Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

21 Tháng Tám 20249:12 CH(Xem: 1651)
  • Tác giả :

Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi
năng lượng của Việt Nam

Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt NamBa nhà hoạt động khí hậu đang bị cầm tù (từ trái sang): Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng, và Ngô Thị Tố Nhiên - RFA edited

Tổ chức phi chính phủ Dự án 88 (Project 88) gần đây công bố báo cáo nói rằng Việt Nam đang thất bại trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), một phần là do việc đàn áp các tổ chức xã hội dân sự.

Trong báo cáo mang tên “APOCALYPSE SOON?” (tạm dịch: Ngày tận thế sắp đến?) dài 56 trang bằng tiếng Anh công bố ngày 15/8, tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền ở Việt Nam cho rằng JETP- một tuyên bố chính trị được thiết lập bởi Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) nhằm giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch đang bị thất bại.

JETP được thông qua và công bố ngày 14/12/2022, theo đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.

Cụ thể, chín quốc gia giàu có đã cam kết huy động 15,5 tỷ đô la cho Việt Nam thực hiện các dự án năng lượng sạch. Đổi lại, Việt Nam hứa sẽ loại bỏ than và tham khảo ý kiến ​​của các tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông khi đưa ra quyết định để đảm bảo quá trình chuyển đổi được thực hiện theo cách công bằng.

Trong báo cáo của mình, Dự án 88 kết luận rằng, cho đến nay, tất cả các bên đều không thực hiện đúng các cam kết của mình trong thỏa thuận.

Các nhà tài trợ không giữ cam kết

Theo tuyên bố, các đối tác JETP sẽ huy động số tiền ban đầu lên tới ít nhất là 15,5 tỷ đô la cho Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới. Trong đó, một nửa do IPG (bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức, Anh, Pháp, Na Uy, Đan Mạch…) cam kết huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại, nửa còn lại do Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) sẽ huy động và thúc đẩy từ nguồn tài chính tư nhân.

Tuy nhiên, trong báo cáo, Dự án 88 cho biết các nước giàu tài trợ cho JETP của Việt Nam chỉ cung cấp 2% trong tổng số tiền đã hứa hẹn ở trên dưới dạng tài trợ không hoàn lại, số còn lại là cho vay theo lãi suất thị trường, mà Việt Nam không muốn chấp nhận vì lãi suất cao.

Không chỉ với Việt Nam, tình trạng trên cũng xảy ra với các quốc gia khác như Indonesia và Nam Phi.

Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 được dẫn lời trong báo cáo khẳng định:

JETP của Việt Nam cho thấy những vấn đề nghiêm trọng với mô hình mà các nước giàu đang quảng bá như một giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.”  

Ông Nguyễn Phạm Mười, một nhà quan sát thời cuộc ở Hà Nội chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA):

Việc các nước đề nghị cho Việt Nam vay để chuyển đổi sang năng lượng sạch là điều tốt, nhưng mấy năm gần đây do đồng đô la Mỹ lên giá mạnh kèm theo lãi suất đô la Mỹ cao, nên Việt Nam sẽ rất lo ngại vay nợ nước ngoài, và khi làm ra điện cũng có giá thành cao, thì nền kinh tế không thể chịu nổi giá điện xanh cao.

Đây là khó khăn trong thực tế, làm cho việc phải cân nhắc đi vay để chuyển đổi các nguồn cung năng lượng trở nên hầu như không thể có lãi.”

Trong phần khuyến cáo của báo cáo, Dự án 88 cho rằng các quốc gia giàu có hứa hẹn tài trợ cho Việt Nam thực hiện các dự án năng lượng xanh cần cung cấp các khoản tài trợ không hoàn lại và không đưa Việt Nam trở thành con nợ của mình.

Ưu tiên an ninh năng lượng, Việt Nam tăng cường sản xuất điện than

Theo kế hoạch, JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam để đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến từ năm 2035 lên 2030, giảm tới 30% phát thải carbon dioxide (CO2) hàng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn, giới hạn công suất điện than của Việt Nam ở mức 30.2 GW từ mức kế hoạch dự kiến là 37 GW.

JETP cũng được trông đợi giúp Việt Nam đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ mức kế hoạch 36% hiện tại. Khoảng 500 triệu tấn khí thải sẽ được cắt giảm vào năm 2035 nếu các mục tiêu này được hoàn thành.

Tuy nhiên, Dự án 88 nói Việt Nam ưu tiên an ninh năng lượng bằng cách tiếp tục tăng cường sử dụng than hơn là chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu xanh và sạch.

Năm 2010, Việt Nam chỉ sản xuất được 18% điện từ than. Kể từ đó, than đã trở thành nguồn điện lớn nhất, cung cấp gần 40% nhu cầu của cả nước. Trong khi cắt giảm công suất dự kiến ​​của các nhà máy điện than trong tương lai, Chính phủ Việt Nam lại tăng sản lượng thực tế của các nhà máy hiện có.

Ngoài ra, mặc dù việc xây dựng các nhà máy điện than mới đã chậm lại, Việt Nam hiện có 75 nhà máy và có kế hoạch xây dựng ít nhất tám nhà máy nữa.

Vào tháng 6/2023, sau khi miền Bắc thiếu điện do nhiệt độ cao và sản lượng điện từ các nhà máy thuỷ điện suy giảm vì thiếu nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã yêu cầu các cơ quan chính phủ tăng sản lượng than và khí đốt.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện than, Việt Nam tăng cường khai thác và nhập khẩu than. Trong năm tháng đầu năm 2024, lượng than nhập khẩu tăng 71% so với cùng kỳ năm trước trong khi sản lượng khai thác than trong hai tháng đầu năm nay tăng 3,3%.

Dự án 88 cũng nhấn mạnh kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Việt Nam bao gồm việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), sinh khối và amoniac, tất cả đều thải ra khí carbonic.

Ông Nguyễn Phạm Mười cho rằng Việt Nam cần tăng sản lượng điện để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp và dân sinh. Vì không có nhiều vốn để phát triển năng lượng xanh nên Việt Nam vẫn phải chạy các nhà máy điện than.

Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

Nhiều năm nay Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) hoạt động bị thua lỗ liên tục, nên yêu cầu EVN hạn chế chạy nhà máy điện than là không thể, vì điện than giá rẻ mà còn thua lỗ, thì điện khí giá cao càng không có lãi.

Đây là vấn đề hiệu quả kinh tế. Tất nhiên là hiệu quả bảo vệ môi trường cũng quan trọng cho tương lai, nhưng với EVN thì hiện tại vẫn quan trọng hơn. Ban lãnh đạo EVN chỉ có nhiệm kỳ làm việc vài năm tới, họ không ngồi đó mà nghĩ cho 20 năm sau, nên thúc giục họ phải cắt giảm than là không thực tế.”

Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng

Theo Dự án 88, tự do lập hội và tự do ngôn luận đặc biệt quan trọng đối với chính sách khí hậu. Theo tuyên bố của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, các chính phủ phải “thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia hiệu quả vào việc định hình các chính sách khí hậu ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.”

Tuy nhiên, Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền này, đặc biệt là đối với các nhà hoạt động vì khí hậu, tổ chức nhân quyền nói với dẫn chứng là kể từ năm 2021, đã có sáu nhà lãnh đạo chủ chốt chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam bị cầm tù.

Các nhà hoạt dộng Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng bị kết tội “trốn thuế” trong khi Ngô Thị Tố Nhiên, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu chính sách năng lượng, đã bị kết tội “chiếm đoạt tài liệu” của EVN.

Trước khi bị bắt, họ vận động thành công Chính phủ cam kết phi carbon hóa nền kinh tế, đỉnh điểm là tuyên bố về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 vào tháng 11 năm 2021.

Hà Nội đã bỏ tù sáu nhà lãnh đạo của phong trào khí hậu và thực sự đã hình sự hóa hoạt động chính sách năng lượng, tạo ra bầu không khí sợ hãi xung quanh hoạt động chính sách khiến các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam không muốn tham gia vào hoạt động chính sách,” Dự án 88 nói trong báo cáo.

Tổ chức này cũng nhắc lại việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 24 vào tháng 7/2023 với mục tiêu bảo đảm không có ảnh hưởng từ nước ngoài trong quá trình hoạch định chính sách và dập tắt các nỗ lực của các nhà hoạt động nhằm định hình chính sách nhà nước và thúc đẩy cải cách pháp luật.

Do vậy, hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài, bao gồm cả tài trợ khí hậu, đã bị giữ lại trong những năm gần đây. Tính đến tháng 5 năm 2024, không có khoản tiền nào của JETP được giải ngân, Dự án 88 nói trong báo cáo.

Bà Thục Quyên, một nhà hoạt động về nhân quyền và môi trường người Đức gốc Việt, nói với RFA về tình trạng viện trợ nước ngoài bị đóng băng:

Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã bị chỉ trích mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài lại thất vọng về những rào cản pháp lý và thủ tục phê duyệt kéo dài đã gây ra bế tắc cũng như tạo cơ hội tham nhũng trong khi luật pháp không nghiêm minh gây bất ổn trong xã hội, khiến cho hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài, bao gồm cả tài trợ khí hậu, đã bị giữ lại trong những năm gần đây."

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của Dự án 88 nhưng không nhận được ngay phản hồi. Cơ quan này thường không trả lời email của RFA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 20248:26 CH(Xem: 1162)
Mà ai sẽ là người gánh chịu?: - Chính người tiêu thụ Việt Nam sẽ phải móc tiền túi ra để đóng tiền ngu cho chúng, để nuôi sống cái băng đảng vô loài, mất dạy và bố láo mang tên 'đảng cò sản Việt Nam' - Do đó chúng có ngụy biện nào là kinh tế vĩ mô, vy mô, gì cũng chỉ là nói phét, cái nền kinh tế thị trường định hướng xuống hố cả nút của đảng csVN chỉ là nền kinh tế của những thằng răng hô mã tấu, chuyên nói láo xeon xoét, nói như con vẹt và bắt chước những phát minh của thế giới mà không hề biết xấu hổ và ngượng mồm!
07 Tháng Chín 20245:24 CH(Xem: 1399)
Hai người kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải vừa bị Toà án Nhân dân tỉnh An Giang tuyên án tù vào ngày 4/9 vừa qua với cáo buộc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Một trong hai người bị kết án là luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định. Tử tù Hồ Duy Hải là người đã kêu oan vụ án giết người suốt từ năm 2008 tới nay. Đây là vụ án nổi tiếng ở Việt Nam và đã được nhiều luật sư và cả đại biểu Quốc hội lên tiếng can thiệp vì những chứng cứ điều tra không thuyết phục.
07 Tháng Chín 20245:22 CH(Xem: 1588)
Rước giặc từ ngõ rước vô Sửa đổi lịch sử đào mồ tổ tông Giật giành bán nhượng biển Đông Mưu hèn chước độc cướp công bất tài Búa liềm cờ đỏ giương oai Áp đặt chủ nghĩa quái thai khó lường Khiến cho cả nước thảm thương Hệ lụy nan giải đầy đường dân oan Cách mẹ cái mạng tan hoang Làm hư hỏng hết kho tàng tinh hoa Văn hóa Kinh tế ra ma Giáo dục Quân sự nước nhà nát tan Xây dựng qui hoạch ngổn ngang Giao thông thủy bộ ngập tràn hiểm nguy Tham nhũng Y tế tinh vi Thổi giá, thuốc giả hành vi giết người
06 Tháng Chín 20248:13 CH(Xem: 1662)
… Từ sau 1975, khi chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam, cộng sản cần làm chủ hoàn toàn Tây Nguyên về an ninh, quản lý chặt chẽ con người và khai thác triệt để kinh tế khiến vùng chiến thuật này càng bị đàn áp hơn nữa. Người dân Tây Nguyên sống tự do như thú rừng nay bị sập bẫy, càng giãy giụa, càng bị thợ săn siết chặt dây trói. Những cuộc kháng chiến chống cường quyền trong các dân tộc bị trị đã từng xảy ra, và đến nay bởi nhiều nguyên nhân bị bóc lột, áp bức vẫn đang xảy ra.”
06 Tháng Chín 20248:12 CH(Xem: 1305)
Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ công bố phúc trình trên vào ngày 31/8, cho biết Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia không công khai số lượng người bị kết án tử hình và số người bị thi hành án tử hình, cho dù báo chí nhà nước vẫn có đưa thông tin riêng lẻ về các vụ án có bị cáo kết tội tử hình. Việt Nam được cho là đã tuyên án tử hình ít nhất 34 người vì các tội liên quan đến ma túy trong năm 2023. Tòa án Việt Nam cũng kết án tử hình đối với tội danh phi bạo lực như "tham ô tài sản" đối với bà Trương Mỹ Lan - nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam.
06 Tháng Chín 20248:08 CH(Xem: 1232)
Một người Êđê theo đạo Tin lành, tạm gọi anh Y, cho biết “Từ khi nhiều hội thánh Tin lành Tây Nguyên gia nhập vào Hệ phái Tin lành Việt Nam Miền Nam, họ đã kiểm soát toàn bộ nội bộ hội thánh, từ mục sư cho đến các tín đồ, tài sản của hội thánh. Và họ bắt các mục sư kiểm soát các tín đồ và cả người dân tại buôn làng, giám sát các hoạt động của các tín đồ, đi đâu phải khai báo, đi học Kinh Thánh người đó phải do chính quyền chọn lựa…” Anh Y Arôn Êban, người Êđê đang tỵ nạn tại Thái Lan, ghi danh học Kinh Thánh căn bản tại một điểm sinh hoạt thuộc HTTLVNMN năm 2009 nhưng bị từ chối vì bị coi là “phản động” và “thành phần phá hoại...
05 Tháng Chín 20247:22 CH(Xem: 1271)
Những bức ảnh “há mõm đớp bò dát vàng” bị truyền tải chóng mặt trên các nền tảng XH khắp thế giới, mặc dù đoạn Clip do chủ nhà hàng đăng lên nhằm quảng bá cho Restaurant của anh ta đã được gỡ xuống ngay sau đó do lời khẩn cầu của TL, người đàn ông quyền lực nắm giữ BCA với TẤT CẢ MỌI BÍ MẬT GHÊ TỞM của từng thành viên trong BCT, trong BCHTƯ đcsvn và lãnh đạo các cấp trong cái gọi là “Nhà nước” do trong cất công lựa chọn và trao quyền.
05 Tháng Chín 20247:19 CH(Xem: 1530)
Người đối đáp trực diện Người hùng biện đúng nhanh Không thể sống yên lành Không thể chung không khí Với lũ dốt ấu trĩ Ác lưu manh âm trì Luôn nhỏ mọn sân si Người hiền hòa dũng trí Người cao thượng anh minh Đầy hiểm họa rập rình Nhà t.ù lớn thất kinh Nhà t.ù nhỏ vô tình Đỉẻng trị c.ông an trị Cô thế khó hồi sinh Người hiểu biết thức tĩnh Người thấu trách nhiệm cao Trước vận nước chênh chao Dưới thể chế bóp cào Thở thoi thóp thì thào Số mạng đứt khi nào Trời cũng chưa chắc biết
04 Tháng Chín 20246:08 CH(Xem: 1237)
Tại Mỹ sắp tới kỳ bầu cử Tổng Thống, người dân có quyền phát biểu chính kiến của mình, không ưa D. Trump, ghét Biden - Harris công khai ngoài đường, ngoài chợ... có thấy thằng cảnh sát nào mời về... phường như tại Việt Nam?! Bởi thế chúng nó có ngụy biện gì đi nữa thì rõ ràng dưới sự cai trị của đảng csVN người dân hoàn toàn không có dân chủ, mà chỉ có: - Đảng chủ - Độc Tài chủ - Công an trị Bởi thế cho nên câu châm ngôn bất hủ "Đừng nghe những gì cộng sản nói - Mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" sẽ luôn là một câu văn bất hủ lẫn bất tử trong giòng lịch sử Việt Nam.
03 Tháng Chín 20248:14 CH(Xem: 1588)
Là loài chó ngoài cơm thừa, canh cặn ra, chúng nó còn xơi cả shit cho dù có mùi thối hoắc như chuyến bay giải cứu, kit test, trọng lú, lâm thịt bò, các đống phân đấy ai ai cũng bịt mũi thì bọn chúng lại tranh nhau lao vào và sủa ỏm tỏi để bênh vực cho chủ của mình. Đã gớm ghê ai cũng tránh xa như hủi thế nhưng chúng nó lại 'tự sướng' mình là những 'chiến sĩ trên mặt trận thông tin', cái loại thông tin của chúng nó chỉ là thông tin một chiều, thông tin bị bưng bít và ngay cả lũ chó chúng nó cũng tin rằng đấy là sự thật. Tất nhiên, bởi vì chỉ có những thằng ngu mới đi làm côn an, làm đặc công và làm dư lợn viên, đảng luôn luôn đào tạo những thằng ngu, bởi vì chúng nó càng ngu thì càng dễ nhồi sọ!.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!