Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9 Danh Chính Ngôn Thuận Sự Thành?
Lê Bá Vận
Sách Luận Ngữ - Tử Lộ có câu: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành…” là xuất xứ của thành ngữ tiếng Việt “Danh Chính Ngôn Thuận” có nghĩa “có chính nghĩa thì lời nói mới thuận”. Thành ngữ này là cơ sở để thẩm định những vướng mắc trong bản “Tuyên ngôn Độc Lập” 2/9/1945 mà hôm nay đcsVN kỷ niệm năm thứ 78. [1].
I) THEO DÒNG LỊCH SỬ.
Nền bảo hộ Pháp áp đặt trên nước ta trên 80 năm chấm dứt ngày 9/3/1945, Pháp bị Nhật lật đổ.
Trong suốt thời gian Pháp đô hộ nhân dân ta luôn nổi dậy chống đối quyết liệt song đều thất bại, chịu những tổn thất lớn lao về nhân mạng: thương vong, tử hình, gông cùm tù tội.
Các cuộc khởi nghĩa quan trọng nhất là:
1) Trương Định 1859-64. 2) Nguyễn Trung Trực 1861-68. 3) Đinh Công Tráng 1886-87. 4) Nguyễn Thiện Thuật 1885-89. 5) Nguyễn Quang Bích 1885-89. 6) Tống Duy Tân 1886-92. 7) Phan Đình Phùng 1885-96. 8) Đề Thám 1887-1913. 9) Hà Thành Đầu Độc 1908. 10) Việt Nam Quang phục Hội 1912-25 Cường Để. 11) Trịnh Văn Cấn 1917-18. 12) Đội Ấn 1921. 13) Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học 1931. 14) Nam Kỳ Khởi Nghĩa 23/11/1940 đcsVN. 15) Đội Cung 13/1/1941.
Các phong trào yêu nước khác gây chú ý gồm: 1) Đông Du 1905-09 Phan Bội Châu. 2) Duy Tân 1905-08 Phan Chu Trinh. 3) Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 Lương Văn Can. 4 Chống sưu thuế 1908 Trung Kỳ, biểu tình tự phát. 5) Hội kín Nam Kỳ 1913-16 Phan Xích Long. 6) Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-31 bãi công, biểu tình, khởi phát tự phát. Các phong trào này cũng tàn lụi dần.
Cuộc chống Pháp đô hộ đang hồi vô vọng thì Thế chiến II bùng nổ giữa phe Đồng minh Anh, Mỹ và phe Trục Đức, Nhật, kéo dài từ 1/9/1939 đến 15/8/1945 là ngày Nhật đầu hàng.
Từ 9/3/1945 Nhật lật đổ, đuổi Pháp song trao trả độc lập cho 3 nước Việt, Miên, Lào. Nhật không thể làm khác vì ý thức đang bại trận trước Anh, Mỹ.
Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại ban hành “Tuyên Cáo Độc Lập”. Toàn văn như sau:
“Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để đạt được mục đích như trên”. Bảo Đại ký tên với 6 thượng thư phó thự (cùng ký tên).
Tuyên cáo ngắn gọn không tố cáo, không kể công, không kêu gọi ai thừa nhận và tán đồng tuyên ngôn chung của Đại Đông Á mà mục tiêu là tạo sự thịnh vượng và hòa bình trong vùng. [*].
Song Nhật bại trận đầu hàng. Quân Đồng minh tiến vào Việt Nam nhằm giải giới binh sĩ Nhật và đưa họ về nước. Lực lương giải giới tôn trọng nội bộ chính trị của nước sở tại. Bất kể nước sở tại có là bù nhìn thân ai, bất kỳ lập trường thế nào là tự ý miễn rằng họ không đem quân đội quấy rối ai cả. Đó là điều mà chính phủ Trần Trọng Kim không thể làm vì không lập bộ Quốc phòng, cũng như chưa hề chỉ trích người.
Vua Bảo Đại lại là đại diện quyền lực chính thống từ xưa. Khác trường hợp các tân chính phủ Uông Tinh Vệ ở Tàu, thân Nhật và Pétain ở Pháp, thân Đức. Lúc Thế chiến 2 chấm dứt Đồng minh không công nhận họ song bất động, để Tàu, Pháp hai nước liệu lý nội bộ của mình.
Kể từ ngày 15/8/1945 Nhật buông súng đầu hàng thì Việt Nam thực sự hoàn toàn độc lập vì trên toàn đất nước không còn lính ngoại quốc chiếm đóng. Việt Minh ngày 19/8/1945 cướp được chính quyền là chuyện giữa VM và Bảo Đại – TT Kim, nước nhà độc lập không tùy thuộc. Giả sử Hồ Chí Minh giành chính quyền thất bại thì nền độc lập của nước nhà vẫn còn đó. Song họ Hồ thành công và ngày 2/9 (ngắc ngứ) đọc bản cáo trạng tội ác dã man Pháp bảo hộ. Cáo trạng đó là nòng cốt của bản “Tuyên Ngôn (Giành) Độc lập! Danh Bất Chính Tắc Ngôn Bất Thuận”.
II) TUYÊN NGÔN(G) ĐỘC LẬP 2/9/1945 “MẬP MỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN!”.
1) Tuyên ngôn viết: Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông – Dương... Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Bình: Câu chót (Kết quả… chết đói) kết luận bất ngờ, không ăn nhập, phải gạch bỏ. Nạn đói là từ cuối năm 1944 đến tháng 5/1945, đỉnh điểm ở tháng 3, làm chết từ 400.000 đến 2 triệu (Wikipedia). Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập là ngày 17/4/1945. Nhật thì đến Việt Nam từ cuối năm 1940, đã 4 năm. Kho lúa miền Nam sau xuất khẩu, thừa sức bao nuôi chúng suốt đời. Nạn đói là do lúa gạo miền Nam không chở được ra Bắc, các trục lộ giao thông bị máy bay Đồng minh phá hủy, đường biển bị phong tỏa, trùng hợp với mùa gặt đó miền Bắc bị mất mùa nặng. Các nguyên nhân khác chỉ là phụ. CS thì khoe chận đánh tịch thu các xe chở gạo, cướp các kho lúa ở Trung phần làm chiến lợi phẩm, nói là của địch. Hồi năm đó cha mẹ tôi nhà ở thị xã Đồng Hới, ở vùng quê vẫn được mùa, lúa gạo ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy dư thừa đem bán (Nhất Đồng Nai nhì Hai huyện).
2) Ngày 9 tháng 3, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không bảo hộ được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Bình: ngày 9/3 Pháp không bán nước mà bị lật đổ.
3) Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa…
Bình: Rút cuộc VM từ bỏ chống Pháp, đề nghị hợp tác, đổi thù thành bạn! Song đuổi được Nhật thì Pháp bảo
hộ vẫn còn đó, mạnh thêm. Ngày 9/3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, cứu họ ra khỏi trại giam và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Bình: Khí giới giao nộp cho VM?
4) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa… Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Bình: Đó là sự thật CS! Song lấy nước Việt Nam từ tay Bảo Đại - TT Kim mới đúng là sự thật trần trụi. Còn nữa, lấy nước không phải từ tay Pháp thì lên án gắt gao Pháp mà làm gì !
5) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Bình: dùng cho đúng từ ngữ, ‘tháo gỡ, vứt bỏ…’ thay vì ‘đánh đổ’. Chúng đã bỏ chạy thì còn đánh đổ nỗi gì? Việt Nam cũng đã độc lập kể từ ngày vua Bảo Đại Tuyên cáo Độc lập 11/3/1945. Nay chỉ có thể xác nhận lại.
6) Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ… tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Bình: Các hiêp ước ấy đâu còn để CS khoe xóa bỏ! vua Bảo Đại là dòng chính thống đã khai tử chúng ngày 11/3. Trước đó đã nói Việt Nam lấy nước là từ tay Nhật thì Pháp không còn liên can. Câu ‘xóa bỏ mọi đặc quyền…’ dư thừa vì ý đã có trong xóa bỏ các hiệp ước.
7) Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp… một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Bình: dư tiêu chuẩn. Trong nhập đề đã nói: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” thì đó là điều kiện cần và đủ cho độc lập, tự do. Không cần thiết nói mãi dân tộc gan góc… để đòi quyền lợi.
III) LỜI KẾT.
Điều vi diệu là Bác Hồ CCRĐ băng hà! cũng nhằm ngày 2/9 để lại bản Di chúc là điều mà xưa nay các nguyên thủ quốc gia chưa một ai làm. Ngoại trừ di chiếu của các hoàng đế chỉ định người kế vị.
Bản Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Di chúc 1969 là 2 kiệt tác đỉnh điểm văn chương mà csVN không ngớt xưng tụng tác giả là danh nhân văn hóa thế giới, bực thầy về nghệ thuật viết văn.
Song đọc Di chúc dài 4 trang, thì người đọc thấy đầy rẫy lỗi chính tả. Nội dung nghèo nàn, lý luận rẻ tiền mà huênh hoang, xoay quanh chuyện ĐCS: “Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng” (!?) và đánh Mỹ cứu nước: “Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ”. (với Xô, Tàu hỗ trợ). [2]
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập thì đó là Tuyên Ngông Giành Độc Lập thành lập VNDCCH. Lời lẽ hằn học, thù hận kiểu CCRĐ, lập luận ngoa ngôn hồ đồ, từ ngữ không chính xác. Danh không chính thì làm sao ngôn thuận? Không xứng đáng là một bản tuyên ngôn nghiêm túc. Cả 2 bản Di chúc và Tuyên Ngôn Độc Lập về hình thức và nội dung cùng tác giả chỉ có giá trị phế phẩm, vết dơ lịch sử.
Chú Thích. [1] Google : “Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Biến Cố Lịch Sử Vĩ Đại”
[2] Google : “Đánh Giá Ngày 30/4/1975 Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh Ủy Nhiệm”
[*] Tuyên cáo : Chính phủ báo cho mọi người biết một việc quan trọng. Tuyên cáo với quốc dân.
Tuyên ngôn : Một tuyên bố được công bố về ý định, động cơ hoặc quan điểm của người phát hành,
có thể là cá nhân, nhóm, đảng phái chính trị hoặc chính phủ. (Wikipedia).