Tô Lâm là ai? – Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

06 Tháng Tám 20248:54 CH(Xem: 1650)

     Tô Lâm là ai? – Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Can Thi Theu Trinh Ba Phuong Trinh Ba TuTừ trái qua: nhà hoạt động Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, và Cấn Thị Thêu. 

 

LTS: Khi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trở thành Chủ tịch nước tháng 5/2024, đã có nhiều cuộc tranh luận, nhiều bài viết trên báo tiếng Việt lẫn báo nước ngoài về các vụ đàn áp đẫm máu và chà đạp nhân quyền trầm trọng của Bộ Công an dưới thời ông Tô Lâm.

Ngày 3/8/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm đồng thời nhậm chức Tổng Bí thư, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời.

Chúng tôi xin phép chia sẻ bài viết thứ 5 trong loạt bài của Việt Nam Thời Báo về ông Tô Lâm.

 

Tác giả: Quang Nguyên (VNTB)
Nguồn: Mạch Sống Media






Sau phiên tòa xử rất nặng những người bị bắt trong vụ công an tấn công xã Đồng Tâm, Bộ Công an đã quyết liệt dẹp tan mọi nguồn hỗ trợ cho người dân Đồng Tâm.

Bộ Công an đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của bà Nguyễn Thúy Hạnh khi người dân cả nước chuyển tiền phúng điếu ông Kình và hỗ trợ dân Đồng Tâm vào tài khoản này của bà. Ngày 20/1/2020, hai vợ chồng bà bị người của Bộ Công an bắt giữ, thẩm vấn vì những hoạt động liên quan đến những người bảo vệ nhân quyền và với ông Lê Đình Kình trong vài giờ đồng hồ.

Nhiều người tham gia tài trợ cho gia đình ông Kình đã bị công an thẩm vấn và đe dọa, ép buộc phải thú nhận là thành viên của một tổ chức chính trị đối lập. 

Bộ Công an sau đó đã phát động chiến dịch quét sạch, nhằm dập tắt mọi nghi vấn về cuộc tấn công bạo lực, giết người phi pháp, bức cung nhục hình, phiên tòa trá hình và những bản án khắc nghiệt. Nhà xuất bản Tự do đã bị Bộ Công an nhắm đến; trang web của nhà xuất bản này bị gỡ xuống, một số nhân viên nhà xuất bản đã bị bắt, bị tra tấn vì đã tham gia phát hành Báo cáo Đồng Tâm.

Ít nhất bảy nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tham gia chia sẻ thông tin về vụ tấn công xã Đồng Tâm cho công chúng, Chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền quốc tế và/hoặc các cơ quan ủy quyền của Liên Hợp Quốc, đã bị Bộ Công an hoặc các đơn vị trực thuộc của bộ này tại địa phương bắt giữ và sau đó đều bị kết án tù nặng.

1. Trịnh Bá Phương bị công an bắt ngày 24/6/2020 và bị buộc tội vi phạm điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước.” Công an Thành phố Hà Nội khám xét nhà ông, tịch thu toàn bộ tài liệu, giấy tờ các hồ sơ liên quan đến xã Đồng Tâm. 

Ông Trịnh Bá Phương thường xuyên chuyển thông tin về vụ tập kích Đồng Tâm cho các quan chức các cơ quan đại diện ngoại giao, trong đó có Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trước khi bị bắt, truyền thông nhà nước đã vu khống ông tội kích động người dân Đồng Tâm. Ngày 15/12/2021, tòa án Hà Nội kết án ông 10 năm tù và 5 năm quản chế.

2. Ông Trịnh Bá Tư bị công an tỉnh Hoà Bình bắt giữ gần như cùng lúc với anh trai ông là Trịnh Bá Phương. (10) Công an khám xét nhà ông và tịch thu một ổ USB cùng các tài liệu liên quan đến cuộc tấn công của công an ở xã Đồng Tâm. Sau đó ông bị buộc tội theo điều 117. Ngày 5/5/2021, ông bị kết án tám năm tù và ba năm quản chế.

3. Bà Cấn Thị Thêu, mẹ của hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị công an bắt vào ngày hôm sau, 25/6/2020, theo điều 117. Bà là dân oan nổi tiếng, đã tham gia chống cưỡng chế đất kể từ khi vườn trại của gia đình bà bị chính quyền tịch thu năm 2007. Năm 2014, hai vợ chồng bà bị kết án lần lượt là 15 tháng và 18 tháng tù theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “chống người thi hành công vụ”.

Tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại bị bắt vì dẫn đầu cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ nạn nhân bị thu hồi đất, sau đó bị kết án 20 tháng tù vì tội “chống đối người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999. Bà là bắt đầu lên tiếng ủng hộ dân Đồng Tâm từ tháng 4/2017. Ngày 5/5/2021, bà bị kết án lần thứ ba, tám năm tù và ba năm quản chế.

4. Bà Nguyễn Thị Tâm, hàng xóm của bà Cấn Thị Thêu, đã đăng bài bình luận về quyền đất đai, vấn đề nhân quyền trên Facebook và YouTube từ năm 2016.

Bà bắt đầu tham gia tập trung vào tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm năm 2017. Bà bị Công an Thành phố Hà Nội bắt ngày 24/6/2020 tại nhà riêng ở Dương Nội, Hà Đông (ngoại thành Hà Nội), cùng ngày Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư bị bắt và tương tự bị buộc tội theo Điều 117. Vào ngày 15/12/2021, bà bị kết án sáu năm tù giam và ba năm quản chế.

5. Bà Phạm Đoan Trang, một người bảo vệ nhân quyền và nhà báo nổi tiếng, bị công an Hà Nội bắt giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào gần nửa đêm ngày 6/10/2020, cùng ngày Việt Nam tổ chức đối thoại hàng năm với Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền. Bà bị cáo buộc “làm, tàng trữ, hoặc phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Trước đó đúng một tháng, bà cùng một số người khác công bố báo cáo tiếp theo về vụ công an tấn công Đồng Tâm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng hàng chục thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã lên án vụ bắt giữ bà Phạm Đoan Trang. Ngày 14/12/2021, Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án bà 9 năm tù. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí lên án bản án và mức án tù nặng dành cho bà.

6. Lê Văn Dũng hay Dũng Vova, một phóng viên độc lập, bị công an Hà Nội bắt ngày 30/6/2021. Ông bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật hình sự. Sau khi Dũng Vova bị bắt, trang web chính thức của Bộ Công an cáo buộc ông hợp tác với các phần tử chống chính phủ khác trong và ngoài nước, hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn cách đăng tin cập nhật về Đồng Tâm và gửi báo cáo cho cộng đồng quốc tế để can thiệp. Ngày 23/3/2022, ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù và năm năm quản chế.

7. Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị công an bắt ngày 7/4/2021 và bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Bà Hạnh đã thành lập “quỹ 50K” trợ cấp 50.000 đồng cho mỗi gia đình tù nhân lương tâm. Sau khi công an tấn công vào Đồng Tâm, bà đã quyên góp được 500 triệu đồng để hỗ trợ các gia đình người dân xã Đồng Tâm có thân nhân bị chết, bị thương hoặc bị bắt. Ngân hàng Vietcombank phong tỏa tài khoản của bà và thông báo cho bà biết họ làm theo yêu cầu của bộ công an. 

Nhiều người khác dùng Facebook tham gia bàn luận về cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm cũng đã bị bắt giữ.

Vào ngày 10/11/2020, bốn đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc thuộc Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện; Báo cáo viên Đặc biệt về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền Tự do Quan điểm và Biểu đạt; Báo cáo viên Đặc biệt về Tình hình của Những người Bảo vệ Nhân quyền, và Nhóm Làm việc về Phân biệt Đối xử với Phụ nữ và Thiếu nữ đã viết thư cho chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại về vụ tấn công vào Đồng Tâm và việc bắt giữ những người lên tiếng phản đối hành vi tàn bạo của cảnh sát, Bộ Công an.

Trong đó có đề cập đến những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như giết người phi pháp, bắt giữ và giam giữ tùy tiện và tra tấn của Bộ Công an và Công an Hà Nội, đồng thời nêu rõ tên và chức vụ của những người tham gia trong vụ thám sát Đồng Tâm. 

Thượng tá Đặng Việt Quảng, cán bộ Phòng Hình sự Công an Hà Nội, bắn chết ông Lê Đình Kình, già làng tại chỗ trong cuộc tấn công vào xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020.

Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Bộ Công an, giám sát cuộc diễn tập hai đơn vị cảnh sát tấn công vào Đông Tâm sáu tuần trước đó. Mục đích của buổi diễn tập là “đối phó với đám đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn chính trị…” để “xử lý tình huống liên quan đến chống khủng bố, bắt cóc con tin, rà phá bom mìn, chữa cháy.”

Tướng Tô Lâm, giữ chức vụ cao nhất trong Bộ Công an khi cấp dưới tham gia thực hiện cuộc tấn công, tra tấn dân Đồng Tâm trong quá trình điều tra, và bắt giữ tùy tiện những người nghi ngờ tính chính đáng của cuộc tấn công… được cho là làm theo một kế hoạch tuyệt mật đã được Bộ Công An phê duyệt, Kế hoạch số 419A.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 20249:16 CH(Xem: 2053)
Hôm 20/1/2024, Việt Nam mở phiên toà lưu động công khai xử 100 người Thượng ở Đắk Lắk. Phiên toà có sự tham dự của 94 bị cáo, 19 luật sư, sáu bị cáo khác bị xét xử vắng mặt. Các chuyên gia LHQ lưu ý là sáu người bị xét xử vắng mặt không có đại diện pháp lý tại toà. Kết thúc phiên toà, 10 người đã bị kết án chung thân với cáo buộc khủng bố chống chính quyền nhân dân. 43 người khác nhận các án tù từ sáu đến 20 năm với cáo buộc tội khủng bố; 45 người khác bao gồm sáu người vắng mặt nhận án tù từ 3,5 năm đến 11 năm với cáo buộc tội khủng bố, hai người khác bị kết án tù từ chín tháng đến hai năm với cáo buộc che giấu tội phạm...
21 Tháng Tám 20249:13 CH(Xem: 2376)
Gọi một cá nhân hay tổ chức là khủng bố là một cáo buộc vô cùng nặng nề và nghiêm trọng. Ngay sau vụ xả súng tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023, Người Thượng vì Công lý đã tung ra thông cáo báo chí khẳng định mình không liên quan, và không ủng hộ bạo lực theo bất kỳ hình thức nào. Cho tới nay, chúng tôi cũng chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Người Thượng vì Công lý hay các thành viên, đặc biệt những người đứng đầu, có tham gia vào vụ xả súng.
21 Tháng Tám 20249:12 CH(Xem: 1689)
Trong báo cáo mang tên “APOCALYPSE SOON?” (tạm dịch: Ngày tận thế sắp đến?) dài 56 trang bằng tiếng Anh công bố ngày 15/8, tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền ở Việt Nam cho rằng JETP- một tuyên bố chính trị được thiết lập bởi Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) nhằm giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch đang bị thất bại. JETP được thông qua và công bố ngày 14/12/2022, theo đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.
20 Tháng Tám 20249:23 CH(Xem: 1457)
Thói thường của những quốc gia cộng sản đều như vậy, chúng luôn có một đội ngũ bưng bô, nịnh thần, đánh bóng chế độ và lừa mị người dân, trong các quốc gia đó việc sai chúng nói thành đúng, ác chúng đánh đồng thành thiện, sát nhân chúng tôn làm Phật, Thánh, Tiên, thành ra giá trị nhân văn của xã hội đảo lộn dẫn đến con người đảo điên lừa gạt, giết chóc lẫn nhau bởi vì nhân cách đã bị xóa nhòa một khi giá trị đạo đức không hề tồn tại trong hệ thống cầm quyền. Cuối cùng chỉ có thể nói rằng chính đạo đức hcm mà bọn chúng rao giảng ra rả hàng ngày nhằm giáo dục đội ngũ đảng viên và người dân đã tạo ra một xã hội như thế, còn bọn dư luận viên cũng chỉ là một loại vi khuẩn sống bám cộng sinh vào cái chế độ mục nát, thối rửa mang tên đảng cộng sản mà thôi.
20 Tháng Tám 20249:21 CH(Xem: 1364)
Đảng csVN là con hoang của TQ? Lão hcm làm thiếu tá anh nuôi? Cái này chắc đúng vì boác hù đã từng làm culi phục vụ trên tàu vượt biên qua Pháp năm nào, vụ này mới nhen, sao không thấy ghi trong lịch sử đảng vậy ta?
20 Tháng Tám 20249:20 CH(Xem: 2075)
Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của ông Y Quynh cho phóng viên của RFA biết rằng, viên cảnh sát Thái Lan trực tiếp bắt giữ bị cáo nói trong phiên điều trần hôm 19/8 khẳng định "không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt Y Quynh vì có lệnh bắt giữ ông." Bà Bergman cũng cho hay, do nhà hoạt động người Thượng không có giấy tờ tùy thân khiến ông phải chịu thêm cáo buộc “lưu trú quá hạn” và phiên toà xử về việc này diễn ra vào ngày 20/8. Đại diện của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) trực thuộc Bộ Công an Việt Nam có mặt với tư cách là nhân chứng của công tố viên đã nói với tòa rằng...
19 Tháng Tám 20249:29 CH(Xem: 2620)
Trong 7 năm hoạt động, tổ chức MSFJ đã nộp cho LHQ gần 200 bản báo cáo đàn áp tôn giáo diễn ra ở Tây Nguyên, và đã góp thông tin cho tất cả các cuộc rà soát định kỳ của LHQ đối với Việt Nam, kể cả 2 cuộc Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) năm 2019 và 2024. “Giới chức LHQ biết rõ Ông Y Quynh Bdap và MSFJ chủ trương hoạt động ôn hoà và lý do duy nhất để bị Bộ Công An chỉ định khủng bố là do đã giúp LHQ và quốc tế nhìn thấu tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên mà nhà nước Viêt Nam muốn che giấu,” Ts. Thắng giải thích. “Đó là hành vi đe doạ, trả thù nhằm bưng bít thông tin về vi phạm nhân quyền.”
17 Tháng Tám 20248:04 CH(Xem: 2029)
Vào ngày 10/6/2018, chính phủ đã triển khai số lượng lớn công an, dân quân và côn đồ để dập tắt các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa. Tệ hơn nữa là cảnh sát và dân quân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng hơi cay, dùi cui và các vũ khí khác đàn áp mạnh mẽ và bắt giữ những người biểu tình. Đặc biệt công an cho sử dụng thiết bị khuếch tán Âm thanh Tầm xa (Long Range Acoustic DeviceLRAD) gây đau đầu và tai, thậm chí có thể… thủng màng nhĩ”.
17 Tháng Tám 20248:02 CH(Xem: 2863)
Nguyên nhân dẫn đến lỗ hổng này là do phần lịch sử đen tối đã bị cố tình che giấu, trong khi những nhân chứng sống, thế hệ trực tiếp trải qua hai sự kiện trên gần như không còn nữa. “Đây là hai sự kiện quan trọng của lịch sử Việt Nam và nó ảnh hưởng đến gia đình, cuộc sống của rất nhiều người Việt Nam và cả những người sau này đi qua Mỹ nữa, trong số họ có nhiều gia đình đã từng di cư từ Bắc vào Nam hoặc chịu cải cách ruộng đất”, Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị - Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ của Đại học Oregon, nói với VOA.
17 Tháng Tám 20248:01 CH(Xem: 900)
Hôm sau, Thứ Năm, 4/9/1969, Đài phát thanh Hà Nội và phái đoàn BV tại Paris loan tin Hồ chết, sau một cơn đau tim rất nặng. BV tổ chức lễ quốc tang từ 4/9 đến 11/9. Tại Paris, phái đoàn BV yêu cầu hoãn phiên họp thứ 33. Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình (Yến Sa) về Hà Nội chịu tang Hồ. Thứ Sáu, 5/9/1969, Nhân Dân loan tin HCM chết ngày 4/9/1969. Ủy ban lễ tang: Duẩn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Chu Văn Tấn, Nguyễn Thị Thập, Phan Kế Toại...
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!