Vạch mặt tham nhũng: đại tá tình báo Lương Ngọc Anh

14 Tháng Ba 201610:12 CH(Xem: 17240)

VẠCH MẶT THAM NHŨNG:
ĐẠI TÁ TÌNH BÁO LƯƠNG NGỌC ANH

sa

Trí Nhân Media
153396-VN_LuongNgocAnh_SMH_081212.400 Hình bên: Đại tá tình báo của công an CSVN Lương Ngọc Anh làm tổng  giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) bị công tố viên Úc cáo  buộc là người trung gian cầm tiền hối lộ cho các sếp lớn. (Hình: Sydney  Morning Herald) 

 Vào khoảng đầu tháng 7 năm 2011 các báo đồng loạt đưa tin một quan  chức Việt Nam - đại tá tình báo Lương Ngọc Anh, bị cáo buộc đã nhận hối  lộ đến 20 triệu Úc kim qua việc in tiền Polymer cho Việt Nam.

 Dựa trên bản điều tra các vụ hối lộ được sắp xếp thỏa thuận qua mối quan  hệ tình dục giữa ông Lương Ngọc Anh với đại diện thương mại Úc tại Việt  Nam là bà Elizabeth Masamune.

 Theo phiên tòa xử tại Melbourne, Úc ngày 14-8-2012, "công tố viên cáo buộc Lương Ngọc Anh, đại tá tình báo công an CSVN chỉ là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các sếp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN trong dịch vụ công ty Úc in tiền giấy nhựa cho Việt Nam." 

Vụ tai tiếng này được hiểu ngầm không những sau lưng Lương Ngọc Anh, không phải chỉ có thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy mà còn có cả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Công An CSVN.
11813375_392469300947638_9068869945646318574_n



=========0000========
 
ĐẠI TÁ TÌNH BÁO LƯƠNG NGỌC ANH CẦM TIỀN HỐI LỘ THAY CHO CẤP TRÊN
Hai Hoang Van
15-8-2012

Tòa án Úc xử vụ hối lộ in tiền Polymer cho Việt Nam


MELBOURNE, Aus. (NV) - Công tố viên cáo buộc Lương Ngọc Anh, đại tá tình báo công an CSVN chỉ là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các sếp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN trong dịch vụ công ty Úc in tiền giấy nhựa cho Việt Nam. 
Tin từ phiên tòa ngày 14 tháng 8, 2012 ở Melbourne xử các viên chức công ty dịch vụ in tiền giấy nhựa Securency và công ty in tiền của chính phủ Úc NPA (Note Printing Australia) được đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald cho hay.
Người đại diện (agent) (tức Lương Ngọc Anh) được hứa hẹn (hoa hồng) trên căn bản là đã được thỏa thuận và được hiểu rằng từ tiền hoa hồng ông ta đưa hối lộ cho các chức sắc Ngân Hàng (Nhà Nước CSVN) để đạt hợp đồng in tiền mà đó là chủ đề của sự đàm phán.”
Công tố viên Nicholas Robinson nói trong phiên xử như vậy và được báo SMH thuật lời.
Ra tòa là 8 viên chức cao cấp của Securency và NPA bị truy tố về tội tham gia vào âm mưu hối lộ các viên chức chính phủ nước ngoài trong đó có Việt Nam để giật mối thầu in tiền.

Nhà cầm quyền Việt Nam cho đổi từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer với công nghệ của nước Úc để đối phó với nạn tiền giả tràn lan khắp nước. Dù vậy, tiền polymer nay vẫn bị Trung Quốc làm giả với những số lượng lớn rồi tuồn vào Việt Nam tiêu thụ.
Theo cáo buộc, viên chức Úc đã trả hàng triệu Úc kim tiền hối lộ cho các người trung gian có mối quan hệ với những viên chức chính phủ cấp cao tại các nước Á Châu như Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ năm 1999 đến 2004.
Đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời đó là phó thủ tướng thường trực và chủ tịch Hội Đồng Tài Chính-Tiền Tệ của chính phủ. Tháng 5, 1998, ông được Quốc Hội cử kiêm chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước và giữ ghế này đến tháng 12, 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Đức Thúy.
Vậy vụ việc Lương Ngọc Anh làm trung gian cầm tiền hối lộ của Securency và NPA diễn ra trong cả 2 thời thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Đức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim.
Tại phiên tòa ở Melbourne, thẩm phán đã được nghe cáo buộc rằng Lương Ngọc Anh được dùng làm kẻ trung gian là qua sự đề nghị của đại diện thương mại Úc tại Việt Nam là bà Elizabeth Masamune.
Một ngày trước, báo Sydney Morning Herald dựa vào các nguồn tin điều tra nói rằng bà có mối quan hệ tình ái với ông đại tá tình báo Lương Ngọc Anh. (Thật ra, báo Úc dùng từ intimately được hiểu là có liên quan đến tình dục). Khi được báo Úc yêu cầu bình luận, bà đã không trả lời.
Khi ông Lương Ngọc Anh đòi công ty cung cấp tiền cho chuyến đi ngoại quốc (trong đó có cả chuyến đi Mỹ) của một số viên chức Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, ông Clifford Gerathy đặt nghi vấn thì được bà Masamune nói đó là hành động bình thường của các công ty ngoại quốc làm ăn ở Việt Nam. Bà lại còn được thuật lời nói có rất nhiều những kẻ cạnh tranh khác sẽ sẵn sàng tài trợ những chuyến đi như thế (để tranh mối).
Lương Ngọc Anh, 49 tuổi, hồi giữa năm 2009 được báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ca ngợi như một anh hùng, tuổi trẻ tài cao. Bài báo dài khoe khoang cuộc đời, sự nghiệp ông tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) ở Hà Nội chỉ được ít ngày thì bị lấy xuống khi có bài viết tố cáo của báo Úc.
Cho tới khi báo Úc khui ra qua nhiều loạt bài viết hơn hai năm qua, người ta mới biết kẻ cầm đầu CFTD là một đại tá tình báo của công an CSVN. Công ty này chỉ là bình phong hay là công ty “sân sau” của những kẻ quyền thế trong guồng máy cai trị độc tài ở Hà Nội.

Nếu không có những móc nối, quan hệ ở thượng tầng guồng máy cai trị CSVN, cái công ty CFTD không thể trúng thầu những mối nhập cảng trang thiết bị “nhạy cảm” và béo bở cho hệ thống công an và Bộ Quốc Phòng CSVN.
Trên báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lương Ngọc Anh từng cho hay công ty CFTD có vốn 400 tỉ đồng do đóng góp của 200 cổ đông, một số tiền không lấy gì làm lớn, nhưng lại có thương vụ hàng năm khoảng $30 triệu USD. Nếu người ta biết danh sách 200 cổ đông này gồm những ai, tiền bạc ở đâu ra để góp cổ phần, người ta có thể hiểu thêm được hậu trường quyền lực và kinh tài của những kẻ quyền thế tại Hà Nội.
Theo báo Úc, Cục Xúc Tiến Thương Mại Úc (Austrade), để đạt được mối thầu in tiền polymer cho Việt Nam, họ đã phải dùng tới quan hệ tình báo ngoại giao. Tuy Austrade từ chối cung cấp thông tin nhưng báo Úc tin rằng những người cầm đầu Securency có tin tức Lương Ngọc Anh là đứng làm bình phong của Bộ Công An CSVN tại CFTD. Công ty này vừa đóng vai kinh tài, vừa là một trong những tổ chức tình báo và an ninh của Hà Nội.
153396-VN_CFTD_GioiThieu.400
Trang mạng của công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) phần giới thiệu thành phần cầm đầu vẫn có tên Lương Ngọc Anh là tổng giám đốc. (Hình: Internet)
Lương Ngọc Anh được mô tả là một nhân vật từng tháp tùng ông Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng khác nhiều lần ra ngoại quốc.
Cho tới nay, chỉ mới có ông David J. Ellery, cựu quan chức tài chính tại công ty in tiền của chính phủ NPA là nhận tội và sẽ khai chống lại các người khác.
Hiện các phiên thẩm vấn ở tòa án còn tiếp tục. 
(TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153396&zoneid=2
=======================
ĐẠI TÁ TÌNH BÁO VN ĂN HỐI LỘ 20 TRIỆU ÚC KIM
3-7-2011 


Vụ hối lộ in tiền Polymer
CANBERRA 3-7 (TH) - Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty AFTD, đứng làm trung gian cầm tiền hối lộ của viên chức Úc trong dịch vụ thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam là đại tá tình báo công an.
Ông này cầm số tiền lên đến 20 triệu Úc kim, nhiều hơn con số trước đây được nêu ra.
133478-VN_CaNgoiLongNgocAnh_BaoDCS_101109---400


Bài viết ca ngợi Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc AFTD, trên báo đảng CSVN 
điện tử ngày 11 tháng 10, 2009. Bài viết này bị xóa tức thì khi tai tiếng ông này 
đứng làm bình phong ăn hối lộ in tiền polymer bị báo Úc The Age phanh phui hồi 
cuối tháng 5 năm 2009. (Hình chụp lại từ báo điện tử đảng CSVN)
Báo The Age ở Canberra, Úc, ngày Chủ Nhật 3 tháng 7, 2011 tiếp tục khui chi tiết vụ án hối lộ quan chức Việt Nam để công ty Securency và các công ty in tiền liên hệ của Úc trúng thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam.


Hai ngày trước, chính phủ Úc đã truy tố 6 cựu viên chức thuộc Securency (công ty liên doanh với một công ty Anh Quốc mà Ngân Hàng Trung Ương của chính phủ Úc làm chủ 50%) và công ty in tiền của chính phủ Úc (NPA).

Bài báo mới nhất ngoài những chi tiết trên còn cáo buộc Tổng Cục Thương Mại Úc (Austrade) không những biết Lương Ngọc Anh, năm nay 48 tuổi, là cán bộ tình báo, mà còn vẽ đường cho viên chức Securency cách thương thuyết với ông này.

Rất có thể Quốc Hội Úc sẽ nhảy vào điều tra theo áp lực của đảng đối lập vì sự liên can của chính phủ Úc trong vụ hối lộ. Theo luật, các công ty Úc bị cấm hối lộ cho quan chức ngoại quốc để dành các hợp đồng thương mại.

Sự tiết lộ về vai trò thầm kín của viên chức chính phủ Úc ở Tổng Cục Thương Mại vừa bị nêu trên báo chí thì cảnh sát Đức bắt giữ Christian Boilott khi ông này chuẩn bị tham dự một cuộc đua thuyền buồm ở Boltenhagen (Đức) ngày cuối tuần, một người bị cáo buộc đóng một vai trò trong các vụ hối lộ viên chức ngoại quốc khi ông ta còn làm cho NPA.

Chính phủ Úc đang yêu cầu Đức cho dẫn độ Boilott trong khi nhà cầm quyền Hà Nội không chịu hợp tác trong cuộc điều tra, theo báo The Age.

Lương Ngọc Anh, đóng vai trò chính trong vụ trung gian để Securency trúng thầu, là người mà tòa đại sứ Úc ở Hà Nội khá quen thuộc khi Tổng Cục Thương Mại Úc đề nghị ông ta và công ty phát triển kỹ thuật (AFTD) của ông ta làm môi giới (agent) vào năm 2002.

Tin tức của Austrade và Bộ Ngoại Giao Úc cung cấp cho nghị sĩ của đảng Cấp Tiến Russell Trood cho thấy các viên chức của Úc ở Hà Nội đã gặp Lương Ngọc Anh 18 lần chỉ từ 1999 đến 2001 (thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, trước khi bàn giao lại cho Lê Đức Thúy). Vụ tai tiếng này được hiểu ngầm không những sau lưng Lương Ngọc Anh, không phải chỉ có thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy mà còn có cả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Công An CSVN.

“Một công ty Úc thuê một viên chức của chính phủ nước ngoài làm môi giới có trả tiền là bất hợp pháp. Việc chỉ định Lương (làm môi giới) bị coi như một trong những vụ dàn xếp hối lộ trả tiền nhiều nhất mà Securency tổ chức nhiều nơi trên thế giới, trả cho ông Đại Tá (Lương Ngọc Anh) lên đến $20 triệu Úc kim. Phần lớn số tiền đó là tiền hối lộ. Đổi lại, ông ta giúp Securency trúng mối thầu khổng lồ để Việt Nam đổi từ in tiền giấy sang tiền giấy nhựa.” The Age viết.

Nguồn tin này nói viên chức tòa đại sứ Úc ở Hà Nội tiếp tục bàn chuyện làm ăn với Đại Tá Lương Ngọc Anh, kể cả những bữa ăn kín đáo, cho dù tổng cục trưởng của Austrade đã báo động với chính phủ Canberra và Ngân Hàng Trung Ương Úc (RBA) từ năm 2007 và 2008 rằng ông Anh là một cán bộ cao cấp của Bộ Công An CSVN.

Các chi tiết vừa nói cũng được cung cấp cho hội đồng quản trị công ty Securency thời đó. Dù vậy họ lại cũng không đòi ban giám đốc Securency ngưng các cuộc tiếp xúc và điều đình với ông đại tá tình báo Lương Ngọc Anh.

Cảnh sát liên bang Úc điều tra tổng cục trưởng Austrade cho thấy ông này còn giúp lấy chiếu khán nhập cảnh cho một số quan chức CSVN đến Mỹ chơi nhân một dịp nghỉ lễ bằng tiền của Securency. Tổng cục trưởng Austrade chưa bị truy tố trong khi một số viên chức khác của cơ quan đã phải viết lời khai cho cảnh sát. Một viên chức chính phủ liên bang cho báo The Age hay, nếu cuộc điều tra đi sâu vào mối quan hệ giữa Austrade với Securency và Sở In Tiền của chính phủ Úc (NPA), rất có thể “sẽ lộ ra rằng chính phủ Úc đã chấp nhận và tham gia tham nhũng”.

Một viên chức cao cấp của Austrade nói với tờ báo này rằng “Trong trường hợp của Securency, chẳng có gì phải nghi ngờ về sự tròng tréo của Austrade là một cơ quan của chính phủ mà không những giới thiệu Securency với CFTD, lại còn chỉ dẫn cách đối phó với họ thế nào.”

Tin tức cho thấy một phần số tiền trả cho ông Đại Tá Lương Ngọc Anh đã được dùng để trả tiền học cho con ông Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Đức Thúy tại đại học Durham Anh Quốc.

Mối quan hệ tốt đẹp đến nỗi năm 2004 công ty AFTD của ông Lương Ngọc Anh được giải thưởng đặc biệt về xuất cảng của Austrade.

Tháng 11 năm 1999, Lương Ngọc Anh được mời tới Úc dự cuộc hội thảo do Austrade tổ chức về tiềm năng xuất cảng sang Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, ông là một thành viên của Ủy Ban Hợp Tác Thương Mại Úc-Việt, dù trước đó mấy tháng, đại diện thương mại của Austrade tại Việt Nam khuyến cáo ông Anh có quan hệ với Bộ Công An CSVN. Ông Anh còn tiếp xúc với tòa đại sứ Úc ở Hà Nội 2 lần sau khi báo The Age bật mí vụ hối lộ in tiền polymer mà ông là nhân vật trung gian chủ chốt.

Một bài viết của The Age dựa vào tài liệu của Austrade từ năm 1998 cho thấy Lương Ngọc Anh có quan hệ gia đình với nhiều đảng viên cao cấp trong guồng máy cai trị tại Việt Nam. Họ còn nói rõ ông ta có một ông bố có nhiều quan hệ lớn cũng như bố vợ là bộ trưởng nội vụ. Hiện không còn thấy trang điện tử của công ty AFTD trên Internet cũng như Lương Ngọc Anh đã biến mất.
Hy vọng một ngày kia, các trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hongkong bị tiết lộ, người ta có thể biết phần nào các số tiền Lương Ngọc Anh làm bình phong nhận hối lộ được chuyển đến cho những ai.

Ông Lê Đức Thúy nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, nguyên chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia CSVN, nghỉ hưu tức hạ cánh an toàn từ tháng 5 năm 2011 vừa qua. Nguyễn Tấn Dũng thì nhiều phần sẽ vẫn là thủ tướng, nhân vật được tin là nhiều quyền lực nhất ở Việt Nam hiện nay. (T.N.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=133478&zoneid=2
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20247:50 CH(Xem: 197)
Những thằng cũng học dốt Mà không gốc gác gì Suốt đời làm nô lệ Sống trong cảnh bần hàn Còn những thằng học giỏi Được giúp việc cho tao Tuy vẫn là nô lệ Nhưng cũng khá hơn nhiều Đó là rất dân chủ Trong trại súc vật nuôi Heo được làm thủ lĩnh Dù nó không biết gì Chó là loài hung dữ Nhưng rất biết nghe lời Sẽ là tấm lá chắn Vệ sĩ bảo vệ heo Còn các động vật khác Giỏi, dở hay trung bình
16 Tháng Tư 20248:38 CH(Xem: 531)
Cúi đầu vận hạn thất kinh Hòa hợp hòa giải hiện hình ác gian Một miếng khi đói cơ hàn Mà sao đỉẻng nỡ phũ phàng ép ngưng Buộc chấm dứt buộc phải dừng Sân si nhỏ nhặt chẳng ngừng buông tha Gần nửa thế kỷ trôi qua Phân biệt đối xử cảnh nhà hai quê Da vàng máu đỏ thảm thê Lê la cầu thực não nề xác thân Kẻ thắng tàn bạo bất nhân Người thua buồn bã bần thần đớn đau Chung tay chung giọt máu đào Sẻ chia thống khổ lao đao giữa trời Đỉẻng cấm "Đi nốt cuộc đời" Hòa hợp hòa giải tráo hơi đến cùng
13 Tháng Tư 20245:54 CH(Xem: 450)
Hải Phòng khét tiếng Đỗ Hữu Ca Công an thiếu tướng, tiếng đồn xa Tấn công nhà Vươn, “trận đánh đẹp”(?) Lừa tiền chạy án, lộ mặt ra!… Đương chức oai phong, cứ tưởng là “Học tập làm theo”... sẽ tốt ra Mới hay tất cả đều trò diễn Tâm địa chứa đầy những xấu xa!
11 Tháng Tư 20247:22 CH(Xem: 819)
Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn cộng sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải. Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non.
08 Tháng Tư 20249:58 CH(Xem: 1484)
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
06 Tháng Tư 20245:06 CH(Xem: 1144)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn “khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng gồm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.” Bởi vì: quyền con người ở đất nước chúng tôi chỉ là một giá trị ảo, đất nước chúng tôi dùng công an để đàn áp người dân, chúng tôi không có tam quyền độc lập mà chỉ có tam quyền độc đảng, do đó quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân là do công an đảm nhiệm. Trước là quản lý bằng hộ khẩu, CCCD gắn chip, sau là rình mò, bắt bớ...
05 Tháng Tư 20249:05 CH(Xem: 904)
Gần đây nhất, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do, là trường hợp anh Vũ Minh Đức 31 tuổi lại bị tử vong sau khi làm việc với công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, không lâu sau đó với nhiều vết bầm trên cơ thể và có dấu hiệu bị tra tấn. Được biết anh Đức bị công an triệu tập để làm việc về một vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại xã An Phước vào đầu tháng 10 năm 2023. Vấn đề các nhân viên công lực bạo hành người dân vẫn xảy ra tại các quốc gia dân chủ trên thế giới, không chỉ riêng tại một quốc gia độc tài công an trị như tại Việt Nam. Sự khác biệt quan trọng nằm tại 3 trọng điểm như sau:...
04 Tháng Tư 20247:53 CH(Xem: 1814)
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
04 Tháng Tư 20247:51 CH(Xem: 673)
Cuối thập niên 2010, từng có một số người tin các tuyên bố về “phòng, chống tham nhũng” của giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam là thật tâm và những vụ khám xét tư gia, bắt giữ, xử lý “tham quan, ô lại” là thực hành tôn chỉ “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai”. Một trong những người đó là ông Thái Văn Đường, làm việc tại Trung tâm Quỹ đất của huyện Đông Anh, Hà Nội. Với niềm tin và sự hào hứng ấy, ông Đường trở thành một trong những người khởi tạo trang facebook “Lều của đầy tớ” – vừa giới thiệu, vừa kêu gọi mọi người tham gia giới thiệu tư dinh của các “công bộc”.
30 Tháng Ba 20245:41 CH(Xem: 1477)
Đảng ngày nay mê say. Đô la vơ đầy túi. Mác-Lê không cần thiết. Chỉ vỏ bọc bên ngoài. Bên trong là tham nhũng. Chúng bán sạch quê hương. Qua mô hình phát triển. Đất nước chẳng tiến lên. Thấy giật lùi tụt hậu. Quê hương của chúng ta. Từ biển đảo đất liền Nay sắp thành Trung cộng. Lại bắc thuộc ngàn năm. Nhìn về đất nước tôi. Đứng bên đây tôi khóc. Cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau này đau quá. Chẳng biết bao giờ nguôi.
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...