Điểm Sách và Bình Luận (P1)
Hình Internet
Trần Công Lân
Từ khi cộng đồng Việt Nam (CĐVN) có sinh hoạt truyền thông (truyền thanh, truyền hình, báo chí) thì trăm hoa đua nở. Lúc đầu thì còn "thông cảm" vì còn đang học tập văn minh và khoa học kỹ thuật nơi xứ người. Nhưng sau gần 50 năm thì chúng ta có nên nói thật, nói thẳng để "làm người" thay vì "làm hề" cho thiên hạ. Cũng trong tinh thần chống cộng sản Việt Nam (CSVN) đang làm tan hoang đất nước, ngu dân và bán dân thì CĐVN có thể làm gì khá hơn trên các trang mạng điện tử, cũng như truyền thanh, truyền hình. Chúng ta đang sống dưới chế độ dân chủ và muốn xây dựng dân chủ cho VN sau này thì cần tôn trọng sự thật qua "sống biết, sống đúng, sống thật". Vì nếu nói láo thì chính chúng ta là cộng sản chứ không riêng gì đảng CSVN hay kẻ tôn sùng chủ nghĩa Mác trong nước.
I . Nguyên tắc nền tảng :(1) Kẻ nói láo thành công lần đầu sẽ tiếp tục và trở thành thói quen. (2) Khởi đầu cái nói láo vô hại sẽ dần dần dẫn tới cái tại hại vô chừng. (3) chấp nhận kẻ nói láo (qua lời nói, hành động) sẽ dẫn tới mất kiểm soát thực và giả. (4) chấp nhận "nói láo" là chấp nhận sự thắng cuộc của kẻ thù.
1.Cộng sản nói láo
Vậy thì chúng ta có nên nói thật hay không? Vì nếu chúng ta cũng nói láo thì khác gì cộng sản (CS)? Ăn và nói là nghệ thuật, cần sự tế nhị, khéo léo. Nói láo là nói chuyện hoàn toàn không đúng sự thực đã xảy ra rồi. Nói kiểu "tiên đoán" mà không trúng thì vô hại (ai bảo tin không chứng cớ). Nói kiểu hứa hẹn mà không xảy ra cũng chưa hẳn là láo (vì không có ký giấy cam kết bảo đảm sẽ xảy ra). Nói kiểu hàng hai "có thể", "không hứa chắc", "cần thêm chi tiết", "tôi hy vọng sẽ …" bởi vì trong môi trường chính trị thì đủ mọi lý do để lời nói không thành sự thực.
Các chính trị gia biết vậy nên vận dụng tối đa để đánh vào tâm lý quần chúng vốn dễ quên và ưa nghe những gì muốn nghe. Vì quan niệm chính trị thường là quyền lực. Nắm quyền lực là "lẽ phải", "công lý", "sự thực" nhưng ít có ai ý thức được "đâu là sự thật" một khi đã đi vào ngoắt nghéo, cong queo, lật ngược, lật xuôi để giành phần thắng, chủ động thì họ đã đánh mất gốc của sự thật. Đó là lý do tôn giáo đã xen vào chính trị để bảo đảm sự thật là đây: "Cùng tin nơi Thượng đế" (in the God we trust) như chúng ta thấy trong chính trị Mỹ, các nhà lãnh đạo chính trị đã dựa vào sự ủng hộ của lãnh đạo tôn giáo như sự chứng giám về sự thật (hay đạo đức). Sự trá hình (proxy) xảy ra nhiều lần và cuối cùng ngay cả tín đồ cũng quên luôn giá trị đạo đức thực sự trong tôn giáo. Đây là một tiến trình nói dối qua nhiều bước khó mà bắt lỗi vì sự tham dự của nhiều lãnh vực, nhân sự.
Nói láo nặng nhất là dựng đứng lên câu chuyện hoàn toàn không hề xảy ra (bịa đặt). Đó là bước cuối cùng của cộng sản (hay độc tài) trước khi sử dụng bạo lực để giải quyết. Vì nói là phương tiện truyền thông qua ngôn ngữ nên người sử dụng phải cẩn thận tránh hiểu lầm gây tai hại sau này. Nhưng tôn giáo, chính trị và báo chí đã lợi dụng kẽ hở của ngôn ngữ để thực hiện ý đồ riêng. Cũng như sự truyền miệng, qua nhiều người. Mỗi người dùng sai một chữ thì với số đông tham dự câu nói ABC tới người cuối cùng sẽ là XYZ. Nói láo trở thành xuyên tạc.
2. Xuyên tạc
Có nhiều cấp bậc xuyên tạc từ ít (1) đến nhiều (100). Có thể là vô tình khi từ A sang B, và B dùng từ "nói" thay cho từ "làm" nhưng không làm toàn bộ ý nghĩa câu văn bị thay đổi nhiều. Nhưng nếu tiếp tục truyền từ ABC đến XYZ thì câu văn có thể mất ý nghĩa ban đầu. Khi xuyên tạc là sự cố tình của người sử dụng có mục đích riêng như cộng sản thường sử dùng để gây rối xã hội. Xuyên tạc có thể là sự bóp méo, diễn dịch sai lạch từ ngữ, câu văn của tác giả để người đọc hiểu lầm ý định muốn diễn tả dẫn đến sự chống đối (misinformation) hay thêm chữ vào nguyên văn để tạo ngộ nhận (disinformation). Xuyên tạc cao cấp khi bị pha chế: một nửa phần đầu câu chuyện là sự thật nhưng nửa phần sau cũng là sự thật của một vấn đề (hay câu chuyện) khác hoặc sẽ được trộn lẫn (như: ABABBAA hay ABCACBA) thì người đọc khó mà ý thức được sự giả mạo. Đó sẽ là trường hợp mà sau này thông minh nhân tạo (AI) sẽ giả giọng nói, khuôn mặt, căn cước, tiểu sử của bạn (hay dân) vào những mục đích xấu. Lúc đó ai sẽ còn biết sự thật là gì.
Cũng như giới luật gia thường sử dụng ngôn ngữ để tranh cãi, lý luận mặc dù họ biết giới hạn của ngôn ngữ là định nghĩa của mỗi từ ngữ. Định nghĩa là hàng rào ngăn cản người sử dụng nói một đàng làm một nẻo. Trong khi "nói" thì còn có khi cãi là lỡ lời (mis spoken) nhưng viết thì "bút sa gà chết". Nhưng luật Mỹ cho phép luật gia sáng tạo chữ mới (lexicography). Đó là phương tiện giúp miệng lưỡi luật sư cãi cho can phạm thoát tội và sự thật là chuyện của lời nói từ luật gia.
Tôn trọng pháp luật không có nghĩa là tôn trọng sự thật vì luật pháp cho phép sự thật bị che khuất bởi ngôn từ. Cũng như trong tôn giáo, ngôn ngữ không diễn tả được sự thật khi A nói "tôi đã gặp Chúa, Phật" với B. Sự thật khi A thấy khác với sự thật khi A nói. Khi nói lại với B thì sự "thấy" của A đã là quá khứ và không thể là cái B có thể thấy khi gặp A. Lời nói "thấy Chúa, Phật" sẽ được người khác lập lại và đó là nói láo (vì họ không phải là A). A thấy và tin. Đó là đức tin của A. Đem cái A tin gán cho quần chúng để quần chúng tin vào tôn giáo. Phải chăng đó là nói láo hay xuyên tạc? Niềm tin phát xuất từ bên trong mỗi con người (hiểu mục đích, chấp nhận hy sinh, kiên nhẫn và quyết tâm hành động).
3. Báo chí CĐVN
Căn bản báo chí là thông tin. Trách nhiệm thông tin trung thực (quyền) và tổ chức điều hành (tài chính, lợi) phải cân bằng. Không vì lợi nhuận quảng cáo hay áp lực của chủ báo (chủ nhân công ty) mà mất đi trách nhiệm trung thực. Báo chí dựa trên bài viết, viết và đăng (phổ biến) thì không thể sửa. Nếu sai phải nhận lỗi. Mọi sự phê bình, bình luận qua chủ bút (hay ban trị sự) và là trách nhiệm chung của tờ báo ngoài phần trách nhiệm của người viết. Mọi tờ báo phải có quan điểm, chủ trương về hướng đi trong việc thông tin theo hiến pháp quy định. Không thể đăng tin của kẻ nói láo mà không kiểm chứng viện cớ "tự do ngôn luận". Phóng viên, ký giả của tờ báo phải giữ vai trò trung lập trong khi hành nghề. Phần phê phán tin tức dành cho các nhà phê bình, bình luận.