Tiếng nói từ Mộ Đức về nhân vật Phạm Văn Đồng

23 Tháng Giêng 20177:00 CH(Xem: 8114)

TIẾNG NÓI TỪ MỘ ĐỨC VỀ NHÂN VẬT PHẠM VĂN ĐỒNG

                               Công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký. Nguồn: internet



Đỗ Mai Lộc



Cứ đến ngày 19 tháng 1 hàng năm, mặc dù nỗi lo cơm áo gạo tiền để sum họp gia đình vào những ngày Tết cổ truyền cận kề; nhiều người Việt trong, ngoài nước có cảm giác hụt hẫng, mất mát một điều thiêng liêng lắm, không thể dùng đồng hồ đếm ngược để biết khi nào thì có lại. Đó là nhớ đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử: cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và công hàm 14/9/1958.

Và, đây là tâm sự của một người sinh ra từ Mộ Đức.

Tôi xin tự giới thiệu: Tôi sinh ra, lớn lên trên quê hương Mộ Đức của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, được đào tạo liên tục từ tiểu học lên đại học một cách chính quy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Về mặt gia đình tôi gọi ông Đồng bằng ông, trong họ tôi cũng có người hoạt động bí mật cùng thời với ông Đồng rồi bị Pháp bắt và sát hại từ những năm 1930.

Tôi không có ý khoe khoang nhưng tôi muốn nói rằng: không có lý do gì mà bản thân tôi lại không tự hào và kính trọng ông Phạm Văn Đồng.

Đúng là thế hệ chúng tôi đã từng rất tự hào là quê hương đã sinh ra một người con ưu tú. Một sự tự hào đã được giáo dục nhồi nhét để trở thành “bản năng”, như là một “phản xạ không điều kiện”, đến nỗi trong tất cả các bài tập làm văn chúng tôi đều phải cố lồng vào những câu đại loại: “tự hào là một học sinh dưới mái trường XHCN, tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh, tự hào quê hương đã sinh ra Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, .v.v…

Nhận thức về sự kính trọng và tự hào cũng được đúc ra từ những khuôn mẫu có sẵn, làm hành trang để chúng tôi tiếp tục vào đại học rồi ra trường tham gia guồng máy quản lý nhà nước. Rồi cũng đến lúc chúng tôi cần tìm hiểu về những gì mình đã từng tự hào kính trọng. Chẳng hạn, cái gọi là mái trường XHCN mà chúng tôi ca ngợi cho đến bây giờ như thế nào vẫn chưa định hình được. Ngày xưa học dưới mái trường XHCN còn bây giờ đang “định hướng” XHCN nhưng lại được đánh giá là xã hội phát triển, có nghĩa là càng đi xa CNXH thì xã hội càng phát triển. Chính vì sự “kính trọng và tự hào trong khuôn mẫu” mà vẫn cứ kiên định con đường XHCN vô vọng!

Về ông Hồ Chí Minh thì nhiều người đã nói rồi, tôi chỉ có thể ghi thêm lời dân gian quê chúng tôi ta thán: “Sống dưới triều đại Cha Hồ (1)/Làm con thì được, làm người thì không.”

Là người dân Mộ Đức, tôi nói về ông Đồng – hơn 30 năm làm Thủ tướng, ông đã làm được gì cho đất nước, quê hương. Tỉnh Quảng Ngãi nói chung, huyện Mộ Đức nói riêng cứ có dịp là tự sướng lên ông là “nhà nọ, nhà kia” vĩ đại, lỗi lạc tầm cỡ thế giới, chỉ sau bác Hồ.

Gọi ông là một nhà ngoại giao, một nhà chính trị tài ba đã giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là không đúng, bởi vì cuộc chiến tranh này có thể tránh được. Vả lại “thắng” nhưng không có “lợi”, những người Mỹ, chính sách Mỹ mà ông chống, bây giờ được mời quay lại Việt Nam. Cũng không có “nhà ngoại giao tài ba” nào lại ký công hàm công nhận lãnh thổ của mình cho quốc gia khác.

Nếu gọi ông là một nhà kinh tế cũng không sai trong mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp; lúc có một nửa đất nước ở miền Bắc, ông không đưa ra được quốc sách nào có tính vĩ mô để tăng trưởng kinh tế, ngoài chính sách “tiết kiệm” để tích lũy, kiểu như “hạt gạo cắn làm hai, làm ba”. Còn sau tháng 4/1975 với chính sách hợp tác xã nông nghiệp và di dân đi kinh tế mới, ông đã bần cùng hóa cả miền Nam, vốn trước đó là một nước mạnh trong khu vực Đông Nam Á, được phương Tây gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Nói ông là một nhà lý luận, một nhà văn hóa cũng không ổn. Ông có câu nói với thanh niên, học sinh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa” nhưng ông lại vòng vo về cái CNXH và con người XHCN. Con người mới khác con người cũ cái gì? Kiểu như “con gà, cái trứng” hay chính sách “có hộ khẩu mới có việc làm, có việc làm mới cho nhập khẩu” dưới thời của ông. Còn về văn hóa thì hình như ông hơi thiếu vốn tiếng Việt nên thường dùng đệm tiếng Pháp trong văn nói. Những người nghe ông nói, dù không hiểu, nhưng vẫn cứ vỗ tay để bộc lộ kính trọng sự uyên thâm của người luôn đề cao “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

Người dân Mộ Đức “kính trọng” ông lắm! Tôi xin kể một số giai thoại về ông Đồng ở quê hương Mộ Đức:

Thời kỳ còn hợp tác xã nông nghiệp, mỗi lần ông về quê là dân Mộ Đức tới khổ. Trước khi ông về là chính quyền tập trung “ngụy quân, ngụy quyền” (2) lên núi để học tập cải tạo cho đến khi nào ông đi mới được thả về.

Trên tuyến đường ông qua, hai bên đường được bón rất nhiều phân urê (đạm), lúa xanh đậm thấy rất đẹp mắt. Ông khen địa phương làm ăn giỏi, chẳng mấy chốc nữa sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đến khi ông đi rồi, thì chỗ phân nhiều cây lúa bị cháy vàng, chỗ thiếu phân còm cõi không trổ bông nổi. Do đó mỗi lần ông về quê, một ngày công của xã viên may mắn lắm được 4 lạng lúa (0,4 kg), thậm chí có những hợp tác xã vùng bán sơn địa chỉ có 2 lạng lúa/ ngày công (10 điểm)!

Năm nọ, các xã ven biển ở Mộ Đức như Đức Lợi, Đức Minh, Đức Phong có con cá ông (dân biển gọi cá voi là cá ông, cá bà) cứ bơi lởn vởn ngoài biển ngang làm ghe tàu nhỏ của ngư dân không dám ra biển đánh cá; còn ở xã miền núi Đức Phú, Đức Hòa thì đêm đêm nhiều bầy heo rừng ra phá hoại hoa màu của dân, chính quyền địa phương bất lực. Gặp lúc ông Đồng về quê, sáng nghe báo cáo tình hình địa phương xong, ông xuống biển chờ cho cá ông nổi lên ông nói với đoàn cán bộ tháp tùng “Yêu cầu các đồng chí kết nạp cá thành xã viên hợp tác xã”. Con cá ông mới nghe “vào hợp tác xã” thế lặn tuốt ra biển. Chiều đến, ông lên núi xem heo rừng phá hoại hoa màu. Ông cũng nói với cán bộ địa phương cho chúng vào hợp tác xã là chúng sẽ thuần hết, nhưng cán bộ nói: “thưa bác, chúng nó đã vào hợp tác xã lâu rồi, chúng cũng làm ăn tập thể đàng hoàng, lúc nào xuống phá hoa màu cũng đi cả bầy từ vài ba chục con trở lên”. Ông bảo đảng ủy xã: “Vậy thì lập danh sách cho chúng đi kinh tế mới!”. Nghe đến “đi kinh tế mới”, kể từ tối hôm ấy, các xã miền núi không còn con heo rừng nào dám ra phá nữa.

Về quê ông thường ở nhà khách của tỉnh, có lần ông tới thăm nhà chị ruột là bà Thừa Xuân, có mảnh vườn trồng rau để ăn và để bán. Hồi đó tiền có giá, ông nghe người ta mua bán nhau nắm rau, quả cà, cứ nói “một đồng, hai đồng”, ông giận lắm vì bị mấy bà hàng xén ở chợ gọi tên huý ra. Sau đó ông về Hà Nội và quyết định “nâng” tiền Việt Nam, để từ đó người ta không kêu “một đồng, hai đồng” nữa mà chuyển qua “một ngàn, hai ngàn” cho đến bây giờ.

Sự kính trọng của người dân Mộ Đức đối với ông Đồng là như thế đó.

Còn sự tự hào thì sao? Sau khi biết được ngày 14/9/1958 ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thì người dân Mộ Đức, những thế hệ học sinh trên chính quê hương và ngôi trường mang tên ông cũng cảm thấy nhục nhã. Cuộc đời con người hay chế độ chính trị có thể có nhiều sai lầm, nhưng bán đất, bán nước cho ngoại bang thì là sai lầm không thể tha thứ được. “Noi gương” ông, là Trần Đức Lương – người được ông đào tạo, nâng đỡ, với tư cách là Chủ tịch nước đã tham gia ký hiệp định đường biên trên bộ và trên biển tiếp tục nhượng đất và biển cho Trung Quốc.

Rồi đây, lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ ghi:

– Ông Phạm Văn Đồng quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/9/1958 đã ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

– Ông Trần Đức Lương quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, với tư cách là Chủ tịch nước, ngày 30/12/1999 đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền nhượng cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông, tiếp đến ngày 25/12/2000 đã ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ tiếp tục nhượng hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.

Vậy là Quảng Ngãi có hai tội đồ cùng tham gia bán nước dưới triều đại Hồ Chí Minh.

Nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi có thể có sự kính trọng, tự hào được không?

Không, hoàn toàn không! Ngay cả chính con cháu trong tộc họ Phạm không ai dám ngẩng cao đầu để tự hào là con cháu ông Phạm Văn Đồng. Họ cũng biết rằng, Nguyễn Thân, quê ở Thạch Trụ, vùng giáp ranh giữa Mộ Đức (quê ông Đồng) và Đức Phổ (quê ông Lương), là đại thần triều Nguyễn, câu kết với thực dân Pháp chống phá phong trào Cần Vương, tiêu diệt nghĩa quân Phan Đình Phùng, sau năm 1945 đã bị Việt Minh cho đào phá toàn bộ mồ mả, nhà cửa. Có lẽ vì vậy mà cộng sản không đưa ông Phạm văn Đồng về chôn ở quê nhà, còn ông Trần Đức Lương khi hết làm Chủ tịch nước cũng không về Quảng Ngãi, đã chọn chỗ hậu sự không ở quê hương.

Kể ra thì ông Đồng cũng biết sám hối, khi cuộc đời đã xế chiều sống trong bóng tối của sự mù lòa và của xã hội ông tham gia tạo nên; vị thủ tướng ba phải, hiền lành đến nhu nhược, đã có câu nói trứ danh “Không ai làm thủ tướng lâu như tôi và cũng không ai làm khổ dân nhiều hơn tôi!” – có lẽ đó là câu nói duy nhất đúng trong cuộc đời của ông.

Không những ông làm khổ dân lúc còn sống, mà ông còn làm khổ dân khi đã chết. Biết bao giờ nhân dân Việt Nam mới lấy lại được Trường Sa, Hoàng Sa, trong khi Trung Cộng cứ đưa công hàm của ông ra để biện minh cho hành động xâm lược? Còn người dân Quảng Ngãi vẫn tiếp tục è cổ ra nộp thuế để xây lăng mộ cho dòng họ Phạm, xây bảo tàng, nhà tưởng niệm mang tên ông.

Ngày 1/9/2008 Quảng Ngãi đã khánh thành “Khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng”; theo thông báo chính thức từ chính quyền, tổng kinh phí hơn 46 tỉ đồng, trong đó phần xây lắp hơn 20 tỉ, trên diện tích hơn 2 ha (giá đất là 1,3 triệu/m2, trị giá đất khoảng 26 tỉ).

Bốn mươi sáu tỉ kia có thể làm được những gì cho nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi? Tính theo thời giá thì xin thưa:

– Xây dựng 3.067 ngôi nhà cho người nghèo;

– Tạo điều kiện cho 115.000 trẻ em nghèo có điều kiện mua sách vở đến trường trong năm học mới;

– Là tiền thuế của 144.230 người dân Mộ Đức trong 2 năm (thu ngân sách năm 2008 của huyện là 23,1 tỉ đồng)

Đó là chưa tính đến các chi phí khánh thành, duy tu, lễ nghi, chi lương cho nhiều người trông coi, bảo vệ.

Đến năm 2016 lại tiếp tục khánh thành giai đoạn 2, với quy mô diện tích xây dựng mới thêm trên 33.800m2 với tổng kinh phí 36 tỷ đồng.

Một người con của quê hương núi Ấn sông Trà, nhưng chết rỗi vẫn còn làm khổ nhân dân Quảng Ngãi, có phải vì ông là đảng viên cộng sản, học trò của Hồ Chí Minh không? Trong khi cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa, yên nghỉ trên núi Ấn lộng gió, ngôi mộ đơn giản được xây dựng từ thời ông Ngô Đình Diệm, khách trong ngoài nước, đủ mọi thành phần viếng thăm đều thể hiện lòng tôn kính.

“Vạn Niên là Vạn Niên nào?

Thành xây xương lính, hào đào máu dân!”

Câu ca dao xưa đi vào tiềm thức của thế hệ chúng tôi, “thế hệ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”; câu ca dao khơi mào cho cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên “khởi nghĩa Chày Vôi” (năm Bính Dần 1866) xuất phát từ việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, nhiều người oán giận, vua Tự Đức một thời đã đi vào lịch sử dân tộc là vị vua hôn quân vô đạo.

Tôi đã đến lăng mộ vua Tự Đức, cũng thường đến khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Trên tất cả mọi phương diện (đất đai, diện tích, quy mô, kinh phí, …) lăng Tự Đức còn lâu mới bằng khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng – một vị Thủ tướng dưới chế độ cộng sản còn hơn cả vị Hoàng đế của triều đại phong kiến, ngay cả khi đã chết.

Cả nước có nhiều con đường, đại lộ mang tên Phạm Văn Đồng, đường nối tiếp theo nên đặt tên là “đường 19 tháng 1” để làm bài học lịch sử hiện thực và sinh động.

Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.

Là một người dân Mộ Đức, tôi cảm thấy có tội khi nói thêm (Quê tôi) “là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”.

P/S: Nếu có sự tôn trọng, thì đó là trước khi mất, ông Phạm Văn Đồng dặn dò con trai duy nhất là Phạm Sơn Dương: “Ba không có tài sản gì để lại cho con. Ba chỉ có một sự nghiệp phải tiếp tục. Ba yêu cầu con chăm sóc má của con, chăm lo dạy bảo các con của con mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi, trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước, con xứng đáng là người sĩ quan của quân đội ta”

Con chim sắp chết tiếng kêu thương, người sắp chết lời nói phải. Với ông “sự nghiệp phải tiếp tục” là lấy gia đình làm nền tảng, con không phải trung với Đảng, cháu nội không phải xứng đáng cháu ngoan bác Hồ.

Có thể nhờ vậy mà dân tộc này không thêm một “thái tử đỏ” hay “nhà tư bản đỏ”.

Đỗ Mai Lộc

_______

(1). “Hồ” có nghĩa là con cáo, hồ ly tinh. “Cha Hồ”: hiểu theo nghĩa bóng như vậy.

(2). “ngụy quân, ngụy quyền”: những người tham gia quân đội, chính quyền hay các đảng phái khác cộng sản dưới thời Việt Nam cộng hòa.

(3). Số liệu từ năm 2008, đến nay mở rộng quy mô lên gấp nhiều lần và biên chế hẳn ban chuyên trông coi khu lưu niệm.

nguồn: http://haingoaiphiemdam.com/tieng-noi-tu-mo-duc-ve-nhan-vat-pham-van-dong/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 202110:27 CH(Xem: 6113)
Giữa lúc nhân dân gần như không còn sức chống chọi vì dịch, làm cho họ phải tính tới việc ra đường ăn xin, thì những ngày gọi là lãnh đạo đã nghĩ ra cách ăn vô cùng sáng tạo, cướp mà không ai có thể chống cự. Những kẻ ngồi bàn giấy, phòng lạnh dựa ghế salon đã đặt người dân vào hoàn cảnh éo le nhất, không đi làm thì chết vì đói (vì đâu có ai hỗ trợ), mà đi làm thì cũng mất gần một nửa tiền lương để đáp ứng yêu cầu của địa phương- rồi cũng không đủ sống.
05 Tháng Bảy 202110:53 CH(Xem: 7940)
Nếu thật sự vì chống dịch như tuyên giáo tuyên truyền thì họ không ngu dốt tới mức xúi Dân đi bầu cử, xúi Dân đi ăn chơi phè phỡn ngày 30/04 hay làm CCCD, và đặc biệt, không thể xúi dân chen lấn đi tiêm vaccine ở nhà thi đấu Phú Thọ để rồi mai lại thông báo tìm người vì có ca dương tính đã tới tiêm ở đó. Họ càng không thể ngu tới mức Chợ Bình Điền là chuỗi mắc mới lại xúi Dân chen lấn xô đẩy để đi giành giật tờ phiếu xét nghiệm như thế. Họ không vì Dân. Họ làm tất cả để Dân bị nhiều người dương tính họ càng đẻ ra nhiều quy định trái khoáy như ‘’tấm hộ chiếu kết quả âm tính’’ để...
04 Tháng Bảy 202110:52 CH(Xem: 10984)
Vì sao đi bộ đội thường bị chết treo cổ?: - Đi bộ đội tức là đi lính V+ được gọi với cái tên "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam". - "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam" còn có tên gọi khác là "Bộ Đội Cụ Hồ" - "Cụ hồ" tức là hồ chí minh vì thế đi bộ đội "Cụ hồ" là đi lính cho hcm. - Với chương trình tuyên truyền ra rả hàng ngày "Sống - học tập - làm theo tấm gương đạo đức hcm" tất nhiên các chiến sỹ phải sống như 'cụ hồ' đã từng. - Mà 'cụ hồ' lại là...
04 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 5678)
Nguyên nhân khác làm cho giá điện không thể hạ được dù 2 năm nay giá nhiên liệu giảm mạnh, là do thiếu minh bạch trong giá điện. Những khoản lỗ mức độ chục ngàn tỷ trong kinh doanh viễn thông, ngân hàng chứng khoán giai đoạn Đào Văn Hưng và Phạm Lê Thanh lãnh đạo EVN, nếu không đưa vào giá thành điện thì thử hỏi đưa vào đâu? Hai ông ấy bỏ tiền ra đền EVN hay EVN phân bổ lỗ cho các đơn vị trực thuộc rồi tính dần vào giá và khách hàng phải chịu? Bao nhiêu năm mới có cuộc thanh tra EVN tương đối công tâm và minh bạch.
02 Tháng Bảy 202110:42 CH(Xem: 8414)
Chính quyền CS hay nói “kỷ luật là sức mạnh của quân đội”, thế mà đến "kỷ luật sắt" do CS đặt ra còn không kiểm soát được thì quân đội này còn hùng mạnh được không? Không cần phân tích nhiều, chỉ cần nhìn thấy các tướng quân đội luôn tỏ ra hèn nhát trước hành động Trung Quốc gây sự thì đủ thấy quân đội này nó yếu như thế nào. Có thể nói quân đội CS nó đã quá rệu rã rồi. Có lẽ vì vậy mà ngày nay CS chỉ dùng quân đội để đối phó với dân là chính còn với kẻ thù phương bắc thì "quỳ là thượng sách".
01 Tháng Bảy 202111:12 CH(Xem: 12195)
Nhân đây xin chia buồn đến gia đình em Trần Đức Đô về cái chết rất thương tâm. Em là một thanh niên xung phong đầy nhiệt huyết nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước, sẵn sàng hy sinh cho quê hương và Tổ quốc, nhưng tiếc thay em đã bị chết dưới tay của những kẻ tội đồ cấp trên của em, và chúng đang được che chở cả một hệ thống Chính trị trong một guồng máy độc tài. Chúng đang tìm đủ mọi cách bịt miệng gia đình, dùng áp lực để bắt gia đình phải đưa em chôn cất một cách nhanh chóng và che đậy thông tin nhằm sợ ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin trong ngành...
29 Tháng Sáu 202110:49 CH(Xem: 14005)
Điểm cần lưu ý đặc biệt là suốt trong thời kỳ đại dịch xảy ra nguyễn phú trọng với vai trò người đứng đầu đảng, cai quản cả ba cơ quan chính phủ, quốc hội hoàn toàn không có một lời nói nào để an ủi người dân, trọng cũng không hề đến thăm bất cứ tỉnh, thành phố nào đang phải chịu thiên tại, dịch họa, y đang ẩn núp trong một dinh cơ sang trọng, thưởng thức sơn hào hải vị sau khi đã được đám đàn em chích xong hai mũi chủng ngừa Flizer mà bọn chúng dành riêng cho thành phần lãnh đạo, tất nhiên những đồng ngoại tệ để mua thuốc cũng lấy từ tiền thuế của người dân mà ra.
10 Tháng Sáu 202110:49 CH(Xem: 4850)
Nha Trang là thành phố nổi tiếng không chỉ khu vực mà còn cả thế giới đều biết tới vì bãi cát trải dài và nước biển xanh như ngọc, gió nhẹ vì bọc quanh Thành phố biển này là các ngọn núi. Khi một nền kinh tế chủ yếu bám vào vỉa hè, không lấy tri thức làm nền tảng thì đất đai là mặt hàng duy nhất cho người ta buôn bán. Các đại gia VN giàu lên cũng nhờ vào đất đai.Quanh Nha Trang, các dự án mọc lên đều có bàn tay của người cộng sản vẽ ra. Những dự án khu đô thị được án ngự những vị trí đắc địa, nó nằm ngay biển, ngay sườn đồi, ngay cửa biển đều do Nguyễn Chiến Thắng...
10 Tháng Sáu 202110:47 CH(Xem: 7359)
Vân vân, cứ thế nhắc đi nói lại, kéo dài. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !” Đó là câu gắt gỏng bực mình của cụ Hồng. Cụ cứ ho sù sụ, thích phô trương đau yếu, bệnh hoạn, được Vũ Trọng Phụng mô tả trong cuốn tiểu thuyết “Số Đỏ”. Đoạn 6 dài 75 dòng - biết rồi, nói mãi - nên gạch bỏ. Đoạn 9 dài 60 dòng - khổ lắm, biết rồi! Đoạn 5 dài 43 dòng, tác giả không phải kinh tế gia, phân tích lòng vòng, nói như vẹt, hình ảnh Xuân tóc đỏ (Số Đỏ) được thuê thổi kèn, rao quảng cáo cao đơn hoàn tán, di tinh mộng tinh, lậu. Đó cũng là tài trí gíới lãnh đạo nhà ta chỉ có thế?
10 Tháng Sáu 202110:24 CH(Xem: 4898)
Và ngoài tính chất căn bản này ra, tính vụ lợi của một hệ thống đảng hình thành và tồn tại hoàn toàn dựa vào lý thuyết chống bất công do tư bản gây ra sẽ không bao giờ chấp nhận sự tồn tại của tư bản cho dù đó là tư bản đỏ. Bởi một khi tư bản tồn tại, lựa chọn của con người hoặc giả chia làm hai hướng trong câu hỏi: Tư bản hay Cộng sản? Và, khi kinh tế thị trường phát triển đến ngưỡng chạm tư bản, tức các mối quan hệ giao lưu kinh tế đều tương tác mật thiết với thế giới tư bản, lúc đó sự tồn tại của Cộng sản sẽ rơi dần về số không. Với qui luật này, chắc chắn người...
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!