Bắc Kinh nổi điên trước việc Mỹ trọng vọng Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì sao?

24 Tháng Tám 20244:40 CH(Xem: 1504)
Bắc Kinh nổi điên trước việc Mỹ trọng vọng
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì sao?

456616607_10160528475993181_2888043455117180620_n                                               Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - hình từ bài chủ





Tuấn Khanh
 Facebook




Bắc Kinh mới đây đã giận dữ lên tiếng phản đối Washington, sau khi nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt lai Lạt ma lưu vong được các quan chức cấp cao của Mỹ tại New York, tiếp đón, thăm viếng và trọng vọng.
Trung Cộng vẫn luôn cảnh cáo Hoa Kỳ về chuyện không được cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia vào "các hoạt động ly khai" khi đến thăm đất nước này, và Bắc Kinh đã "long trọng phản đối" - tức một hình thức phản đối cao độ về mặt ngoại giao - với Washington sau khi các quan chức cấp cao của Mỹ phớt lờ lời cảnh cáo, và vẫn tìm gặp nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của người Tây Tạng ở New York, hôm thứ Tư 21 Tháng Tám.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Mao Ning cho biết hôm thứ Năm: “Trung Cộng kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma đến thăm dưới bất kỳ lý do gì, và kiên quyết phản đối bất kỳ quan chức chính phủ của bất kỳ quốc gia nào gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù ở bất kỳ hình thức nào”.
Ý của Trung Cộng là muốn cô lập Đức Đạt lai Lạt ma trên toàn bộ phương diện ngoại giao và chính trị thế giới, kể cả với các quan chức về y tế, mặc dù Đức Đạt lai Lạt ma đã tuyên bố rời khỏi những vai trò lãnh đạo chính trị từ năm 2011. Bắc Kinh lên giọng, coi việc các quan chức cấp cao Hoa Kỳ thăm gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tương đương cấu thành sự can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia vô thần này.
Trong khi đó, trong một tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Giám đốc nhân quyền Nhà Trắng Kelly Razzouk và Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền và điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng, đã tới New York để xin hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuyên bố cho biết cuộc gặp mặt với rất Đức Đạt lai Lạt ma đã "tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy nhân quyền của người Tây Tạng".
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tỵ nạn sang Ấn Độ vào năm 1959 sau cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Cộng ở Tây Tạng thất bại. Hiện ngài tới New York để tiếp tục điều trị cho chứng đau đầu gối của mình. Đây là lần thứ hai ông trở lại Mỹ, lần đầu là vào năm 2017.
Tháng trước, Bắc Kinh cũng bày tỏ sự phản đối cực lực với Washington sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật Resolve Tibet Act, trong đó kêu gọi Bắc Kinh nối lại đối thoại trực tiếp với Đức Đạt Lai Lạt Ma để giải quyết những khác biệt, và kêu gọi một thỏa thuận đàm phán về Tây Tạng.
Vì sao Bắc Kinh lúc này đột ngột giận dữ về câu chuyện của một tu sĩ Phật giáo đã 89 tuổi, không màng đến chính trị như vậy? Những nhà phân tích nói, đó là biểu lộ cho việc thất bại cay đắng của Trung Cộng sau khi tổ chức một chiến dịch bôi nhọ tốn kém và rộng lớn nhất, từ trước đến nay vào một cá nhân. Kết quả tổng chiến dịch bôi nhọ bí mật và công phu đó, chỉ diễn ra rầm rộ trong vài chục ngày và bị phơi bày.
Hồi đầu tháng Tư năm 2023, một chiến dịch bôi nhọ toàn cầu được chỉ đạo, để chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã được Bắc Kinh tung ra trên mạng xã hội.
Đối với nhiều người, những chuyện như vậy không có gì mới từ nhiều năm nay. Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, đã sống lưu vong ở Ấn Độ, sau khi ông bị buộc phải rời khỏi quê hương của mình, bị chiếm đóng bởi Trung Cộng thời Mao vào năm 1951. Dù bây giờ chỉ là một nhà hoạt động tôn giáo thuần túy ôn hòa và kêu gọi yêu thương nhưng chế độ Trung Cộng đã luôn bày tỏ một thái độ căm ghét đến cực độ, thậm chí có thể ghép tội hình sự khi bất kỳ người dân Tây Tạng lưu giữ một bức ảnh của ngài. Kể từ sau khi truy đuổi, tìm cách bắt giữ và ám sát thất bại, các quan chức Trung Cộng đã phỉ báng Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng mọi cách có thể.
Truyền thông tuyên truyền của Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng vẽ Đức Đạt Lai Lạt Ma như một kẻ ấu dâm và ghê tởm. Sự kiên trì bôi nhọ này cũng đạt được một kết quả nhất định với những người có định kiến và thù ghét tôn giáo cũng như thiếu hiểu biết rộng rãi về lịch sử và văn hóa Tây Tạng.
Câu chuyện được sử dụng để làm lệch đi ý nghĩa của nó, và thao túng với những người chưa biết về văn hóa Tây Tạng, xảy ra ở Dharamsala. Một bà mẹ Ấn Độ làm việc với các tổ chức từ thiện cho người tị nạn Tây Tạng đã tìm cách đặt lịch cho đứa con trai nhỏ của mình (khoảng 8 tuổi) đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Việc này diễn ra vào ngày 28 Tháng Hai, những đoạn phim được đăng tải lên mạng, chỉ là kỷ niệm ngày vui đặc biệt.
Các cán bộ dư luận viên Trung Cộng mừng như bắt được vàng khi tìm thấy đoạn video từ này. Họ cắt bỏ một phần để làm giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn hôn cậu bé 8 tuổi. Trong video mô tả, cho thấy "ông ấy thè lưỡi ra và nói bằng tiếng Anh , là “Hãy mút lưỡi của tôi!'."
Sử dụng một tài khoản Twitter được thành lập rất nhanh sau đó, đoạn clip đã được gửi đi với lời nói tục tĩu “Pedo-Dalai Lama”. Nó lan truyền thông qua các tài khoản bot được liên kết và mạng lưới của những người ủng hộ chế độ Trung Cộng trên khắp thế giới. Chỉ trong vài ngày, nó đã có hàng triệu lượt truy cập. Và cứ thế nó tiếp tục, với rất nhiều meme chồng chất cũng những lời lên án.
Trong những năm gần đây, Trung Cộng đã dồn các nguồn lực mới vào việc thao túng mạng xã hội ở nước ngoài, không chỉ ở trong nước; sử dụng nền tảng toàn cầu, không phải nền tảng trong nước. Họ nhận ra rằng làm cho thế giới bị hỗn loạn chính là cơ hội của mình.,
Nhưng thực tế chuyện gì đã xảy ra? Hóa ra ở Tây Tạng, người ta có phong tục cho con ăn bằng miệng - một phong tục dường như vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở Amdo, quê hương cũ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Từ bối cảnh này xuất hiện một trò đùa thường trực mà những người Tây Tạng lớn tuổi thường dùng khi họ không còn đồ ăn hay đồ ngọt để cho con cháu mình: Họ sẽ lè lưỡi và nói với đứa trẻ, “Con có thể ăn lưỡi của ta, vì ta không còn gì khác nữa.” Việc Đức Đạt Lai Lạt Ma nói “ngậm” thay vì “ăn” có lẽ là vì ngài đang nghĩ đến kẹo chứ không phải đồ ăn – từ gốc tiếng Tây Tạng là che le sa, nghĩa đen là “ăn lưỡi của tôi”.
Không có gì “khiêu dâm” trong toàn bộ video. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với cậu bé về việc khi còn nhỏ, ông thường cãi nhau với anh trai mình, đùa giỡn tựa đầu vào vai cậu bé để chỉ cách. Sau đó, ông áp trán mình vào trán cậu bé - một cử chỉ tôn trọng truyền thống khác, được gọi là oothuk (giống như cái bắt tay trang trọng ở phương Tây).
Bản thân cậu bé đã được phỏng vấn sau đó, cũng như mẹ cậu (người ngồi cách đó vài mét trong suốt quá trình tương tác). Cả hai sau đó, đều mô tả sự vui mừng khôn xiết khi có được khoảnh khắc này.
Ban đầu cậu bé Ấn Độ hỏi liệu cậu có thể “ôm” Đức Đạt Lai Lạt Ma không. Lúc đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma không hiểu hoàn toàn ý nghĩa. Ở Tây Tạng người ta thường không ôm hay bắt tay. Nhưng cậu bé đã có được những giây phút tuyệt vời nhất của đời mình: oothuk, po và trò đùa “che le sa”; cùng với một cái ôm, một cái bắt tay và một cuộc trò chuyện hài hước, như chúng ta thấy trong toàn bộ video.
Magnus Fiskesjö, với tư cách là một nhà nhân chủng học, đã lên tiếng trước những trò bóp méo thông tin của Trung Cộng và chi phối một phần thế giới, rằng toàn bộ sự việc không chỉ minh họa “tâm trí đã bị vấy bẩn” của con người ở thời hiện đại đã quen với nhiều điều xấu xa. “Thao túng sự khác biệt về văn hóa và các tập quán cơ thể, có thể bị dịch sai như thế nào, đã được Trung Cộng lợi dụng thật điêu xảo,” Magnus Fiskesjö nói.
“Chúng ta phải khâm phục kỹ năng bóp méo và tuyên truyền Trung Cộng,” ông Magnus Fiskesjö nhấn mạnh: “Họ biết rõ khán giả của mình và ngay lập tức nhìn thấy sơ hở. Hầu hết mọi người ở phương Tây đều không biết gì về các tập tục văn hóa của người Tây Tạng, chứ đừng nói đến việc đùa “ăn lưỡi của tôi đây này” như một khái niệm phi tình dục.”
Như nhà hoạt động lưu vong Tây Tạng Lhadon Tethong đã nói trong một cuộc hội luận gần đây, rằng mục tiêu hủy hoại hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt ma, là một trong những phương thức để nhằm đánh lạc hướng thế giới khỏi cuộc đàn áp kịch tính mới bên trong Tây Tạng do Trung Cộng chiếm đóng. Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra cảnh báo rằng chính quyền Trung Cộng đang cố che giấu việc giam giữ một số lượng lớn cả trẻ em và người lớn ở Tây Tạng, để xóa bỏ văn hóa của họ và biến họ thành những người lao động nói tiếng Trung Cộng – theo mô hình của cuộc diệt chủng song song quy mô lớn chống lại người Duy Ngô Nhĩ.
Bên cạnh những câu chuyện thời sự về các chức sắc nhiều tôn giáo đang mắc tội ấu dâm, và thành một nỗi ám ảnh với công chúng, kết hợp cả hai điều này lại, các nhà tuyên truyền cộng sản đã nhìn thấy cơ hội vẽ ra Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một kẻ “ấu dâm”.
Thủ đoạn đã thành công ngoài mong đợi, thiệt hại uy tín trong phút chốc đã lan ra trên toàn cầu cho danh tiếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tây Tạng. Hàng triệu người ở Hoa Kỳ, Châu Âu và xa hơn nữa – do thành kiến trước đó, cùng với xu hướng tự cho mình là đúng để đi đến kết luận, kết hợp với sự thiếu hiểu biết rộng rãi về Tây Tạng.
Áp lực ồn ào của quốc tế đã khiến văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra lời xin lỗi, vì quyết định không muốn tạo thêm tranh cãi và cơ hội tấn công từ phía Trung Cộng. Nhận thức là vấn đề của thời gian và hiểu biết, và không thể thay đổi được mọi thứ tức thì chỉ qua một lời tranh cãi. Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi đi thông điệp rằng xin lỗi vì “những tổn thương mà lời nói của ông có thể đã gây ra”. Nhưng điều này đã khiến nhiều người Tây Tạng thất vọng hơn, vì thấy rõ ràng thế giới sống đặc biệt của họ không được bên ngoài nhìn thấy, và hiểu.
Và cũng chính vì lý do này Bắc Kinh đã giận dữ liên tiếp lên án Hoa Kỳ về việc tiếp xúc với một thành phần “bất mãn chính trị” Tây Tạng, nhưng không dám nhắc gì về cái gọi là “ấu dâm” họ đã dày công gán đặt cho Đức Đạt Lai Lạt ma.
Nếu tính luôn cả tổng chiến dịch bôi nhọ uy tín của Đức Lạt lai Lạt ma lần này, có thể nói Trung Cộng đã bỏ ra một ngân sách khổng lồ lịch sử và lần lượt hàng ngàn lần như vậy trong cả một đời người, chỉ để tấn công một tu sĩ với niềm tin Phật giáo tự do của quê hương mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 20248:10 CH(Xem: 1883)
Dưới chế độ cộng sản, vốn theo đuổi ý thức hệ bài tôn giáo, người Thượng và người Hmong theo đạo Cơ Đốc, người Chăm theo đạo Hồi và người Khmer Krom đạo Phật đã bị đàn áp gấp đôi vì đức tin tôn giáo của họ. BPSOS kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF), Liên Minh Quốc Tế cho Tự do Tôn Giáo và Niềm Tin (IRFBA), tổ chức Các Nghị Sĩ ASEAN cho Nhân Quyền, và các tổ chức nhân quyền quốc tế công khai thừa nhận người Thượng và các nhóm dân tộc khác kể trên là các dân tộc bản địa, và vận động để chính phủ Việt Nam công nhận họ như vậy.
02 Tháng Chín 20248:08 CH(Xem: 542)
Khi luật sư của Trump, trước các vị thẩm phán, cho rằng nếu Trump ra lệnh nhóm đặc nhiệm Seal Team 6 để ám sát đối thủ của mình thì vẫn không bị truy tố bởi đang ở cương vị tổng thống. Và khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chấp nhận lý luận này thì đất Mỹ đang bước vào thời kỳ nguy hiểm bởi sẽ có những kẻ gian ác như Trump, lợi dụng quyết định của tòa án này để làm những chuyện như vua chúa thời xưa đã từng làm mà không hề bị luận tội.
31 Tháng Tám 20245:22 CH(Xem: 1856)
Ngày 6/3/2024, chị H Biap Krong đột ngột nghe tin Bộ Công an xếp mình là khủng bố. Run lên vì tức. Không từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc khi đó. “Một tuyên bố rất nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng.” Chị H Biap Krong, sắc tộc Êđê, là một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng (nhưng không thuộc tổ chức Người Thượng vì Công lý), và là nhân viên của BPSOS. Khi đó, chị vẫn đang ở Thái Lan, một quốc gia không ký Công ước 1951 về vị thế người tỵ nạn.
30 Tháng Tám 20249:08 CH(Xem: 1596)
Câu: ”ĐCSVN… chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm…” là nói sai sự thực khiến Điều 4 của Hiến pháp vô giá trị. Nhân dân nào dám giám sát Đảng? Giá Đảng là do dân bầu hoặc bổ nhiệm?! Đảng đề ra những chủ trương, chính sách mà Chính phủ, do Quốc hội bổ nhiệm thi hành dưới sự giám sát của Đảng. Nếu có sai lầm thì Đảng nghiêm khắc khiển trách chính phủ. Vì Đảng lãnh đạo tối thượng, tự giám sát sửa sai nên Đảng tuyệt đối đứng ngoài Hiến pháp là hợp lý! Bài viết vô ích, lạc đề. Chuyện Đảng chịu giám sát, chịu trách nhiệm trước dân… chỉ là những sản phẩm tưởng tượng. Bài viết dài 4750 chữ, gấp ba bình thường, ‘cà kê dê ngỗng’, viện dẫn lui tới văn kiện mọi Đại hội Đảng, Bộ Chính trị làm cơ sở lý luận.
30 Tháng Tám 20249:07 CH(Xem: 1980)
hôm qua, gia đình 5 ngưới của Ông Rmah Beo đã rời Bangkok, Thái Lan để tái định cư ở thành phố Sydney, Australia. Ông là một trong 2 hồ sơ đầu tiên rời khỏi Thái Lan trong số 32 người được nhận diện BPSOS là thiết bị Bộ Công An Việt Nam đưa vào tầm quan sát sau vụ nổ súng ngày 11 tháng 6 năm 2023 ở Đăk Lăk. Bộ Công An đã mang lại lợi ích cho việc bắn súng này để tăng đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên và đe dọa những người Thượng đã đến Thái Lan tị nạn, dưới chiêu bài chống khủng bố.
30 Tháng Tám 20249:06 CH(Xem: 1812)
Trước khi tuyên thệ vào thứ Sáu, ông Bdap, trong trang phục nhà tù màu nâu, cho biết ông từ chối yêu cầu dẫn độ. Ông nói đã bị chính quyền Việt Nam đe dọa chỉ vì thực hành tín ngưỡng tự do tôn giáo. “Nhà tôi ở Đắc Lắk đã bị công an Việt Nam lục soát và tịch thu máy tính, điện thoại di động và Kinh thánh của tôi,” Tôi không nộp đơn khiếu nại vì sợ cảnh sát sẽ trả thù”, ông Bdap nói trước tòa. Luật sư bào chữa của ông, bà Nadthasiri Bergman cho phóng viên của RFA biết, việc dẫn độ không thể được thực hiện, theo Điều 13 của Đạo luật ngăn chặn tra tấn và cưỡng bức mất tích năm 2022.
29 Tháng Tám 20248:52 CH(Xem: 2294)
“Một số người bị bắt giữ đã bị tra tấn, bị đối xử tàn tệ hoặc bị trừng phạt bằng hình thức tạm giam, bao gồm cả việc ép cung. Một người bị tạm giữ là ông Y Bum Bya đã chết khi đang bị tạm giữ vào ngày 8/3/2024 sau khi bị tra tấn” – các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết trong thông cáo báo chí. Theo các chuyên gia LHQ, khoảng 100 người bị kết án trong phiên tòa với các cáo buộc khủng bố rộng khắp trong một phiên tòa xét xử nhiều người cùng lúc và là phiên tòa di động không đảm bảo các tiêu chuẩn về phiên tòa công bằng của quốc tế.
29 Tháng Tám 20248:51 CH(Xem: 759)
Vẫn còn kịp để bản thân suy nghĩ Thấu chuyện đời lý trí biết đổi thay Bị đỉẻng dối lừa há miệng mắc quai Bị ví với bò rơm nhai sùi bọt mép Bị khiển sai cả đêm ngày khép nép Cũng chỉ là tôm tép vặt thúi hôi Cũng như xà bần rác rưởi vậy thôi Ngu si sao được ngồi hàng chức sắc Ngày nào mình tự hỏi mình gay gắt Những mặc cảm dốt đặc được vạch trần Trẻ em suy dinh dưỡng sống tế bần Già, khổ, tật, bệnh cần bao phúc lợi Vì sao dân phải oằn lưng cõng nợ Hàng ngũ nào luôn bợ đít bưng bô Thế lực nào sống đạo đức xô bồ Phe nhóm nào "ma cô" chuyên lừa đảo
28 Tháng Tám 20247:47 CH(Xem: 1922)
Các nhóm “dư luận viên” kể trên đã thực hiện cuộc tấn công nhằm bẻ lái dư luận một cách rất hăng hái, bằng những lời lẽ quy chụp nặng nề, vô căn cứ đối với Đại học Fullbright. Do họ thấy ở Bangladesh và Campuchia xảy ra những cuộc cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng chống chính phủ, nên nhóm dư luận viên này nhanh nhảu đoảng theo kiểu “bảo hoàng hơn vua”, lên tiếng cho rằng Fullbright là “lò đào tạo phản động” của Mỹ lập ra, “ổ dạy làm cách mạng màu”, để lật đổ chính quyền Cộng sản Việt Nam.
27 Tháng Tám 20247:46 CH(Xem: 545)
Khiêm tốn để học hỏi mới khá được. Hàn Quốc đã rất khiêm tốn, biết người biết ta mà copy nguyên xi chương trình giáo dục của Nhật Bản, tiết kiệm được bao chi phí mà tạo ra một bước tiến bộ nhảy vọt cho ngành giáo dục. Cách giáo dục dùng “đom đóm” tuy đặc sắc thật nhưng chưa đủ thành di sản vĩ đại gì để thế giới học tập đâu. Bao nhiêu thứ bắt chước thằng hàng xóm, cả cái lý tưởng thiên đường cũng copy mà bảo không “rập khuôn”. Đúng là sự kiêu ngạo của các vị không hề “rập khuôn”, không hề giống ai trên quả địa cầu này.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!