Quả thật lại là “Huyền Thoại” về Lê Văn Tám

14 Tháng Ba 201812:28 CH(Xem: 10703)

              Quả thật lại là “Huyền Thoại” về Lê Văn Tám

h134
                   Cậu bé thiếu niên Lê Văn Tám được mệnh danh là “Cây đuốc sống”.

 


Đông Đô (Danlambao)
 - 
Lê Văn Tám là tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc (sis--theo vi.wikipedia.org).
Đó là phần giới thiệu đầu tiên về nhân vật “thiếu niên anh hùng” Lê Văn Tám trên trang mạng Wikipedia nhưng với một giọng điệu lấp liếm rất gian manh khi cố tình viết sửa đổi lại là cậu bé Tám “châm lửa để phá hủy một kho đạn” trong khi bộ tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam đã từng “loa” tin từ năm 1945 là cậu bé “dùng thân mình tự châm lửa chạy vào kho đạn của giặc”. Vì vậy cậu bé Tám được nhà sản tôn vinh như là “cây đuốt sống” được tuyên truyền rộng rãi từ Bắc vô Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam và cũng lại là một hình ảnh được nhồi sọ vào trẻ thơ từ lớp tiểu học qua sách giáo khoa ở miền Bắc và miền Nam sau nầy, ngay cả những cán binh, cán bộ, hay thường dân khắp mọi miền.
Tuy nhiên, về thân thế của cậu bé Tám thì không một ai biết đến, (ngay cả trang mạng vi.wikipedia cũng không dám viết xuống) ngoài vài câu vắn tắt (truyền miệng nhau vốn được xem là “tư liệu”) cho đó là một cậu bé nghèo khổ bán lạc rang ở quận 2, Sài Gòn. 
Hai chữ “lạc rang” cho người đọc hơi tinh ý biết đó là văn phong của người miền Bắc, trong khi người miền Nam gọi là đậu phộng rang. Người dân miền Bắc dường như thích ăn “lạc rang” vì thời tiết hơi lạnh, ngược lại dân trong Nam thích loại đậu phộng luộc vì khí hậu oi bức. Vì vậy, hình ảnh một cậu bé bán lạc rang thường thấy hơn ở miền Bắc nhưng nó được dựng lên để mô tả Lê Văn Tám, một cậu bé bán rong ở miền Nam qua cách nhìn hạn hẹp của bộ tuyên truyền miền Bắc. 
Hình ảnh “cây đuốc sống” đó vẫn còn in nhan nhản trên sách giáo khoa, phác họa một cậu bé khoảng 13 tuổi, mình đầy lửa, đang phóng chạy vào nơi có những thùng phuy không nhãn hiệu hay chữ viết, vốn được cho là chứa xăng (mặc dù trong phần giới thiệu trên của wikipedia cho là một kho đạn). Không những thế, “cây đuốc sống” đó phải vượt qua toán lính Ấn Độ, Phi Châu gác cổng và nhận lấy hàng loạt đạn xuyên vào tấm thân bé nhỏ đang bốc lửa. Cậu bé gục xuống nhưng không chết ngay vì loạt đạn xuyên người hay lửa đốt thân. Cậu ta vùng đứng lên và tiếp tục chạy nốt đoạn đường khoảng 50 mét đến nhà kho mới chịu gục chết trong biển lửa bùng phát.
Sau năm 1975, miền Nam Việt Nam bị thất thủ và xâm chiếm hoàn toàn bởi tập đoàn cộng sản bao gồm Liên Xô, Trung cộng, và Bắc Việt. Người dân miền Nam (xin nói rõ hơn đó là những người dân quốc gia thuần túy, không phải là thành phần Việt cộng nằm vùng ở miền Nam hay miền Trung hay loại... cái được gọi là gia đình cách mạng) ngỡ ngàng với câu chuyện Lê văn Tám vốn được biết đến qua công cuộc tuyên truyền nhồi sọ từ miền Bắc đưa vào. Với tinh thần tự do tư tưởng của người quốc gia miền Nam vốn có, họ nhận thức ra ngay sự lừa bịp, xảo trá trong câu chuyện cậu bé Lê Văn Tám. Thế là những lời đàm tiếu, châm biếm, râm rang chuyển tai nhau về trò tuyên truyền “rẻ tiền”, đền tức cười của Việt cộng lan ra. Và sự kiện nầy được hâm nóng hơn, sau 30 năm chiếm lấy miền Nam, khi Gs Phan Huy Lê, một đảng viên cao cấp, giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, lên tiếng chính thức trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội và khẳng định rằng nhân vật “anh hùng Lê Văn Tám” là hoàn toàn không có thật.
1. Một số bài viết phản bác Gs Phan Huy Lê: 
a- Trước hết, xin trích dẫn một đoạn trong bài viết “Về cây đuốc sống Lê Văn Tám” của ông Trần Trọng Tân với chức vụ là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy, Sài Gòn vào ngày 16 tháng 10, 2008, trên lề báo đảng Sài Gòn Giải Phóng, mà tác giả Khôi Nguyên của báo Nguoiviet.online ghi lại qua bài viết “Lật tẩy sự dối trá của chế độ: “Ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám không có thật(được đăng lại trên trang mạng danchuvietnam.wordpress.com) như sau:
“Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17 Tháng Mười. 1945 và ngày 8 Tháng Tư, 1946; trận ngày 17 Tháng Mười, 1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà “đã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành ‘cây đuốc sống’; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946.”
Ông Trần Trọng Tân nhấn mạnh là cậu bé Lê Văn Tám đánh vào kho đạn, không phải là kho xăng và cũng không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà là “lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm”. Cuối cùng ông ta giải thích cho hiện tượng “cây đuốc sống” như sau: “Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành ‘cây đuốc sống’”. Thoạt nghe qua câu chuyện có vẻ rất hợp lý (có nghĩa là logic vốn là từ vựng mà Việt cộng lại rất thích dùng để thay thế), nhưng phiên bản mới nầy sau 63 năm, từ năm 1945 đến năm 2008 (là năm ra đời phiên bản mới) được đưa ra thì dường như đã quá muộn vì biết bao thế hệ dưới sự tuyên truyền nhồi sọ của đảng chỉ biết trong đầu một hình ảnh “cây đuốc sống” phải là cậu bé phóng chạy với ngọn lửa bùng cháy quanh người. Thế mới được gọi là “cây đuốc”! Như cây đuốc trong tay của những vận động viên nổi tiếng chuyền nhau chạy trong ngày khai mạc Thế vận hội nào đó trước biết bao nhiêu người. Còn “cây đuốc sống” của ông Trần Trọng Tân thì chẳng ai thấy được ngoại trừ ông ta và những kẻ ảo tưởng Việt cộng mà chỉ là hình ảnh một cậu bé bị dính xăng - mà khó thể nào tránh khỏi vì không đủ khôn khéo ở lứa tuổi thiếu nhi của cậu trong khi rảy xăng tung tóe khắp nơi - đang bắt lửa, cuống cuồng nhảy đổng lên, hai tay quờ quạng tứ tung, la hét hết sức mình nhưng không thể nào dụi được đám lửa bắt xăng trên thân người, càng lúc bừng cháy nhanh hơn và càng nhanh hơn với miếng mồi lửa là thân hình bé nhỏ của cậu ta. Hình ảnh đó hoàn toàn không giống “cây đuốc sống” chút nào, mà chỉ là một biển lửa đang nuốt trọn một thân người gục xuống. Thật kinh hoàng, thật đớn đau, và thật bất nhân. Nhất là sự kiện đó xảy ra cho một cậu bé khoảng 13 tuổi! Một cái chết oan khiên, ghê rợn như cực hình thực sụ dưới âm phủ giả tưởng nhưng đang diễn ra trên trần gian mà... trời ơi! nó được người ta thi vị hóa trong cái gọi là nghệ thuật văn chương theo cách nhìn của người cộng sản là “cây đuốc sống”. Để rồi họ đem hình ảnh đó ra rêu rao tuyên truyền cho những lớp thiếu nhi ngây thơ bắt chước theo hay nói cho có vẻ văn hoa là “noi theo học tập”. Giả như cậu bé là con của bạn, bạn có đủ lòng “quyết tử” vì cách mạng mà xúi con bạn nhận lấy cái chết kinh khiếp đến thế không? Hãy tự vấn lòng mình để lương tâm còn chút hơi thở !
b- Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh với bài viết Lê Văn Tám! Anh là ai?, trên vncold.vn, ngày 8/09/2009, có đoạn như sau: “Ông Lê nói: Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi?! ”
Đó là lời gởi gắm của Gs Trần Huy Liệu cho Gs Phan Huy Lê về việc minh bạch hóa câu chuyện Lê Văn Tám vốn chỉ là một sáng tác của Trần Huy Liệu chỉ vì nhiệm vụ tuyên truyền. Và nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh đã thầm vui mừng trong việc “vạch lá tìm sâu” qua những lời phát biểu của Gs Phan Huy Lê vào tháng 2, 2005 trong cuộc hợp báo ở Hà Nội khi ông Phan nhắc nhở về những lời gởi gắm của Gs Trần Huy Liệu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh, ông Phan chỉ là một cậu bé 15 tuổi lúc Gs Trần Huy Liệu “đã là một nhà hoạt động xã hội lớn” thì khó có thể nào chuyện tiếp xúc lại xảy ra nói chi đến việc mà ông cho là “thổ lộ gan vàng”. “Gan vàng” ở đây nên được hiểu rõ nghĩa hơn là sự cả gan, liều lĩnh, dám phanh phui bí mật quốc gia, một loại bí mật thúi tha mà nhà sản đã cố tình đống kín bằng vòng đay thùng mà không sợ bị tử hình, hay nhẹ lắm là bị trù dập đến suốt đời ngay cả những thân nhân liên hệ. Một việc hệ trọng đến thế, giữa cái sống vá chết, giữa cái nhục và vinh, giữa sự thật và gian manh, lại có khi nào gởi gắm vào cậu bé mười lăm tuổi, chưa trưởng thành và không cò chút chức vụ, vai vế, hoặc tiếng tăm trong xã hội. Quả thật là điều phi lý đối với nhà nghiên cứu đương đại Nguyễn Văn Thịnh của nhà sản.
Tuy nhiên, nếu người ta đọc lại những lời của phát biểu của Gs Phan Huy Lê vào tháng 2, 2005, và tra cứu sơ về tiểu sử của ông ta và của Gs Trần Huy Liệu thì người ta có thể hiểu rõ hơn sự lầm lẫn rất ấu trĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh. Qua bài viết Tranh luận về Lê Văn Tám tiếp tục, Nguyễn Hùng, trên trang bbcvietnamese.com, ngày 16 tháng 10, 2009, có đoạn như sau: “Trong bài viết mới nhất đăng trên tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10, giáo sư sử học Phan Huy Lê nhắc lại chuyện ông đã được Giáo sư Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 40 kể cho nghe nhân vật Lê Văn Tám là do ông Liệu ''dựng'' lên để ''cổ vũ tinh thần chiến đấu'' của người Việt.”
Hoặc trên vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám, có đoạn như sau: “Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, ông Phan Huy Lê nói: Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.”
Cũng theo vi.wikipedia.org cho biết là Gs Trần Huy Liệu (5 tháng 11 năm 1901 - 28 tháng 7 năm 1969), giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ 2 tháng 9 năm 1945 – 2 tháng 3 năm 1946 (1 năm, 184 ngày). Từ năm 1953, ông chuyển sang công tác nghiên cứu khoa học, làm Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng cho đến năm 1959. Trong khi đó Gs Phan Huy Lê (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934). Năm 1956, ông tốt nghiệp cử nhân Sử- Địa trường Đại học sư phạm Hà Nội, sau đó ông được nhận chức danh Trợ lý giảng dạy Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1958, ông là Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại khi mới 24 tuổi.
Thử đọc lại câu viết của phóng viên Nguyễn Hùng, được trích dẫn ở trên, xác nhận chức danh của Gs Trần Huy Liệu là “...Viện trưởng Viện sử học và cũng là...” Một phóng viên chân chính thường cố gắng viết rõ nghĩa trong câu trúc hành văn của mình, và Nguyễn Hùng đã nói rõ chức danh sau cùng của Gs Trần Huy Liệu là Viện trưởng sử học và đồng thời nhấn mạnh cho đọc giả ngầm hiểu công việc tuyên truyền của Gs Trần Huy Liệu qua chức danh của ông ta trước đó là "Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 40” với một nhóm chữ liên từ “và cũng là”. Như vậy, không thể viết là “Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi?!" theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh hiểu sai lầm.
Hoặc như trên vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám, cũng đã viết khá rõ ràng rằng “Đó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền... anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám”, Vâng, đó là lúc (khoảng năm 1945) Gs Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, chớ không phải “thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi” nào đó, nếu ông ta không muốn vào tù cộng sản.
Thật ra, khi Gs Trần Huy Liệu rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời vào lúc 45 tuổi thi Gs Phan Huy Lê chỉ là cậu bé vị thành niên 12 tuổi. Mười hai năm sau (1958), Gs Phan Huy Lê trở thành Chủ nhiệm Bô môn Lịch sử Việt Nam tại Đại học Tổng hợp Hà Nội và Gs Trần Huy Liệu lúc bấy giờ được 57 tuổi đã là Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng từ 5 năm về trước. Đây có thể là bắt đầu khoảng thời gian gặp gỡ giữa những người có chức vụ gần gũi và nghiệp tác tương hợp nhau nên họ dễ cảm thông nhau hơn và ngay cả sự tin tưởng cá nhân đặc biệt, và nhất là khi GS Trần Huy Liệu về hưu chỉ vào khoảng 1 năm sau (1959), lúc được 58 tuổi. 
Cuộc chiến khốc liệt năm 1968 vào dịp Tết Mậu Thân, là một thất bại lớn lao về mặt quân sự của đảng Cộng sản Việt Nam mà họ nghĩ là việc tái phục lực lượng cần ít nhất là 3 năm sau. Điều nầy đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cán bộ cao cấp khác, có thể nói là Gs Trần Huy Liệu. Cuối cùng có ít nhất là hai nhân vật tiếng tăm ra đi vào năm 1969 là Gs Trần Huy Liệu và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những lời nhắn nhủ của Gs Trần Huy Liệu được lập lại trước mặt 2 nhân vật khác trong một cuộc gặp gỡ nào đó mà nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh ghi lại qua lời phát biểu của Gs Phan Huy Lê như sau: “Vị giáo sư sử học cũng trích lời ông Trần Huy Liệu nói với ông và hai người khác trong một cuộc gặp: ''Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.''”
c- Đáng kể nhất là bài viết phản bác của tác giả Lý Châu Hoàn, Sự thật về “Đuốc sống” Lê Văn Tám!”, trên trang mạng tuanbaovannghehcm.vn vào ngày 15/12/2015. Tác giả cho biết là ông ta đã bỏ ra rất nhiều công sức để tra cứu những bài báo đảng trong thư viện, cũng như tìm gặp một số nhân chứng sống còn trong khoảng thời gian đó, hoặc họ được nghe kể lại. Tuy nhiên, hầu như những thứ tư liệu đó tạo thêm nhiều mâu thuẫn rối rắm hơn: lúc thì kho xăng, lúc thì kho hàng, lúc thì kho đạn; lúc thì tẩm dầu vào thân mình, lúc thì tự thiêu thân mình sau khi tẩm xăng, cuối cùng tác giả dường như đã tự mĩm cười thầm khi viết xuống như sau: “Một lần nữa vào những ngày gần đến kỷ niệm 70 năm “Mùa Thu lịch sử”(và cũng đúng 70 năm ngày xảy ra sự kiện “đuốc sống”), tôi tìm được một tư liệu có thể quý hơn vàng, đó là:
 
- Báo CỨU QUỐC (Cơ quan Tuyên truyền Tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh (Hà Nội), số 71, ngày 19-10-1945 có bài đóng khung nổi bật Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt, với nội dung: “Tin điện từ Mỹ Tho (*) đánh ra ngày 17.10 cho hay rằng : một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu Xi-mông Pi-ê-tờ-ri (Simon Piétri) của địch. Lập tức kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày hai đêm…”. Ở trang 2 báo này còn đăng bài thơ LỬA THIÊNG (27 câu): “Kính tặng hương hồn một chiến sĩ Việt Nam tự thiêu mình để đốt một vị trí quân địch (tin Nam bộ)”của tác giả Đông Hà.”(sis)
Như vậy qua “một tư liệu có thể quý hơn vàng” theo như tác giả Lý Châu Hoàn nghĩ là một bài viết “một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu của địch” trên báo Cứu Quốc vốn là một “Cơ quan Tuyên truyền Tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh” tại Hà Nội. Thế là hình ảnh “cây đuốc sống” được làm sống dậy! Và người ta lại dễ dàng chấp nhận sự kiện vốn đã từng được thừa nhận là hoang tưởng, phản khoa học, là người chiến sĩ tự thiêu ấy có khả năng siêu nhiên để phóng chạy vượt qua 50 thước vào kho dầu của địch, là một câu chuyện có thật chỉ vì báo đảng đã đăng lên bài viết như thế. 
Tiếp theo, tác giả cố gắng chứng minh tên họ của nhân vật là có thật qua vài câu chuyện được kể lại của một số nhân chứng hoạt động ở miền Nam trong khoảng đó mặc dù họ không trực tiếp gần gũi hoặc liên hệ với “chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình”. Cuối cùng tác giả như reo vui khi khẳng định là “Vậy “Vị anh hùng vô danh” tên thật sự là LÊ VĂN TÁM. Không phải bàn!”(sis)
Thành thật mà nói, không gì buồn cười hơn (theo đúng nghĩa là đáng buồn và tức cười) khi tác giả cũng chỉ đưa ra bản tin của báo đảng nhưng được xem như “một tư liệu có thể quý hơn vàng” cho thấy là sự mê cuồng đảng của tác giả quá hiển nhiên, cũng như đa phần những cán bộ đảng viên khác. Điều nầy đã khiến cho cây bút của ông ta bị bẻ cong, cố tình lách léo sự thật nhằm mục đích “quyết tử” bảo vệ đảng. Nhưng không biết tác giả Lý Châu Hoàn có dám bày tỏ lòng trung thành với đảng bằng mọi cách chăng? Tác giả có dạy bảo đứa con trai 13 tuổi của mình nên thực hành lòng hy sinh cho đảng, noi theo gương của cậu bé tẩm xăng Lê Văn Tám, không? Vâng, câu trả lời ngấm ngầm và chắc chắn đúng nhất là “không bao giờ”.
Tuy nhiên, hình ảnh cậu bé tẩm xăng Lê văn Tám được tác giả của bài thơ “Lửa bất diệt” là Gió Hồng cũng là nhà báo Hà Văn Lộc, và nhà văn Thép Mới, phù phép biến một cậu bé trở thành thanh niên như thánh Gióng vươn vai trong truyền thuyết “huyền thoại”. Vì vậy cậu bé được xưng là “anh” trong suốt bài thơ khiến cho người đọc chỉ hình dung “một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình” là Lê Văn Tám, chớ không phải là một cậu bé vị thành niên.
Trong bài viết Bài thơ viết về Anh hùng Lê Văn Tám của nhà văn Thép Mới vào tháng 10-1945, Nguyễn Văn Toàn, 14 tháng 12, 2017, trên trang mạng tuanbaovannghetphcm.vn, có những đoạn thơ như sau:
 
Buổi trưa ấy, Sài Gòn rung ý hận,
Nghiến răng nghe rầm rập tiếng chân thù,
Anh đứng khoanh tay, lòng nặng đợi chờ 
Giờ cứu nước, giờ đây, giờ cứu nước.
Anh nhìn xuống áo quần anh đẫm ướt,
Mùi dầu xăng ngây ngất chí hiên ngang,
...
Anh châm lửa, người anh mang cánh lửa,
Anh băng băng xông vào giữa kho dầu.
...
Chúng điên hận, nhằm anh, run mũi súng,
Tiếng súng nổ, cây người anh đổ xuống.
...
 
Qua vài trích đoạn ở bài thơ trên, cho thấy là nhà thơ Gió Hồng dám bạo gan phóng đại sức tưởng tượng của mình khi cho là sự kiện đốt kho xăng xảy ra vào buổi trưa dường như tác giả muốn phơi bày sự can trường và liều lĩnh của chàng thanh niên Lê Văn Tám mặc dù đó là một hành động ngu xuẩn mà không một cảm tử quân nào dám làm giữa ban ngày. Sau khi tự châm lửa, chàng thanh niên phóng chạy đến kho dầu nhưng bị ngã gục gần cổng ra vào vì những tràng súng của lính canh. Thế nhưng sau đó, anh vùng lên và vượt qua một khoảng cách khá xa đến kho dầu trước khi chịu gục chết. 
Một hình ảnh thật hào hùng đến phát rung cả người qua diễn biến trình tự một cách rất là “logic” khiến người đọc dễ dàng không nhìn thấy những điều cũng rất là “illogic” như sự kiện một cảm tử quân Lê Văn Tám đang bốc lửa và phải hứng chịu những tràng súng trong cự ly gần dù đã bị gục xuống nhưng vẫn còn đủ sức vùng đứng lên, quả là một phép nhiệm mầu đầy gian xảo, láo toét. Và sự kiện phóng chạy đến kho dầu khá xa (có thể là 50 mét) trong khi ngọn lửa càng lúc càng bừng lên đốt cháy thân thể loang lở những lỗ đạn xuyên người phun vọt máu. Liệu chừng “cây đuốc sống” đó còn lê lết được bao xa? Có thể nhiều lắm là 2 mét cuối cùng của sức lực!
2. Lê Văn Tám là Ai?
a. Trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay (2009), giáo sư sử học Phan Huy Lê nói nói: chiến công phá hủy kho của Pháp là có thật nhưng không rõ tên của người chiến sĩ đốt kho, trên cơ sở sự kiện có thật đó, để tiện cho việc thông tin, giáo sư Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 1940 đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám để tiện cho việc viết bài, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống Pháp của người Việt (sis--theo vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám).
Người chiến sĩ Cộng sản đốt kho xăng Thị Nghè thuộc thành phố Sài Gòn, của Pháp vào ngày 17/10/1945 theo như bản tin được đánh đi từ Nam bộ ra Hà Nội, nhưng không ghi tên họ, tuổi tác. Gs Trần Huy Liệu đã thừa nhận là ông ta “đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám để tiện cho việc viết bài, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống Pháp của người Việt”.
Nhưng tại sao lại là họ Lê mà không phải họ nào khác như là Nguyễn, hoặc Trần v.v... và tại sao đặt tên là Tám mà không phải là Tèo, Tí, hoặc Bốn, Bảy v.v... Hoặc chỉ là một cái tên họ bất chợt hiện ra trong đầu Gs Trần Huy Liệu. Những câu hỏi nầy được Gs Phan Huy Lê trong bài viết “GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám, dongphuonghoc.org, 03/05/2016, được đăng trên Tạp chí Xưa Nay số ra tháng 10 năm 2009, (Theo KH& ĐS) giải thích như sau: “...thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.”
Có thể nói thêm rằng Gs Trần Huy Liệu cũng đã khéo léo khi dùng chữ lót là Văn vốn mang tính chất rất là Nam bộ trong việc sáng tác ra cái tên Lê Văn Tám, mà không phải là Lê Tám hoặc Lê Huy Tám v.v... Như vậy cái tên Lê Văn Tám không phải là sự ngẫu nhiên từ trên không rớt xuống hay chỉ viết bừa cho có đối với một nhà trí thức như Gs.
b. Trong bài viết “Lê Văn Tám! Anh là ai? của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh có ghi lại một đoạn trên báo Cựu chiến binh TP.HCM, số 269 ngày 20/10/2008, nêu lên ý kiến trao đổi của Đại tá Võ Thanh Khiết, hội viên Hội Cựu chiến binh quận X như sau: “Kho xăng dầu Thị Nghè thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền. Nó nằm trên bờ tây rạch Văn Thánh, ngay sát đầu cầu trên đường Ngô Tất Tố ngày nay, cách chợ Thị Nghè vài trăm thước, nên thường được gọi là Kho xăng dầu Thị Nghè. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngày 17/10/1945, Lê Văn Tám được giao nhiệm vụ đột nhập vào kho này, dùng chai xăng đốt phá, bị xăng bắt cháy vào người thành ngọn đuốc sống và anh dũng hy sinh. Gương anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ của Tám đã động viên chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu lúc bấy giờ. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói.”
Vâng, theo lời của Đại tá Võ Thanh Khiết mô tả về kho xăng Thị Nghè vốn “thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền” bằng một cách khác khá tỉ mỉ hơn như sau: “Đó là một khu nhà lợp tôn (như nhà lồng ở chợ nhỏ), vách ván đóng thấp; chung quanh có một lớp hàng rào dây thép gai, ngay cạnh sát cầu kinh, trên con rạch nhỏ nhánh của rạch Thị Nghè…”. Nhờ thế, việc đột nhập vào trạm xăng nầy xem ra không có gì là khó khăn lắm. Đó là giai đoạn chiến tranh du kích lẽ tẽ ở Nam bộ, sau khi người Pháp dưới dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp vào ngày 23/9/1945 mặc dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Bắc bộ được thành lập vào ngày 2/9/1945 sau công cuộc cướp chính quyền Bảo Đại thành công. Nên nhớ là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Bắc bộ chỉ là một tổ chức cộng sản trá hình, nấp dưới bình phong của những người lãnh đạo đảng phái quốc gia vốn bị bắt buộc phải góp mặt trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời (1/1/1946). Dĩ nhiên sự kiện Lê Văn Tám vào ngày 17/10/1945 không phải là chiến thuật tiêu thổ kháng chiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trên hệ thống loa phát thanh Hà Nội ngay trong đêm 19/12/1946, sau khi “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) cho phép Pháp đưa quân vào miền Bắc đổi lại Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp.”(sis--vi.wikipeadia.org, Chiến tranh Đông Dương). Đó là sự lầm lẫn của Đại tá Võ Thanh Khiết.
Trong phiên bản mới của Đại tá Võ Thanh Khiết, bỏ qua việc tẩm xăng vào người (theo như sách giáo khoa) mà thay vào việc “bị xăng bắt cháy vào người” để cho câu chuyện “huyễn thoại” còn có vẽ hợp lý một chút. Cũng như từ kho xăng biến thành nhà trạm xăng bán lẻ, thì việc canh gác dường như không có mà chỉ là vòng thép gai bao quanh_ có nghĩa là không có chuyện hàng loạt súng bắn vào “cây đuốc sống”: như vậy hình ảnh “cây đuốc sống” mà người ta thường mường tượng là một ngọn lửa bừng cháy đang phóng chạy thì hóa ra là hình dáng của một người bị lửa bắt cháy đang giẫy giụa một cách vô vọng, và thật đáng thương.
Cái tên Lê Văn Tám dường như quá quen thuộc trong câu chuyện “huyền thoại” nầy mà Đại tá Võ Thanh Khiết nhắc đến như là từng có sự liên hệ mật thiết hay biết rất rõ về người chiến sĩ đó. Tuy nhiên, điều nầy không thể chứng minh được gì về cái tên Lê Văn Tám vốn đã có từ năm 1945, không gia thế, không láng giềng. Chỉ là sự mạo nhận trong liên hệ quen biết mà bất kỳ người nào cũng có thể tự xưng như thế sau nầy.
3. Kết luận:
Trong bài viết “GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám, Gs Phan Huy Lê đã thốt lên rằng “Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.”
Với chức vụ và danh dự của một nhà trí thức như Gs Phan Huy Lê cũng khó lòng biện giải cho câu chuyện “huyền thoại” Lê Văn Tám, ngược lại chính ông ta bị các đồng chí mình dè bỉu, nói xấu, và thậm chí khinh thường vì ông ta “không đồng tình với quan điểm cho rằng ''ngọn đuốc sống Lê Văn Tám'' đã đi vào lòng dân rồi và các nhà sử học ''không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới 'biểu tượng', một 'tượng đài' yêu nước.''”
''Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.'' (sic--theo bbc.com.“Tranh luận về Lê Văn Tám tiếp tục”, Nguyễn Hùng, 16 tháng 10, 2009).
Thật vậy, biểu tượng Lê Văn Tám vốn đã lan tràn khắp mọi nơi từ công viên đến trường học, từ con đường đến chi đội v.v... thì làm sao người ta có đủ can đảm thừa nhận sự gian xảo và xóa đi cái tên Lê Văn Tám hoặc thậm chí chỉ là sự minh bạch cho một câu chuyện “huyền thoại” bớt đi tính chất huyền thoại để trở nên thực tế hơn. Có lẽ, cũng chỉ vì nhà sản có quá nhiều câu chuyện “huyền thoại” nên họ cảm thấy lo ngại cho việc phơi bày sự thật mà theo họ cứ thêu dệt thêm sao cho hữu lý để dễ dàng che lấp tất cả. Đó là thói văn hóa của nhà sản: bất chấp sự thật mà chỉ cần kết quả! Vì nhà nước Việt cộng chỉ muốn giáo dục và đào tạo ra những người “chỉ biết tuân theo” trong một chế độ độc đảng, độc quyền, và phát-xít.
Một thí dụ điển hình là trên trang chidoilevantamltt.blogspot.ca, có bài viết ngắn về Tiểu Sử Chi Đội Mang Tên. Qua đó cho thấy là mặc tình ai muốn viết vẽ vời ra sao cũng được về nhân vật Lê Văn Tám. Thậm chí, có người phô trương hình ảnh Lê Văn Tám để cụ thể hóa nhân vật “huyền thoại” nầy trong việc giáo dục những mầm non đất nước. Nhưng đáng buồn thay, hình ảnh Lê Văn Tám đó bị phát hiện ra là một người khác, một hung thủ giết người, hãm hiếp trẻ em. Qua bài viết Tội ác nhẫn tâm ở vườn dừa, trên trang mạng us.24h.com.vn, ngày 30/6/2012, theo Nguyễn Hiếu (Công An Tp. HCM), đã chứng minh điều đó. Điều buồn cười là người ta cứ như ngu ngơ phô trương nhầm hình ảnh Lê Văn Tám mà họ nghĩ là có thật, như một hệ lụy tất yếu của ảo tưởng được nhồi sọ lâu năm. Bài viết Thêm 1 trường treo nhầm hình thay anh hùng Lê Văn Tám, Thanh Lâm, trên baomoi.com, 24/4/2016, như là một vỡ bi hài kịch của nền giáo dục nhà sản.
Tiểu sử Chi đội mang tên và hình ảnh Lê Văn Tấn (không phải là Tám)
Người thân em Cẩm tại nơi vụ án xảy ra, Hung thủ Lê Văn Tấn
Xin mượn lời của Gs Hà Văn Tấn để kết thúc bài viết: “Thật là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng ai nói lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng vì thẳng thắn trung thực.” (sis-- theo nghiencuulichsu.com, “Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mác-xít Việt Nam”, Phạm Cao Dương, 18 tháng 2, 2013).
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (sinh năm 1937) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 20248:07 CH(Xem: 1244)
Bà Lan vừa chỉ cho đàn em từng kỷ vật, vừa thuyết minh: “Đây là bác Trọng tặng nhé, bác Nguyễn Phú Trọng tặng cho em bút bằng vàng với kim cương để ký các quyết định lớn. Đây, chính đích thân bác Trọng ký, em có hình ảnh luôn. Đây, chữ ký của bác Nguyễn Phú Trọng”. “Đây, cái này là của bác Phạm Minh Chính… Em có hết, tứ trụ triều đình em có hết, không có thiếu cái gì hết…” “Tay sờ mắt thấy…”; “Tiền không có thiếu đâu”; “Đừng có phát tán nhé…” “Tặng cho em trai một cái nè. Bằng vàng thật đấy nhé!” Phía trên là những lời của bà Lan, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, một khúc củi tươi mới vào lò. Bác Cả chống tham nhũng kiểu này thì …
11 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 979)
- Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi: Mời Bác nghỉ - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Hàng bác cứ... lòng thòng Thì phải làm... kách mệnh Em Xuân nằm chân gác, Em Ngát ngủ tê hê Em Lạc cùng em Khai vẫn còn chờ ở đó... Đường kách mệnh gian khó Bác phải gắng cho xong Đầu gối bác muốn long Toàn thân thì uể oải Nhưng bác không trễ nãi Nhiệm vụ... đảng đã giao Bác phải cố cho mau.
11 Tháng Ba 20249:03 CH(Xem: 565)
Phản động không rao giảng đạo đức Không việc làm táng tận lương tâm. Phản động không bao giờ bán nước Quỳ dưới chân bọn giặc ngoại bang. Phản động biết bạn, thù rành rẽ Không gộp chung như mớ bòng bong. Phản động không bao giờ chạy án Không ăn tiền cả triệu đô la. Phản động không chơi gôn, đánh bạc Không giống như tướng cướp côn đồ. Phản động không nhà lầu, xe hơi , gái gú Không thẻ xanh, mua chức, mua quyền . Phản động chỉ nói lên sự thật Không nói lời nịnh hót , bưng bô. Vậy phản động không theo ý đảng Nên phản động "xứng đáng" vào tù.
09 Tháng Ba 20246:24 CH(Xem: 1205)
Ví dụ B: (1) Thanh niên phải yêu nước. (2) Láng giềng thì phải bảo bọc, tối lửa tắt đèn có nhau. (3) Anh em phải kính trọng nhường nhịn nhau đó là đạo lý Á Đông. Cả (1), (2), và (3) đều có lý. Giờ thì (4) Việt Nam nhỏ hơn nên là em, Trung Quốc lớn nên là anh (5). Em phải kính trọng anh. Kaka, (4) và (5) thì bắt đầu xàm. Ở đâu ra cái so sámh quan hệ hai quốc gia, hai thể chế chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp như quan hệ anh em? Ai bảo nhỏ hơn về diện tích, dân số thì là em? Mà em thì phải kính trọng anh, nghĩa là gì? Là nó đưa quân đánh mình hàng ngàn năm thì mình đứng yên cho nó đánh và kính nó à?
09 Tháng Ba 20246:21 CH(Xem: 1575)
Một đại diện của MSFJ hôm 6/3 nói với VOA rằng các thành viên của nhóm này “không liên quan gì đến vụ xả súng” ở Đắk Lắk, vốn khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã. Đại diện này cũng phủ nhận bất kỳ liên quan gì tới nhóm MSGI và cho biết họ đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa cũng như không ủng hộ bạo lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong email gửi VOA, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “tiếp tục quan ngại sâu sắc và thẳng thắn lên án những cuộc tấn công” ở Đắk Lắk.
08 Tháng Ba 20248:12 CH(Xem: 993)
Ủa, nếu không biết không đến được, hay thời gian để đến được nó dài nhiều thế hệ thì sao không quăng cái CNXH đó vào thùng rác đi và đi theo con đường dân chủ của các quốc gia văn minh giàu có? Dĩ nhiên là đảng biết chắc về con đường XHCN vô vọng của mình sẽ chẳng đi được tới đâu, nhưng ngu gì mà nói? Ngu gì mà từ bỏ, cứ hô hào toàn dân kiên định, còn chúng ta cứ tiếp tục cai trị, bốc hốt, làm giàu, hy sinh đời bố củng cố đời con, của nã ăn mười đời còn không hết, còn lũ dân đen thì chúng mày cứ ngóng cổ lên mà chờ, khi nào đến được cái thiên đường XHCN đó thì hẳng biết…
07 Tháng Ba 20247:17 CH(Xem: 710)
Nó bảo rằng điện thoại Sản xuất ở nước ta Chính là của Hàn Quốc Chỉ thuê mình lắp ra. Còn tiền xuất khẩu ấy Thì Hàn Quốc nó thu Ta chỉ thu tiền thuế Khoe khoang là quá ngu. Này cái bọn phản động Đừng có nói ba sàm Điện thoại của Hàn Quốc Nhưng mà do ta làm. Ông đếch biết nhà máy Của thằng gần thằng xa Cứ nằm trên đất việt Có nghĩa là của ta. Phen này thằng Hàn Quốc Sẽ tức hộc máu ra Vì điện thoại của nó Bị xếp hàng sau ta.
04 Tháng Ba 20247:21 CH(Xem: 1126)
Bị dư luận, người dân miền Nam phản đối dữ dội, công ty Waterbus phải tháo bỏ 3 chữ Ga Tàu Thủy, (nghe nói) sẽ thay thế bằng Bến Tàu Bạch Đằng (vẫn thừa chữ tàu). Đây không phải là một vấn đề đơn giản do thiếu hiểu biết về ngôn từ, đó là một trong các chủ trương của chế độ CSVN, nhằm xóa bỏ ngôn ngữ trong sáng của miền Nam, thay thế bằng thứ ngôn ngữ tăm tối, nô lệ của cộng sản Hà Nội. Hiện nay có mấy ai còn nhớ đến ông phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hiền cách đây ít năm đã có một công trình “sáng tạo” nhằm mục đích cải cách tiếng Việt một cách quái đản nếu không muốn nói là ngu xuẩn?
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 1147)
trang tin QĐB đã thách thức Ban Tuyên Giáo đảng csVN đưa ra bằng chứng về việc UNESCO công nhận hcm là 'danh nhân văn hóa thế giới' như bọn chúng hằng tuyên truyền, tuy nhiên bọn dư luận viên ăn C... đảng vẫn ra rả tuyên truyền xám để đầu độc người dân về cái trò bịp bợm của bọn chúng nhưng lại không hề đưa ra được hình ảnh nào về những nghị định vinh danh của UNESCO ngoài cái miệng bốc phét, nói láo xoen xoét. Để người dân VN hiểu rõ hơn chúng tôi xin trưng dẫn ra đây nghị quyết của UNESCO về việc này, ngoài ra còn có thư của tên Việt cộng Võ Đông Giang...
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 2448)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...