Chuyện nhà chồng tôi- một bi kịch không hồi kết sau ngày “kết thúc” tiếng súng chiến tranh

28 Tháng Tư 202110:22 CH(Xem: 6999)
      CHUYỆN NHÀ CHỒNG TÔI- MỘT BI KỊCH KHÔNG HỒI KẾT
              SAU NGÀY “KẾT THÚC” TIẾNG SÚNG CHIẾN TRANH

178971619_1817876058373849_5178670158482024427_n



Phạm Thanh Nghiên



“Mày có biết cái này là cái gì không?”
Sáng ngày 30-4-1975, gia đình ông Huỳnh Kim Sơn cả thảy 11 người đang ở trong nhà thì nghe tiếng ồn ào ngoài đường Phạm Thế Hiển. Ông Sơn là một thiếu úy cảnh sát, làm việc tại Quận 8 thuộc lực lượng Cảnh sát Quốc gia VNCH. Mặc dù ông đã dặn các con, các cháu không đứa nào được ra khỏi nhà, nhưng cậu bé Tú, khi ấy mới bảy tuổi, con trai thứ ba của ông vẫn rình lúc ông không để ý, rón rén mở cổng vọt ra ngoài. Từ nhà ông Sơn ra đường Phạm Thế Hiển đâu khoảng dăm trăm mét.
Cậu bé Tú thấy họ, những người mặc áo xanh, đội nón cối, đông lắm. Lớp thì đi bộ, lớp ngồi trên xe lam. Ai cũng vác theo súng. Có người còn mang cả cành cây cắm trên balo nữa. Cậu bé chưa từng chứng kiến cảnh tượng như thế tại Sài Gòn. Họ reo hò, la hét và ca hát vang cả phố phường, đại loại như: “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù”, “Sài Gòn đây rồi”, “Đập tan bè lũ ngụy quân ngụy quyền”… Đó cũng là lần đầu tiên Tú nghe đến cái tên Hồ Chí Minh phát ra từ giọng nói rất khác của lũ người xa lạ kia.
Tú không phải đứa trẻ duy nhất hiếu kỳ đứng xem. Mấy đứa trẻ cùng xóm chen chúc trong đám đông, mắt ngơ ngác, láo liên nhìn ngó. Có mấy cái bàn ai đó đã kê sẵn trên vỉa hè, đặt những thùng bìa các-tông. Trong các thùng bìa ấy là những lá cờ xanh đỏ, không giống như lá cờ vàng ba sọc đỏ quen thuộc treo ở trụ sở cảnh sát, nơi ba của Tú làm việc, hay ở trường học mà cậu vẫn nghiêm trang giơ tay chào mỗi thứ hai đầu tuần.
Những nhóm người mặc áo xanh, đội nón cối hoặc đeo khăn rằn, vai mang súng bắt đầu đi phát cờ cho mọi người. Họ phát cả cho bọn con nít. Tú cũng được một cái. Cậu bé Tú mang lá cờ xanh đỏ ấy về, vừa đi vừa nhảy chân sáo. Mới bước vào nhà, chưa kịp khoe với ai thì ông Sơn đã giật phắt lá cờ trên tay thằng con, ném nó xuống đất rồi lấy chân giẫm lên. Vợ ông tái mặt, vội chạy ra cổng xem có ai đi ngang qua không. Tú ngơ ngác, tim đập thình thịch tưởng là sẽ bị ăn đòn can tội trốn đi chơi.
– Mày có biết cái này là cái gì không mà tha về đây?
Ông Sơn rít lên, cố nén cơn tức giận. Giẫm giẫm mấy cái cho bõ ghét rồi nhặt lên, vo viên lá cờ giấy trong tay trước khi mang xuống bếp, châm lửa đốt. Mới bảy tuổi, Tú chưa đủ khôn để biết chuyện gì đang xảy ra. Nhưng cậu bé đã lờ mờ cảm nhận về những điều bất thường đang đến với gia đình mình. Thảo nào mấy bữa nay ba không tới nhiệm sở, các anh chị em Tú cũng không đi học.
Sau ngày 30-4-1975, giống như các quân nhân cán chính chế độ VNCH, ba và ông ngoại của Tú đều phải đi “học tập cải tạo”, nghĩa là đi tù. Cả ba và ông ngoại của cậu đều là sĩ quan cảnh sát với cấp bậc thiếu úy, do đó bị chính quyền mới liệt vào thành phần “ác ôn”. Ông ngoại Phạm Văn Vinh từng là “Trưởng ban Tình Hình Ban Chỉ huy Cảnh sát quận 4”, một chức vụ thuộc bên tình báo. Cậu bé Tú còn nhớ, hàng ngày ông ngoại đi làm đều có xe của nhiệm sở đến đưa đón. Ông ngoại Phạm Văn Vinh bị lưu đày ba năm ở nhà tù Hàm Tân. Trong Giấy Ra Trại mà nhà tù cộng sản cấp cho ông có ghi rõ: “Họ tên: Phạm Văn Vinh, sinh năm 1922. Trú quán tại: số 3 Cư Xá, Bến Vân Đồn – quận 4. Số quân, cấp bậc, chức vụ trong bộ máy chính quyền, quân sự và các tổ chức chính trị phản động của chế độ cũ: thiếu úy, Trưởng ban tình hình B.C.H.C.S quận 4”.

179254694_1817875011707287_7241059188211645626_n
*Cơn thảng thốt của ngày 30-4
Ông Huỳnh Kim Sơn may mắn hơn nên chỉ đi tù vài tháng rồi được tha, do từng cứu mạng một viên cán bộ cộng sản Bắc Việt. Đó là một cuộc cứu mạng “bất đắc dĩ” xảy ra vào năm 1972. Một viên Việt cộng bị cảnh sát truy đuổi, trong lúc cấp bách đã chạy vào nhà ông trốn. Lúc cảnh sát ập vào, họ hỏi bà Kim Anh – vợ ông Sơn – xem có người lạ nào chạy vô không. Bà Kim Anh, khi ấy đang mang bầu người con thứ tư, dù sợ hãi nhưng vẫn cố trấn tĩnh, trả lời gọn lỏn một câu “không!”. Vừa lúc ông Sơn ở nhiệm sở về tới nhà, trên người vẫn mặc sắc phục.
Vì nể đồng nghiệp nên nhóm cảnh sát chỉ khám xét qua loa rồi bỏ đi. Bà Kim Anh vội ra đóng cổng, rồi trở lại vào trong nhà, lắp bắp nói với chồng “ổng… ổng… trong hồ nước”. Ông Sơn chết lặng người. Ông chạy ra sau nhà, thấy người đàn ông kia đang lóp ngóp từ trong bể nước ngoi lên. Bị vợ đặt vào “sự đã rồi”, ông không còn lựa chọn nào khác là phải thuận theo. Nếu kêu cảnh sát tới, vợ ông sẽ mang tội che giấu Việt cộng, mà thả đi cũng không cam lòng. Bà Kim Anh van lơn: “Em sắp sinh con, thôi thì mình làm phước cứu một mạng người. Để đức để phúc cho con sau này”.
Trước khi đi, viên cán bộ Việt cộng quỳ xuống, vái lạy hai vị ân nhân cứu mạng. Rồi ông ta đưa cho ông Sơn mảnh giấy, có ghi chép ký hiệu gì đó, dặn rằng nếu sau này có bề gì, tìm ông ta sẽ trả ơn. Đúng như lời đã hứa trước đó ba năm, viên cán bộ cộng sản trả ơn cho ông thật. Ông Sơn thoát cảnh tù đày, nhưng không thoát được cơn đau mất nước, không thoát được cảnh sống bị bủa vây với vô vàn tủi hờn, căm hận. Và chính đứa con còn trong bụng mẹ ngày nào, cái cớ để vợ ông lấy đó mà tha cho viên cán bộ nọ, 42 năm sau đã chết thảm trong tay nhà cầm quyền cộng sản. Trí chết sau khi vừa kết thúc 14 năm dài bị cầm tù. Cái “phúc” mà ông bà Sơn tạo dựng cho con, không lớn bằng cái “họa” của “bên thắng cuộc” giáng xuống gia đình họ.
Những gì tôi vừa kể là một phần câu chuyện diễn ra trong và sau ngày 30-4-1975 của gia đình chồng tôi, anh Huỳnh Anh Tú, do chính anh kể lại. Tất nhiên, ngày ấy anh Tú còn nhỏ nên có chuyện anh nhớ được, có chuyện phải hỏi lại ba anh. Chuyện nhà chồng tôi, không chỉ có thế. Nếu viết đủ, theo trình tự thời gian, nó sẽ là một cuốn sách dày, đẫm nước mắt. Cuộc “giải phóng” của người cộng sản miền Bắc không chỉ khiến gia đình anh Tú lâm vào cảnh khốn cùng, nó còn khởi đầu cho những rạn nứt, ly tán và nhiều biến cố đau thương sau này. Số phận của gia đình chồng tôi, của ba má, của từng anh chị em bên chồng là những câu chuyện buồn trải dài trong suốt cuộc đời mỗi người. Đó là câu chuyện của một gia đình trong hàng vạn gia đình miền Nam khác đã bị một thứ “nhân mệnh” giáng xuống khi cơn thảng thốt của cái ngày 30-4 còn chưa kịp cất lời.
*Ly tán trong cái gọi là nền “hòa bình” mới
Bi kịch của gia đình chồng tôi, của cả dân tộc này suốt 46 năm qua vẫn chưa chấm dứt. Gốc gác VNCH (người cộng sản gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”) như một dấu gạch chéo trên gương mặt , ký hiệu để nhận biết về một hạng người phải bị loại trừ, phải bị vùi dập, phải bị khinh ghét dưới cái gọi là “chế độ XHCN”. Sau năm 1975, ba má chồng tôi phải bán dần bán mòn tài sản, của cải để lấy tiền nuôi các con. Đầu tiên bán nữ trang, rồi bán xe, sau đó bán nhà. Dần dà không còn thứ gì có thể bán ra tiền.
Sau gần 20 năm làm lụng cực nhọc, cố gắng đến kiệt lực vẫn không ngóc đầu lên nổi, gia đình chồng tôi lần lượt vượt biên sang Campuchia, rồi Thái Lan.
Duy nhất có một người chị ở lại Sài Gòn. Sau này, trong thời gian sống bên Thái Lan, chồng tôi cùng anh trai là Tuấn và em trai là Trí đều tham gia một tổ chức chống cộng. Năm 1999, trong lần nhận nhiệm vụ về nước, chồng tôi và Trí bị bắt, mỗi người bị kết án 14 năm tù. Trong thời gian ở tù, Trí bị nhiễm bệnh AIDS – hậu quả của những lần bị cùm chân có dính máu, thịt của người tù mang bệnh bị cùm trước. Ra tù được sáu tháng, Trí chết. Một cái chết đầy đau đớn, oan khuất và tức tưởi. Sau khi chồng tôi và Trí bị bắt, anh Tuấn mất tích. Một số người hoạt động cùng anh nói rằng anh bị cộng sản giết. Vài năm sau khi anh Tuấn chết, vợ anh cũng qua đời để lại đứa con mồ côi cho cô Trang, em chồng tôi nuôi dưỡng. Má chồng tôi bị bệnh tiểu đường, do không đủ tiền thuốc thang nên bà qua đời tại Thái Lan năm 2010, khi anh Tú và Trí thụ án được 11 năm. Lúc còn sống, má chồng tôi bị cưa hai chân do bị hoại tử. Sau thời gian sống ở Thái Lan, ba chồng tôi lưu lạc sang Malaysia, thỉnh thoảng qua Thái Lan thăm má. Em chồng tôi lập gia đình, sinh được ba đứa con nhưng khi đứa út còn nhỏ, chồng cô ấy bạo bệnh rồi qua đời.
Sau khi lấy anh Tú, tôi những muốn đón ba chồng tôi về ở hẳn Việt Nam để thuận tiện cho việc phụng dưỡng. Ở trọ cũng được, khi nào có đủ tiền thì xây nhà. Ba tôi chấp thuận. Ông đặt vé về Sài Gòn vào ngày 9-2-2017, nhưng buổi chiều hôm trước, mồng 8-2, ông đột ngột qua đời tại Malaysia. Vuốt mắt cho ông cũng là một người lưu vong khác. Tháng 4-2016, khi chúng tôi chuẩn bị làm đám cưới, người em trai út của anh Tú đã hẹn sẽ về tham dự vì nhiều năm rồi cậu ấy chưa trở lại Việt Nam. Nhưng rồi lại là một giấc mơ không thành khác. Trước đám cưới chừng một tháng, chúng tôi nhận được tin Quốc bị tai biến. Suốt mấy năm nay, Quốc phải ngồi xe lăn, không thể đi làm kiếm tiền nuôi con. Mọi gánh nặng đổ dồn lên cô Trang, em gái chồng tôi.
Anh Tú kể, từ năm 1981 cho đến mãi về sau, gia đình anh chưa bao giờ có một ngày sum họp kể cả vào những sự kiện trọng đại nhất của đời người như cưới hỏi, tang chế. Cả ba và má đều chết trên xứ lạ quê người mà con cháu không thể đến tiễn đưa, vĩnh biệt. Anh Tú lấy tôi, lại cũng là một người tù, một kẻ “phản động” theo cách kết tội của nhà cầm quyền. Thỉnh thoảng tôi nói đùa “vợ chồng mình tiền án nhiều hơn tiền mặt”. Và “nếu xét theo bên ngoại, bé Tôm là cộng sản con. Xét theo bên nội, nó mang gốc gác “ngụy quân ngụy quyền”. Tôm có ba mẹ, có chú đều là tù nhân chính trị dưới chế độ cộng sản. Tức là nhà tôi vừa có tù anh, tù em, tù vợ, tù chồng, vừa có tù em, tù chị, đủ cả. Nếu nhắc thêm sự kiện nhà tôi ở Vườn rau Lộc Hưng bị đập, thì bé Tôm cũng là một “dân oan nhí”. Vợ chồng tôi vừa là cựu tù chính trị, kiêm luôn danh hiệu bất đắc dĩ “dân oan”. Số phận cứ buộc chúng tôi vào cảnh ngộ éo le, bi đát.
***
Khi viết những dòng này, vào dịp tháng Tư năm 2021, chồng tôi vẫn là một người vô tổ quốc, vẫn phải sống lưu vong trên chính quê hương ruột thịt mình. Từ khi ra tù vào tháng 12-2013, anh Tú vẫn không có nổi một mảnh giấy tờ tùy thân. Gia đình tôi vẫn tiếp tục sống, cuộc sống của những phận người Việt với điệp trùng khốn khó, hiểm nguy vây bủa. 46 năm là một khoảng dài trong đời người, vậy mà nỗi đau cứ như vừa mới hôm qua. Làm sao quên được khi thế lực tà ác thay vì sám hối, lại reo rắc tư tưởng thù hận, vùi dập nạn nhân tới tận cùng của mọi nỗi đau. Nạn nhân nào có phải vài chục con người, đấy là triệu triệu con người. Biết bao giờ đất nước này mới thay da đổi thịt, người người mới biết ăn năn?
Cưu mang nỗi đau quá khứ không phải để thù hận, mà để nuôi dưỡng ước vọng tương lai. Tương lai cho gia đình bé nhỏ của tôi. Tương lai cho người Việt.

Sài Gòn, tháng 4-2021
             PTN

- Hình từ bài chủ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 20244:45 CH(Xem: 3890)
Chuyện bà vợ ông cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đem nộp 7 tỷ đồng để 'khắc phục hậu quả' do chồng minh gây ra đã làm cho thiên hạ vỡ lẽ rằng từ trước đến giờ mọi người đều bé cái lầm, đều nghĩ rằng ông LBN bị bắt oan do sự trả thù của tên trùm SS Tô Lâm. Trả thù thì có, khi ông LBN chỉ trích gay gắt ngành CA trước cái 'cuốc hội gật gù' làm ê mặt Tô Lâm quá, nhưng để bắt giữ một ĐBQH thì BCA csVN đã có bằng chứng rõ ràng về cáo buộc 'cưỡng đoạt tài sản' của ông LBN.
06 Tháng Giêng 20244:44 CH(Xem: 721)
Công nhận phong độ thật Dù đã bị bung toang Cái mặt chỉ hơi tái Nhưng vẫn đầy hiên ngang. Mấy ai được như thế Hai trăm ngàn đô la Không phải ăn hối lộ Tòa phán: đây là quà. Chỉ tiếc phong độ thế Mà đếch cười xã giao Giá hị hị vài phát Phong độ thời càng cao.
05 Tháng Giêng 20245:26 CH(Xem: 894)
Văn bản Đặc khu Đánh đu câu chữ “Nước láng giềng chung biên giới Quảng Ninh” Chẳng yếu tố Bắc Kinh? Chẳng liên quan Trung Quốc? Chẳng thách thức lòng dân yêu Tổ Quốc? Bốn nghìn năm lịch sử Hơn nghìn năm chinh chiến chống Tàu Dòng dõi Vua Hùng Con cháu Quang Trung Trước kẻ thù Trước giặc Tàu Chưa một lần khiếp sợ!
02 Tháng Giêng 20247:38 CH(Xem: 1391)
Trả lời cho toàn dân được rõ vì sao đồng lương Chủ Tịch Nước chưa đến 20 triệu/tháng mà đảng viên đảng cs giàu nứt đố đổ vách?! Vì sao mà bọn sâu mọt này có tiền hàng triệu đô la để 'khắc phục hậu quả' nhằm làm nhẹ tội trạng của mình?! Có phải vì bọn chúng nó lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, vòi vĩnh, hối lộ mới có không?! - Nếu đúng như vậy thì từ TBT đảng, 5 triệu đảng viên, lũ cuồng đảng, cuồng hồ nên sắp hàng từng đứa để úp mặt vô cầu tiêu đi!.
02 Tháng Giêng 20247:37 CH(Xem: 1565)
Lương tâm đám Cộng sản. Như một loài chó dữ Chúng không có tình người. Chỉ trung thành với đảng. Nhưng bất hiếu với dân. Chúng không có lương tâm. Của đứa con đất Việt. Đảng nói dạ bảo thưa. Sai đâu thì làm đó. Chẳng khác chi con chó. Trung thành với chủ nhà. Lương tâm của loài thú Ăn đủ thứ tạp nham. Từ cân thịt, cân cam Đến cao tốc Bắc Nam. Biển đảo xa.... đất liền.
30 Tháng Mười Hai 20234:42 CH(Xem: 2670)
Những rường cột của các lực lượng tư pháp lại chính là những con ‘mối chúa có thành tích chạy án ‘dày’, đục ruỗng nền pháp lý XHCN bao lâu nay. Tổ chức trên 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 người dân từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ về Việt Nam. Tận dụng những chuyến bay này, các quan chức đã nhận hối lộ số tiền hàng trăm tỷ đồng từ người dân. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Hưng thừa nhận hành vi bị Tòa cấp sơ thẩm quy kết về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 800.000 USD (hơn 18,8 tỷ đồng). Tuy nhiên, số tiền 1,8 triệu USD bị can Hằng nói là đã đưa cho cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội để ‘chạy án’, hiện nằm ở đâu...
28 Tháng Mười Hai 20237:12 CH(Xem: 1220)
Thời vua Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật), hoàn chỉnh năm 1497, gồm 722 điều. Trong 722 điều, có hơn 40 điều chỉ rõ việc xử tội tham nhũng. Chẳng hạn, Điều 138 của luật Hồng Đức ghi: “Quan lại tham ô từ một đến 9 quan tiền, bị cách chức; từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày; từ 20 quan trở lên, bị chém. Ăn lễ từ một đến 9 quan phải phạt 50 quan; từ 10 đến 19 quan phạt từ 60 đến 100 quan; từ 20 quan trở lên phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”. Từ ngày xưa triều đình đã nhận ra việc dân phải hối lộ, là bởi bị quyền lực nhũng nhiễu, nên luôn có tình tiết chỉ rõ tội trạng về phía quan lại.
27 Tháng Mười Hai 20236:46 CH(Xem: 3412)
Muốn chống tham nhũng thì trước nhất đảng csVN phải tôn trọng pháp luật, nằm dưới Hiến Pháp, ngoài ra còn có nền báo chí tự do để phát hiện ngay những sai phạm từ đầu, chứ còn cứ để đến sau khi mọi sự vỡ lỡ thì đó chỉ là chuyện đã rồi, tài sản bất chính khó mà thu hồi được, mà muốn có nền báo chí tự do ngôn luận đa chiều thì điều quan trọng nhất là phải có đảng phái đối lập cùng tham chính, có nền Tam quyền độc lập. Khi đó thì mới mong VN có thể phát triển để theo kịp các quốc gia trong khu vực...
26 Tháng Mười Hai 20239:50 CH(Xem: 1004)
Cho dù hắn biết rõ Chúng nó vốn BẤT TÀI! Chỉ giỏi nhất THAM NHŨNG! Nhưng vẫn cứ LÀM SAI! Hắn lo “cơ cấu trước” Đưa toàn đám tay chân Lên ngồi vị trí tốt Để kiếm chác ấm thân! Chính nó, không ai khác! Phải CHỊU TRÁCH NHIỆM này! Đưa lên mà không quản Nên nửa chừng phải thay! Nếu hắn KHÔNG THAM NHŨNG Tước sạch QUYỀN CỦA DÂN Trả Dân QUYỀN TỰ QUYẾT “Chống tham nhũng”… đâu cần!?
25 Tháng Mười Hai 20238:22 CH(Xem: 1679)
Hầu hết các ông củi, từ củi tiến sĩ, củi giáo sư, củi thạc sĩ, củi cử nhân, rồi củi bộ trưởng, củi thứ trưởng, củi chủ tịch, củi phó chủ tịch tỉnh, nhỏ hơn một chút là củi cấp quận, huyện, xã, phường... Đều được tuyển chọn, đào tạo theo đúng một qui trình, không nơi nào khác nơi nào, chỉ khác chăng là cấp độ và đẳng cấp đỏ. Khởi đầu qui trình để các ông củi thành củi tiềm năng phải là con ông cháu cha, lý lịch đỏ, ít nhất có ba đời không dính tới “ngụy quân nguỵ quyền”, khi đủ các tiêu chuẩn này thì được chọn làm cây giống, để chuẩn bị qui trình trồng rừng của các cụ.
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.