, đảng hô hào “quần chúng” đến cướp sạch, phá sạch để chia nhau như một thắng lợi. Theo cách làm đó, ngày nay những dự án, những chương trình cướp bóc vẫn diễn ra đều đặn.

Kinh tế kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản bị đào bán sạch sành sanh, con cháu được thừa kế những món nợ khổng lồ mà các thế hệ “con người mới XHCN” để lại. Nợ nước ngoài tăng ca vùn vụt, Việt Nam trở thành con nợ của thế giới.

Mỗi người dân là một người tù dự khuyết, mọi quyền làm người, đều bị hạn chế và tước đến mức tận cùng. Người dân bị bịt miệng, bị trấn áp bắt bớ nếu muốn nói lên ý nghĩ, mong muốn của mình, dù đó là lòng yêu nước.

Lãnh thổ của cha ông để lại từ ngàn đời nay, đã dần dần bị mất, bị đem đi dâng cúng cho kẻ thù phương bắc, hầu chỉ nhằm giữ sự độc tài và cai trị của đảng cộng sản.

Tất cả những lĩnh vực trên, đều được thực hiện bởi “bạo lực cách mạng” bằng “chuyên chính vô sản” với ý thức “Vật chất quyết định ý thức” của thứ tư tưởng hoang đường và tàn bạo mang tên Mác – Lenin.

Đạo đức xã hội suy đồi, tình người biến mất, sự thực dụng trở thành lẽ sống, sự vô cảm trở thành bình thường và bạo lực trở thành phương châm hành động trong xã hội.

Bạo lực lan tràn xã hội từ học đường cho đến mọi nơi, mọi lúc. Luật pháp chỉ là tấm vải che đậy và là tấm lưới để vét vào tay nhà cầm quyền những thứ họ muốn.

Tìm hiểu nguyên nhân của xã hội với hiện trạng bi đát ngày nay, người ta có nhiều cách lý giải. Nhưng, điều không ai có thể phủ nhận được là giáo  dục có vai trò hết sức quan trọng.

Một bài thơ được cho là của Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Dữ hiền, hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Vậy hẳn nhiên một xã hội bạo lực như hôm nay có nguồn gốc xuất phát từ giáo dục như thế nào?

Có lẽ không cần bàn đến nhiều những nội dung có tính chất cao siêu về khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội hay những vấn đề lớn lao khi nhà nước Việt Nam muốn đào tạo những lớp “Con người mới Xã hội chủ nghĩa”. Chỉ cần nhìn vào một số nội dung giáo dục để đào tạo con người, chúng ta thấy gì?

Trong giáo dục, sách giáo khoa là nơi cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học.  Sách giáo khoa là chuẩn mực cho việc giáo dục trong một đất nước.

Khi vào đời, học sinh tiếp xúc và được dạy dỗ những điều cơ bản định hướng cả cuộc đời bằng sách giáo khoa thông qua thầy cô giáo và hệ thống nhà trường. Ở đó, học sinh như một tờ giấy trắng và những nét vẽ vào đó góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách, lối sống của cả một thế hệ. Trong văn học, đã có câu thơ rằng:

Tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng
Chưa hề in cong thẳng nét gì
Ta như cây thước, ngọn chì
Vạch từng nước bước, đường đi buổi đầu
Kẻ đường thẳng về sau thẳng mãi
Vạch đường cong, sau lại càng cong.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam không thiếu những câu chuyện hay, những câu chuyện đầy tính nhân văn và nội dung giáo dục con người trở thành lương thiện, thân ái và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Thế nhưng, chỉ cần điểm một số nội dung được đưa vào giáo dục cho các trẻ thơ, chúng ta thấy được vì sao xã hội đầy bạo lực.

Câu chuyện Tấm Cám là câu chuyện dân gian, được đưa vào giáo dục cho cho học sinh từ lớp 4 ngày xưa và lớp 10 sau này. Câu chuyện cổ tích kể về cô Tấm đẹp người, bị dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ đối xử ích kỷ nên đã “vùng lên đấu tranh” bằng cách lừa sẽ làm cho Cám xinh đẹp bằng cách đào hố và dội nước sôi cho Cám chết. Sau đó lấy xác Cám làm mắm gửi cho dì ghẻ ăn. 

Thế nhưng, cả hệ thống từ văn học, sách giáo khoa, hệ thống giáo dục luôn luôn ca ngợi cô Tấm là cô gái đẹp người, đẹp nết… như một gương mẫu cho các thế hệ măng non Việt Nam học tập.

Sở dĩ người ta đưa câu chuyện đó vào hệ thống giáo dục, chỉ vì tư tưởng “Đấu tranh giai cấp” là tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lenin, là kim chỉ nam cho mọi hành động của “con người mới XHCN”, con người cộng sản. Khi đã vào cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp theo đường lối của Cộng sản, thì tình nghĩa máu mủ, ruột rà… cũng đều không có ý nghĩa.

Chính vì vậy, mà lớp “con người mới” này đã học tập triệt để trong những cuộc “con tố cha, vợ tố chồng” dưới sự lãnh đạo của đảng sau này.

Có lẽ cũng vì thế, mà ngày nay, người ta không thấy hiếm những trường hợp vợ giết chồng phân xác bỏ thùng rác, cướp giết một cách tàn bạo như Lê Văn Luyện. Và phong trào học tập Lê Văn Luyện đang sôi nổi, dâng cao trong giới trẻ được học tập Cô Tấm qua sách giáo khoa và hệ thống văn học Cộng sản.

Câu chuyện thứ hai là câu chuyện: “Trí khôn của ta đây”.

Câu chuyện kể về một con hổ từ rừng đi ra thấy người nông dân cày dưới ruộng và con trâu kéo cày vất vả dưới sự điều khiển của con người nên tò mò hỏi vì sao. Được trâu trả lời là do con người có trí khôn.

Khi con hổ đến hỏi con người thì con người hứa sẽ về lấy Trí khôn cho con hổ xem. Rồi lừa con hổ buộc vào gốc cây và châm lửa đốt đồng thời hô rằng: “Trí khôn của ta đây, trí khôn của ta đây”. Trâu thấy vậy cười lăn ngã ra đất gãy cả hàm răng còn hổ thì cháy loang lổ đứt dây chạy thoát.

Câu chuyện này giáo dục cho trẻ con được điều gì ngoài quan hệ giữa con người với động vật tự nhiên là mối quan hệ tiêu diệt, con người chỉ rình để hại các loài vật? Con hổ rõ ràng không có ý định hại người, nhưng con người đã lợi dụng “trí khôn” để tiêu diệt nó. Vậy thì lớp trẻ lớn lên sẽ hành động ra sao với thiên nhiên khi sử dụng trí khôn mà nó được học?

Và điều ngu hại hơn, là con trâu, cũng là thân phận con vật bị hành hạ, cùng kiếp con vật làm trâu cho người. Nhưng nó đã hả hê khi con hổ bị lừa và đốt cháy. Như vậy, tính cộng đồng, tính nhân văn của bài học chỗ nào và con người có nên đối xử với các loài vật như vậy không?

Phải chăng vì thế, ngày nay xã hội Việt Nam có thể tiêu diệt bất cứ thứ gì nhúc nhích, ăn bất cứ con gì có thể ăn được. Chuyện tiêu diệt động vật bằng mọi cách từ lớn đến bé, từ trưởng thành đến trứng nước là chuyện bình thường?

Câu chuyện thứ ba: Chuyện Lê Văn Tám.

Lê Văn Tám, một nhân vật hư cấu dùng để tuyên truyền cho cộng sản, mục đích là để xúi giục các trẻ thơ làm những điều tàn bạo mà chúng không ý thức được, chỉ biết một khái niệm là “yêu nước và căm thù giặc sâu sắc” khi tự châm lửa vào mình và đốt kho đạn của giặc.

Thế nhưng, ngoài việc câu chuyện này được bịa đặt nhưng vẫn đưa vào làm gương mẫu cho học sinh học tập, thì điều nguy hại, là với lứa tuổi non thơ, người cộng sản đã bơm vào đầu chúng chỉ có căm thù, chỉ có giết, cướp và đốt phá.

Những bài toán đố: Nhiều bài toán dạy cách tính cho học sinh tiểu học, đã dùng những ví dụ hết sức “đấu tranh cách mạng”. Chẳng hạn: “Trong đợt chiến đấu 1 đơn vị bộ đội tiêu diệt toàn bộ một tiểu đoàn quân địch .Đợt 1 tiêu diệt được 1/5 quân địchvà bắt sống 15 tên ,đợt 2 tiêu diệt được 1/3 số còn lại và bắt sống 30 tên, đợt 3 giết được 3/4 số còn lại sau cả hai đợt và bắt sống 52 tên còn lại. Hỏi tiểu đoàn đó giết được bao nhiêu quân xâm lược và bắt sống được bao nhiêu tên?”

Ở đây, không nói đến vấn đề giải bài toán đó ra sao. Chỉ có điều là trong cuộc sống không thiếu bất cứ điều gì để có thể làm ví dụ, nhưng người Cộng sản đã muốn lồng ghép những chuyện giết giặc vào đó để giáo dục trẻ em. Bởi họ không nghĩ rằng với trẻ em, thì giặc cũng là người, giết giặc cũng là giết người là chuyện bình thường.

Thậm chí, trong một chương trình truyền hình trước đây, phụ huynh còn phản ánh một bài toán như sau: “Em có 5 ngón tay, em chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón?”. Đến mức này, thì quả thật không có thể nói được điều gì hơn để có thể cổ vũ cho bạo lực và những cảnh ghê rợn.

Mới đây, chương trình Công nghệ giáo dục của một vài Giáo sư được mạng xã hội làm ầm ĩ và bị “ném đá” tơi bời. Ở đây không nói đến vấn đề đúng, sai ở chương trình này. Nhưng khi người ta quan tâm đến nó mới phát hiện ra những bài học dành cho thiếu nhi hoàn toàn thiếu tính giáo dục.

Đó là câu chuyện hai đứa bé nhặt được quả bứa nhưng chưa chia cho nhau công bằng, thì gặp cậu Cả lớn tuổi nhờ phân xử. Và cậu Cả phân xử bằng cách chia cái vỏ cho hai đứa, còn phần ruột cậu vừa ăn vừa bỏ đi.

Phải chăng, câu chuyện này muốn dạy cho các cháu cách hành xử cướp bóc trắng trợn trong xã hội đối với kẻ yếu thế?

Có thể nói, rất nhiều những bài học, những câu chuyện về giáo dục cần được nói đến. Bởi nền giáo dục đã đưa nhiều thế hệ đến chỗ coi thường bạo lực, lấy bạo lực cướp.

Như trên đã nói, nguồn gốc của tất cả những bài học bạo lực, bài học về đâm chém, giết chóc, ích kỷ và vô cảm… được đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam mấy chục năm qua đã không ngoài mục đích đào tạo ra những con người như đảng cộng sản mong muốn.

Lớp người đó phải thuộc nằm lòng về Chủ nghĩa Mác – Lenin, lấy đấu tranh giai cấp làm mục tiêu, lấy việc tôn thờ thứ chủ nghĩa ấy một cách vô thức, bất chấp mọi vấn đề xã hội, đạo đức…

Kết quả của nền giáo dục ấy, đã đào tạo nên những lớp người Việt hôm nay, tạo nên đất nước với tình trạng như hiện tại. Ở đó, người dân chỉ là những con trâu kéo cày và cười văng cả hàm răng khi con hổ bị “trí khôn” của “con người” tiêu diệt.

Và cả đàn trâu bò, hổ báo kia đều đang bị tiêu diệt bằng nhiều cách khác nhau.


Ngày 4/9/2018, ngày mở đầu một năm học mới ở Việt Nam

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 20248:22 CH(Xem: 102)
Cân gạo giờ quý như vàng. Tượng đài đến đó ngàn người đói thêm. Nhân dân nặng trĩu u phiền. Tiếp tục tìm cách kiếm tiền vượt biên. Lãnh đạo là những kẻ điên. Nghĩ đủ dự án kiếm tiền túi riêng. Dân nghệ vùng đất linh thiêng. Cùng nhau phản đối những trò dựng xây. Lenin cái tượng thối thây Các nước thế giới đập nhiều, không xây. Không tin vào mạng đó đây. Cập nhật tin tức nó liền hiện ra. Lenin giờ đã là ma. Một thời quá khứ chẳng ra cái gì. Thế giới giờ đã vứt đi. Ở ngoài bãi rác thiếu chi tượng này.
19 Tháng Tư 20247:51 CH(Xem: 240)
Những di dân Việt đi lậu theo sự điều hành của các băng nhóm tội phạm và họ thường làm việc trong các quán chăm sóc móng tay chân, tức làm nghề nail, hay trong các trại trồng cần sa hoặc hành nghề mại dâm, The Sun và Daily Mail cho hay. Họ bị các nhóm tội phạm bóc lột và phải làm việc như nô lệ để trả dần các món nợ mà họ đã vay để trang trải cho hành trình vượt biên từ Việt Nam qua các nước Đông Âu như Ba Lan hay Hungary để đến Anh.
17 Tháng Tư 20246:28 CH(Xem: 604)
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
15 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 447)
Chuyên ăn rau má, phá đường tàu! Sao gặt thành công quá ngọt ngào? Tiến sĩ lao nhao bầy láu táu! Giáo sư lúc nhúc lũ xôn xao ! Vinh quy bái tổ làng trên báo! Bảng hổ đề danh xóm dưới rao! Nếu chẳng tâm vui, lòng áo nảo! Thì xin ai đó hãy vung đao!!!
13 Tháng Tư 20245:56 CH(Xem: 414)
Mà để người lao động Nghệ An đi lại, ăn ở, làm việc ở Đài Loan dễ dàng, được đảm bảo các quyền lợi, được đối xử tốt, nhiều lao động trái phép, quá hạn… được ân xá, được tạo điều kiện gia hạn… đều nhờ rất nhiều vào những chính sách cởi mở về cấp visa và lưu trú của bà Thái Anh Văn. Không tin sang Đài Loan hỏi thì biết. Mà cần gì phải sang tận Đài Loan, chỉ cần nhìn số lượng người Nghệ An vẫn ngày ngày bất chấp hiểm nguy, tốn kém tìm mọi cách sang Đài Loan tư bản bằng được, là biết họ chán ghét hào quang khi được trong đội ngũ giai cấp vô sản đến mức nào. Tôi tin rằng ai mà nhắc đến cụ Lê Nin với họ không chừng bị ăn đấm vỡ mặt...
12 Tháng Tư 20247:34 CH(Xem: 401)
Có lẽ trong buổi giao thời, tranh tối tranh sáng, mình mới thấy được những bộ mặt “ghê tởm” nầy xuất hiện. Họ như những tên hề đứng trên sân khấu múa may mà không biết trơ trẽn, lớn tiếng chỉ trích anh em có chút máu “ngụy”, như một tay cách mạng chính hiệu. Cái trò chỉ điểm, tố cáo để kiếm điểm, tìm một chút địa vị, lúc ấy thật đáng sợ, anh em thiêm thiếp chịu trận, không dám hé răng. Cái bối cảnh lúc ấy thật nhố nhăng, thật sắt máu, nghi kỵ lẫn nhau, chà đạp nhau để vươn lên. Những người lập công cho “cách mạng” kiểu nầy dần dần bị đào thải, anh em thì xa lánh. Họ thui thủi như một bóng ma. Cho đến bây giờ thời gian quá lâu, mọi chuyện đã phôi pha, trong lòng mọi người không ai muốn nhớ lại.
12 Tháng Tư 20247:30 CH(Xem: 681)
Chuyện ngược đời ở Việt Nam ngày nay 2024: - Đà Lạt có độ cao 1.500 m so với mặt biển, nhưng mỗi lần mưa lớn bị ngập triền miên; - Đồng bằng sông Cửu Long chỉ cao hơn mặt biển độ 1,50 m thôi và nhiều nơi ngang hay thấp hơn mặt biển, nhưng vẫn bị hạn hán và ngập mặn dài dài ... Và hiện đang thiếu nước ngọt trầm trọng phải mua nước hàng 300.000 Đống VN/m3 nước. Tai sao? Xin hỏi những người đã từng cao ngạo thay Trời làm mưa đi!
11 Tháng Tư 20247:20 CH(Xem: 1192)
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 20248:47 CH(Xem: 1015)
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
10 Tháng Tư 20248:46 CH(Xem: 420)
Có những lúc Vội quay mặt đi Chẳng muốn nhìn những trò lố bịch Có những lúc Buồn không muốn nghĩ Vì nghĩ rồi phải nói, viết ra… Có những lúc Cười không nhịn được Xem diễn trò hề Nghe những câu “tuyên bố” ngô nghê … Có những lúc Không làm gì được Tim nhói đau mà phải nén trong lòng! Có những lúc Tưởng như không muốn sống Sống không phải là mình thì sống làm chi! Có những lúc Muốn như ai đó Chỉ “Tứ khoái” thôi là đủ Đời vẫn đẹp như mơ! Có những lúc thôi Rồi trở lại chính mình Như số phận chẳng thể nào khác được! Lại vẫn nghĩ, vẫn đi, vẫn viết
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!