ĐẢNG TA LÀ ĐẠO ĐỨC GIẢ, LÀ VĂN MINH RỪNG
21 tháng 4 năm 1975,
Thảm sát ở làng Tân Lập, Xuân Lộc
Hình minh họa: Sự hãi hùng của người dân Huế trước cộng quân Việt Cộng trong biến cố Tết Mậu Thân 1968.
Nguồn Internet.
Hải Triều
Nguồn Bảo Vệ Cờ Vàng 2012 Wordpress.com
Tôi xin viết bài này, bắt đầu từ một tiến trình thu gọn những biến cố đau thương trải qua trong đời…
1.Một vụ xử tử trước mắt trẻ thơ.
Tôi là một thằng nhóc nhà quê. Hay nói rõ hơn, tôi sinh ra nơi đồng nội rạ rơm trong cuộc chiến tranh Việt Pháp. Lúc tôi khoảng 7 hay 8 tuổi, tôi nhớ mang máng là vậy, ba tôi và những người trong một làng xa thành phố Phan Thiết về hướng Tây Bắc, được người ta mời đi lên một vùng rất xa để tham dự một cuộc “meeting” gì đó. Khi đến nơi, tôi thấy một đám đông vây quanh một ngôi mả vôi. Một người bị bịt mặt, hai tay bị trói quặt ra phía sau, cột vào một thân cây tự lúc nào.
Bỗng tôi nghe một tiếng nổ. Người bịt mặt quẹo đầu xuống. Tôi há hóc mồm trong cảm giác kinh hoàng. Và sau đó người ta đã làm văn nghệ, hát hò. Ba tôi âm thầm đắt tôi về nhà, đường đi cả chục cây số, ban đêm, vì sợ cà-nông từ phố bắn lên. Tôi còn quá nhỏ để hiểu chiến tranh và sự tàn nhẫn của con người, song đủ trí khôn để biết người ta đã giết người trong chiến tranh.
2.Người hành hạ người như thú vật
Tôi, thằng nhóc trong đoạn văn trên, khoảng 25 năm sau, trở thành tên tù tàn binh trong một trại tù VC gọi là trại tù tàn binh Kà Tót. Một buổi chiều hiu hắt nắng tháng 5 năm 1975, tôi và bạn bè bị gom vào sân trại giữa rừng núi âm u lách len những tia nắng quái.
Hai hàng dọc!
Thẳng! Cởi hết quần áo ra!
Tập trung tất cả thuốc men, thức ăn, mùng mền, võng, giầy dép!
Chỉ mặt xà lỏn hay xì líp!
Nhanh lên!
Ê! Anh kia! Làm cái gì đó! Vào hàng ngay!
Tôi bắn vỡ sọ bây giờ!
Sau lệnh bắt mọi người đưa hai tay lên trời để cán bộ khám xét, và đồ đạc mang theo để đọc dài dưới chân, người ta đã gom tất cả thức ăn vào nhà bếp. Nào đường, nào gạo, nào nước mắm, xì dầu… Người ta đã gom tất cả thuốc men của anh em đem theo lên phòng thuốc. Nào Tifomycine, nào Fansida, nào Chloroquine.. Người ta đã gom tất cà mùng mền, chiếu võng, giầy dép vào kho trại lợp lá hoang sơ..
Khi lệnh cho mặc quần áo trở lại để về lán trại, mọi người trở thành vô sản. Đi chân đất. Vô rừng lao động cắt tranh, chặt cây, cuốc đất cũng bằng đôi chân trần trong lúc giầy dép họ tịch thu chất đống.
Bệnh hoạn không có một viên thuốc. Trong lúc thuốc của anh em họ lấy đi đâu mất. Thức ăn trại cung cấp là cơm gạo mục, khoai mì và măng rừng nấu với muối. Trong lúc thức ăn anh em họ đem cho cán bộ ăn riêng. Tối ngủ trơ thân cho muỗi đốt. Trong lúc mùng mền của anh em họ chất một núi trong kho không cho sử dụng. Sốt rét, vì muỗi Kà Tót là loại sốt rét ác tính kinh người, giết người nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn đạn AK, nên sốt rét đã thay mặt đảng, kẻ chiến thắng, hành hạ tù tàn binh không tấc sắt…
Những người cộng sản đã coi chúng tôi, những người Việt Nam đồng loại, những người tù, những người lính thua trận… không bằng một con vật. Chết! Lệnh đem xác ra vùi ở một xó rừng! Đói, kiệt sức, bệnh hoạn, sốt rét… đã giết không biết bao nhiêu anh em mà VC không cần bắn một viên đạn! Tôi đã sống sót, không bị bỏ thây trong rừng Kà Tót. Không hiểu tại sao!
3.Phải chi anh đừng về trình diện…
Đại úy Nguyễn Văn Trò thuộc tiểu khu Bình Thuận đã từng bị VC treo giá vì những chiến công của anh trước 1975. Anh không bị VC bắt tại quê nhà, Anh đã biết sợ.
Anh trốn vào Sài Gòn trước khi Phan Thiết lọt vào tay VC ngày 19/4/1975. Anh ở Sài Gòn cho mãi đến cái ngày tướng VC Trần Văn Trà vào ngồi chỗ cái ghế ông Thiệu trong dinh Độc Lập cũ, ngày ngày nghe đài Sài Gòn VC phát lời “khuyến dụ” 10 điều 7 điểm của MTGPMN, của tướng Trần Văn Trà, chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn, về chính sách khoan hồng của “cách mạng”. Anh nhớ nhà, nhớ vợ con, nhớ và theo lời tướng Trần Văn Trà để lên xe đò về quê. Anh đã về chỗ chết mà anh không biết.
Anh về Phan Thiết để hôm sau trình diện. Xuống xe về gặp vợ con không đầy mấy tiếng đồng hồ, xe jeep của quân quản VC chở bộ đội VC đến bốc anh. Hôm sau, xác anh bị vứt trên một bờ suối cạn ở Phú Bình, phía Tây Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 8 cây số. Anh đã bị hành quyết bằng búa vỡ sọ. Cộng sản cũng không tốn một viên đạn. Mấy ngày sau gia đình tìm được xác anh, mang về thành phố tẩm liệm. Tiếng khóc tức tưởi của thân nhân lại bị VC dập tắt:
” Cấm khóc! Hắn là tên có nợ máu với nhân dân! Không được khóc! Nghe chưa!”
Nỗi kinh hoàng kia nối tiếp nỗi kinh hoàng nọ. Tiếng khóc của Mẹ anh, của vợ anh, bên quan tài Trò im bặt:
” Ai cho phép thờ tấm hình thằng đại úy ngụy trên bàn thờ? Hắn là tên phản quốc, hắn có nợ máu với nhân dân! Dẹp!”
Tấm hình mang ba bông mai của Trò phải đem xuống. Và người quả phụ bất hạnh phải đem hình chồng vào dấu trong phòng ngủ của nàng. Người đàn bà khốn khổ đó là bạn học cùng lớp với kẻ viết lại mấy dòng nàỵ
4. Bàn tay máu của Tiểu Đoàn 307 VC: vụ thảm sát tại làng Tân Lập, Xuân Lộc, Long Khánh
Đây là phần chính của bài viết nhân vụ tà quyền Hà Nội làm ồn ào chuyện gọi là “thảm sát ở làng Thạnh Phong, Kiến Hòa”
Sáng ngày 22/4/1975, sau khi Sư Đoàn 18BB của tướng Lê Minh Đảo được lệnh bỏ ngỏ Long Khánh, các đơn vị Nghĩa Quân và Địa Phương Quân Việt Nam Cộng Hòa quanh Xuân Lộc tức tốc rời bỏ vị trí trước áp lực cuả ít nhất là 3 sư đoàn Bắc quân chuẩn bị tràn vào. Trong cuộc rút quân vội vàng đó, các đơn vị Nghĩa Quân và Địa Phương Quân thuộc xã Tân Lập, Xuân Lộc đã bỏ sót lại một số dây mìn Claymore tại các vị trí án ngữ.
Gần trưa 22/4, cánh quân của Tiểu Đoàn 307 tràn qua Tân Lập và một đơn vị của sư đoàn này đã vướng mìn. Số thương vong không biết cụ thể. Không biết do chủ trương trước để trả thù những thiệt hại nặng nề khi chạm súng với Sư Đoàn 18BB+ các đơn vị Tiểu Khu Long Khánh, hay vì vụ vướng mìn ở xã Tân Lập, Bắc quân đã tàn sát hơn một nửa dân số của xã Tân Lập, bất kể già trẻ, đàn ông hay đàn bà…
Bắc quân đã hành động ra sao? Họ đã bắt tất cả những người còn lại trong xã Tân Lập, bất kể lớn bé, hai tay đưa lên trời, quỳ xuống và nằm sấp mặt xuống đất hàng dọc dài trên đường đất. Và sau đó họ đã dùng AK bắn vỡ sọ từng lớp người, họ tàn sát hầu như tất cả mọi người trong tay họ. Máu thịt, xương da tung tóe, máu đỏ tràn xuống rảnh như mưa tuôn trong một ngày trời không mưa. Sau khi tàn sát xong những người bị bắt sống, Bắc quân lùng sục thôn kế tiếp. Họ đã bất chấp sự van xin của đồng bào trong cơn kinh hoàng, run rẩỵ Họ bắn AK và tung lựu đạn xuống các hầm tránh đạn đầy nhóc đàn bà, trẻ em , người già… trong đợt tàn sát ngay sau đó.
Điều trớ trêu là xã Tân Lập giáp ranh bìa rừng, đa số làm nghề rẩy và có rất nhiều gia đình có liên hệ, tiếp tế cho VC, kể cả nhiều gia đình theo du kích VC. Nhiều người trong số này cũng bị tàn sát trong cơn điên máu thù của Bắc quân. Theo những người còn sống sót và những đồng bào ở xã lân cận, cộng sản đã tàn sát hơn một nửa dân số xã Tân Lập vào ngày 22/4/1975, tức gần khoảng 600 người lớn bé.
Vì số người bị bắn chết quá nhiều, xương thịt vỡ nát chồng lấp nhau, cộng sản đã lấy xe ủi đất của các công ty làm rừng cao su đào hố và ủi xác đồng bào vào những mồ chôn tập thể. Mãi về sau này, mồ chôn vĩ đại đó vẫn còn ở Tân Lập.
Cũng cần viết ra thêm một trường hợp nữa: Trung uý Phạm Văn Kính/ PCK Trưởng Tân Lập thoát được vô Sài Gòn. Sau cả tháng nằm nghe đài Sài Gòn VC phát lời chiêu dụ 10 điều 7 điểm của tướng VC Trần Văn Trà, giống trường hợp Đại Úy Trò ở trên, anh về xã nhà trình diện để sống gần gia đình sau chiến tranh. Anh mơ hoà bình. Anh đã bị VC bắt và đập đầu tại Tân Lập.Làm sao cộng sản có thể phủi tay được khi vụ tàn sát này được đưa ra ánh sáng. 26 năm trôi qua. Bao nhiêu oan ức, bao nhiêu oan hồn vẫn còn chôn kín trong khối kinh hoàng dưới bóng cờ đỏ.