Bất chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nước

26 Tháng Mười 20246:06 CH(Xem: 555)
  • Tác giả :

VN QUỐC GIA ĐÁNG SỐNG NHẤT THẾ GIỚI: XẠO!
Bất chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nước





Năm năm trước, cái chết của 39 người Việt di cư ở Anh đã làm cả thế giới bàng hoàng. Nhưng thảm kịch này vẫn không ngăn được bước chân của nhiều người.

Bất chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nướcDân Nghệ An, Hà Tĩnh quê boác sao bỏ xứ qua bọn tư bản giãy chết vậy?!, đừng nói học tập theo tấm gương vượt biên lậu của boác nhé - Hình những người di cư từ Việt Nam và các nước khác rời tàu của Viện Cứu hộ Quốc gia Hoàng Gia ở Anh. Họ được giải cứu ở eo biển Manche sau khi rời Pháp ngày 4/8/2021
icon-zoom Peter Nicholls/Reuters










Bài viết của Allegra Mendelson cho Chuyên mục Điều tra của RFA


Nghệ An/London: Năm năm trước, anh Cường rời nhà của mình ở Nghệ An, một tỉnh bắc Trung bộ của Việt Nam, để đi lao động ở nước ngoài. Trong đầu anh chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là: kiếm thêm tiền để nuôi vợ và ba con.

Đầu tiên, anh đi tới Romania – nơi người ta nói là người Việt Nam dễ xin được visa (thị thực) cũng như kiếm được việc có thu nhập khá. Nhưng từ khi đặt chân đến đây anh phải chuyển qua một loạt các công việc lao động chân tay khác nhau nhưng lương anh nhận được cũng chỉ ở mức 500 USD – chưa bằng 1/3 số tiền người ta đã hứa hẹn với anh trước  đây.

Vì phải trang trải chi phí sinh hoạt và trả tiền hối lộ cho mỗi lần chuyển việc, sau bốn năm, anh thậm chí đã không kiếm đủ số tiền gần 7.000 USD mà anh đã vay ngân hàng để trả cho công ty môi giới ngay từ đầu để được đưa tới Romania.  

“Trong khoảng thời gian đó, tôi nhận được một cuộc gọi từ một nhóm đưa người di cư bất hợp pháp. Họ nói rằng họ có thể đưa tôi tới Anh” – người đàn ông 39 tuổi kể lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua một người phiên dịch viên vào đầu tháng 9 vừa qua.

“Tôi đã e sợ nhưng sau khi một nhóm người di cư khác đi với họ và đến nơi được, tôi nghĩ như vậy là an toàn nên cũng đã đồng ý đi”.

Trong một tuần trời, anh bị nhồi vào ngồi ở thùng của nhiều xe tải và ngủ ở các nhà kho, nơi mà 20 người con người chỉ được ăn chung một ổ bánh mỳ.

Khi cả nhóm đến được “đích” – một khu vực bờ biển dọc eo biển Manche, anh Cường đã mất phương hướng tới mức anh thậm chí không hề biết mình đang ở nước nào.

Và đây là cảm nhận của anh trong một buổi tối tháng 6/2023 khi chứng kiến “ít nhất 60 người” được chất lên một chiếc thuyền nhỏ oanh liệt.

“Trong suốt chuyến đi tôi đã cầu xin Chúa cho tôi được sống sót. Tôi đã rất sợ và quanh quẩn với ý nghĩ rằng ‘thuyền này bị chở nặng quá và tôi sẽ không đến nơi được’ ” – anh chia sẻ.

“Tôi đã quyết định rằng sẽ không bao giờ làm việc gì như thế này nữa. Nếu sau này có ai đó rủ tôi đi như vậy, tôi sẽ nói không”.

Hoàn cảnh của anh Cường cũng không khá hơn nhiều sau khi lên bờ. Anh lại rơi vào cảnh nợ nần, nợ những kẻ đưa anh tới Anh hơn 26.000 USD. Anh đã đồng ý làm việc tại một trang trại cần sa để trả nợ nhưng đã bị sa thải trong năm nay và trở thành người vô gia cư, không việc làm và rỗng túi hơn so với hồi anh mới rời Việt Nam.

Mặc dù vậy, anh tự thấy mình may mắn. “Ít nhất tôi vẫn còn sống” - anh nói với RFA từ Luân Đôn - nơi anh đã sống kể từ khi mất việc.

Không phải tất cả những người dấn thân vào hành trình này đều được như vậy.

Cùng năm anh Cường rời Việt Nam, 39 người Việt khác cũng bắt đầu cuộc hành trình đến Anh. Vào tối ngày  22/10/2019, nhóm người này đã ngồi trong thùng của một chiếc xe đông lạnh tại Bỉ hướng đến Essex, một quận hạt nằm ở bờ biển phía đông nam nước Anh. Mười hai giờ sau, tất cả họ đều chết vì ngạt thở và hạ thân nhiệt.

vnimmigrantreuters2.jpeg
Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP 

Ảnh 2: Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP 

Vụ việc này - vào thời đó là thảm kịch di cư tồi tệ nhất ở Anh trong vòng hơn hai thập kỷ - đã gây chấn động cả thế giới. Mặc dầu vậy, nó vẫn không ngăn được những người ở Việt Nam đi ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.

Cho dù họ đi bằng đường biển hay đường bộ, hàng ngàn người như anh Cường, kể từ đó, đã tiếp tục đánh cược sinh mạng và những đồng tiền chắt chiu tiết kiệm của mình với những kẻ môi giới xấu xa, tìm cách kiếm tiền từ những con người tuyệt vọng và dễ tổn thương.

Trong tháng 8 và tháng 9 năm nay, phóng viên RFA đã đến Việt Nam, Anh và Canada để nói chuyến với những người di cư và những nạn nhân của nạn buôn người, gia đình của họ cũng như các nhà nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ để tìm hiểu tại sao rất nhiều người vẫn rời Việt Nam ra đi,  quá trình này thực sự như thế nào, và điều gì thường xảy đến với những người cuối cùng đã sang được nước ngoài.

Những sự thôi thúc

Nhiều người trong số người Việt ra đi có quê ở Nghệ An -  tỉnh lớn nhất cả nước, giáp ranh với Hà Tĩnh. Hầu hết trong số 39 nạn nhân trong vụ việc tại Essex đều xuất thân từ hai tỉnh này.

Nghệ An có vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước. Ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo được kính trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đồng thời là Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam, được sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở xã Kim Liên, cách Vinh, thủ phủ của tỉnh 15 km về phía tây.

Nhưng di sản đó đã không giúp tỉnh tránh được việc trở thành một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Không có đủ việc để nuôi sống toàn bộ dân số 3,3 triệu người, vì vậy người dân “muốn đi nước ngoài để kiếm thêm tiền” – anh Mau, một kỹ sư điện từ Nghệ An, người quản trị nhóm Facebook 'Người Nghệ An' với hơn 44.000 thành viên cho biết.

000_8RW6RC.jpg
Một biệt thự mới mọc lên phía sau một ngôi nhà truyền thống cũ trong một ngôi làng ở tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 10/10/2020. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP

Làm ruộng– nguồn thu nhập chính của hầu hết cư dân – luôn gặp thách thức vì thời tiết nổi tiếng bấp bênh, khắc nghiệt của tỉnh. “Khi nóng thì rất nóng. Khi mưa thì mưa rất nhiều, còn gây ra cả lũ lụt” – anh Mau giải thích. Những diễn biến thời tiết cực đoan này dự kiến sẽ còn tồi hơn trong 20 năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng.

Công ăn việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Một dúm nhà máy được xây dựng ở các khu vực nông thôn không đủ tương xứng với nguồn cung lao động, đặc biệt là khi dân số của tỉnh vẫn tiếp tục tăng.

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Nghệ An vào năm 2022 là 3,639 triệu đồng (khoảng 150 USD) – thấp hơn hơn 1 triệu đồng so với mức trung bình quốc gia. Thu nhập từ lương và tiền công có liên quan tới các loại việc làm chính thức, thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 1,758 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 71 USD).

Ngoài ra, áp bức về chính trị cũng là một lý do khiến người dân ra đi.

Về mặt giấy tờ, văn bản, một số quyền tự do đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam, nhưng trên thực tế, Chính phủ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng cách ngăn chặn quyền tiếp cận thông tin, hạn chế không gian dân sự và giới hạn mọi hình thức bất đồng, đối lập về chính trị.

Bối cảnh này cũng là một phần trong những lý do khiến anh Cường quyết định rời Việt Nam ra đi.  

Vài năm trước khi sang Romania, anh đã tham gia cuộc biểu tình phản đối một tập đoàn sản xuất nước ngoài đã xả thải hóa chất ra biển, làm chết hàng triệu con cá và lấy đi công ăn việc làm của các cộng đồng địa phương mà không bồi thường. Đây là một trong những cuộc biểu tình công khai lớn nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây.

immigrantstoryap2.jpeg
Các nhà hoạt động Việt Nam cầm biểu ngữ với nội dung “Hủy hoại môi sinh là giết người” và “Trả lại nước biển sạch cho chúng tôi” trong một cuộc biểu tình tại Đài Bắc, kêu gọi Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm làm sạch môi trường sau vụ xả thải hóa chất ra biển. Ảnh chụp ngày 10/8/2016. Nguồn ảnh: Chiang Ying-ying/AP

Ít nhất 41 nhà hoạt động tham gia các cuộc biểu tình này đã bị bỏ tù và 31 người đến nay vẫn còn bị giam giữ. Anh Cường nói với RFA rằng trên đường từ cuộc biểu tình về, anh đã bị công an mặc thường phục theo dõi. Mặc dù sau đó anh chưa từng phải trực tiếp gặp chính quyền về vấn đề này nhưng trải nghiệm này luôn làm anh ám ảnh, sợ hãi.

“Tôi cảm thấy rằng họ luôn để mắt tới tôi. Điều đó làm tôi sợ hãi khi phải rời khỏi nhà, thậm chí để đi làm và kiếm tiền” - anh chia sẻ.

Chủ động tìm kiếm cơ hội

Những người dân ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trò chuyện với phóng viên RFA đã mô tả ba cách thức/con đường mà hầu hết người dân có ý định ra nước ngoài thường sử dụng. Cách thứ nhất là thông qua các chương trình của Chính phủ, chủ yếu được thực hiện bởi hơn 500 công ty có giấy phép xuất khẩu lao động. Các công ty này lo việc tuyển dụng, nhập cư, đi lại và sắp xếp công việc cho người lao động Việt Nam khi ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam từ lâu đã ủng hộ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động, thường xuyên khuyến khích công dân của mình làm việc ở nước ngoài để nâng cao “chất lượng lực lượng lao động quốc gia” và thúc đẩy “hội nhập quốc tế”.

immigrantstoryrfa1.jpeg
Hai chị phụ nữ đang lao động trên cánh đồng lúa - công việc phổ biến nhất ở khu vực phía  nam tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Trong năm 2023, đã có 160.000 công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông qua các chương trình được Chính phủ bảo trợ, tăng từ mức 142.000 người của năm 2022. Phần lớn các chương trình này đưa công nhân đi làm việc ở khu vực Đông Á, với hơn 90% số lao động sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trong năm ngoái.

Tuy nhiên, Việt Nam không có thỏa thuận xuất khẩu lao động với hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ - nơi nhiều người dân muốn đến vì họ tin rằng, ở những nơi đó, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Thay vì dựa vào các chương trình của Chính phủ, những người có ý định di cư này thường trông cậy vào các công ty tư nhân giống như công ty mà anh Cường đã sử dụng. Các công ty này không phải là pháp nhân hợp pháp ở Việt Nam nhưng người muốn đi lao động nước ngoài thường trả tiền dịch vụ cho họ để được chỉ dẫn và hỗ trợ đi qua các kênh di cư hợp pháp, nghĩa là có được visa và việc làm hợp pháp.

Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty độc lập này, những người có ý định di cư vẫn có thể gặp các trở ngại, ở khía cạnh ngôn ngữ hoặc các kỹ năng khác, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được cấp visa. Trong những trường hợp này, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là ra nước ngoài bất hợp pháp với visa du lịch hoặc hoàn toàn không có visa và làm điều này thông qua các kế hoạch thường do các nhóm buôn người và đưa người di cư bất hợp pháp thực hiện.

immigrantstoryrfa2.jpeg
Một văn phòng cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học và việc làm ở nước ngoài nằm trên một con đường ở phía bắc xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.  Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Dù đi bằng con đường nào đi chăng nữa, động lực chính của việc ra đi vẫn là để kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về hỗ trợ gia đình. Năm 2023, lượng kiều hối ghi nhận ở Việt Nam đạt tổng cộng 14 tỷ USD – chiếm hơn 3% Tổng Thu nhập Quốc nội  (GDP) của nước này – và dự kiến sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm tới, theo Tổ chức Đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (Knomad) - một nền tảng theo dõi tình hình di cư.

Nước duy nhất ở Đông Nam Á vượt qua Việt Nam về mặt kiều hối là Philippines – một quốc gia cũng có tỷ lệ di cư ra nước ngoài đạt mức cao hàng năm. Theo Knomad, cả hai quốc gia này có tới 40% đến 60% lao động xuất khẩu đến Mỹ và Anh, nơi có mức lương cao hơn.

Làng Tỷ Phú

Nằm ngay phía bắc thành phố Vinh (Nghệ An), Đô Thành là một xã có rất nhiều người dân rời quê để đến Bắc Mỹ và châu Âu làm việc, cả bằng con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp.

Được gọi là “Làng tỷ phú”, thị trấn này, trong những năm gần đây, đã lột xác nhờ lượng kiều hối hào phóng được thân nhân từ nước ngoài gửi về. Khi đến thăm vào giữa tháng 8, phóng viên RFA đã được đích mục sở thị sự trù phú của thị trấn này – nơi các con phố được bao bọc bởi những cánh cổng mạ vàng lớn quây quanh các ngôi nhà nhiều tầng vừa được chỉnh trang.

2019-10-30T104446Z_429806211_RC1E9F86E990_RTRMADP_3_BRITAIN-BODIES-PALACES.JPG
Những ngôi nhà mới xây mọc lên phía sau những ngôi nhà cũ tại xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

“Ở thị trấn này, mỗi gia đình đều có ít nhất một người thân đã đi nước ngoài làm việc” – ông Ninh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết. Ông và những người khác trò chuyện với phóng viên RFA và được dẫn lời trong bài báo này, đã yêu cầu chúng tôi chỉ sử dụng tên gọi (không phải tên đầy đủ) hoặc biệt danh của họ vì tính nhạy cảm của vấn đề di cư ở Việt Nam.

Ông Ninh, một người đàn ông có nét mặt tươi cười ở độ tuổi 50, đón nhận và tự hào về tiếng tăm của quê hương mình. Bốn trong số năm người con của ông đã đi làm xây dựng và làm nail (làmmóng chân, móng tay)  ở Canada và châu Âu. Khi phóng viên RFA trò chuyện với ông Ninh, con út của ông, người gần đây vừa bước sang tuổi 20, đang chuẩn bị bay sang Canada để làm việc tại một nông trại.

Để đưa các con ra nước ngoài, ông Ninh đã sử dụng dịch vụ của một công ty tư nhân để họ lo việc xin cấp visa, sắp xếp việc đi lại và việc làm ở nước ngoài. Ông nói với RFA rằng các con của ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp và đều có visa làm việc hai năm.

Mặc dù thấp hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu theo tiêu chuẩn phương Tây, số tiền họ nhận được vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập họ có thể kiếm được ở Việt Nam.

“Nếu các con tôi ở lại Việt Nam, chúng chỉ có thể làm những công việc chân tay và sẽ không được trả nhiều tiền” – ông Ninh giải thích rồi dừng lại để rít một hơi từ cái điếu cày của mình.

“Cách tôi nhìn việc này là: đi ra nước ngoài với chúng có khi còn tốt hơn. Chúng có thể làm cùng một công việc nhưng được trả lương cao hơn”.

immigrantstoryrfa3.jpeg
Một con phố được bao bọc bởi những cánh cổng trang trí công phu và những ngôi nhà nhiều tầng ở xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.  Nguồn ảnh: RFA

Đánh cược bằng tiền tiết kiệm cả đời

Mặc dù động lực ra đi rất lớn, việc đưa một người thân ra nước ngoài đòi hỏi nhiều tháng lên kế hoạch cũng như một sự đầu tư tiền bạc khổng lồ từ toàn bộ gia đình.

Ông Ninh đã phải trả 30.000 đô la để đưa mỗi người con của mình ra nước ngoài – số tiền này lớn hơn 200 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người dân ở Nghệ An. Để có được số tiền này, ông phải vay nhiều khoản từ ngân hàng, cầm cố ngôi nhà của mình và vay mượn từ bạn bè, gia đình. Mỗi lần các con ông gửi tiền về – vài ngàn đô la mỗi tháng – số tiền đó được để dành để lo cho người con tiếp theo ra nước ngoài.

Và giờ đây khi người con út của ông đi ra nước ngoài, gia đình ông sẽ có đủ tiền để bắt đầu trả nợ, nhưng sẽ mất nhiều thời gian [để trả hết nợ] - ông nói.

Bà Hồng, một người bán hàng ăn ở xã Đô Thành, cũng phải trả 30.000 USD để đưa con trai sang Canada.

Bà nói với RFA rằng con trai bà đã thu xếp hầu hết mọi việc và tất cả những gì bà biết là số tiền này đã được trả cho một “công ty có trụ sở tại Canada chuyên hỗ trợ những người Việt có ý định di cư”. Nhưng cũng giống như trường hợp của ông Ninh, khoản chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đối với [kinh tế của] gia đình bà.

“Chúng tôi đã phải thế chấp ngôi nhà của mình nhưng cũng chỉ trang trải được khoảng 70% khoản phí. Vì vậy chúng tôi phải vay mượn từ gia đình, họ hàng số tiền còn lại” - bà Hồng giải thích.

Mặc dù nói rằng đã sử dụng dịch vụ của một công ty môi giới độc lập và các con ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp, ông Ninh lưu ý rằng ban đầu rất khó phân biệt giữa môi giới tốt và môi giới lừa đảo.

“Tôi đã rất sợ sẽ trở thành nạn nhân của việc lừa đảo. Chúng tôi đã trả rất nhiều tiền và phải hy sinh rất nhiều để có được số tiền đó trong khi chỉ có một trong 10 trường hợp như vậy là thành công” - ông Ninh chia sẻ.

Ông có lý do chính đáng để lo sợ. Năm ngoái, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hiện ra ngày càng nhiều vụ lừa đảo thực hiện bởi các công ty giả danh là cơ quan xuất khẩu lao động hợp pháp.

Một số công ty chỉ muốn kiếm lời, lừa những người có ý định di cư để lấy tiền tiết kiệm cả đời của họ. Trong khi đó, những công ty khác lại tham gia mạng lưới lừa đảo lao động cưỡng bức nham hiểm hơn nhiều, đưa những người lao động dễ bị tổn thương vào các cơ sở ở Campuchia và Myanmar và bắt họ thực hiện các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng.

Một báo cáo gần đây của Viện Hòa bình Mỹ cho thấy các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là “điểm nóng của nạn buôn người”, phục vụ cho các cơ sở và sòng bạc lừa đảo đang ngày càng phổ biến ở hai quốc gia nói trên.

000_1LT93R.jpg
Một phụ nữ chở hàng bằng xe máy ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP

Minh, một thợ ảnh trẻ ở Vinh đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn buôn người nhưng lại bị lừa mất tiền tiết kiệm. Anh nói với RFA rằng khi anh đang vật lộn để tìm việc ở Việt Nam thì nghe về một cặp vợ chồng sống tại Nghệ An cung cấp các dịch vụ hợp pháp để hỗ trợ người muốn đi Canada.

“Khi đó, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện thành công của những người đã ra nước ngoài và kiếm được rất nhiều tiền. Vì thế, tôi nghĩ rằng mình không có gì phải lo sợ”- anh nói.

Anh đã trả cho cặp vợ chồng này khoản phí ban đầu là 90 triệu đồng (3.650 USD) nhưng sau một năm vẫn chưa hề nhận được tin tức gì.

“Họ nói với tôi rằng các giấy tờ chứng minh của tôi không đầy đủ nhưng tôi chắc chắn rằng họ thậm chí chưa bao giờ gửi hồ sơ của tôi đi. Họ chỉ lấy tiền của tôi và không làm gì cả” - anh nói.

Anh cho biết anh đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm của mình vào khoản tiền đặt cọc này. Với lượng công việc ít ỏi có được ở Việt Nam, anh đã mất hơn một năm để kiếm lại số tiền đó.

Các công ty môi giới

Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới có rủi ro nhưng họ vẫn là một phần không thể thiếu của thị trường xuất khẩu lao động.

Các công ty hợp pháp và bất hợp pháp thường có trụ sở hoặc chi nhánh/công ty con ở những khu vực có tỷ lệ di cư cao. Tại Thiên Lộc, một xã ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh – nơi có nhiều người đã di cư ra nước ngoài trong những năm gần đây – có một số công ty môi giới được biết đến là đã giúp đưa lao động sang Hungary và sau đó là những nơi khác ở châu Âu. Trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, hầu hết người lao động thường bay đến Nga trước.

Chị Hà, một chủ tiệm làm đẹp trẻ tuổi ở Thiên Lộc, nói với RFA rằng đây là cách chồng chị lúc đầu dùng để rời quê đi nước ngoài vào năm 2018.

“Ban đầu, chồng tôi bay đến Nga bằng visa du lịch. Sau đó, anh ấy được đưa bằng đường bộ đến Đức và làm việc tại một nhà hàng có sử dụng người lao động không có giấy tờ” – chị Hà nói với RFA thông qua một phiên dịch viên tại tiệm của chị hồi giữa tháng 8.

“Anh ấy muốn ở lại Đức nhưng không xin được visa, vì vậy anh ấy đã đi sang Pháp, nhưng lại gặp vấn đề tương tự ở đó nên anh ấy lại sang Anh - nơi anh ấy hy vọng sẽ có thể ở lâu dài”.

Chị Hà không biết cụ thể tình hình của chồng mình, chỉ biết rằng anh đã tìm được việc làm tại một tiệm làm móng và đã nộp hồ sơ xin ở lại Anh lâu dài.

“Giờ anh ấy làm móng còn giỏi hơn cả tôi” – chị nói đùa trước khi nét mặt trở nên nghiêm nghị và đôi mắt ngấn lệ.

Chị và chồng thường trò chuyện trên điện thoại khi có thể và anh ấy đã gửi tiền về cho gia đình. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý và việc không biết khi nào được đoàn tụ là những trở ngại không dễ vượt qua với chị và các con.

“Đã sáu năm rồi kể từ khi tôi ở bên anh ấy lần cuối và tôi không biết lần gặp tiếp theo sẽ là khi nào” – chị nói.

Nhưng chị cảm thấy may mắn vì chồng chị vẫn được an toàn, đặc biệt là khi các gia đình khác ở huyện Can Lộc cũng có người thân đi nước ngoài nhưng đã không bao giờ còn được nhìn thấy người thân của mình nữa.

000_1LR1VH.jpg
Ảnh chân dung cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, một trong 39 người di cư Việt Nam được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh, trên bàn thờ của gia đình cô ở Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019. Nguồn ảnh: AFP

Bà Nguyễn Thị Phong cùng chồng sống ở thị trấn Nghèn, gần xã Thiên Lộc, đã trở thành một trong những gia đình như vậy khi con gái họ, cô Phạm Thị Trà My, đã chết một cách oan nghiệt trong thùng của một chiếc xe tải ở Essex ở tuổi 26.

Háo hức đi Anh, Trà My đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ một công ty môi giới địa phương. Trong khi gia đình giúp thu xếp số tiền 40.000 USD để chi trả tiền đi lại và phí môi giới, Trà My đã tự mình sắp xếp hầu hết mọi việc.

“Nó đã tự mình sắp xếp mọi thứ, vì thế, chúng tôi không biết nhiều về hành trình này cho đến khi sự việc xảy ra” - mẹ cô, bà Nguyễn Thị Phong, nói với RFA vào giữa tháng 8.

Từ Việt Nam, đầu tiên Trà My đi sang Trung Quốc. Cô ở lại đó vài ngày rồi tiếp tục đến Pháp và cuối cùng là Bỉ, nơi cô lên chiếc xe tải đi đến Essex.

Trà My là người đã báo động về tình hình bên trong chiếc xe tải. Buổi tối trước ngày các thi thể được tìm thấy, cô đã gửi tin nhắn dưới đây cho bố mẹ mình: “Con xin lỗi bố mẹ. Đường đi nước ngoài của con không thành. Con chết vì không thở được. Con thương bố mẹ rất nhiều”. Nhưng mọi nỗ lực đã trở nên quá muộn. Chiếc xe tải được tìm thấy vào ngày hôm sau nhưng tất cả những người bên trong đều đã chết.

“Ít nhất nhờ có tin nhắn đó mà các thi thể đã được tìm thấy và cuối cùng được đưa trở về nhà với chúng tôi” - bà Phong nói.

Hai mươi chín người ở Anh và Pháp đã bị kết án liên quan đến vụ việc kinh hoàng này và một số công ty môi giới, trong đó có công ty mà Trà My sử dụng, đã bị đóng cửa - mẹ cô cho biết.

2019-10-27T113556Z_320373832_RC19D03EEAC0_RTRMADP_3_BRITAIN-BODIES-VIETNAM.JPG
Ông Phạm Văn Thìn, bố của cô  Phạm Thị Trà My, ngồi ở nhà tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 27/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

Nhưng những tác động lâu dài của vụ việc này ở Việt Nam lại không đáng kể.

Bà Nga, một giáo viên ở Đô Thành, giải thích rằng dù vụ việc đã gây chấn động nhưng nó không ngăn được cuộc di cư ồ ạt theo cách mà nhiều người đã nghĩ.

“Người dân có chút sợ hãi nhưng vẫn rất háo hức đi ra nước ngoài. Họ biết làm vậy là rủi ro, đặc biệt là những người đi trái phép nhưng họ ở thế tuyệt vọng nên tiếp tục mạo hiểm” - bà Nga nói.

Trở ngại duy nhất trong những năm gần đây là các hạn chế mà các nước áp dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhưng giờ đây những hạn chế này đã được dỡ bỏ và làn sóng di cư một lần nữa lại tăng vọt.

Từ tháng một đến tháng tư năm nay, Anh đã ghi nhận 1.060 chiếc thuyền nhỏ chở công dân Việt Nam vượt qua eo biển Manche để đến bờ biển nước này – đây là con số cao nhất trong tất cả các quốc gia và gần bằng tổng số thuyền ghi nhận được trong cả năm 2023. Hàng ngàn người Việt Nam khác cũng đã tiếp tục đi đến các nước khác ở châu Âu cũng như châu Á và Bắc Mỹ.

“Kinh tế hiện không được tốt, không có nhiều việc làm. Người ta nhìn thấy tất cả các trường hợp thành công và tiếp tục chọn đi ra nước ngoài nhưng tôi hy vọng họ sẽ nhớ những gì đã xảy ra với con gái tôi và dừng việc mạo hiểm” - bà Phong nói.

AP19306732188746.jpg
Các cây nến được sắp xếp thành số "39" trong một buổi lễ cầu nguyện và tưởng nhớ 39 nạn nhân được tìm thấy chết trong thùng xe tải ở Essex. Ảnh chụp ngày 2/ 11/ 2019. Nguồn ảnh: Yui Mok/AP 

Cô đơn và cô lập

Lần đầu tiên anh Quan Tranh, một điều phối viên tại Cộng đồng Người tị nạn từ Việt Nam (CRV) ở Luân Đôn, nhìn thấy anh Cường khi anh đang nằm ngủ bên ngoài văn phòng làm việc mình. 

Anh đã tìm cho anh Cường một căn phòng tại một khách sạn do Bộ Nội vụ Anh điều hành đồng thời đã và đang giúp anh nộp đơn xin tị nạn chính thức.

Đạo luật Chống Nô lệ thời Hiện đại của Anh, được thông qua vào năm 2015, đã giúp các nạn nhân của nạn buôn người dễ dàng xin tị nạn hơn. Tuy nhiên, nhiều người như anh Cường không hề biết điều này và do đó đã trở thành nạn nhân của các phi vụ lừa đảo. Họ phải trả tới 17.000 USD để thuê “người kể chuyện” để “chế ra” một câu chuyện tị nạn mà những người kể này cho là sẽ được các cơ quan chính quyền chấp nhận.

Đã phải vay nợ để trả tiền cho các công ty môi giới cho chuyến đi từ Việt Nam, những người di cư còn buộc phải nhanh chóng gom góp, tập hợp thêm một khoản tiền mặt lớn khác để trả cho những người kể chuyện này.

Tiếp theo, họ lại phải chờ đợi khá lâu. Trong khi chính phủ Anh tuyên bố mỗi hồ sơ xin tị nạn sẽ được xử lý trong vòng sáu tháng nhưng anh Tranh cho biết, trên thực  tế, việc xét hồ sơ thường phải mất gần ba năm. Nếu người tị nạn sau đó muốn xin thường trú, sẽ mất thêm năm đến 10 năm nữa.

immigrantstoryrfa4.jpeg
Chị Hồng vẫy tay chào khi đang bán thịt cho khách từ một tại con đường chính ở Đô Thành. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Tại Mỹ, tình hình cũng tương tự. Một luật sư về nhập cư, trong một cuộc trao đổi với RFA trước đây, giải thích rằng người di cư có thể có tới chín năm cư trú hợp pháp trong khi chờ hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý. Tại Canada, một điểm đến được ưa chuộng khác, thường mất 3-4 năm để hồ sơ tị nạn được xử lý và thêm vài năm nữa để có được quyền cư trú -  ông Lê, một người làm việc tại Trung tâm Cộng đồng người Việt ở Canada cho biết.

Để ứng phó với số lượng lớn người di cư, Anh và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào tháng tư năm nay, cam kết tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, thuận lợi hóa hơn việc hồi hương những người “không có quyền ở lại Anh” và thúc đẩy di cư bằng các con đường hợp pháp.

Mặc dù còn quá sớm để thấy được tác động rõ rệt từ thỏa thuận này nhưng anh Tranh nghi ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc tỷ lệ người bị trục xuất về Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến các cuộc di cư ồ ạt, người dân Nghệ An và Hà Tĩnh nói với RFA rằng những gì đang được làm vẫn chưa đủ: hầu hết các nỗ lực của Chính phủ vẫn tập trung vào khuyến khích di cư ra nước ngoài hơn là cải thiện nền kinh tế địa phương.

Những yêu cầu bình luận của RFA gửi tới giới chức phụ trách lao động quốc gia và các sở ban ngành ở Hà Tĩnh và Nghệ An, chưa có được hồi đáp vào thời điểm đăng tải bài báo này. Các quan chức địa phương đã công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển và kinh tế và lần gần đây nhất là một nỗ lực cải thiện giáo dục và cơ hội việc làm đến năm 2030. Nhưng ngay cả khi chính sách này thành công, sẽ mất nhiều năm để nhìn thấy tác động của chúng thực tế.

rfaimmigrantstory5.jpeg
Anh Quan Tranh xem bức ảnh chân dung anh Cường – bức ảnh được chụp ngay sau khi anh Tranh phát hiện ra anh Cường nằm ngủ ở phía ngoài văn phòng làm việc của mình – đây cũng là lần đầu tiên họ gặp nhau ở Luân Đôn. Ảnh chụp ngày 4/9/2024 bởi Alastair McCready cho RFA

Trong khi đó, đối với nhiều người di cư, việc trở về Việt Nam là không thể.

“Hồi đầu, khi rời Việt Nam, tôi đã phải vay tiền ngân hàng để trả cho công ty môi giới và tôi vẫn chưa thể hoàn trả số tiến này kể từ khi ra nước ngoài” - anh Cường nói. “Nếu tôi trở về Việt Nam trước khi trả nợ [ngân hàng], tôi e rằng họ sẽ báo tôi ra công an”.

Anh Cường cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chờ đợi việc xét duyệt hồ sơ xin tị nạn ở Anh với hy vọng rằng hồ sơ của anh sẽ được chấp thuận và anh sẽ sớm tìm được việc làm.

“Tôi ước rằng tôi đã chưa bao giờ đến châu Âu thông qua các công ty môi giới xấu xa, lừa đảo” – anh nói và thêm rằng: “Nếu biết mọi việc trở nên thế này, tôi đã không làm như vậy”.

* Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng. 

Bất chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nước

Năm năm trước, cái chết của 39 người Việt di cư ở Anh đã làm cả thế giới bàng hoàng. Nhưng thảm kịch này vẫn không ngăn được bước chân của nhiều người.
Bài viết của Allegra Mendelson cho Chuyên mục Điều tra của RFA
2024.10.26
Share
Bất chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nướcNhững người di cư từ Việt Nam và các nước khác rời tàu của Viện Cứu hộ Quốc gia Hoàng Gia ở Anh. Họ được giải cứu ở eo biển Manche sau khi rời Pháp ngày 4/8/2021
icon-zoom Peter Nicholls/Reuters

Đọc bản tiếng Anh

Nghệ An/London: Năm năm trước, anh Cường rời nhà của mình ở Nghệ An, một tỉnh bắc Trung bộ của Việt Nam, để đi lao động ở nước ngoài. Trong đầu anh chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là: kiếm thêm tiền để nuôi vợ và ba con.

Đầu tiên, anh đi tới Romania – nơi người ta nói là người Việt Nam dễ xin được visa (thị thực) cũng như kiếm được việc có thu nhập khá. Nhưng từ khi đặt chân đến đây anh phải chuyển qua một loạt các công việc lao động chân tay khác nhau nhưng lương anh nhận được cũng chỉ ở mức 500 USD – chưa bằng 1/3 số tiền người ta đã hứa hẹn với anh trước  đây.

Vì phải trang trải chi phí sinh hoạt và trả tiền hối lộ cho mỗi lần chuyển việc, sau bốn năm, anh thậm chí đã không kiếm đủ số tiền gần 7.000 USD mà anh đã vay ngân hàng để trả cho công ty môi giới ngay từ đầu để được đưa tới Romania.  

“Trong khoảng thời gian đó, tôi nhận được một cuộc gọi từ một nhóm đưa người di cư bất hợp pháp. Họ nói rằng họ có thể đưa tôi tới Anh” – người đàn ông 39 tuổi kể lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua một người phiên dịch viên vào đầu tháng 9 vừa qua.

“Tôi đã e sợ nhưng sau khi một nhóm người di cư khác đi với họ và đến nơi được, tôi nghĩ như vậy là an toàn nên cũng đã đồng ý đi”.

Trong một tuần trời, anh bị nhồi vào ngồi ở thùng của nhiều xe tải và ngủ ở các nhà kho, nơi mà 20 người con người chỉ được ăn chung một ổ bánh mỳ.

Khi cả nhóm đến được “đích” – một khu vực bờ biển dọc eo biển Manche, anh Cường đã mất phương hướng tới mức anh thậm chí không hề biết mình đang ở nước nào.

Và đây là cảm nhận của anh trong một buổi tối tháng 6/2023 khi chứng kiến “ít nhất 60 người” được chất lên một chiếc thuyền nhỏ oanh liệt.

“Trong suốt chuyến đi tôi đã cầu xin Chúa cho tôi được sống sót. Tôi đã rất sợ và quanh quẩn với ý nghĩ rằng ‘thuyền này bị chở nặng quá và tôi sẽ không đến nơi được’ ” – anh chia sẻ.

“Tôi đã quyết định rằng sẽ không bao giờ làm việc gì như thế này nữa. Nếu sau này có ai đó rủ tôi đi như vậy, tôi sẽ nói không”.

Hoàn cảnh của anh Cường cũng không khá hơn nhiều sau khi lên bờ. Anh lại rơi vào cảnh nợ nần, nợ những kẻ đưa anh tới Anh hơn 26.000 USD. Anh đã đồng ý làm việc tại một trang trại cần sa để trả nợ nhưng đã bị sa thải trong năm nay và trở thành người vô gia cư, không việc làm và rỗng túi hơn so với hồi anh mới rời Việt Nam.

Mặc dù vậy, anh tự thấy mình may mắn. “Ít nhất tôi vẫn còn sống” - anh nói với RFA từ Luân Đôn - nơi anh đã sống kể từ khi mất việc.

Không phải tất cả những người dấn thân vào hành trình này đều được như vậy.

Cùng năm anh Cường rời Việt Nam, 39 người Việt khác cũng bắt đầu cuộc hành trình đến Anh. Vào tối ngày  22/10/2019, nhóm người này đã ngồi trong thùng của một chiếc xe đông lạnh tại Bỉ hướng đến Essex, một quận hạt nằm ở bờ biển phía đông nam nước Anh. Mười hai giờ sau, tất cả họ đều chết vì ngạt thở và hạ thân nhiệt.

vnimmigrantreuters2.jpeg
Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP 

Ảnh 2: Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP 

Vụ việc này - vào thời đó là thảm kịch di cư tồi tệ nhất ở Anh trong vòng hơn hai thập kỷ - đã gây chấn động cả thế giới. Mặc dầu vậy, nó vẫn không ngăn được những người ở Việt Nam đi ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.

Cho dù họ đi bằng đường biển hay đường bộ, hàng ngàn người như anh Cường, kể từ đó, đã tiếp tục đánh cược sinh mạng và những đồng tiền chắt chiu tiết kiệm của mình với những kẻ môi giới xấu xa, tìm cách kiếm tiền từ những con người tuyệt vọng và dễ tổn thương.

Trong tháng 8 và tháng 9 năm nay, phóng viên RFA đã đến Việt Nam, Anh và Canada để nói chuyến với những người di cư và những nạn nhân của nạn buôn người, gia đình của họ cũng như các nhà nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ để tìm hiểu tại sao rất nhiều người vẫn rời Việt Nam ra đi,  quá trình này thực sự như thế nào, và điều gì thường xảy đến với những người cuối cùng đã sang được nước ngoài.

Những sự thôi thúc

Nhiều người trong số người Việt ra đi có quê ở Nghệ An -  tỉnh lớn nhất cả nước, giáp ranh với Hà Tĩnh. Hầu hết trong số 39 nạn nhân trong vụ việc tại Essex đều xuất thân từ hai tỉnh này.

Nghệ An có vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước. Ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo được kính trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đồng thời là Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam, được sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở xã Kim Liên, cách Vinh, thủ phủ của tỉnh 15 km về phía tây.

Nhưng di sản đó đã không giúp tỉnh tránh được việc trở thành một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Không có đủ việc để nuôi sống toàn bộ dân số 3,3 triệu người, vì vậy người dân “muốn đi nước ngoài để kiếm thêm tiền” – anh Mau, một kỹ sư điện từ Nghệ An, người quản trị nhóm Facebook 'Người Nghệ An' với hơn 44.000 thành viên cho biết.

000_8RW6RC.jpg
Một biệt thự mới mọc lên phía sau một ngôi nhà truyền thống cũ trong một ngôi làng ở tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 10/10/2020. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP

Làm ruộng– nguồn thu nhập chính của hầu hết cư dân – luôn gặp thách thức vì thời tiết nổi tiếng bấp bênh, khắc nghiệt của tỉnh. “Khi nóng thì rất nóng. Khi mưa thì mưa rất nhiều, còn gây ra cả lũ lụt” – anh Mau giải thích. Những diễn biến thời tiết cực đoan này dự kiến sẽ còn tồi hơn trong 20 năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng.

Công ăn việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Một dúm nhà máy được xây dựng ở các khu vực nông thôn không đủ tương xứng với nguồn cung lao động, đặc biệt là khi dân số của tỉnh vẫn tiếp tục tăng.

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Nghệ An vào năm 2022 là 3,639 triệu đồng (khoảng 150 USD) – thấp hơn hơn 1 triệu đồng so với mức trung bình quốc gia. Thu nhập từ lương và tiền công có liên quan tới các loại việc làm chính thức, thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 1,758 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 71 USD).

Ngoài ra, áp bức về chính trị cũng là một lý do khiến người dân ra đi.

Về mặt giấy tờ, văn bản, một số quyền tự do đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam, nhưng trên thực tế, Chính phủ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng cách ngăn chặn quyền tiếp cận thông tin, hạn chế không gian dân sự và giới hạn mọi hình thức bất đồng, đối lập về chính trị.

Bối cảnh này cũng là một phần trong những lý do khiến anh Cường quyết định rời Việt Nam ra đi.  

Vài năm trước khi sang Romania, anh đã tham gia cuộc biểu tình phản đối một tập đoàn sản xuất nước ngoài đã xả thải hóa chất ra biển, làm chết hàng triệu con cá và lấy đi công ăn việc làm của các cộng đồng địa phương mà không bồi thường. Đây là một trong những cuộc biểu tình công khai lớn nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây.

immigrantstoryap2.jpeg
Các nhà hoạt động Việt Nam cầm biểu ngữ với nội dung “Hủy hoại môi sinh là giết người” và “Trả lại nước biển sạch cho chúng tôi” trong một cuộc biểu tình tại Đài Bắc, kêu gọi Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm làm sạch môi trường sau vụ xả thải hóa chất ra biển. Ảnh chụp ngày 10/8/2016. Nguồn ảnh: Chiang Ying-ying/AP

Ít nhất 41 nhà hoạt động tham gia các cuộc biểu tình này đã bị bỏ tù và 31 người đến nay vẫn còn bị giam giữ. Anh Cường nói với RFA rằng trên đường từ cuộc biểu tình về, anh đã bị công an mặc thường phục theo dõi. Mặc dù sau đó anh chưa từng phải trực tiếp gặp chính quyền về vấn đề này nhưng trải nghiệm này luôn làm anh ám ảnh, sợ hãi.

“Tôi cảm thấy rằng họ luôn để mắt tới tôi. Điều đó làm tôi sợ hãi khi phải rời khỏi nhà, thậm chí để đi làm và kiếm tiền” - anh chia sẻ.

Chủ động tìm kiếm cơ hội

Những người dân ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trò chuyện với phóng viên RFA đã mô tả ba cách thức/con đường mà hầu hết người dân có ý định ra nước ngoài thường sử dụng. Cách thứ nhất là thông qua các chương trình của Chính phủ, chủ yếu được thực hiện bởi hơn 500 công ty có giấy phép xuất khẩu lao động. Các công ty này lo việc tuyển dụng, nhập cư, đi lại và sắp xếp công việc cho người lao động Việt Nam khi ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam từ lâu đã ủng hộ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động, thường xuyên khuyến khích công dân của mình làm việc ở nước ngoài để nâng cao “chất lượng lực lượng lao động quốc gia” và thúc đẩy “hội nhập quốc tế”.

immigrantstoryrfa1.jpeg
Hai chị phụ nữ đang lao động trên cánh đồng lúa - công việc phổ biến nhất ở khu vực phía  nam tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Trong năm 2023, đã có 160.000 công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông qua các chương trình được Chính phủ bảo trợ, tăng từ mức 142.000 người của năm 2022. Phần lớn các chương trình này đưa công nhân đi làm việc ở khu vực Đông Á, với hơn 90% số lao động sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trong năm ngoái.

Tuy nhiên, Việt Nam không có thỏa thuận xuất khẩu lao động với hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ - nơi nhiều người dân muốn đến vì họ tin rằng, ở những nơi đó, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Thay vì dựa vào các chương trình của Chính phủ, những người có ý định di cư này thường trông cậy vào các công ty tư nhân giống như công ty mà anh Cường đã sử dụng. Các công ty này không phải là pháp nhân hợp pháp ở Việt Nam nhưng người muốn đi lao động nước ngoài thường trả tiền dịch vụ cho họ để được chỉ dẫn và hỗ trợ đi qua các kênh di cư hợp pháp, nghĩa là có được visa và việc làm hợp pháp.

Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty độc lập này, những người có ý định di cư vẫn có thể gặp các trở ngại, ở khía cạnh ngôn ngữ hoặc các kỹ năng khác, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được cấp visa. Trong những trường hợp này, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là ra nước ngoài bất hợp pháp với visa du lịch hoặc hoàn toàn không có visa và làm điều này thông qua các kế hoạch thường do các nhóm buôn người và đưa người di cư bất hợp pháp thực hiện.

immigrantstoryrfa2.jpeg
Một văn phòng cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học và việc làm ở nước ngoài nằm trên một con đường ở phía bắc xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.  Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Dù đi bằng con đường nào đi chăng nữa, động lực chính của việc ra đi vẫn là để kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về hỗ trợ gia đình. Năm 2023, lượng kiều hối ghi nhận ở Việt Nam đạt tổng cộng 14 tỷ USD – chiếm hơn 3% Tổng Thu nhập Quốc nội  (GDP) của nước này – và dự kiến sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm tới, theo Tổ chức Đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (Knomad) - một nền tảng theo dõi tình hình di cư.

Nước duy nhất ở Đông Nam Á vượt qua Việt Nam về mặt kiều hối là Philippines – một quốc gia cũng có tỷ lệ di cư ra nước ngoài đạt mức cao hàng năm. Theo Knomad, cả hai quốc gia này có tới 40% đến 60% lao động xuất khẩu đến Mỹ và Anh, nơi có mức lương cao hơn.

Làng Tỷ Phú

Nằm ngay phía bắc thành phố Vinh (Nghệ An), Đô Thành là một xã có rất nhiều người dân rời quê để đến Bắc Mỹ và châu Âu làm việc, cả bằng con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp.

Được gọi là “Làng tỷ phú”, thị trấn này, trong những năm gần đây, đã lột xác nhờ lượng kiều hối hào phóng được thân nhân từ nước ngoài gửi về. Khi đến thăm vào giữa tháng 8, phóng viên RFA đã được đích mục sở thị sự trù phú của thị trấn này – nơi các con phố được bao bọc bởi những cánh cổng mạ vàng lớn quây quanh các ngôi nhà nhiều tầng vừa được chỉnh trang.

2019-10-30T104446Z_429806211_RC1E9F86E990_RTRMADP_3_BRITAIN-BODIES-PALACES.JPG
Những ngôi nhà mới xây mọc lên phía sau những ngôi nhà cũ tại xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

“Ở thị trấn này, mỗi gia đình đều có ít nhất một người thân đã đi nước ngoài làm việc” – ông Ninh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết. Ông và những người khác trò chuyện với phóng viên RFA và được dẫn lời trong bài báo này, đã yêu cầu chúng tôi chỉ sử dụng tên gọi (không phải tên đầy đủ) hoặc biệt danh của họ vì tính nhạy cảm của vấn đề di cư ở Việt Nam.

Ông Ninh, một người đàn ông có nét mặt tươi cười ở độ tuổi 50, đón nhận và tự hào về tiếng tăm của quê hương mình. Bốn trong số năm người con của ông đã đi làm xây dựng và làm nail (làmmóng chân, móng tay)  ở Canada và châu Âu. Khi phóng viên RFA trò chuyện với ông Ninh, con út của ông, người gần đây vừa bước sang tuổi 20, đang chuẩn bị bay sang Canada để làm việc tại một nông trại.

Để đưa các con ra nước ngoài, ông Ninh đã sử dụng dịch vụ của một công ty tư nhân để họ lo việc xin cấp visa, sắp xếp việc đi lại và việc làm ở nước ngoài. Ông nói với RFA rằng các con của ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp và đều có visa làm việc hai năm.

Mặc dù thấp hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu theo tiêu chuẩn phương Tây, số tiền họ nhận được vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập họ có thể kiếm được ở Việt Nam.

“Nếu các con tôi ở lại Việt Nam, chúng chỉ có thể làm những công việc chân tay và sẽ không được trả nhiều tiền” – ông Ninh giải thích rồi dừng lại để rít một hơi từ cái điếu cày của mình.

“Cách tôi nhìn việc này là: đi ra nước ngoài với chúng có khi còn tốt hơn. Chúng có thể làm cùng một công việc nhưng được trả lương cao hơn”.

immigrantstoryrfa3.jpeg
Một con phố được bao bọc bởi những cánh cổng trang trí công phu và những ngôi nhà nhiều tầng ở xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.  Nguồn ảnh: RFA

Đánh cược bằng tiền tiết kiệm cả đời

Mặc dù động lực ra đi rất lớn, việc đưa một người thân ra nước ngoài đòi hỏi nhiều tháng lên kế hoạch cũng như một sự đầu tư tiền bạc khổng lồ từ toàn bộ gia đình.

Ông Ninh đã phải trả 30.000 đô la để đưa mỗi người con của mình ra nước ngoài – số tiền này lớn hơn 200 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người dân ở Nghệ An. Để có được số tiền này, ông phải vay nhiều khoản từ ngân hàng, cầm cố ngôi nhà của mình và vay mượn từ bạn bè, gia đình. Mỗi lần các con ông gửi tiền về – vài ngàn đô la mỗi tháng – số tiền đó được để dành để lo cho người con tiếp theo ra nước ngoài.

Và giờ đây khi người con út của ông đi ra nước ngoài, gia đình ông sẽ có đủ tiền để bắt đầu trả nợ, nhưng sẽ mất nhiều thời gian [để trả hết nợ] - ông nói.

Bà Hồng, một người bán hàng ăn ở xã Đô Thành, cũng phải trả 30.000 USD để đưa con trai sang Canada.

Bà nói với RFA rằng con trai bà đã thu xếp hầu hết mọi việc và tất cả những gì bà biết là số tiền này đã được trả cho một “công ty có trụ sở tại Canada chuyên hỗ trợ những người Việt có ý định di cư”. Nhưng cũng giống như trường hợp của ông Ninh, khoản chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đối với [kinh tế của] gia đình bà.

“Chúng tôi đã phải thế chấp ngôi nhà của mình nhưng cũng chỉ trang trải được khoảng 70% khoản phí. Vì vậy chúng tôi phải vay mượn từ gia đình, họ hàng số tiền còn lại” - bà Hồng giải thích.

Mặc dù nói rằng đã sử dụng dịch vụ của một công ty môi giới độc lập và các con ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp, ông Ninh lưu ý rằng ban đầu rất khó phân biệt giữa môi giới tốt và môi giới lừa đảo.

“Tôi đã rất sợ sẽ trở thành nạn nhân của việc lừa đảo. Chúng tôi đã trả rất nhiều tiền và phải hy sinh rất nhiều để có được số tiền đó trong khi chỉ có một trong 10 trường hợp như vậy là thành công” - ông Ninh chia sẻ.

Ông có lý do chính đáng để lo sợ. Năm ngoái, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hiện ra ngày càng nhiều vụ lừa đảo thực hiện bởi các công ty giả danh là cơ quan xuất khẩu lao động hợp pháp.

Một số công ty chỉ muốn kiếm lời, lừa những người có ý định di cư để lấy tiền tiết kiệm cả đời của họ. Trong khi đó, những công ty khác lại tham gia mạng lưới lừa đảo lao động cưỡng bức nham hiểm hơn nhiều, đưa những người lao động dễ bị tổn thương vào các cơ sở ở Campuchia và Myanmar và bắt họ thực hiện các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng.

Một báo cáo gần đây của Viện Hòa bình Mỹ cho thấy các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là “điểm nóng của nạn buôn người”, phục vụ cho các cơ sở và sòng bạc lừa đảo đang ngày càng phổ biến ở hai quốc gia nói trên.

000_1LT93R.jpg
Một phụ nữ chở hàng bằng xe máy ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP

Minh, một thợ ảnh trẻ ở Vinh đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn buôn người nhưng lại bị lừa mất tiền tiết kiệm. Anh nói với RFA rằng khi anh đang vật lộn để tìm việc ở Việt Nam thì nghe về một cặp vợ chồng sống tại Nghệ An cung cấp các dịch vụ hợp pháp để hỗ trợ người muốn đi Canada.

“Khi đó, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện thành công của những người đã ra nước ngoài và kiếm được rất nhiều tiền. Vì thế, tôi nghĩ rằng mình không có gì phải lo sợ”- anh nói.

Anh đã trả cho cặp vợ chồng này khoản phí ban đầu là 90 triệu đồng (3.650 USD) nhưng sau một năm vẫn chưa hề nhận được tin tức gì.

“Họ nói với tôi rằng các giấy tờ chứng minh của tôi không đầy đủ nhưng tôi chắc chắn rằng họ thậm chí chưa bao giờ gửi hồ sơ của tôi đi. Họ chỉ lấy tiền của tôi và không làm gì cả” - anh nói.

Anh cho biết anh đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm của mình vào khoản tiền đặt cọc này. Với lượng công việc ít ỏi có được ở Việt Nam, anh đã mất hơn một năm để kiếm lại số tiền đó.

Các công ty môi giới

Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới có rủi ro nhưng họ vẫn là một phần không thể thiếu của thị trường xuất khẩu lao động.

Các công ty hợp pháp và bất hợp pháp thường có trụ sở hoặc chi nhánh/công ty con ở những khu vực có tỷ lệ di cư cao. Tại Thiên Lộc, một xã ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh – nơi có nhiều người đã di cư ra nước ngoài trong những năm gần đây – có một số công ty môi giới được biết đến là đã giúp đưa lao động sang Hungary và sau đó là những nơi khác ở châu Âu. Trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, hầu hết người lao động thường bay đến Nga trước.

Chị Hà, một chủ tiệm làm đẹp trẻ tuổi ở Thiên Lộc, nói với RFA rằng đây là cách chồng chị lúc đầu dùng để rời quê đi nước ngoài vào năm 2018.

“Ban đầu, chồng tôi bay đến Nga bằng visa du lịch. Sau đó, anh ấy được đưa bằng đường bộ đến Đức và làm việc tại một nhà hàng có sử dụng người lao động không có giấy tờ” – chị Hà nói với RFA thông qua một phiên dịch viên tại tiệm của chị hồi giữa tháng 8.

“Anh ấy muốn ở lại Đức nhưng không xin được visa, vì vậy anh ấy đã đi sang Pháp, nhưng lại gặp vấn đề tương tự ở đó nên anh ấy lại sang Anh - nơi anh ấy hy vọng sẽ có thể ở lâu dài”.

Chị Hà không biết cụ thể tình hình của chồng mình, chỉ biết rằng anh đã tìm được việc làm tại một tiệm làm móng và đã nộp hồ sơ xin ở lại Anh lâu dài.

“Giờ anh ấy làm móng còn giỏi hơn cả tôi” – chị nói đùa trước khi nét mặt trở nên nghiêm nghị và đôi mắt ngấn lệ.

Chị và chồng thường trò chuyện trên điện thoại khi có thể và anh ấy đã gửi tiền về cho gia đình. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý và việc không biết khi nào được đoàn tụ là những trở ngại không dễ vượt qua với chị và các con.

“Đã sáu năm rồi kể từ khi tôi ở bên anh ấy lần cuối và tôi không biết lần gặp tiếp theo sẽ là khi nào” – chị nói.

Nhưng chị cảm thấy may mắn vì chồng chị vẫn được an toàn, đặc biệt là khi các gia đình khác ở huyện Can Lộc cũng có người thân đi nước ngoài nhưng đã không bao giờ còn được nhìn thấy người thân của mình nữa.

000_1LR1VH.jpg
Ảnh chân dung cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, một trong 39 người di cư Việt Nam được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh, trên bàn thờ của gia đình cô ở Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019. Nguồn ảnh: AFP

Bà Nguyễn Thị Phong cùng chồng sống ở thị trấn Nghèn, gần xã Thiên Lộc, đã trở thành một trong những gia đình như vậy khi con gái họ, cô Phạm Thị Trà My, đã chết một cách oan nghiệt trong thùng của một chiếc xe tải ở Essex ở tuổi 26.

Háo hức đi Anh, Trà My đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ một công ty môi giới địa phương. Trong khi gia đình giúp thu xếp số tiền 40.000 USD để chi trả tiền đi lại và phí môi giới, Trà My đã tự mình sắp xếp hầu hết mọi việc.

“Nó đã tự mình sắp xếp mọi thứ, vì thế, chúng tôi không biết nhiều về hành trình này cho đến khi sự việc xảy ra” - mẹ cô, bà Nguyễn Thị Phong, nói với RFA vào giữa tháng 8.

Từ Việt Nam, đầu tiên Trà My đi sang Trung Quốc. Cô ở lại đó vài ngày rồi tiếp tục đến Pháp và cuối cùng là Bỉ, nơi cô lên chiếc xe tải đi đến Essex.

Trà My là người đã báo động về tình hình bên trong chiếc xe tải. Buổi tối trước ngày các thi thể được tìm thấy, cô đã gửi tin nhắn dưới đây cho bố mẹ mình: “Con xin lỗi bố mẹ. Đường đi nước ngoài của con không thành. Con chết vì không thở được. Con thương bố mẹ rất nhiều”. Nhưng mọi nỗ lực đã trở nên quá muộn. Chiếc xe tải được tìm thấy vào ngày hôm sau nhưng tất cả những người bên trong đều đã chết.

“Ít nhất nhờ có tin nhắn đó mà các thi thể đã được tìm thấy và cuối cùng được đưa trở về nhà với chúng tôi” - bà Phong nói.

Hai mươi chín người ở Anh và Pháp đã bị kết án liên quan đến vụ việc kinh hoàng này và một số công ty môi giới, trong đó có công ty mà Trà My sử dụng, đã bị đóng cửa - mẹ cô cho biết.

2019-10-27T113556Z_320373832_RC19D03EEAC0_RTRMADP_3_BRITAIN-BODIES-VIETNAM.JPG
Ông Phạm Văn Thìn, bố của cô  Phạm Thị Trà My, ngồi ở nhà tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 27/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

Nhưng những tác động lâu dài của vụ việc này ở Việt Nam lại không đáng kể.

Bà Nga, một giáo viên ở Đô Thành, giải thích rằng dù vụ việc đã gây chấn động nhưng nó không ngăn được cuộc di cư ồ ạt theo cách mà nhiều người đã nghĩ.

“Người dân có chút sợ hãi nhưng vẫn rất háo hức đi ra nước ngoài. Họ biết làm vậy là rủi ro, đặc biệt là những người đi trái phép nhưng họ ở thế tuyệt vọng nên tiếp tục mạo hiểm” - bà Nga nói.

Trở ngại duy nhất trong những năm gần đây là các hạn chế mà các nước áp dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhưng giờ đây những hạn chế này đã được dỡ bỏ và làn sóng di cư một lần nữa lại tăng vọt.

Từ tháng một đến tháng tư năm nay, Anh đã ghi nhận 1.060 chiếc thuyền nhỏ chở công dân Việt Nam vượt qua eo biển Manche để đến bờ biển nước này – đây là con số cao nhất trong tất cả các quốc gia và gần bằng tổng số thuyền ghi nhận được trong cả năm 2023. Hàng ngàn người Việt Nam khác cũng đã tiếp tục đi đến các nước khác ở châu Âu cũng như châu Á và Bắc Mỹ.

“Kinh tế hiện không được tốt, không có nhiều việc làm. Người ta nhìn thấy tất cả các trường hợp thành công và tiếp tục chọn đi ra nước ngoài nhưng tôi hy vọng họ sẽ nhớ những gì đã xảy ra với con gái tôi và dừng việc mạo hiểm” - bà Phong nói.

AP19306732188746.jpg
Các cây nến được sắp xếp thành số "39" trong một buổi lễ cầu nguyện và tưởng nhớ 39 nạn nhân được tìm thấy chết trong thùng xe tải ở Essex. Ảnh chụp ngày 2/ 11/ 2019. Nguồn ảnh: Yui Mok/AP 

Cô đơn và cô lập

Lần đầu tiên anh Quan Tranh, một điều phối viên tại Cộng đồng Người tị nạn từ Việt Nam (CRV) ở Luân Đôn, nhìn thấy anh Cường khi anh đang nằm ngủ bên ngoài văn phòng làm việc mình. 

Anh đã tìm cho anh Cường một căn phòng tại một khách sạn do Bộ Nội vụ Anh điều hành đồng thời đã và đang giúp anh nộp đơn xin tị nạn chính thức.

Đạo luật Chống Nô lệ thời Hiện đại của Anh, được thông qua vào năm 2015, đã giúp các nạn nhân của nạn buôn người dễ dàng xin tị nạn hơn. Tuy nhiên, nhiều người như anh Cường không hề biết điều này và do đó đã trở thành nạn nhân của các phi vụ lừa đảo. Họ phải trả tới 17.000 USD để thuê “người kể chuyện” để “chế ra” một câu chuyện tị nạn mà những người kể này cho là sẽ được các cơ quan chính quyền chấp nhận.

Đã phải vay nợ để trả tiền cho các công ty môi giới cho chuyến đi từ Việt Nam, những người di cư còn buộc phải nhanh chóng gom góp, tập hợp thêm một khoản tiền mặt lớn khác để trả cho những người kể chuyện này.

Tiếp theo, họ lại phải chờ đợi khá lâu. Trong khi chính phủ Anh tuyên bố mỗi hồ sơ xin tị nạn sẽ được xử lý trong vòng sáu tháng nhưng anh Tranh cho biết, trên thực  tế, việc xét hồ sơ thường phải mất gần ba năm. Nếu người tị nạn sau đó muốn xin thường trú, sẽ mất thêm năm đến 10 năm nữa.

immigrantstoryrfa4.jpeg
Chị Hồng vẫy tay chào khi đang bán thịt cho khách từ một tại con đường chính ở Đô Thành. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Tại Mỹ, tình hình cũng tương tự. Một luật sư về nhập cư, trong một cuộc trao đổi với RFA trước đây, giải thích rằng người di cư có thể có tới chín năm cư trú hợp pháp trong khi chờ hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý. Tại Canada, một điểm đến được ưa chuộng khác, thường mất 3-4 năm để hồ sơ tị nạn được xử lý và thêm vài năm nữa để có được quyền cư trú -  ông Lê, một người làm việc tại Trung tâm Cộng đồng người Việt ở Canada cho biết.

Để ứng phó với số lượng lớn người di cư, Anh và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào tháng tư năm nay, cam kết tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, thuận lợi hóa hơn việc hồi hương những người “không có quyền ở lại Anh” và thúc đẩy di cư bằng các con đường hợp pháp.

Mặc dù còn quá sớm để thấy được tác động rõ rệt từ thỏa thuận này nhưng anh Tranh nghi ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc tỷ lệ người bị trục xuất về Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến các cuộc di cư ồ ạt, người dân Nghệ An và Hà Tĩnh nói với RFA rằng những gì đang được làm vẫn chưa đủ: hầu hết các nỗ lực của Chính phủ vẫn tập trung vào khuyến khích di cư ra nước ngoài hơn là cải thiện nền kinh tế địa phương.

Những yêu cầu bình luận của RFA gửi tới giới chức phụ trách lao động quốc gia và các sở ban ngành ở Hà Tĩnh và Nghệ An, chưa có được hồi đáp vào thời điểm đăng tải bài báo này. Các quan chức địa phương đã công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển và kinh tế và lần gần đây nhất là một nỗ lực cải thiện giáo dục và cơ hội việc làm đến năm 2030. Nhưng ngay cả khi chính sách này thành công, sẽ mất nhiều năm để nhìn thấy tác động của chúng thực tế.

rfaimmigrantstory5.jpeg
Anh Quan Tranh xem bức ảnh chân dung anh Cường – bức ảnh được chụp ngay sau khi anh Tranh phát hiện ra anh Cường nằm ngủ ở phía ngoài văn phòng làm việc của mình – đây cũng là lần đầu tiên họ gặp nhau ở Luân Đôn. Ảnh chụp ngày 4/9/2024 bởi Alastair McCready cho RFA

Trong khi đó, đối với nhiều người di cư, việc trở về Việt Nam là không thể.

“Hồi đầu, khi rời Việt Nam, tôi đã phải vay tiền ngân hàng để trả cho công ty môi giới và tôi vẫn chưa thể hoàn trả số tiến này kể từ khi ra nước ngoài” - anh Cường nói. “Nếu tôi trở về Việt Nam trước khi trả nợ [ngân hàng], tôi e rằng họ sẽ báo tôi ra công an”.

Anh Cường cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chờ đợi việc xét duyệt hồ sơ xin tị nạn ở Anh với hy vọng rằng hồ sơ của anh sẽ được chấp thuận và anh sẽ sớm tìm được việc làm.

“Tôi ước rằng tôi đã chưa bao giờ đến châu Âu thông qua các công ty môi giới xấu xa, lừa đảo” – anh nói và thêm rằng: “Nếu biết mọi việc trở nên thế này, tôi đã không làm như vậy”.

* Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 20246:32 SA(Xem: 332)
Thế nhưng những kẻ chỉ trích đó chúng nó cũng đâu có gì khác, chúng cũng núp sau những trang Blog rẻ tiền với những bút danh ma mị để tung hỏa mù phản động, một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, một cái đảng tự hào có hàng triệu quân nhân công an và quân đội bảo vệ như ‘thanh kiếm và lá chắn’ và lực lượng AK 47 hùng hậu mà hèn nhát không dám đưa cái gương mặt cuồng đảng ngây dại như người điên của mình ra cho bạn đọc chiêm ngưỡng thì ông tướng chuyên láo Việt cộng Nguyễn Trọng Nghĩa phải xem xét lại và cho ra quyết định dưới mỗi bài viết phải có hình ảnh tác giả để thiên hạ được biết chúng nó là con cái nhà ai mà lại ngu dại đến nổi phải đi bưng bô cho đảng cs nhé.
03 Tháng Mười Hai 20246:32 SA(Xem: 219)
Như vậy cái được gọi là thời kỳ ‘quá độ’ của đảng csVN nó đã quay ngoắt 360 độ, đi ngược lại với cái chủ nghĩa cộng sản ban đầu và chủ nghĩa xã hội bởi vì thực tế cho thấy nền chính trị VN tuy vẫn còn cái bảng hiệu cộng sản nhưng tuyệt đại người dân chẳng còn có ai tin vào thậm chí trong hàng ngũ đảng viên, còn nền kinh tế thì đã là kinh tế của chủ nghĩa tư bản mạnh được yếu thua, một nền kinh tế rừng rú khi nhà cầm quyền nắm giữ hết những mặt hàng chủ đạo điều tiết giá cả theo ý mình mà không cần quan tâm đến thị trường thế giới.
02 Tháng Mười Hai 20245:21 SA(Xem: 234)
Bà Mary Lawlor, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc (LHQ) về Người bảo vệ nhân quyền nói trước Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva trong một video đăng tải trên mạng xã hội X hôm 27/11. Bà nói thêm: "Nhưng quý vị biết không, quý vị đến đây và nói tất cả những thứ này và quý vị không cho bất kỳ ai trong chúng tôi vào (Việt Nam) thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì quý vị đã nói?" Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Người bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là trường hợp duy nhất bị từ chối dù nhiều lần đề nghị được thị sát Việt Nam.
30 Tháng Mười Một 20245:58 CH(Xem: 223)
Thưa các bác, cho em hỏi một điều rằng ngày xưa HCM còn sống không biết ông ta có ham mê đá bóng tròn trên sân cỏ, hay là thích đá bóng méo trên giường nhỉ?. Mà tại sao đám cổ động viên đá bóng thường hay cất lên tiếng hát Việt Nam HCM mỗi khi đội tuyển VN chiến thắng là bọn chúng hát trên sân vận động, hoặc đi bão ngoài đường phố cũng cất lên tiếng hát và mang theo cả tấm ảnh ông Hồ. Có nhiều người nói rằng ông Hồ thích đá bóng méo trên giường 2 mét, hoặc ở trong hang Pắc Pó sẽ siêu cầu thủ hơn sân cỏ rất nhiều lần, và theo một số tài liệu cho thấy rằng ít nhất ông Hồ đã bốn lần lấy vợ, có phải không các bác ơi?
30 Tháng Mười Một 20245:57 CH(Xem: 747)
Ông Thích Nhật Từ trong các bài phỏng vấn hay trong những lần thuyết giảng, thường bổ ý dưỡng đi nhiều nước, viết nhiều sách và có những cấp “tiến sĩ”, “tiến sĩ danh dự”. Một trong bằng “tiến sĩ danh dự” của ông làm trường đại học Apollos cấp. Trường Đại học này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến chất lượng giáo dục và tặng thủ công các tiêu chuẩn của DEAC (Ủy ban Kiểm định Giáo dục Từ xa). Thư của DEAC gửi Apollos. Kể cũng thú vị khi nhiều tu sĩ, tuổi lạp đã là Hòa Thượng chứng tuổi đời cao hơn nhiều, được nhận bằng Giáo sư, Tiến sĩ danh dự từ một trường chuyên ngành Quản trị Kinh doanh...
29 Tháng Mười Một 20246:05 SA(Xem: 219)
Kỉ niệm thắng Pháp tưng bừng Kỉ niệm thắng Mĩ hừng hừng, hung hăng Riêng ngày Biên giới Việt -Trung Lặng im không dám ho he nửa lời. Với dân như thể ông trời Với giặc cúi gập nói lời dạ vâng Hèn với giặc, ác với dân Tham ô đứng nhất, tranh ăn thứ nhì Quan liêu, bảo thủ, cửa quyền Cả 3 giải đó không nhường cho ai
29 Tháng Mười Một 20246:03 SA(Xem: 369)
Cuối cùng, danh tiếng của Đóm Đại Vương vang xa đến mức cả trường biết. Cô giáo chủ nhiệm quyết định tổ chức một buổi họp lớp, với chủ đề: "Tìm lại các cuốn sách mất tích". Ai cũng hồi hộp chờ xem Đóm Đại Vương giải thích thế nào. Tới lượt Đóm Đại Vương, cậu đứng dậy, tuyên bố xanh rờn: "Em không mượn sách để đọc, em mượn sách để lưu giữ văn hóa trường mình mãi mãi!" Sau buổi họp, nhà trường quyết định... tặng luôn cho Đóm Đại Vương danh hiệu “Thằng ăn cắp SGK không hoàn lại”. Còn Đóm Đại Vương, từ đó sống hạnh phúc bên bộ sưu tập sách giáo khoa "100 cuốn mượn cả đời".
29 Tháng Mười Một 20246:02 SA(Xem: 216)
Việt Nam chống lũ căng phông. Diễn như điện ảnh điêu ngoa quá trời. Ông trời nhìn xuống mà cười. Cười cho một đám lừa người phản dân. Chao ôi một đám bất nhân. Dựng chuyện chống lũ xả thân cứu người.
28 Tháng Mười Một 20245:50 SA(Xem: 266)
Cách đây hơn 50 năm ông Hồ đã nhắm mắt xuôi tay, hiện tại đang bị ướp xác ở trong lăng mộ Ba Đình, nay bỗng nhiên bừng tỉnh dậy và cùng đi với một đám ma cô hiên ngang ngạo nghễ giữa đường phố như thể thách thức với mọi người là ( địt mẹ biết bọn bố mày là ai không?). Dưới chế độ cai trị của nhà cầm quyền CSVN Đất nước ta đã và đang dối loạn mất rồi.
27 Tháng Mười Một 20245:23 SA(Xem: 288)
Búa liềm nhấn con chim tội nghiệp Đỉẻng ra oai gõ nhịp mị dân Tượng đài như cái thùng phân Nhìn qua rõ biết óc đần mặt mo 50 tỉ chớ vòng vo Gian tham giở đủ ngón trò lưu manh Đục khoét công quỹ rành rành Bầy sâu hại nước nhân danh chánh quyền Một nồi lẩu bạc tiền chó táp Xơi ngon trên luật pháp vô minh
28 Tháng Mười Một 2024
Không điều gì có thể phủ nhận, Trung Quốc đã hành xử hết sức gian manh, đặc biệt là về sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ của Mỹ và Mỹ cần phải có biện pháp cứng rắn hơn. Tuy nhiên, muốn cứng rắn để tạo ra hiệu quả thì phải có mục tiêu rõ ràng, phải tạo được sự đồng thuận của những quốc gia cũng bị thiệt hại vì kiểu hành xử sai trái của Trung Quốc. Đáng tiếc là người giữ vai trò như một nhạc trưởng lại không hiểu biết gì về những vấn đề vốn là căn bản trong chính sách thương mại, ông chỉ biểu lộ sự hung hăng, trẻ con, thô lỗ của mình với cả bạn lẫn thù. Chẳng lẽ áp thuế nhôm lên Canada thì sẽ “bảo vệ sự an toàn của Mỹ”?
26 Tháng Mười Một 2024
Bởi thế, không nói láo không phải là cộng sản cho nên ông M. Govbachev, một người cộng sản tại nước Nga, người đã góp phần giật sập cái chế độ chuyên chính Liên Bang Xô Viết đã từng nói: ”Tôi đã bỏ mất nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng: “đảng cs chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Nhưng đối với đảng csVN và lũ DLV thì không chỉ là dối trá không thôi mà còn thêm chữ láo lường, bởi vì cả lũ chúng nó suốt ngày học tập làm theo tấm gương đạo đức của tên lưu manh hcm trở mặt như trở bàn tay
26 Tháng Mười Một 2024
“Hầu hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ không phải thành công của tôn giáo vận. Cán-bộ tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa thấp kém, chính trị non nớt, nghiệp vụ...
26 Tháng Mười Một 2024
Ông Elon Musk. Musk sinh năm 1971 là di dân từ Nam Phi qua Canada rồi đến Mỹ lập nghiệp, trở thành tỷ phú, chủ tịch điều hành (CEO) của Tesla, công ty xe điện lớn nhất thế giới. Musk cực kỳ thông minh, khôn ngoan nhưng cũng rất thủ đoạn, láo xạo. Musk chỉ bắt đầu ủng hộ ông Trump thành tổng thống khoảng hơn 2 tháng trước ngày bầu cử 05.11.2024 khi thấy cơ hội thắng cử của Trump trở nên rõ rệt. Elon Musk bỏ ra 44 tỷ $ để mua mạng xã hội Twitter rồi đổi tên thành X với mục đích thao túng, kiểm soát truyền thông theo ý mình, chống lại truyền thông dòng chính. Tuy nhiên, Musk bị chính Chat Bot Grok của mình trong X nhận định là...
21 Tháng Mười Một 2024
Trước hết, phần lớn hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ không còn đến từ Hoa Kỳ nữa. Các đồng minh Âu châu của Kyiv sẽ phải gánh vác phần lớn công việc nặng nhọc này trong tương lai. Điều này có nghĩa là cung cấp tài chính để mua vũ khí và đạn dược, và đầu tư dài hạn vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Âu châu và của Ukraine. Thứ hai, điều này có nghĩa là kịp thời cung cấp cho Ukraine những gì họ cần. Tuy nhiên, các yêu cầu của Ukraine sẽ phải phù hợp với một chiến lược quân sự thiết thực - chứ không phải là một giấc mơ chiến thắng nhằm khôi phục quyền kiểm soát đối với tất cả các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng....
20 Tháng Mười Một 2024
“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội….” Nhưng khi bạo ngôn rằng “Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” là coi thường nhân dân. Nếu không có đảng CSVN “tự tiếm quyền lãnh đạo” thì dân ta sẽ có đảng khác cầm quyền thật sự là “của dân, do dân và vì dân...
16 Tháng Mười Một 2024
Những lần nhậm chức, ông nào cũng bắt chước các Tổng thống Mỹ, đặt tay lên “Kinh Thánh”… À xin lỗi, cộng sản vô đạo, nên “Kinh thánh” của các vị ấy hình như chỉ là bản Hiến Pháp mấy năm lại “tu chính án”, và giờ này thì chẳng ai tìm thấy “cái hồn cốt” của Hiến Pháp đa nguyên, đa đảng năm 1946 ở đâu nữa cả. “Cân bằng Tứ trụ” hay là “Lãnh đạo Tập thể” chỉ là bùa chú cho dân thường, đảng viên yên tâm, chứ thực chất, từ ông Hồ đến ông Duẩn, từ Trường Chinh đến Lê Đức Anh, các vị ấy đều dẹp “nhất thể hóa” sang một bên. Dân gian hát đồng giao: “Bộ tứ là tự Bố” (một cách nói lái tiếng Việt) đúng phắp cho các trường hợp ấy.
16 Tháng Mười Một 2024
Tôi tin trong nhóm cử tri đó không có ai vì chê bà Harris là đàn bà da đen mà đành để mặc ông Trump đắc cử. Chắc chỉ vì ỷ y thôi, như nhiều người, tưởng rằng với nhân cách đặc biệt của ông ta, ông Trump còn khuya mới đắc cử, đi bầu mất công. Nghĩa là họ cũng không ngờ như ta, và chắc cũng đang té ngửa và vô cùng ân hận. Như thế con số nhiệm mầu của ông Biden, 81 triệu, vẫn còn đó. Và bốn năm nữa, nó sẽ tái hiện, cứu nước Mỹ, như đã từng cứu một lần. Ta sẽ chờ. Vừa chờ vừa bận rộn chống độc tài đảng trị, thời gian sẽ trôi nhanh lắm. Thoi đưa thấm thoắt, sẽ chỉ như một sát na.
15 Tháng Mười Một 2024
Còn nhiều tự hào làm, lũ dư luận viên ba củ nên tiếp tục tự hào như người mẫu Ngọc Trinh mặc đồ như ở truồng tại LHP quốc tế, tự hào có thằng thượng tá côn an đi nước ngoài bị ở tù vì đòi chơi gái, tự hào về con PTV VTV đi nước ngoài ăn cắp vặt, tự hào xe Vin Phét, tự hào mọi nơi mọi lúc… Một dân tộc chỉ biết nói phét, khoác lác tự hào rỡm cũng không khác gì một thằng ăn mày, nghèo nàn, rách rưới nhưng cũng cố làm ra vẻ sang chảnh cho bằng bọn nhà giàu.
15 Tháng Mười Một 2024
“MAGA quân” có MAGA hay Trump mugshot T-shirt. Mao tung ra những “mê thoại” về bọn “phản cách mạng” và những Hồng vệ binh hung hăng xông lên, tấn công cả những nhân vật đầu não của chính quyền, đẩy đất nước vào tình trạng vô chính phủ. Trump bắn ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, dẫu mình đang nắm trọn quyền hành pháp, lớp lớp “MAGA quân” hung hãn xông lên tấn công vào Quốc Hội Mỹ, như một bọn vô chính phủ.