Chuyện nhà chồng tôi- một bi kịch không hồi kết sau ngày “kết thúc” tiếng súng chiến tranh

28 Tháng Tư 202110:22 CH(Xem: 7643)
      CHUYỆN NHÀ CHỒNG TÔI- MỘT BI KỊCH KHÔNG HỒI KẾT
              SAU NGÀY “KẾT THÚC” TIẾNG SÚNG CHIẾN TRANH

178971619_1817876058373849_5178670158482024427_n



Phạm Thanh Nghiên



“Mày có biết cái này là cái gì không?”
Sáng ngày 30-4-1975, gia đình ông Huỳnh Kim Sơn cả thảy 11 người đang ở trong nhà thì nghe tiếng ồn ào ngoài đường Phạm Thế Hiển. Ông Sơn là một thiếu úy cảnh sát, làm việc tại Quận 8 thuộc lực lượng Cảnh sát Quốc gia VNCH. Mặc dù ông đã dặn các con, các cháu không đứa nào được ra khỏi nhà, nhưng cậu bé Tú, khi ấy mới bảy tuổi, con trai thứ ba của ông vẫn rình lúc ông không để ý, rón rén mở cổng vọt ra ngoài. Từ nhà ông Sơn ra đường Phạm Thế Hiển đâu khoảng dăm trăm mét.
Cậu bé Tú thấy họ, những người mặc áo xanh, đội nón cối, đông lắm. Lớp thì đi bộ, lớp ngồi trên xe lam. Ai cũng vác theo súng. Có người còn mang cả cành cây cắm trên balo nữa. Cậu bé chưa từng chứng kiến cảnh tượng như thế tại Sài Gòn. Họ reo hò, la hét và ca hát vang cả phố phường, đại loại như: “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù”, “Sài Gòn đây rồi”, “Đập tan bè lũ ngụy quân ngụy quyền”… Đó cũng là lần đầu tiên Tú nghe đến cái tên Hồ Chí Minh phát ra từ giọng nói rất khác của lũ người xa lạ kia.
Tú không phải đứa trẻ duy nhất hiếu kỳ đứng xem. Mấy đứa trẻ cùng xóm chen chúc trong đám đông, mắt ngơ ngác, láo liên nhìn ngó. Có mấy cái bàn ai đó đã kê sẵn trên vỉa hè, đặt những thùng bìa các-tông. Trong các thùng bìa ấy là những lá cờ xanh đỏ, không giống như lá cờ vàng ba sọc đỏ quen thuộc treo ở trụ sở cảnh sát, nơi ba của Tú làm việc, hay ở trường học mà cậu vẫn nghiêm trang giơ tay chào mỗi thứ hai đầu tuần.
Những nhóm người mặc áo xanh, đội nón cối hoặc đeo khăn rằn, vai mang súng bắt đầu đi phát cờ cho mọi người. Họ phát cả cho bọn con nít. Tú cũng được một cái. Cậu bé Tú mang lá cờ xanh đỏ ấy về, vừa đi vừa nhảy chân sáo. Mới bước vào nhà, chưa kịp khoe với ai thì ông Sơn đã giật phắt lá cờ trên tay thằng con, ném nó xuống đất rồi lấy chân giẫm lên. Vợ ông tái mặt, vội chạy ra cổng xem có ai đi ngang qua không. Tú ngơ ngác, tim đập thình thịch tưởng là sẽ bị ăn đòn can tội trốn đi chơi.
– Mày có biết cái này là cái gì không mà tha về đây?
Ông Sơn rít lên, cố nén cơn tức giận. Giẫm giẫm mấy cái cho bõ ghét rồi nhặt lên, vo viên lá cờ giấy trong tay trước khi mang xuống bếp, châm lửa đốt. Mới bảy tuổi, Tú chưa đủ khôn để biết chuyện gì đang xảy ra. Nhưng cậu bé đã lờ mờ cảm nhận về những điều bất thường đang đến với gia đình mình. Thảo nào mấy bữa nay ba không tới nhiệm sở, các anh chị em Tú cũng không đi học.
Sau ngày 30-4-1975, giống như các quân nhân cán chính chế độ VNCH, ba và ông ngoại của Tú đều phải đi “học tập cải tạo”, nghĩa là đi tù. Cả ba và ông ngoại của cậu đều là sĩ quan cảnh sát với cấp bậc thiếu úy, do đó bị chính quyền mới liệt vào thành phần “ác ôn”. Ông ngoại Phạm Văn Vinh từng là “Trưởng ban Tình Hình Ban Chỉ huy Cảnh sát quận 4”, một chức vụ thuộc bên tình báo. Cậu bé Tú còn nhớ, hàng ngày ông ngoại đi làm đều có xe của nhiệm sở đến đưa đón. Ông ngoại Phạm Văn Vinh bị lưu đày ba năm ở nhà tù Hàm Tân. Trong Giấy Ra Trại mà nhà tù cộng sản cấp cho ông có ghi rõ: “Họ tên: Phạm Văn Vinh, sinh năm 1922. Trú quán tại: số 3 Cư Xá, Bến Vân Đồn – quận 4. Số quân, cấp bậc, chức vụ trong bộ máy chính quyền, quân sự và các tổ chức chính trị phản động của chế độ cũ: thiếu úy, Trưởng ban tình hình B.C.H.C.S quận 4”.

179254694_1817875011707287_7241059188211645626_n
*Cơn thảng thốt của ngày 30-4
Ông Huỳnh Kim Sơn may mắn hơn nên chỉ đi tù vài tháng rồi được tha, do từng cứu mạng một viên cán bộ cộng sản Bắc Việt. Đó là một cuộc cứu mạng “bất đắc dĩ” xảy ra vào năm 1972. Một viên Việt cộng bị cảnh sát truy đuổi, trong lúc cấp bách đã chạy vào nhà ông trốn. Lúc cảnh sát ập vào, họ hỏi bà Kim Anh – vợ ông Sơn – xem có người lạ nào chạy vô không. Bà Kim Anh, khi ấy đang mang bầu người con thứ tư, dù sợ hãi nhưng vẫn cố trấn tĩnh, trả lời gọn lỏn một câu “không!”. Vừa lúc ông Sơn ở nhiệm sở về tới nhà, trên người vẫn mặc sắc phục.
Vì nể đồng nghiệp nên nhóm cảnh sát chỉ khám xét qua loa rồi bỏ đi. Bà Kim Anh vội ra đóng cổng, rồi trở lại vào trong nhà, lắp bắp nói với chồng “ổng… ổng… trong hồ nước”. Ông Sơn chết lặng người. Ông chạy ra sau nhà, thấy người đàn ông kia đang lóp ngóp từ trong bể nước ngoi lên. Bị vợ đặt vào “sự đã rồi”, ông không còn lựa chọn nào khác là phải thuận theo. Nếu kêu cảnh sát tới, vợ ông sẽ mang tội che giấu Việt cộng, mà thả đi cũng không cam lòng. Bà Kim Anh van lơn: “Em sắp sinh con, thôi thì mình làm phước cứu một mạng người. Để đức để phúc cho con sau này”.
Trước khi đi, viên cán bộ Việt cộng quỳ xuống, vái lạy hai vị ân nhân cứu mạng. Rồi ông ta đưa cho ông Sơn mảnh giấy, có ghi chép ký hiệu gì đó, dặn rằng nếu sau này có bề gì, tìm ông ta sẽ trả ơn. Đúng như lời đã hứa trước đó ba năm, viên cán bộ cộng sản trả ơn cho ông thật. Ông Sơn thoát cảnh tù đày, nhưng không thoát được cơn đau mất nước, không thoát được cảnh sống bị bủa vây với vô vàn tủi hờn, căm hận. Và chính đứa con còn trong bụng mẹ ngày nào, cái cớ để vợ ông lấy đó mà tha cho viên cán bộ nọ, 42 năm sau đã chết thảm trong tay nhà cầm quyền cộng sản. Trí chết sau khi vừa kết thúc 14 năm dài bị cầm tù. Cái “phúc” mà ông bà Sơn tạo dựng cho con, không lớn bằng cái “họa” của “bên thắng cuộc” giáng xuống gia đình họ.
Những gì tôi vừa kể là một phần câu chuyện diễn ra trong và sau ngày 30-4-1975 của gia đình chồng tôi, anh Huỳnh Anh Tú, do chính anh kể lại. Tất nhiên, ngày ấy anh Tú còn nhỏ nên có chuyện anh nhớ được, có chuyện phải hỏi lại ba anh. Chuyện nhà chồng tôi, không chỉ có thế. Nếu viết đủ, theo trình tự thời gian, nó sẽ là một cuốn sách dày, đẫm nước mắt. Cuộc “giải phóng” của người cộng sản miền Bắc không chỉ khiến gia đình anh Tú lâm vào cảnh khốn cùng, nó còn khởi đầu cho những rạn nứt, ly tán và nhiều biến cố đau thương sau này. Số phận của gia đình chồng tôi, của ba má, của từng anh chị em bên chồng là những câu chuyện buồn trải dài trong suốt cuộc đời mỗi người. Đó là câu chuyện của một gia đình trong hàng vạn gia đình miền Nam khác đã bị một thứ “nhân mệnh” giáng xuống khi cơn thảng thốt của cái ngày 30-4 còn chưa kịp cất lời.
*Ly tán trong cái gọi là nền “hòa bình” mới
Bi kịch của gia đình chồng tôi, của cả dân tộc này suốt 46 năm qua vẫn chưa chấm dứt. Gốc gác VNCH (người cộng sản gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”) như một dấu gạch chéo trên gương mặt , ký hiệu để nhận biết về một hạng người phải bị loại trừ, phải bị vùi dập, phải bị khinh ghét dưới cái gọi là “chế độ XHCN”. Sau năm 1975, ba má chồng tôi phải bán dần bán mòn tài sản, của cải để lấy tiền nuôi các con. Đầu tiên bán nữ trang, rồi bán xe, sau đó bán nhà. Dần dà không còn thứ gì có thể bán ra tiền.
Sau gần 20 năm làm lụng cực nhọc, cố gắng đến kiệt lực vẫn không ngóc đầu lên nổi, gia đình chồng tôi lần lượt vượt biên sang Campuchia, rồi Thái Lan.
Duy nhất có một người chị ở lại Sài Gòn. Sau này, trong thời gian sống bên Thái Lan, chồng tôi cùng anh trai là Tuấn và em trai là Trí đều tham gia một tổ chức chống cộng. Năm 1999, trong lần nhận nhiệm vụ về nước, chồng tôi và Trí bị bắt, mỗi người bị kết án 14 năm tù. Trong thời gian ở tù, Trí bị nhiễm bệnh AIDS – hậu quả của những lần bị cùm chân có dính máu, thịt của người tù mang bệnh bị cùm trước. Ra tù được sáu tháng, Trí chết. Một cái chết đầy đau đớn, oan khuất và tức tưởi. Sau khi chồng tôi và Trí bị bắt, anh Tuấn mất tích. Một số người hoạt động cùng anh nói rằng anh bị cộng sản giết. Vài năm sau khi anh Tuấn chết, vợ anh cũng qua đời để lại đứa con mồ côi cho cô Trang, em chồng tôi nuôi dưỡng. Má chồng tôi bị bệnh tiểu đường, do không đủ tiền thuốc thang nên bà qua đời tại Thái Lan năm 2010, khi anh Tú và Trí thụ án được 11 năm. Lúc còn sống, má chồng tôi bị cưa hai chân do bị hoại tử. Sau thời gian sống ở Thái Lan, ba chồng tôi lưu lạc sang Malaysia, thỉnh thoảng qua Thái Lan thăm má. Em chồng tôi lập gia đình, sinh được ba đứa con nhưng khi đứa út còn nhỏ, chồng cô ấy bạo bệnh rồi qua đời.
Sau khi lấy anh Tú, tôi những muốn đón ba chồng tôi về ở hẳn Việt Nam để thuận tiện cho việc phụng dưỡng. Ở trọ cũng được, khi nào có đủ tiền thì xây nhà. Ba tôi chấp thuận. Ông đặt vé về Sài Gòn vào ngày 9-2-2017, nhưng buổi chiều hôm trước, mồng 8-2, ông đột ngột qua đời tại Malaysia. Vuốt mắt cho ông cũng là một người lưu vong khác. Tháng 4-2016, khi chúng tôi chuẩn bị làm đám cưới, người em trai út của anh Tú đã hẹn sẽ về tham dự vì nhiều năm rồi cậu ấy chưa trở lại Việt Nam. Nhưng rồi lại là một giấc mơ không thành khác. Trước đám cưới chừng một tháng, chúng tôi nhận được tin Quốc bị tai biến. Suốt mấy năm nay, Quốc phải ngồi xe lăn, không thể đi làm kiếm tiền nuôi con. Mọi gánh nặng đổ dồn lên cô Trang, em gái chồng tôi.
Anh Tú kể, từ năm 1981 cho đến mãi về sau, gia đình anh chưa bao giờ có một ngày sum họp kể cả vào những sự kiện trọng đại nhất của đời người như cưới hỏi, tang chế. Cả ba và má đều chết trên xứ lạ quê người mà con cháu không thể đến tiễn đưa, vĩnh biệt. Anh Tú lấy tôi, lại cũng là một người tù, một kẻ “phản động” theo cách kết tội của nhà cầm quyền. Thỉnh thoảng tôi nói đùa “vợ chồng mình tiền án nhiều hơn tiền mặt”. Và “nếu xét theo bên ngoại, bé Tôm là cộng sản con. Xét theo bên nội, nó mang gốc gác “ngụy quân ngụy quyền”. Tôm có ba mẹ, có chú đều là tù nhân chính trị dưới chế độ cộng sản. Tức là nhà tôi vừa có tù anh, tù em, tù vợ, tù chồng, vừa có tù em, tù chị, đủ cả. Nếu nhắc thêm sự kiện nhà tôi ở Vườn rau Lộc Hưng bị đập, thì bé Tôm cũng là một “dân oan nhí”. Vợ chồng tôi vừa là cựu tù chính trị, kiêm luôn danh hiệu bất đắc dĩ “dân oan”. Số phận cứ buộc chúng tôi vào cảnh ngộ éo le, bi đát.
***
Khi viết những dòng này, vào dịp tháng Tư năm 2021, chồng tôi vẫn là một người vô tổ quốc, vẫn phải sống lưu vong trên chính quê hương ruột thịt mình. Từ khi ra tù vào tháng 12-2013, anh Tú vẫn không có nổi một mảnh giấy tờ tùy thân. Gia đình tôi vẫn tiếp tục sống, cuộc sống của những phận người Việt với điệp trùng khốn khó, hiểm nguy vây bủa. 46 năm là một khoảng dài trong đời người, vậy mà nỗi đau cứ như vừa mới hôm qua. Làm sao quên được khi thế lực tà ác thay vì sám hối, lại reo rắc tư tưởng thù hận, vùi dập nạn nhân tới tận cùng của mọi nỗi đau. Nạn nhân nào có phải vài chục con người, đấy là triệu triệu con người. Biết bao giờ đất nước này mới thay da đổi thịt, người người mới biết ăn năn?
Cưu mang nỗi đau quá khứ không phải để thù hận, mà để nuôi dưỡng ước vọng tương lai. Tương lai cho gia đình bé nhỏ của tôi. Tương lai cho người Việt.

Sài Gòn, tháng 4-2021
             PTN

- Hình từ bài chủ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Ba 20248:37 CH(Xem: 1402)
Vì vậy, những hành vi tàn sát này cũng được lý giải do kết quả từ kế hoạch mà phe cộng sản trước đây đã gài người của họ trà trộn vào trong sinh hoạt dân chúng với ý đồ sau khi chiếm được thành phố Huế sẽ trấn đóng nơi đây một thời gian dài. Sau đó, một số trong hàng trăm người nằm vùng của phe cộng sản đã bị người dân Huế biết mặt nên khi sắp bị quân đội miền Nam và Hoa Kỳ đẩy lui ra khỏi Huế, phe cộng sản đã giết người diệt khẩu bằng cách không phân biệt trẻ già trai gái -kể cả trẻ em- đều bị họ dẫn đi hành quyết tại các vùng ven biển hoặc khu rừng núi với con số nạn nhân vượt quá 5000 người.
23 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 2428)
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
23 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 817)
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn ẩn danh cho rằng, “nhóm lừa đảo đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Giang Hương – chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch – mở tài khoản, sau đó bà Hương huy động tiền từ người thân nạp vào tài khoản. Bằng nhiều cách, nhóm lừa đảo qua mạng đã lấy tiền từ tài khoản của vị đương kim chủ tịch huyện mỗi lần vài chục tỉ đồng”. Nhưng cũng báo này dẫn nguồn từ bà Nguyễn Thị Giang Hương đã khẳng định ngược lại: “Đây là vụ hacker tấn công vào tài khoản. Tiền trong tài khoản chứ tôi không chuyển tiền. Công an vẫn đang điều tra nên chưa thể nói gì thêm” . Như vậy đây là tiền của chính bà Chủ tịch, trong tài khoản của bà đã bị...
20 Tháng Ba 20248:39 CH(Xem: 826)
Từ từ rồi chuyện cũng xong Màn nhung khép lại dây tròng siết đau Ghế đang ngồi bỗng gãy nhào Miếng ngon người giật kẻ quào điếm tranh Sói non chưa đủ lưu manh Sớm bị lật tẩy tội danh vết tì Sơ xuất kẽ hở lòi chì Hơn là trúng độc phải đi nước ngoài Kinh nghiệm sống chết biết roài Mồi nhứ táp cực rặt loài háo ăn Thắng thua biết bỏ buông thăng Còn đường hạ cánh còn răng ngậm cười
18 Tháng Ba 20247:23 CH(Xem: 908)
Bà cho biết hệ quả của việc chồng bà không nhận được bưu kiện của gia đình: “Chồng tôi đã bị thiếu thực phẩm trong suốt hai tuần. Căng-tin thì lúc bán lúc không và có những thời điểm 2-3 ngày anh không mua được gì ở căng tin bởi vì họ nói những đồ mà anh cần thì không có.” Đầu tháng 2 vừa qua, ông Bách đã tuyệt thực 7 ngày, từ ngày 02/02, để tiếp sức cho bạn tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo bởi giám thị và quản giáo Trại giam số 6.
14 Tháng Ba 20247:42 CH(Xem: 1708)
Sau ngày cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ thì khẩu hiệu “chủ nghĩa Marx Lenin bách chiến bách thắng” đã không còn hợp thời, nên 1992 Hiến Pháp của Đảng được sửa đổi và trong đó có thêm phần “tư tưởng Hồ Chí Minh.” Nhưng rồi Đảng lại không biết trình bày cái tư tưởng đó như thế nào, ngoài những khẩu hiệu kêu gọi toàn dân nên như thế này, thế kia… Ông Trần Ngọc Thành, quê Nghệ An, một cựu đảng viên, hiện sống tại Ba Lan, cho rằng ông chỉ thấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ là những câu như: cần kiệm, chí công vô tư, chủ nghĩa yêu nước… Ông nói đó là những thứ sáo rỗng.
14 Tháng Ba 20247:38 CH(Xem: 1221)
Bọn truyền thông giẻ rách hải ngoại luôn mồm ca tụng quê hương giàu đẹp, bọn dư luận viên láo toét về con đường đi lên XHCN, bọn Vịt kiều thân cộng, ở xứ người no cơm ấm cật thích về thăm VN khoe mẽ, nói chung tất cả những đứa nào hay ca ngợi VN hôm nay giàu đẹp thì hãy chống mắt lên mà nhìn, nhìn xong rồi ngọng luôn chứ hùng biện, ngụy biện, xảo biện gì nổi nữa?! Sự thật đằng sau những tòa nhà cao tầng, những hào nhoáng giả tạo thì đời sống người dân trong nước vẫn mãi nghèo hèn, nhà cầm quyền csVN hoàn toàn ngó lơ, nếu có trợ cấp thì chỉ vài ba trăm ngàn tương đương 2, 30 chục đô la một tháng...
12 Tháng Ba 20248:11 CH(Xem: 2632)
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
12 Tháng Ba 20248:07 CH(Xem: 1762)
Bà Lan vừa chỉ cho đàn em từng kỷ vật, vừa thuyết minh: “Đây là bác Trọng tặng nhé, bác Nguyễn Phú Trọng tặng cho em bút bằng vàng với kim cương để ký các quyết định lớn. Đây, chính đích thân bác Trọng ký, em có hình ảnh luôn. Đây, chữ ký của bác Nguyễn Phú Trọng”. “Đây, cái này là của bác Phạm Minh Chính… Em có hết, tứ trụ triều đình em có hết, không có thiếu cái gì hết…” “Tay sờ mắt thấy…”; “Tiền không có thiếu đâu”; “Đừng có phát tán nhé…” “Tặng cho em trai một cái nè. Bằng vàng thật đấy nhé!” Phía trên là những lời của bà Lan, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, một khúc củi tươi mới vào lò. Bác Cả chống tham nhũng kiểu này thì …
11 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 1449)
- Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi: Mời Bác nghỉ - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Hàng bác cứ... lòng thòng Thì phải làm... kách mệnh Em Xuân nằm chân gác, Em Ngát ngủ tê hê Em Lạc cùng em Khai vẫn còn chờ ở đó... Đường kách mệnh gian khó Bác phải gắng cho xong Đầu gối bác muốn long Toàn thân thì uể oải Nhưng bác không trễ nãi Nhiệm vụ... đảng đã giao Bác phải cố cho mau.
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...