Hồ sơ Trần Bạch Đằng

13 Tháng Mười 20167:00 CH(Xem: 10965)

Vai trò của Trần Bạch Đằng trong trận tổng công kích
Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968

vanbailatngua



118Trần Bạch Đằng là một Đảng viên Cộng Sản cao cấp, giữ vai trò lãnh đạo mặt trận đô thị thời chiến tranh Việt Nam.

Quyền hạn và trách nhiệm của ông ta bao trùm nhiều lãnh vực: Tuyên huấn, Mặt trận, Hoa vận, Trí vận,Thanh niên- Sinh viên- Học sinh và Ban Cán sự nội thành.

Trong đó mặt trận trí vận là một trọng điểm, còn mũi xung kích là phong trào sinh viên học sinh với những cuộc tranh đấu sôi nổi nổ ra thường xuyên ngay tại Thủ đô Sài Gòn vào khoàng từ 1966 tới 1972. Vị trí của Trần Bạch Đằng quan trọng như thế, và để tiến hành công tác, ông ta đã từng cư ngụ ngay giữa Thủ đô hoặc là di chuyển giữa Sài Gòn và mật khu nhiều lần, thế nhưng rất ít người nghe biết danh tính ông ta. Chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không riêng gì dân Sài Gòn mà cả dân chúng miền Nam và miền Bắc mới biết nhiều tới tên tuổi Trần Bạch Đằng. Nhưng có lẽ quần chúng vẫn không biết nhiều đến vai trò quan trọng trong thời chiến của ông ta cho bằng biết tới ông ta qua những bài báo và bộ phim 8 tập Ván Bài Lật Ngửa mà ông là tác giả chuyện phim, bút hiệu Nguyễn Trương Thiên Lý (1).

Dân chúng ít biết đến Trần Bạch Đằng, nhưng người Mĩ biết rất rõ về ông ta và họ đã từng giao tiếp qua lại với ông ta trước thời gian xẩy ra trận đánh Tết Mậu Thân 1968.

Cũng chính nhân vật Trần Bạch Đằng này là một trong những cấp chỉ huy cao cấp nhất trong trận ‘Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968) đánh vào Thủ đô Sài Gòn. Ông ta đã cùng với Võ Văn Kiệt phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương Nam (Trần Văn Trà và Mai Chí Thọ phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương Bắc). Vào thời điểm đó, Trần Bạch Đằng đang là thường vụ khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Vì vị thế đặc biệt này, ông được giao nhiệm vụ soạn thảo phương án tấn công Sài Gòn- Chợ Lớn.

Sau trận Tết Mậu Thân, Trần Bạch Đằng nắm chức vụ bí thư Thành ủy, rồi bí thư đặc khu Sài Gòn – Gia Định (2). Đó là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp chính trị của ông ta.

Kể từ 1972, Trần Bạch Đằng bị hất ra khỏi những vị trí quyền lực. Và sau 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói ông không còn hiện diện trên chính trường, nhưng lại khá nổi tiếng trong lãnh vực viết lách.

Những người am hiểu đều cho rằng Trần Bạch Đằng là ‘một người Cộng sản đa tài nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời’!

***

Chúng tôi không đi vào chi tiết trận ‘Tổng công kích Tổng khởi nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968), chỉ nhắc tới một số việc trong trận đánh này có liên quan tới nhân vật Trần Bạch Đằng là chủ đề của bài viết. Và hạn chế trận đánh tại Sài Gòn – Chợ Lớn vì là vùng trách nhiệm của Trần Bạch Đằng.

Cấp chỉ huy

Xin nói ngay là trong trận đánh quan trọng này, Trần Bạch Đằng chịu trách nhiệm rất lớn bởi vì bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng (6 Hồng) giao cho ông ta soạn thảo phương án đánh vào nội thành: ‘…tôi được anh Phạm Hùng giao nhiệm vụ chuẩn bị phương án đánh vào nội thành’(3).

Bước vào trận tổng tấn công, cấp lãnh đạo tối cao ở trung ương là Bộ chính trị mang bí số là Bác Hương. Tại mặt trận, bí thư Trung ương Cục miền Nam là Phạm Hùng mang bí số A7. Bí thư Trung Ương Cục và quân ủy Miền cho thành lập một Đảng ủy khu trung tâm (Đông Nam bộ, Sài Gòn, khu 8 giữa sông Tiền và 2 sông Vàm Cỏ) do Nguyễn Văn Linh (10 Cúc) làm bí thư.

Chiến dịch phân công như sau: ‘…anh Trần Văn Trà là Tư lệnh đồng thời chịu trách nhiệm các cánh quân phía Bắc (nên được gọi là Tiền phương Bắc hoặc Tiền phương 1) còn anh Võ Văn Kiệt và tôi chịu trách nhiệm cánh phía Nam (nên được gọi là Tiền phương Nam hay Tiền phương 2). Nắm các đội biệt động, đặc công, các cánh vũ trang của an ninh, binh vận, lực lượng quân sự và bán quân sự của các đoàn thể quần chúng và các đơn vị ở phía sau từ hướng Long An và một phần Khu 8. Trung ưong Cục và Bộ Tư lệnh miền nghe hai Bộ Tư lệnh Tiền phương báo cáo và nghe phương án chiến đấu trong nội thành do tôi trình bày. Sau khi điều chỉnh, bổ sung một số điểm, anh Phạm Hùng thay mặt cho lãnh đạo chung thông qua các kế hoặch. Anh chỉ thị thêm: Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam nên chia làm hai, bộ phận phía sau phụ trách các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng của Long An, của phân khu 2 (Đức Hòa, Bình Chánh) do anh Võ Văn Kiệt nắm còn bộ phận phía trước phụ trách nội thành và vùng ven, kể cả vùng ven Thủ Đức, Dĩ An do tôi nắm’(4).

Bộ Tư lệnh Tiền phương Bắc (tiền phương 1) của Trần Văn Trà, còn có Mai Chí Thọ đi kèm, phụ trách vùng Đông Nam bộ. Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam (tiền phương 2) do Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng , mang bí số A 404, phụ trách vùng Tây Nam và Nội Thành. Ban chỉ huy biệt động đặt tại quán phở Bình, đường Yên Đổ, gần cầu Kiệu.

Diễn tiến

Bộ Tư lệnh Tiền phương đóng tại Trụ Sở Đỏ, xóm Việt kiều trên đất Ba Thu sát tỉnh Kiến Tường bất thần được lệnh hành quân hỏa tốc vào trưa ngày 29 Tết (28.01.1968). Lệnh ban ra như sau:

‘A 7 gởi A 404.
Ngày N: mồng một rạng mồng hai Tết.
Giờ G: 12 giờ đêm.
Đây là nghị quyết của Bác Hương’ (5).

Mật lệnh tấn công là bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh phát thanh từ Hà Nội:

Mừng xuân 1968
Xuân nay hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

Ngày 30 Tết, hàng ngàn cán binh hành quân vội vã tiến về Sài Gòn cho kịp giờ G. Giữa đêm giao Thừa, bất ngờ nổ ra cuộc tấn công ngoài Huế. Sớm hơn giờ G một ngày, vì Nha Thủy văn miền Bắc đổi lịch đi trước một ngày.

11giờ 45 Sở chỉ huy tới đóng tại ngôi đình Quán Cơm cách quận 7 chỉ một con rạch. Nổ súng 0 giờ ngày thứ Tư mồng hai Tết, 31 tháng Giêng dương lịch. Cộng quân đồng loạt tấn công 41 tỉnh thành của VNCH.

Tại Thủ đô Sài Gòn, súng nổ lúc 2 giờ sáng. Các toán đặc công tiên phong đột kích vào các yếu điểm : Dinh Độc lập, Bộ Tổng Tham Mưu, phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân, Trung tâm huấn luyện Quang trung, trường Sinh ngữ quân đội (hồi đó còn nằm cạnh Bộ Tổng Tham Mưu), tòa đại sứ Hoa Kì, căn cứ 80 Quận cụ, căn cứ Truyền tin. Đặc công chỉ tới được phía bên ngoài các trọng điểm này chứ không vào được bên trong hàng rào, ngoại trừ họ lọt vào được sân tòa đại sứ Hoa Kỳ, nhưng đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Về cơ sở vật chất, tất cả những trọng điểm này đều bị tổn thất không đáng kể. Vì không được tiếp cứu cho nên kể như các toán đặc công hầu như bị tiêu diệt gọn. Duy có Đài phát thanh bị Cộng quân lọt vào nhưng không thể phát tiếng trước khi quân Dù VNCH tới thanh toán. Do hầu hết binh sĩ đi phép Tết cho nên trại Phù Đổng (Bộ chỉ huy Thiết giáp) và trại Cổ Loa (Bộ chỉ huy Pháo binh) ở Gò Vấp bị Cộng quân tràn ngập, song thiết giáp ở trại Phù Đổng đã di chuyển đi nơi khác; Cộng quân cũng không xử dụng được 12 khẩu 105 li ở trại Cổ Loa vì các chiến sĩ VNCH đã tháo gỡ bộ phận khai hoả. Sau đó Cộng quân xuất hiện tại Bà Quẹo, Ngã Năm Bình Hòa, Hàng Xanh, vùng Trường đua Phú Thọ, Bà Hạt, Thủ Đức, Hốc Môn. Toán Cộng quân đánh chiếm khám Chí Hòa bị lạc đường nên đã bắn lầm vào nhau, gây tổn thất lớn.

Sáu giờ sáng mồng 2 Tết, Bộ chỉ huy rời sang Quận 7. Võ Văn Kiệt ở lại Quận 7 nắm Bộ chỉ huy cơ bản. Trần Bạch Đằng phụ trách Bộ chỉ huy tiền phương cùng với Trần Hải Phụng đóng tại chùa Tịnh Độ Cư sĩ cạnh cầu Cây Gõ. Họ đi kiểm tra qua đường Minh Phụng, Hùng Vương, tới góc trường đua Phú Thọ. Cánh quân này chiếm vùng bệnh viện Chợ Rẫy, Ngã Sáu, đường Vĩnh Viễn, Hòa Hảo, khu chùa Ấn Quang, khu Vườn Lài, quanh hãng thuốc lá MIC. Toán Hoa vận xuất hiện ở vùng Lò Siêu, Lò Gốm, chợ Bình Tây, cầu Palikao, bến Hàm Tử, vùng trường đua Phú Thọ. Cũng có những toán nhỏ đột nhập được vào vùng đường Cô Giang, Cô Bắc, cầu Chữ Y, nhà đèn Chợ Quán, khu Nancy, khu ngã tư Bảy Hiền, cổng xe lửa số 9 Phú Nhuận, Thạnh Mỹ Tây…

Từ sáng mồng 3 Tết, Quân lực VNCH phản công mạnh. Không thấy có bất cứ một cuộc nổi dậy cướp chính quyền nào của dân chúng hay đoàn thể. Các toán biệt động của Cộng quân không được chủ lực tiếp ứng, bị tiêu diệt hoàn toàn. Các mũi xâm nhập khác bị bao vây, không rành phố xá, một là cũng bị tiêu diệt, hai là phải mau chóng tìm đường ‘chém vè’.

Cánh quân phía Bắc bị chặn lại ở đài phát tuyến Quán Tre. Cánh Đông cũng không qua nổi Biên Hòa.

Mồng 4 Tết (02.02.1968), Bộ chỉ huy của Trần Bạch Đằng rút lui ra ven lộ Phú Định.

Mồng Năm Tết (03.02.1968), thiếu đạn dược, không được bổ sung quân số, tản thương khó khăn. Buộc lòng phải xin lệnh Trung ương Cục có tiếp tục tác chiến nội thành hay rút lui.

Giữa đêm mồng Năm rạng mồng Sáu Tết, Sở chỉ huy rút sang bên kia lộ Mù U, cặp theo sông An Lạc. Bị quân VNCH truy nã. Lợi dụng trời tối, sở chỉ huy rút khỏi An Lạc, chạy sang xã Tân Tạo.

Mồng 7 Tết, Cộng quân được lệnh rút hết khỏi nội thành.

Bọn Trịnh Đình Thảo và vợ, Nguyễn Văn Kiết, Lê Hiếu Đằng… chạy ra theo. Chạy tiếp. Chạy khốn chạy khổ. Trần Bạch Đằng chạy đến nỗi chỉ còn cái quần xà lỏn, hết sức mất mặt của một nhà lãnh đạo, trước các vị ‘khách qúy’ mới từ Sài Gòn chạy ra theo. Trần Bạch Đằng thành thật kể lại:

‘Khi khách được hướng dẫn ra hầm xong xuôi, đến lượt tôi (Trần Bạch Đằng), tôi cũng phải ra hầm. Thế là cởi bộ quân phục, ở trần, mặc quần đùi, cặp nách bộ quân phục, lom khom bước theo bảo vệ – đạn AR15 đã bắt đầu bắn quanh chúng tôi. Khốn khổ! Bảo vệ dẫn tôi theo một líp và tôi qua trước mặt vợ chồng luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, anh Lê Hiếu Đằng…Qua trước mắt họ trong tư thế không mấy gì oai phong – trái ngược với buổi tôi tiếp họ…Tôi hơi bực, cự các đồng chí bảo vệ: Sao dẫn ngả này? – Đâu còn ngả nào khác! Họ trả lời’ (6).

Trần Bạch Đằng là kẻ hoạch định kế hoạch tấn công vào nội thành trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), rốt cuộc phải vắt giò lên cổ chạy xức bức xang bang thê thảm như thế!

Ôn lại khúc phim chiến sử hào hùng này, người Việt quốc gia chắc sẽ cảm thông sâu sắc mối thống hận ngút ngàn thiên thu của quân dân VNCH, vì sao đã bị đồng minh bức tử, trong khi chúng ta đã từng chứng tỏ là có thể đánh cho Cộng quân chạy té khói, chạy không còn manh giáp (chạy trụt quần!)?

Tới Nam Bến Lức, đám Lm. Nguyễn Ngọc Lan (sau 30.4.1975, xuất tu để lấy vợ), Gs. Châu Tâm Luân, Cao Hoài Hà, nhà văn Thiếu Sơn, Gs. Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chí, Nguyễn Văn Hanh…. hớt hải chạy theo kịp, vào ra mắt Trần Bạch Đằng!

Coi như cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đợt 1 (1968) kết thúc vào ngày mồng 7. Trần Bạch Đằng phải về báo cáo cho Trung Ương Cục và bàn tính kế hoặch đánh đợt II.

Đợt II nổ ra ngày 05 tháng 5 năm 1968 (5.5.1968 – 12.5.1968) cũng thất bại thê thảm, cho nên Trần Bạch Đằng đã phải thú nhận: ‘Sau đợt 2, tôi phát biểu quan điểm là không thể tiếp tục chiến dịch được nữa bởi yếu tố bất ngờ không còn và nhất là những tổn thất tương đối nặng của ta’ (7).

Nhận xét

Có những tác giả giải thích các biến cố xẩy ra trên thế giới dính líu tới người Mĩ, trong đó có cuộc chiến Việt Nam, với tầm nhìn rất xa (8). Ở đây chỉ xin có vài nhận xét bình thường, dân giả.

Tham vọng của Hà Nội đầy ảo tưởng cho nên đã chuốc lấy thất bại lớn. Ý đồ của lãnh đạo Cộng Sản Hà Nội là vừa ‘tổng tấn công’ bằng quân sự vừa ‘tổng nổi dậy’ bằng lực lượng quần chúng (9).

Cả hai mục tiêu đều không đạt được !

Tổng tấn công bằng quân sự:

So sánh lực lượng, Cộng quân thua kém về mọi phương diện; trừ ra họ có ưu thế về vũ khí cá nhân vì được Nga Tàu chi viện cho tiểu liên AK 47 và B40 tối tân, đang khi hầu hết quân đội VNCH lúc đó còn xử dụng súng carbin thời Đệ nhị thế chiến. Cộng quân không ngờ đã phải đối đầu với lực lượng Quân đội và Cảnh sát VNCH hết sức dũng cảm và thiện chiến. Sở dĩ Cộng quân lọt vào được một số nơi là nhờ yếu tố bất ngờ, do họ lật lọng, vi phạm mật ước hưu chiến (36 giờ) kí kết giữa hai bên để đồng bào được yên tâm ăn Tết cổ truyền. Lực lượng Cộng quân tham gia trậnTổng công kích Tết Mậu Thân 1968 lên tới 84 ngàn, đa số là quân ‘Giải phóng miền Nam’. Tổng kết có khoảng 80% bị loại khỏi vòng chiến. ‘Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968: VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và Đồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại’ (10). Riêng phầnTrần Bạch Đằng, ông ta là người lãnh đạo về chính trị, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, vậy mà lại được giao thảo phương án tấn công nội thành Sài Gòn.

Tổng nổi dậy:

Cộng Sản Hà Nội thất bại vì chủ quan, vì tin là quần chúng nổi dậy cướp chính quyền cho họ. Thực tế là đồng bào thấy Cộng quân tới đâu thì bồng bế nhau chạy thục mạng về vùng quân VNCH. Cũng do phát động cuộc tổng nổi dậy cho nên hầu hết những thành phần nằm vùng đều lộ diện. Khi cuộc chiến tàn, những thành phần này bị triệt tiêu hoặc là phải chạy vào khu. Sau cuộc Tổng tấn công, đại bộ phận lực lượng Cộng quân bị tiêu diệt. Vùng kiểm soát của Cộng Sản bị thu hẹp tối đa. Những cơ quan từ cấp huyện lên tới Trung ương Cục phải chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Lào và Kampuchia. Kể từ 1960 tới 1967, chưa bao giờ Cộng quân bị thiệt hại nặng nề như năm 1968. Họ cần mất hơn 3 năm nữa mới có thể hồi phục. Nhờ vậy, tình hình miền Nam từ 1969 tới 1971 tương đối yên tĩnh.

Trên báo Quân Đội Nhân Dân, người Cộng Sản đã phải thú nhận những sai lầm dẫn tới thảm bại: ‘Đánh giá sai về tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến việc đề ra mục tiêu tấn công giành chính quyền một cách chủ quan, không kịp thời chuyển hướng hoạt động quân sự khi tình hình đã thay đổi’(11).

Tướng Việt Cộng Trần Văn Trà là Tư lệnh mặt trận Tiền phương Bắc cũng đã thú nhận: ‘Các mục tiêu quân sự trong dịp Tết vượt qua sức mạnh của chúng ta. Tất cả đều nằm trong ước muốn chủ quan của những người vạch ra kế hoạch. Vì vậy sự tổn thất của chúng ta đã rất lớn lao về vũ khí cũng như nhân sự. Và chúng ta không thể lấy lại được những gì chúng ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta đã phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở ngại trong các năm 1969, 1970’ (12).

Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15.1.2008, nhà báo Bùi Tín trả lời một số câu hỏi như sau:

Hỏi: – Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì?
Trả lời: – Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.
Hỏi: – Mục đích ấy có đạt không thưa ông?
Trả lời: – Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan (13).

Tổng kết sự thất bại của Cộng Sản về mặt chiến thuật là như thế, song về chiến lược, có lẽ họ đã gặt hái được thắng lợi to lớn, bất ngờ.

Thật vậy, nhiều tác giả có chung nhận xét rằng trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã làm cho Hoa Kỳ nhụt ý chí. Dư luận Hoa Kì và Tây phương, vốn không am hiểu tường tận cuộc chiến Việt Nam, tưởng là Cộng quân đã quá mạnh, họ cho rằng chiến thuật ‘tìm và diệt’ (search and destroy) suốt 3 năm qua của tướng William Westmoreland là thất bại và Hoa Kì phải ngồi vào bàn hội nghị tìm cách ‘tháo chạy’ trong ‘danh dự’!… Tức là Cộng Sản Việt Nam thắng về chiến lược. Vì thế, sau này, nhiều người đánh giá, trận Mậu Thân 1968 là một quyết định đúng của Cộng Sản Hà Nội!

Trần Bạch Đằng cũng nhận xét như thế: ‘Không phải không có người chỉ trích quyết tâm chiến lược Mậu Thân, căn cứ vào kết quả của chiến dịch và tổn thất của ta. Hiện thực đã bác bỏ quan điểm chỉ trích này: không có Mậu Thân thì ý chí xâm lược của Mỹ không bị nhụt, thì không có việc Mỹ ngồi vào bàn hội nghị Paris, rồi cuốn cờ rút quân – những bước chuẩn bị rất trực tiếp cho đại thắng mùa xuân 1975. Mậu Thân 1968 là gạch nối Đồng Khởi 1960 và ngày 30.4.1975’ (14).

Đương nhiên có những ý kiến khác với ý kiến của Trần Bạch Đằng ngay trong hàng ngũ đồng chí của ông ta. Đó là những ý kiến cho rằng ý đồ phát động cuộc Tổng công kích – Tổng tấn công của Hà Nội là một ảo tưởng, là một thất bại; thế nhưng từ cái thất bại ấy, không ngờ lại đem tới cho họ một thắng lợi chiến lược to lớn. Có nghĩa là Cộng Sản Hà Nội ‘ăn may’ chứ không phải là do sự ‘lãnh đạo sắc sảo’ như Trần Bạch Đằng khoe khoang sau này (15).

Một trong những nhận xét đó là của tướng CS Trần Độ. Trong trận Mậu Thân 1968, Tướng Trần Độ thuộc bộ chỉ huy mặt trận Sài Gòn bên cạnh Trần Văn Trà. Chính ông tướng này xác nhận: ‘Thành thật mà nói chúng ta đã không hoàn thành được mục tiêu chính của chúng ta. Việc gây nên một ảnh hưởng lớn đối với Hoa Kỳ thật ra không phải là ý định của chúng ta nhưng điều đó đã trở nên một kết quả do may mắn mà tới’(16).

Ngoài ra, còn một nhận xét khác nữa của một số các nhà kháng chiến Nam bộ cho rằng Cộng Sản Bắc Việt có thâm ý đem ‘nướng’ đại bộ phận lực lượng quân đội ‘Giải phóng miền Nam’vào trận Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, mục đích là làm suy yếu tư thế ‘độc lập’của các trí thức miền Nam trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, để rồi từ nay Cộng Sản Hà Nội có thể nắm trọn quyền lãnh đạo cuộc chiến tranh nhuộm đỏ miền Nam.

Rốt cuộc, vừa khi chiếm trọn miền Nam, Cộng Sản Hà Nội nhanh chóng tổ chức Hội nghị Hiệp thương bàn chuyện thống nhất vào tháng 11 năm 1975. Ngày 25.4.1976 bầu cử Quốc hội thống nhất. Hai tháng sau, ngày 02.7.1976, ‘Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam’ phải ‘tự ý’ giải tán. Sang đầu năm 1977, ‘Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam’ cũng âm thầm ‘dẹp tiệm’ bằng cách tuyên bố sát nhập vào Mặt trận Tổ quốc.

Bạch Diện Thư Sinh

CHÚ THÍCH:

1- Ván Bài Lật Ngửa là bộ phim trắng đen, 8 tập, sản xuất từ 1982 tới 1987 do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố HCM (nay là hãng phim Giải Phóng). Đạo diễn Khôi Nguyện tức Lê Hoàng Hoa đã ‘sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đã đặt tên chính thức cho bộ phim là ‘Ván Bài Lật Ngửa’’ (Wikipedia). Kịch Bản lấy từ tiểu thuyết tình báo Giữa Biển Giáo Rừng Gươm của Nguyễn Trương Thiên Lý, tức Trần Bạch Đằng. Nội dung kể lại đời hoạt động tình báo của điệp viên Nguyễn Thành Luân, trong đời thật là Đại tá VNCH Phạm Ngọc Thảo, do Tài tử chính Nguyễn Chánh Tín thủ vai.

2- Thời chiến tranh Việt Nam, tổ chức cao nhất của Cộng Sản ở miền Nam là Trung ương Cục miền Nam (Cục R) do Phạm Hùng làm bí thư. Dưới Trung ương Cục là các khu: khu 7, khu 8, khu 9, và đặc khu Sài Gòn – Gia Định do Nguyễn Văn Linh làm bí thư, kế nhiệm là Võ Văn Kiệt. Dưới đặc khu Sài Gòn – Gia Định là Thành ủy Sài Gòn đặc trách công tác nội thành. Trần Bạch Đằng xác nhận ông ta là Bí thư khu Sài Gòn – Gia Định: ‘Rồi đợt 2. Sau đợt 2…Riêng anh Phạm Hùng phát biểu một cách sòng phẳng: Các quân khu khác sẽ tiến hành công việc theo chỉ đạo của Trung Ương Cục, riêng khu Sài Gòn – Gia Định thì giao cho đồng chí bí thư chịu trách nhiệm, tùy tình hình mà hành động. Lúc đó tôi là bí thư’. Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2007. Trang 221, 222.

Và trong hồi kí Cuộc Đời Và Ký Ức, trang197, Trần Bạch Đằng viết: ‘Đầu tháng 11.1969 (âm lịch là năm Kỷ Dậu), tôi được điện của Trung ương Cục gọi lên Nam Vang. Điện không nêu lý do. Bấy giờ Khu ủy Sài Gòn đang thực hiện một phân công mới do Trung ương Cục quyết định: đồng chí Võ Văn Kiệt được chỉ định làm Bí thư Khu 9 và tôi thay đồng chí ở khu Sài Gòn…’

3- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, B ài 37. Sđd. Trang 220.

4- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, B ài 37. Sđd. Trang 220,221.

5- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Trang 158.

6- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Sđd. Trang 186.

7- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, Bài 37. Sđd. Trang 221.

8- Chẳng hạn như cựu đại tá Không quân Hoa Kì L.Fletcher Prouty trong cuốn The Secret Team: The CIA and It’s Allies in Control of The United States and The World đã nói tới ‘Những thế lực đứng đàng sau’, hay là The Global Elite, gồm có những tay sản xuất vũ khí và những chủ nhà băng cỡ toàn cầu. Họ là những kẻ điều hành dấu mặt chính trường Hoa Kì, đồng thời họ có ảnh hướng rất lớn trên toàn thế giới. Chính thế lực siêu đẳng ấy định hướng chính trường HK, mở ra hay kết thúc một cuộc chiến (bao gồm cả cuộc chiến tranh tại Việt Nam), ngay cả việc thiết lập trật tự thế giới….(www.ratical.org/ratville/JFK/ST.html)

9- Tháng 1 năm 1968, Đảng CSVN đã đưa ra một nghị quyết gọi là Nghị Quyết 14 Của CS Hà Nội ra hồi tháng 1 năm 1968 vẽ ra trước mắt dân và quân miền Bắc một viễn tượng chiến thắng hết sức lạc quan:

Về chính trị, Nghị quyết 14 viết: ‘Quần chúng nhân dân ở các thành thị và những vùng còn tạm bị địch chiếm ở miền Nam đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa với những hình thức khác nhau. Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo, ruộng đất… địch đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chúng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa’.

Về mặt quân sự, Nghị quyết cho rằng: ‘Về mặt quân sự, địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp…’.

Từ những nhận định ấy, Nghị quyết 14 nắm chắc phần thắng: ‘Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà còn đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đên tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy …’

(Trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968), Bóng Tối Lịch Sử Đã Sáng Dần, tác giả Nguyễn Đức Cung đã dẫn tài liệu Nghị quyết 14 này của Cộng Sản Hà Nội từ bài Hà Nội Làm To Chuyện Mậu Thân Để Là Gì? của kí giả Phạm Trần. Web Thông Luận 11.01.2008).

10- Trọng Đạt. Bài Tết Mậu Thân 1968. Motgoctroi.com

11. Wikipedia. Bài Sự Kiện Tết Mậu Thân. Google.com/Tết Mậu Thân

12. Peter Macdonald. Giap, The Victor in Vietnam, w.w. Norton & Company, New York, London, 1993, trang 268. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đã Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com

13. Thế Kỷ 21 Số 227. Bài 40 Năm Tết Mậu Thân. BBC phỏng vấn nhà báo Bùi Tín. Trang 67. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đã Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com

14. Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Sđd. Trang 188,189.

15. Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Sđd. Trang 189: ‘Trong Mậu Thân, sự lãnh đạo chọn thời cơ để đánh một cú choáng váng toàn bộ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ tỏ ra hết sức sắc sảo’.

16. Peter Macdonald. Giap, The Victor in Vietnam. Sđd. Trang 260. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đã Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com


nguồn: https://vietcongonline.com/2010/02/02/vai-tro-c%E1%BB%A7a-tr%E1%BA%A7n-b%E1%BA%A1ch-d%E1%BA%B1ng-trong-tr%E1%BA%ADn-t%E1%BB%95ng-cong-kich-t%E1%BB%95ng-kh%E1%BB%9Fi-nghia-t%E1%BA%BFt-m%E1%BA%ADu-than-1968/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 202110:27 CH(Xem: 6118)
Giữa lúc nhân dân gần như không còn sức chống chọi vì dịch, làm cho họ phải tính tới việc ra đường ăn xin, thì những ngày gọi là lãnh đạo đã nghĩ ra cách ăn vô cùng sáng tạo, cướp mà không ai có thể chống cự. Những kẻ ngồi bàn giấy, phòng lạnh dựa ghế salon đã đặt người dân vào hoàn cảnh éo le nhất, không đi làm thì chết vì đói (vì đâu có ai hỗ trợ), mà đi làm thì cũng mất gần một nửa tiền lương để đáp ứng yêu cầu của địa phương- rồi cũng không đủ sống.
05 Tháng Bảy 202110:53 CH(Xem: 7949)
Nếu thật sự vì chống dịch như tuyên giáo tuyên truyền thì họ không ngu dốt tới mức xúi Dân đi bầu cử, xúi Dân đi ăn chơi phè phỡn ngày 30/04 hay làm CCCD, và đặc biệt, không thể xúi dân chen lấn đi tiêm vaccine ở nhà thi đấu Phú Thọ để rồi mai lại thông báo tìm người vì có ca dương tính đã tới tiêm ở đó. Họ càng không thể ngu tới mức Chợ Bình Điền là chuỗi mắc mới lại xúi Dân chen lấn xô đẩy để đi giành giật tờ phiếu xét nghiệm như thế. Họ không vì Dân. Họ làm tất cả để Dân bị nhiều người dương tính họ càng đẻ ra nhiều quy định trái khoáy như ‘’tấm hộ chiếu kết quả âm tính’’ để...
04 Tháng Bảy 202110:52 CH(Xem: 11001)
Vì sao đi bộ đội thường bị chết treo cổ?: - Đi bộ đội tức là đi lính V+ được gọi với cái tên "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam". - "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam" còn có tên gọi khác là "Bộ Đội Cụ Hồ" - "Cụ hồ" tức là hồ chí minh vì thế đi bộ đội "Cụ hồ" là đi lính cho hcm. - Với chương trình tuyên truyền ra rả hàng ngày "Sống - học tập - làm theo tấm gương đạo đức hcm" tất nhiên các chiến sỹ phải sống như 'cụ hồ' đã từng. - Mà 'cụ hồ' lại là...
04 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 5683)
Nguyên nhân khác làm cho giá điện không thể hạ được dù 2 năm nay giá nhiên liệu giảm mạnh, là do thiếu minh bạch trong giá điện. Những khoản lỗ mức độ chục ngàn tỷ trong kinh doanh viễn thông, ngân hàng chứng khoán giai đoạn Đào Văn Hưng và Phạm Lê Thanh lãnh đạo EVN, nếu không đưa vào giá thành điện thì thử hỏi đưa vào đâu? Hai ông ấy bỏ tiền ra đền EVN hay EVN phân bổ lỗ cho các đơn vị trực thuộc rồi tính dần vào giá và khách hàng phải chịu? Bao nhiêu năm mới có cuộc thanh tra EVN tương đối công tâm và minh bạch.
02 Tháng Bảy 202110:42 CH(Xem: 8421)
Chính quyền CS hay nói “kỷ luật là sức mạnh của quân đội”, thế mà đến "kỷ luật sắt" do CS đặt ra còn không kiểm soát được thì quân đội này còn hùng mạnh được không? Không cần phân tích nhiều, chỉ cần nhìn thấy các tướng quân đội luôn tỏ ra hèn nhát trước hành động Trung Quốc gây sự thì đủ thấy quân đội này nó yếu như thế nào. Có thể nói quân đội CS nó đã quá rệu rã rồi. Có lẽ vì vậy mà ngày nay CS chỉ dùng quân đội để đối phó với dân là chính còn với kẻ thù phương bắc thì "quỳ là thượng sách".
01 Tháng Bảy 202111:12 CH(Xem: 12204)
Nhân đây xin chia buồn đến gia đình em Trần Đức Đô về cái chết rất thương tâm. Em là một thanh niên xung phong đầy nhiệt huyết nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước, sẵn sàng hy sinh cho quê hương và Tổ quốc, nhưng tiếc thay em đã bị chết dưới tay của những kẻ tội đồ cấp trên của em, và chúng đang được che chở cả một hệ thống Chính trị trong một guồng máy độc tài. Chúng đang tìm đủ mọi cách bịt miệng gia đình, dùng áp lực để bắt gia đình phải đưa em chôn cất một cách nhanh chóng và che đậy thông tin nhằm sợ ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin trong ngành...
29 Tháng Sáu 202110:49 CH(Xem: 14033)
Điểm cần lưu ý đặc biệt là suốt trong thời kỳ đại dịch xảy ra nguyễn phú trọng với vai trò người đứng đầu đảng, cai quản cả ba cơ quan chính phủ, quốc hội hoàn toàn không có một lời nói nào để an ủi người dân, trọng cũng không hề đến thăm bất cứ tỉnh, thành phố nào đang phải chịu thiên tại, dịch họa, y đang ẩn núp trong một dinh cơ sang trọng, thưởng thức sơn hào hải vị sau khi đã được đám đàn em chích xong hai mũi chủng ngừa Flizer mà bọn chúng dành riêng cho thành phần lãnh đạo, tất nhiên những đồng ngoại tệ để mua thuốc cũng lấy từ tiền thuế của người dân mà ra.
10 Tháng Sáu 202110:49 CH(Xem: 4851)
Nha Trang là thành phố nổi tiếng không chỉ khu vực mà còn cả thế giới đều biết tới vì bãi cát trải dài và nước biển xanh như ngọc, gió nhẹ vì bọc quanh Thành phố biển này là các ngọn núi. Khi một nền kinh tế chủ yếu bám vào vỉa hè, không lấy tri thức làm nền tảng thì đất đai là mặt hàng duy nhất cho người ta buôn bán. Các đại gia VN giàu lên cũng nhờ vào đất đai.Quanh Nha Trang, các dự án mọc lên đều có bàn tay của người cộng sản vẽ ra. Những dự án khu đô thị được án ngự những vị trí đắc địa, nó nằm ngay biển, ngay sườn đồi, ngay cửa biển đều do Nguyễn Chiến Thắng...
10 Tháng Sáu 202110:47 CH(Xem: 7363)
Vân vân, cứ thế nhắc đi nói lại, kéo dài. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !” Đó là câu gắt gỏng bực mình của cụ Hồng. Cụ cứ ho sù sụ, thích phô trương đau yếu, bệnh hoạn, được Vũ Trọng Phụng mô tả trong cuốn tiểu thuyết “Số Đỏ”. Đoạn 6 dài 75 dòng - biết rồi, nói mãi - nên gạch bỏ. Đoạn 9 dài 60 dòng - khổ lắm, biết rồi! Đoạn 5 dài 43 dòng, tác giả không phải kinh tế gia, phân tích lòng vòng, nói như vẹt, hình ảnh Xuân tóc đỏ (Số Đỏ) được thuê thổi kèn, rao quảng cáo cao đơn hoàn tán, di tinh mộng tinh, lậu. Đó cũng là tài trí gíới lãnh đạo nhà ta chỉ có thế?
10 Tháng Sáu 202110:24 CH(Xem: 4903)
Và ngoài tính chất căn bản này ra, tính vụ lợi của một hệ thống đảng hình thành và tồn tại hoàn toàn dựa vào lý thuyết chống bất công do tư bản gây ra sẽ không bao giờ chấp nhận sự tồn tại của tư bản cho dù đó là tư bản đỏ. Bởi một khi tư bản tồn tại, lựa chọn của con người hoặc giả chia làm hai hướng trong câu hỏi: Tư bản hay Cộng sản? Và, khi kinh tế thị trường phát triển đến ngưỡng chạm tư bản, tức các mối quan hệ giao lưu kinh tế đều tương tác mật thiết với thế giới tư bản, lúc đó sự tồn tại của Cộng sản sẽ rơi dần về số không. Với qui luật này, chắc chắn người...
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!