Việt Nam đã vướng vào "bẫy nợ" của Trung Quốc như thế nào?

17 Tháng Giêng 20209:06 CH(Xem: 12203)

Việt Nam đã vướng vào "bẫy nợ" của Trung Quốc như thế nào?


78722497_149832236318257_2355451547929804800_n



Trần Thảo Vy

     RFA



Chính sách ngoại giao bẫy nợ là gì?

Trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 của Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã cảnh báo là Trung Quốc đang sử dụng chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” để nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược tại khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu.[1] Một trong những hình thức của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” đó chính là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được giăng ra với các nước đang và chậm phát triển.

“Chính sách ngoại giao bẫy nợ” được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích “là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra”.[2] Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các “bẫy nợ” của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược “chuỗi ngọc trai” để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương.

Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”[3]

Một nhóm người Srilanka đang đứng nhìn tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động ở cảng Hambantota hôm 25/3/2010 Reuters

Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các “nạn nhân” của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” này của Trung Quốc.

Việt Nam vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc

Mặc dù báo chí nước ngoài không nhắc tới, báo chí Việt Nam thì không được phép nhắc tới việc này, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu để thấy được thực sự Việt Nam đã và đang trở thành “nạn nhân” của chính sách này hay không.

Với vị trí là một quốc gia có bờ biển chạy dọc biển Đông, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các quốc gia ven biển Đông, và Việt Nam cũng đang là một bên “cứng đầu” chống lại tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông. Chính vì vậy, các quan hệ ngoại giao hay kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng không thể tách ra khỏi bối cảnh này. Và vì thế cũng không có chuyện, Trung Quốc chỉ áp dụng chính sách “ngoại giao bẫy nợ” với các quốc gia khác, mà hơn hết, Trung Quốc hiểu rằng khó có thể dùng biện pháp quân sự với Việt Nam, nhưng dùng các “biện pháp kinh tế cưỡng đoạt” thì dễ hơn nhiều.

Báo chí Việt Nam gần đây đang xôn xao về một loạt sự kiện liên quan đến các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ điểm một số trường hợp cụ thể để xem xét. Tiêu biểu là trường hợp tuyến đường sắt nội ô Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội; Dự án đường sắt Lào cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nhà máy đạm Ninh Bình và Nhà máy gang thép Thái Nguyên.

  1. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Dự án này khởi công từ năm 2011 và đến nay vẫn chưa thể vận hành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm.[4]

Hình minh họa. Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội AFP

2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải phòng

Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói “không có bữa trưa nào là miễn phí” để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc “cho không” hơn 33 tỉ đó.

3. Nhà máy đạm Ninh Bình

Theo phân tích của các chuyên gia thì nhà máy Đạm Ninh Bình đang phải gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh Bình thông qua Eximbank không phải là vốn ODA.

Theo thông lệ quốc tế, ODA là hình thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đãi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn.

Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ.

Tờ báo Đất Việt cho biết: “Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lãi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc...

Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay "sập bẫy" và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đã vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác bình thường, sòng phẳng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đã mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia.”[5]

4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2

Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: “dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng rãi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD.

Sau ký hợp đồng, MCC đã được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC ký 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đã ký.

Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.

Hình minh họa. Dự án mở rộng ở nhà máy Gang Thép Thái Nguyên Courtesy of toquoc.vn

TISCO đã thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…).”[6]

Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải - đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.

Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD.”[7]

Các khoản vay từ Trung Quốc “lãi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đãi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…”[8]

Kết luận

Qua khảo sát 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đã cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đã nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc…Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên ký kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng.

Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc “vướng vào” tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do. Chính vì vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua “bẫy nợ” này thì chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được.

 


[1] U.S. Department of Defense. Summary of the 2018 National Defense Strategy of The United States of America, 19 Jan. 2018.

[2] https://www.belfercenter.org/sites/default/files/files/publication/Debtbook%20Diplomacy%20PDF.pdf

[3] Tillerson, Rex W. “U.S.-Africa Relations: A New Framework.” 6 March 2018, George Mason University, Fairfax, VA.

[4] https://soha.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-vay-trung-quoc-14-ngan-ty-chua-biet-bao-gio-xong-20191101152927474rf20191101152927474.htm

[5] https://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/dam-ninh-binh-nang-no-trung-quoc-sap-bay-the-nao-3317025/

[6] https://plo.vn/thoi-su/sai-pham-khung-tai-du-an-gang-thep-thai-nguyen-876355.html

[7] https://trithucvn.net/kinh-te/1-3-so-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-co-von-vay-tu-trung-quoc.html

[8] https://trithucvn.net/kinh-te/1-3-so-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-co-von-vay-tu-trung-quoc.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 202011:19 CH(Xem: 12794)
Nếu quan chức làm sai, báo chí đấu tranh chống lại cái sai thì đấy là một chính quyền có thiện chí, vì bởi báo chí ờ xứ này là là cái miệng của chính quyền kia mà?! Thế nhưng qua hành động lạm quyền của ông Bùi Văn Cường chúng ta thấy báo chí CS phản ứng như thế nào? Họ tiếp tay cho cái sai chứ hoàn toàn không đấu tranh. Hàng loạt bài báo đã từng đăng về hành động đạo văn của ông Bùi Văn Cường đều bị rút xuống. Nhìn vào hành động của báo chí thì ta biết ý chí của ĐCS. Việc rút bài cho thấy, ĐCS chủ trương bảo vệ cái sai tới cùng chứ hoàn toàn không có thiện chí “xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh” như...
24 Tháng Chín 202010:20 CH(Xem: 7097)
Khoảng ít hôm sau điều tra viên Nguyễn Hồng Tiến đến đem tôi đi gặp lãnh đạo. Trước khi đi gặp lãnh đạo điều tra năn nỉ nói như cầu xin tôi: “Chị nhớ nha, khi gặp đừng làm gì để mất uy tín của tôi trước lãnh đạo để làm mất công sức của tôi và của chị trong thời gian qua đã làm việc, điều cốt yếu trước tiên là chị phải nhẹ nhàng...”. tôi cảm thấy buồn cho những người đi làm nhà nước độc tài thật là tội nghiệp, sao họ không ai dám suy nghĩ độc lập để nói lên tư tưởng độc lập của mình nhỉ? tại sao lại không làm việc theo quan điểm của mình chứ? Tại sao lại phải sợ lãnh đạo...?
23 Tháng Chín 202010:00 CH(Xem: 11924)
Qua 4 câu hỏi này chúng ta thấy một hình ảnh liên minh giữa cơ quan kiểm toán và TLĐLĐ Việt Nam hợp thức hóa trò hút máu người lao động của TLĐLĐ Việt Nam để trục lợi. Cho nên, tội không chỉ ở LĐLĐ Việt Nam mà tội của cơ quan kiểm toán cũng rất lớn. Thế nhưng qua vụ phanh phui này, cho thấy lợi ích nhóm đang khui vụ này chỉ để đánh vào lãnh đạo TLĐLĐ Việt Nam nên lỗi hệ thống của cơ quan kiểm toán thì cho qua. Đúng là chống tham nhũng XHCN, chống “có chọn lọc”.
22 Tháng Chín 20209:59 CH(Xem: 7253)
Rõ ràng nó làm theo cái tiêu chí hãy: “Vô tư đi hãy nói những gì Đảng muốn. Vô tư đi hãy làm thế nào để cướp được càng nhiều càng tốt, vô tư đi hãy làm thế nào để tài sản của dân biến thành của mình, vô tư đi hãy biến tất cả những tài sản của nhân dân thành của đảng csVN, vô tư đi hãy biến nhân dân thành nô lệ của đảng mình, vô tư đi hãy chà đạp và lội lên đầu nhân dân để mà tồn tại mãi mãi...” Tôi nói một hồi dài xong tay điều tra viên nói lại: “Chị mở miệng nói sặc mùi phản động, chống phá đảng, nhà nước và chế độ. Tôi yêu cầu chị hãy bỏ tất cả những chữ cộng sản sau các câu nói đó đi…
22 Tháng Chín 20209:46 CH(Xem: 10556)
Rồi tới chuyện hồi trước, lúc con cặp bồ với con nhỏ Phó chánh văn phòng UBND TP. HCM, cũng tại mẹ chọt tới chọt lui, nên vợ con mới biết mà xông vô tận trụ sở Uỷ ban, bắt tại trận tụi con đang vừa cởi đồ vừa tổng kết công tác 6 tháng đầu năm. Sau vụ này ra toà ly dị, nó được quyền nuôi con cái và chiếm luôn căn biệt thự ở quận 4, cấm không cho mẹ con mình lai vãng tới. Giờ đây con đi tù, mẹ ở nhà một mình, con thương mẹ lắm, nhưng mẹ đã thấm cái tật nhiều chuyện của mẹ chưa ?
21 Tháng Chín 202010:47 CH(Xem: 11330)
Mươi lăm năm nữa những đứa trẻ bươi rác, nắm chắc chúng sẽ lại bán sức lao động gia công giá rẻ, cho một nhà máy nào đó trong nước mà chủ nhân là chệt cộng, khá hơn chút nữa có thể sẽ vớ được một suất đi lao nô làm gái xứ người. Còn những đứa trẻ mang cặp trên lưng kia, không ngồi trên ‘ô tô con’ mà phải đi bộ tới trường, thì đây không phải là loại không học vẫn làm cán bộ, nên dù có tốt nghiệp đại học đi nữa cũng chạy xe ôm, vì không việc làm như đã thấy. Con người và xã hội hôm nay bên quê nhà trong tay lũ quỷ đỏ ra sao?...
20 Tháng Chín 202011:19 CH(Xem: 12536)
Tử tế không phải là lương bổng, cũng không phải là huân chương chiến công... nhưng khi đã sống đủ phần đời của mình, có cả danh và lợi, không ít các nhà làm chính trị vẫn cố vơ vào khái niệm đó của nhân dân. Thiếu phần đó, họ có vẻ như sợ chết không yên dưới nấm mồ, có thể vì sợ nhân dân quay mặt mỉm cười. Với Nguyễn Đức Chung, từ thời làm giám đốc công an, phải nói rõ đó là một tay sắt máu. Dùng côn đồ để đánh đập luật sư, nhà báo, cựu đảng viên cộng sản… và tất cả những ai lên tiếng cho đất nước là một trong những phương thức lành nghề của ông.
19 Tháng Chín 202010:45 CH(Xem: 16071)
Đó là chưa kể đến chuyện các đoàn từ thiện đến địa phương thì bị chặn từ ngay ủy ban, các thành viên ủy ban đưa ra một danh sách riêng gồm người thân, người quen biết của họ để hoặc là đoàn từ thiện phải trao trước các suất trong danh sách rồi mới đi đến từng nhà để tặng, hoặc là quay lui xe và không được vào địa phương tặng quà. Rồi thêm chuyện các thành viên ủy ban gửi danh sách đến các doanh nghiệp để xin viện trợ bằng tiền mặt. Nhưng khi phát quà lại vài gói mì tôm, vài ký gạo. Có một ngàn lẻ một kiểu ăn bẩn, chấm mút ở các cơ quan nhà nước mỗi khi có thiên tai...
17 Tháng Chín 202010:04 CH(Xem: 7729)
Nghe Phúc và Lâm nói, mặt Trọng cứ xanh lè đi. Cũng tại ông, khi triệu tập cuộc họp, ông đã kiên quyết yêu cầu mọi người phải nói thật, không bẩm báo kính thưa, không nói lòng vòng. Ông muốn nghe sự thật, như người ăn cơm chán rồi muốn ăn phở, và sự thật bây giờ lại đang làm ông lên cơn mệt váng vất. Ông thấy mọi sự việc xảy ra gần đây đều đi ngược lại ý chí của ông. Ông linh cảm được rằng cái khuôn xanh mà lịch sử giao phó cho ông không tròn mà cũng không vuông, nó cứ méo đi một cách thảm hại, trong khi mạng sống của ông chỉ còn đang tính bằng tháng....
16 Tháng Chín 202010:05 CH(Xem: 15667)
1/ Nhật Bản thi công tuyến đường sắt Jakarta - Surabaya: - Tốc độ 160km/h - Đơn giá 6 triệu USD/km. 2/ Trung Quốc (bạn vàng) thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông: - Tốc độ 35km/h...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!