Phận người sắc tộc Tây Nguyên (Phần 2): Chính sách hoa mỹ và thực trạng tối tăm

20 Tháng Tư 202110:17 CH(Xem: 8286)
  • Tác giả :

Phận người sắc tộc Tây Nguyên (Phần 2):
Chính sách hoa mỹ và thực trạng tối tăm

dffb8b3a-e2ef-400c-b572-63e1f7156a43
Trong phần một loạt bài về thân phận nhiều người sắc tộc tại Tây Nguyên, chúng tôi đề cập đến vấn đề ‘bóng ma FULRO’ và niềm tin tôn giáo mà Nhà Nước Việt Nam sử dụng làm cớ để bắt bớ, kết án tù nhiều người sắc tộc Tây Nguyên; phần tiếp đây trình bày về thực trạng cuộc sống của họ.


Giang Nguyễn
     RFA


Ủy Ban Dân tộc, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam có chức năng quản lý về công tác dân tộc vào hôm 15 tháng 4 vừa qua đã tổ chức Hội thảo triển khai công tác Nhân quyền và thực hiện các công ước quốc tế trong năm 2021. Trang Dân Tộc và Phát triển đưa tin Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ông Y Thông đã nhấn mạnh trong Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Dân Tộc Thiểu Số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cơ quan làm công tác dân tộc cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo quyền lợi của đồng bào DTTS. 

Thế nhưng những người dân thiểu số ở Tây Nguyên mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết, thực tế hoàn toàn khác với tuyên bố của quan chức phụ trách DTTS. Theo họ những trẻ nhỏ người sắc tộc khi bước vào trường học cấp một đã bị phân biệt.

“Thằng cu đòi đi học. Đi không được. Cô chẳng biết làm sao em à.” 

Đó là lời than của bà H Men Buôn Yă, một phụ nữ sắc tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk. Bà nói đời sống của bà vô cũng khó khăn, nhưng thiệt thòi nhất là bé cháu ngoại của bà. Cha mẹ bé đi làm xa, không còn liên lạc được nữa. Bà nuôi bé từ khi bé mới đầy tháng. Bé Y Phi năm nay 7 tuổi hàng ngày lang thang ngoài đường – vì trường không nhận cho cháu đi học.

“Cô dẫn đi học được cỡ nửa tháng, cô giáo bắt phải nộp hộ khẩu, giấy khai sinh. Nhưng mà giấy khai sinh không đúng họ. Cô đến chỗ tư pháp, họ không chấp nhận làm. Bây giờ đi kiếm giấy kết hôn không tìm được, bố mẹ cũng không liên lạc được. Bây giờ con đã lớn rồi, đòi đi học. Năn nỉ tư pháp, tư pháp không chịu làm. Nên cô mới nói, nếu không đủ điều kiện làm cho cô, bây giờ cô xin viết một đơn. Họ nói viết đơn làm gì. 

Bây giờ cô muốn để họ chỉnh lại thành họ Buôn Yă để cô làm hộ khẩu cho nó đi học. Nhưng mà họ vẫn không chịu sửa. Tại sao họ không sửa lại cho cô?”
Bà H Men năm nay 61 tuổi, mắt nhìn không rõ, không thể làm ăn gì được nữa, ở nhà bà nuôi một người con trai bị bệnh tâm thần và cháu Y Phi. Nếu như có quan chức nào chịu sửa lại giấy khai sinh cho cháu thì bà nói, bà cũng không có tiền để đi làm hộ khẩu:

“Thật sự cô bị tê hết cả người. Cô làm ăn không được. Một con trai thì đi làm xa, làm mướn làm thuê, có khi nó lâu lâu mang ít rau, gạo về. 

Một thằng con thì bị tâm thần, đi lang thang, cô thì bị vậy... lấy gì mà nuôi thằng cu này,. Sau này có được đi ăn học thì không có tiền nộp, không có quần áo, giầy dép. Bây giờ dép mang không có, ráng đi lễ, đi dép rách. Cho nên là cô không biết đường để lo cho thằng cu. Nếu cô có tiền, thì sửa lại giấy khai sinh, nhưng cô không có”.

Trường hợp của bà H Men không phải là riêng biệt. Bà nói, nhiều người trong buôn làng cũng không có hộ khẩu.

Một phụ huynh Ê Đê khác chia sẻ, ông có hai đưa cháu cũng bị từ chối không cho học ở trường của người Kinh. Ông xin giấu tên vì sợ bị chính quyền quấy rối hơn nữa. Ông thuật lại sự việc xảy ra cách đây một năm, khi hai cháu gái của ông đến tuổi đi học.

“Trước tiên thì hai cháu học trường trong buôn. Tới lớp 1 thì hai đứa cháu đi xin học với người Kinh. Nhưng mà họ bảo là không được. Nếu là công chức Nhà nước thì họ mới cho học, còn không phải là nhân viên Nhà nước thì họ không cho vào.”

Người cha ẩn danh này nói, ông muốn cho hai cháu đi học trường người Kinh để cuộc sống sau này của hai cháu tốt hơn. Ông tâm sự dù sao thì trường người Kinh dạy chu đáo hơn trường Ê Đê, con em được học tiếng phổ thông, mai sau khi cháu lớn, có thể đi làm xa và dễ dàng hòa nhập vào xã hội người Kinh. Ông không ngờ lại bị phân biệt như vậy. Ông nói:

“Nhà nước nó bảo là dân tộc được ưu tiên số một, nên mẹ hai đứa bé làm đơn đi nộp với nhà trường. Lúc đó thì anh mới biết được nhà cầm quyền Việt Nam họ chia rẽ dân tộc Ê Đê với người Kinh. Nhà nước bảo là ưu tiên, nhưng mà lúc đi xin thì họ không ưu tiên. Rất là buồn - buồn không thể tả nổi”.

Vấn đề hộ khẩu thì ông nói ông đã nghĩ đến. Khi lấy vợ, ông đi làm hộ khẩu nhưng bị từ chối với lý do ông không có nhà riêng, chưa được cha mẹ chia đất.

Đài Á Châu Tự Do gọi đến Ủy ban Dân tộc Trung ương nhưng không ai bắt máy. Tại Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk, một người trả lời điện thoại nói ông là Chánh Văn phòng nhưng từ chối không cho biết tên. Khi hỏi về việc hành vi phân biệt đối với người thiểu số ở đây trong vấn đề học vấn, ông này trả lời:

“Làm gì có, không hề có. Không hề có trường hợp vậy xảy ra, không phân biệt bất kể người sắc tộc hay người Kinh. Vẫn được đi học, tất cả trẻ em đểu được đi học hết”.

Viên chức này khẳng định gia đình không có hộ khẩu vẫn cho con em đi học được, ngoài ra công dân phải đạt đủ yêu cầu tiêu chí thì mới có được hộ khẩu. Nhưng ông nhấn mạnh: “Chuyện gây khó dễ, sách nhiễu là không có”.

Tình trạng không cấp hộ khẩu cho người dân tộc thiểu số đã được nhiều nhà quan sát tình hình nhân quyền ở Việt Nam lên án. Ủy hội Tôn giáo Hoa Kỳ trong một thông cáo báo chí nhân ngày Quốc Khánh Việt Nam năm 2020 ghi nhận rằng: “Trong nhiều thập niên, chính quyền địa phương ở miền Bắc và Tây Nguyên đã sách nhiễu người H’Mong và người Thượng theo đạo Thiên Chúa. Theo những nhà đấu tranh cho nhân quyền, chính quyền địa phương đã trả đũa những nhóm này bằng cách từ chối cấp chứng minh nhân dân và hộ khẩu, buộc hàng nghìn người phải chạy sang các vùng khác của Việt Nam”. 

Ông Y Quynh Bdap, một người đấu tranh cho công lý của người Thượng từ Bangkok khẳng định chính quyền Trung ương và địa phương từ chối làm hộ khẩu để trả đũa những ai đã lên tiếng đòi tự do tín ngưỡng, nhân quyền hay phản đối cưỡng chế đất đai.

“Những người mà có gia đình từng bị đi tù hay là từng bị đàn áp, những người từng tham gia biểu tình, thì rất là khó trong việc đi làm các giấy tờ, hộ khẩu. Thậm chí là trước khi đi làm thì họ bị bắt cam kết, từ bỏ hết các hội Thánh của mình”.

Bà H Men cho biết bà là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Vào năm 2003, bà bị đi tù 3 năm, cùng lúc con trai đi tù 2 năm, con rể đi tù 9 năm. Bà nói gia đình bà bị đi tù “vì theo đạo, vì chính trị”. Chồng bà được biết trong thời chiến tranh đã làm việc cho quân đội Mỹ.
Nhà đấu tranh nhân quyền Trương Minh Tam là thành viên nhóm trợ giúp pháp lý thuộc chương trình hỗ trợ pháp lý của BPSOS, tổ chức Cứu người Vượt biển. Từ Hoa Kỳ ông nói:

“Thế thì nó cũng tương tự như là các dân tộc thiểu số khác. Như dân tộc H'Mông cũng nằm trong một cái chính sách lâu dài, chính sách đánh đổi. Đó là hoặc là anh có giấy tờ tùy thân thì anh không được theo đạo Tin Lành, hoặc là anh theo đạo Tin Lành thì chúng tôi sẽ tịch thu toàn bộ giấy tờ tùy thân và đuổi anh ra khỏi bản làng.

Thế nhưng mà chúng tôi đã từng rất là thành công trong các dự án của người H'mông. Đó là chúng tôi yêu cầu, dù có hay không có một niềm tin, dù tôi có thể đi tù hay không đi tù thì tôi vẫn là một công dân, và anh phải có nghĩa vụ cấp giấy tờ tùy thân cho tôi và đó là quyền căn bản của người dân chúng tôi. 

Nếu như anh không cấp thì cũng được, không sao cả. Xin anh hãy ghi dùm tôi mấy chữ. Bởi vì lâu nay chúng ta đều có một thói quen, từ chính quyền cho đến người dân, là đều nói chuyện với nhau không có văn bản.

Bằng các biện pháp pháp lý và chúng tôi yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, thì họ đã phải xuống thang cấp giấy tờ tùy thân, thậm chí là cấp đất đai rồi thành lập các dự án”.

Tổ chức Cứu người Vượt biển (BPSOS) trong nhiều năm đã thu thập những báo cáo về hàng chục trường hợp vi phạm nhân quyền, như bắt giam tùy tiện, ép bỏ hệ phái của dân tộc để tham gia hệ phái quốc doanh, tra tấn và cưỡng chế đất đại trong nhiều năm qua. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS nói việc từ chối hộ khẩu là một một phần trong nhiều thủ đoạn của cả một chính sách phân biệt đối với người dân tộc thiểu số: 

“Rất nhiều người Tây Nguyên đến nay, cả nhà đều không có hộ tịch hộ khẩu, không có giấy tờ tùy thân. Thành ra con cái cũng không được đi học. Người lớn thì cũng không thể nào mà xin việc làm ở những cái chỗ mà hợp pháp được và ngay cả họ mở một cái quán cóc và xin giấy phép để mà buôn bán cũng không được. Họ không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào ở trong xã hội hết. Mà con cái, nhiều em cũng không có giấy khai sinh bởi bố mẹ không có hôn thú, không có chứng minh nhân dân thì làm sao mà con cái có giấy khai sinh. Vì vậy mà các em cũng bị thất học khá nhiều.

Đấy là tình trạng tôi gọi là vô tổ quốc. Tuy rằng là sinh ra lớn lên ở đất nước Việt Nam nhưng mà không có giấy tờ gì cả và do đó bị xem như là một người không có quốc gia, không được sự bảo vệ của quốc gia của mình”.

Song song với việc ép buộc bỏ đạo, đóng cửa các nhà thờ Thiên Chúa Giáo của người H'Mông, người Ê Đê, Gia Rai, v.v, chính quyền Việt Nam tiến hành chế độ kiểm soát chặt chẽ, cưỡng chế đất, khống chế kinh tế khiến người Thượng bị rơi vào tình trạng nghèo khó khắc nghiệt. 
Tỉnh Phú Yên báo cáo tại Hội thảo triển khai công tác nhân quyền hôm 15/4, tính đến cuối năm 2020 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 7.756 hộ, trong đó hộ đồng bào DTTS là 2.746, tức 35%. Tuy nhiên, trên cả nước, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cập nhật ngày 7/4/2021 cho thấy, 86%, tức đại đa số hộ nghèo của Việt Nam là những đồng bào thiểu số. 

Một trong những hộ nghèo đó là gia đình của anh Y Mika – không phải tên thật. Anh Y Mika, học sinh cấp 3, là một trong 7 anh em gia đình người Ê Đê sống ở Đắk Lắk. 

Năm 2018 nhà em có làm lều bán nước ngọt, nước mía trên đường. Năm đó là năm đầu tiên nhà em làm, vay ngân hàng đầu tư. Xong rồi công an chính quyền đến tháo gỡ. 

Trong thời gian mà họ phá nhà, thì họ có đánh mẹ em, rồi chị em, rồi họ lấy súng họ trỏ vào đầu em gái, họ dọa.

Đó là lần đầu tiên. Và vẫn vậy, thì năm 2019, nhà em vẫn cố gắng làm tiếp, thì họ lại đến họ cưa, họ lấy hết tài sản lần nữa”. 

Anh Y Mika cho rằng chính quyền địa phương dần dân đẩy gia đình vào tình trạng không thể vươn lên nổi. 

Họ thu hết bàn ghế, họ nói là giống như kiểu họ phân biệt, họ nói người Ê Đê không có quyền bán quán, chỉ có người Kinh có quyền thôi”. 

Anh Y Mika nói rõ, nhiều gia đình thiểu số khác ở nhiều huyện khác cũng bị thu hồi đất, không cho làm ăn, trong khi của người Kinh thì không bị làm khó dễ.

Năm 2018 nhà em có làm lều bán nước ngọt, nước mía trên đường. Năm đó là năm đầu tiên nhà em làm, vay ngân hàng đầu tư. Xong rồi công an chính quyền đến tháo gỡ. Trong thời gian mà họ phá nhà, thì họ có đánh mẹ em, rồi chị em, rồi họ lấy súng họ trỏ vào đầu em gái, họ dọa. Đó là lần đầu tiên. Và vẫn vậy, thì năm 2019, nhà em vẫn cố gắng làm tiếp, thì họ lại đến họ cưa, họ lấy hết tài sản lần nữa”. -Anh Y MikaMika

Gia đình anh trước đây có miếng đất 2 héc-ta do bà ngoại anh khai hoang.

“Nhà em làm gần sát đường. Đất đó thì họ thu hồi rồi. Gia đình em không có muốn lấy tiền bồi thường. Nhưng mà họ ép buộc, họ đến nhà họ nói là sẽ cưỡng chế nếu không lấy tiền bồi thường. Họ nói đất đó là quy hoạch. Nhưng mà gia đình em không đồng ý, họ cứ đến nhà nhiều lần quá, cứ nói nói, thì bố em đồng ý. Họ bồi thường 2 ha là 16-17 triệu. Rất ít”. 

Nợ nần của lần đầu tiên lập quán cóc, 300 triệu đồng, vẫn chưa trả hết. Anh Y Mika cho biết:

“Trong buôn làng anh em dân tộc Ê Đê đều như vậy, toàn nợ nần hết. Lãi suất rất cao”.

Anh nói, riêng gia đình anh cũng muốn làm lại quán, nhưng không có vốn nữa và cứ sợ chính quyền lại đến phá. Các chương trình mà Nhà nước quảng cáo dành cho hộ nghèo, gia đình anh không nhận được đồng nào. Không nắm được rõ luật pháp nên cũng không dám khiếu kiện và chỉ chấp nhận thực trạng mà thôi.

Hỏi vậy anh mong muốn điều gì, anh tâm sự:

“Điều em muốn, là chính quyền họ đối xử công bằng và quan tâm đến người dân bản địa, người Ê Đê, sống bình đẳng giống như anh em. Không phân biệt người Ê Đê hay là Kinh đều là công dân Việt Nam”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 20246:51 CH(Xem: 1640)
“Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu. Chỉ những người giàu, có của ăn của để mới sắm sửa đầy đủ trong nhà thôi. Nhiều người còn bị mất việc về quê hết luôn. Năm nay ai cũng khó khăn chứ không chỉ gia đình em đâu. Nhiều người nói năm nay không ăn Tết luôn. Xóm em chẳng thấy ai chưng bày gì hết vì tình hình chung là nghèo. Không ai mua bán gì được. Ngoài tháng lương 13, năm nay không có thưởng...
30 Tháng Giêng 20249:06 CH(Xem: 2017)
Tất nhiên là một nhà nước độc tài cho nên tuyên truyền luôn là ‘chủ trương nhất quán’ của lũ chúng ta, ở xứ đó cứ thằng nào nói dóc hay, dóc tổ mẹ, tổ cha là được triều đình phong cho hàm ‘thiến sỹ’, tha hồ mà vênh mặt nhìn đời, có thế nói đất nước này ‘thiến sỹ’ nhiều nhung nhúc, có lấy đấu mà đong cũng không hết, duy chỉ có điều lũ thiến sỹ này chỉ ăn tàn phá hại, bởi vì chúng nó đều có chuyên môn là ‘chính trị’, chuyên phịa ra những điều hay, điều tốt cho lãnh tụ và băng đảng của chúng chứ chúng nó có biết cái cóc xì gì về khoa học kỹ thuật đâu mà sáng chế với phát minh?!.
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1407)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
28 Tháng Giêng 20246:03 CH(Xem: 1506)
Hai tuần sau, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao tuyên bố “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo.” Bà Hằng còn nói đây không phải là lần đầu tiên tổ chứccó trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) đưa ra “những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”
28 Tháng Giêng 20246:01 CH(Xem: 463)
"Rửa tội" mọi cách bất cần Bày trò thả cá thí ân Lấy lòng thánh thần mưu vận Che giấu hành động ác nhân Giả nhân giả nghĩa trả ân Lợi dụng tôn giáo trú thân Bán nước hại dân khổ tận Vô thần si dục tham sân Cá chết biển chết tương tàn Dân oan tủi phận lầm than Thả cá phóng sanh ơn đỉẻng Trò hề lừa đảo thế gian
26 Tháng Giêng 202410:00 CH(Xem: 2239)
Nói về công lao cho đất nước thì Nguyễn Phú Trọng không có gì. Lý do là ông chỉ thụ hưởng di sản quyền lực của Hồ Chí Minh và những lãnh tụ CS tiền nhiệm. Tuy nhiên, từ khi nắm được quyền lực tối cao, ông đã đánh mất nhiều cơ hội canh tân cải tổ đất nước. Có 3 cơ hội lớn ông đã đánh mất trong nhiệm kỳ của mình: Trước hết, vào năm 2013, khi chấp bút bản hiến pháp hiện hành, ông có thể từng bước cởi trói cho dân tộc bằng cách không hiến định hóa Điều 4 hiến pháp, tư hữu hóa sở hữu đất đai và củng cố khái niệm kinh tế thị trường chân chính thay vì tái “định hướng xã hội chủ nghĩa”...
26 Tháng Giêng 20249:59 CH(Xem: 2128)
Còn những người đang ngày đêm chỉ trích, phê bình, lôi ra ánh sáng những sự thật bị đảng cầm quyền ma giáo dấu nhẹm thì hoàn toàn không phải là “phản động, chống phá, thế lực thù địch…” như đảng csVN hằng tuyên truyền mà họ đích thực là những “Chiến Sỹ Tranh Đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền” của người dân Việt Nam, bởi vì chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, thương yêu dân tộc Việt đang bị đọa đày trong bức màn sắt độc tài cai trị cho nên họ mới lên tiếng với mục đích là thay đổi thể chế chính trị cho đất nước của mình.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 708)
Người đàn ông này đang bán cái rế để nồi. Cái này ở vùng nông thôn hay xài. Vì nấu bếp củi nên nồi bị lọ nghẹ, dùng cái rế này để nồi tránh lọ nghẹ làm bẩn. Nhìn tấm hình này, chợt thấy lòng xúc động, xúc động vì hình ảnh người đàn ông co người trong cái lạnh giá rét ở miền Bắc, xung quanh vắng lặng bóng người, nhìn ông cô đơn và nhỏ bé làm sao. Xúc động vì hình ảnh vật dụng đơn sơ, đặc trưng của người nông thôn Việt Nam, đã lâu rồi mới nhìn thấy lại. Ở thành phố và các vùng ngoại thành, bây giờ đa số dùng bếp ga và bếp điện, nên hầu như không còn thấy ai dùng cái rế đan bằng tre này để nồi. Nhưng vùng nông thôn, nhất là Bắc và Trung bộ, vẫn còn xài bếp củi rất nhiều, nên vẫn xài nó.
25 Tháng Giêng 20248:04 CH(Xem: 3472)
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đó cho biết lượng kiều hối về địa phương này trong năm 2023 ước đạt gần chín tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kiều hối cao nhất của TP HCM từ trước đến nay. Mức này được cho biết cao gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố này. Lượng kiều hối tại TP HCM suốt các năm qua chiếm khoảng 55-60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
24 Tháng Giêng 20247:14 CH(Xem: 811)
“Việc gắn camera ở những nơi sinh hoạt chung, những hành lang, lối đi hoặc bên ngoài phòng giam thì có thể chấp nhận, còn việc gắn trong phòng giam để theo dõi các sinh hoạt riêng tư là vi phạm quyền về hình ảnh, quyền nhân thân theo Điều 32, Bộ luật Dân sự.” Bà Nga cho biết khu giam giữ tù chính trị của Trại giam Gia Trung có hàng chục buồng giam nhưng chỉ có hai phòng có gắn camera, một phòng để giam ông Tâm và phòng kia đang để trống. Để phản đối việc trại giam theo dõi mọi sinh hoạt của mình, ông Tâm đã dùng giấy che camera và quản giáo lại đến tháo giấy ra.
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.