Putin và Tòa Hình Sự Quốc Tế

23 Tháng Tư 20236:30 CH(Xem: 2183)

                                     Putin và Tòa Hình Sự Quốc Tế


international-court-justice_abdullah-asiran-anadolu-agency-getty-scaled                                         Tòa Hình Sự Quốc Tế - Hình Inside Climate News





Luật sư Đào Tăng Dực





Tháng 3 vừa qua, liên hệ đến cuộc xâm lăng của Nga Sô tại Ukraine, thế giới 
kinh ngạc trước sự kiện Tòa Hình Sự Quốc Tế tại The Hague khởi tố TT LB Nga là Vladimir Putin như một tội phạm chiến tranh tại Ukraine. Nhận thấy đây là một diễn biến quan trọng cho cuộc chiến tại Ukraine và chính trị thế giới tôi xin trình bày một cách đơn giản một số sự kiện khách quan và những nguyên tắc công pháp quốc tế nền tảng liên hệ, hầu nới rộng sự hiểu biết của chúng ta về Tòa Hình Sự Quốc Tế này.
I. Những nét chính về Tòa Hình Sự Quốc Tế như là một định chế pháp lý quốc tế quan trọng của thế giới trong thế kỷ 20 và 21 và tội danh của TT Putin là gì?
Tòa Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) là một định chế được thành lập trên nền tảng pháp lý của một hiệp ước quốc tế gọi là Hiệp Ước La Mã về Tòa Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court). Hiệp ước này được thành lập tại La Mã, Ý Đại Lợi ngày 17 tháng 7 năm 1998 và Tòa Hình Sự hoạt động từ 1 tháng 7 năm 2002. Tính đến tháng 11 năm 2019 thì có tất cả 123 quốc gia làm thành viên của hiệp ước này.
Vào ngày 17 tháng 3 vừa qua các thẩm phán của Tòa đã chấp nhận đề xuất của Công Tố Viên Karim Khan ban hành lệnh truy nã và bắt giữ Vladimir Putin, TT LB Nga về tội phạm chiến tranh (war crime) liên hệ đến sự trục xuất trái phép các trẻ em và chuyển các trẻ em từ những lãnh thổ của Ukraine đến lãnh thổ Nga, vi phạm các điều khoản 8(2) của Hiệp Ước La Mã. Cùng với TT Putin thì bà Maria Lyova- Belova, Ủy Viên về quyền trẻ em trong văn phòng tổng thống LB Nga cũng bị truy tố tương tự.
Số trẻ em liên hệ chưa xác định bao nhiêu. Theo một phúc trình của cơ quan Yale Humanitarian Research Lab thì ít nhất 6.000 trẻ em bị đưa vào các trại cải tạo trong năm 2022. Theo công tố viên Karim Khan thì trong đó ít nhất có hằng trăm trẻ em bị bắt đi từ các viện mồ côi hoặc nhà chăm sóc trẻ. Theo ước lượng của chính quyền Ukraine thì khoảng 19.500 trẻ em bị bắt và cưỡng bách đưa sang lãnh thổ LB Nga.
Một các đơn giản là bắt cóc tập thể các trẻ em Ukraine, đem về Nga Sô là một tội phạm chiến tranh trong trường hợp này.

Dĩ nhiên xác xuất cá nhân Putin và quân đội Nga vi phạm những tội ác khác rất cao, nhưng còn trong vòng điều tra nên chưa đến mức độ truy tố. Tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra trong tương lai.

II. Thẩm quyền của Tòa Hình Sự Quốc Tế.

Tòa này có quyền truy tố những tội nào và thẩm quyền của tòa bao trùm cả thế giới hay trong phạm vi giới hạn hơn?

1. Thẩm quyền của Tòa HSQT bao gồm các tội trạng sau đây:

 Tội phạm chiến tranh (War crimes).
 Tội ác chống nhân loại (Crimes against humanity).
 Tội chống lại thi hành công lý (Offences against the administration of
justice (article 70))
 Tội diệt chủng (Genocide).
2. Đối tượng truy tố và xét xử của Tòa:

- Tòa chỉ truy tố và xét xử những cá nhân (individuals), không phải là những nhóm người (groups) hay những quốc gia (states)
3. Đến nay, khoảng 123 trong tổng thể 195 quốc gia trên thế giới tham gia ký kết vào Hiệp Ước La Mã. Điều này có nghĩa là tuy Tòa có thể truy tố và xử các bị cáo từ khắp nơi trên thế giới trên nguyên tắc, theo các điều từ 12 đến 14 của Hiệp Ước La Mã vì Tòa có thể hành xử thẩm quyền của mình trong trường hợp:

a. Một quốc gia thành viên chuyển hồ sơ (refer) đến cho Công Tố Viên của Tòa để truy tố.
b. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển hồ sơ (refer) đến Tòa để truy tố
c. Một vấn đề mà chính Công Tố Viên tự khởi điều tra (Proprio motu) để truy tố.
Tuy nhiên trên thực tế có một số giới hạn về phương diện thi hành công lý.

4. Thật vậy, thẩm quyền thực tế giới hạn trong những quốc gia ký kết. Lý do là vì chỉ có những quốc gia này mới có trách nhiệm thi hành lệnh truy nã và bắt giữ các bị cáo và trao cho Tòa phán xét. Những quốc
gia không tham gia ký kết có thể không chấp nhận thẩm quyền của Tòa và không bắt giữ hay trao người để xét xử bao lâu mà cá nhân đó cư ngụ trong quốc gia mình.

5. Tòa HSQT là một định chế tương đối cấp tiến vì đó là một công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên xác nhận rằng những hình thức bạo lực tình dục (sexual violence) như hiếp dâm (rape), nô lệ tình dục (sexual slavery), cưỡng bức bán dâm (enforced prostitution) và cưỡng bức triệt sản (enforced sterilization) là những tội ác chiến tranh. Những tội danh này đang được điều tra và có thể áp dụng cho quân đội LB Nga trực tiếp và Putin gián tiếp tại Ukraine trong tương lai


III. Tại sao TT Putin là một nguyên thủ quốc gia mà Tòa vẫn bị tòa truy 
tố bình thường?

Lý do là vì Tòa HSQT chỉ truy tố các cá nhân phạm các tội nêu trên, bất kể chức vụ cao hay thấp. Điều này đã có tiền lệ trong quá khứ. Hai nguyên thủ quốc gia trước đó đã bị tòa truy tố. Đó là các nhà độc tài Muammar Gaddafi của Libya và Omar al-Bashir của Sudan. Gaddafi thì bị lật đổ và giết chết sau khi bị truy tố còn Bashir thì bị lật đổ và đang ngồi tù tại Sudan. Tòa HSQT đang chờ chính quyền Sudan chuyển giao Bashir đến The Hague hầu xét xử.
Dĩ nhiên chính quyền LB Nga hoàn toàn phủ quyết thẩm quyền của Tòa. Nhưng nếu Putin đến bất cứ một quốc gia nào là thành viên của Hiệp Ước thì khả năng bị bắt, giam giữ và trao cho Tòa tại The Hague rất cao. Điều này làm giảm uy tín của Putin như là một nguyên thủ quốc gia rất trầm trọng.

IV. Tính hiệu năng thực tế của Tòa Hình Sự Quốc Tế.
Ngay cả khi Tòa xử và kết tội TT Putin, thì làm sao có thể thi hành án này trong khi TT Putin là đương kim nguyên thủ LB Nga và LB Nga là một cường quốc quân sự có vũ khí hạt nhân?

- Trong quá khứ đã hơn 50 bị cáo bị cáo buộc trước Tòa HSQT này, tuy nhiên tòa không thể đăng đàn xét xử trừ khi bị cáo hiện diện trước tòa.
Đây là một nguyên tắc pháp lý được các thẩm phán của tòa quy định vì muốn bảo vệ công lý cho các bị cáo. Chính vì thế, trong khi Putin còn là Nguyên Thủ Quốc Gia của LB Nga và Nga còn là một cường quốc có vũ
khí hạt nhân, viễn tượng xét xử Putin hầu như rất xa vời.
- Tuy chính quyền LB Nga mạnh miệng tuyên bố bác bỏ trát tòa cũng như thẩm quyền của Tòa HSQT, thậm chí còn chế diễu tòa án này cũng như mở cuộc điều tra tại LB Nga hầu cáo buộc ngược lại Công Tố Viên Karim Khan và 4 vị thẩm phán của Tòa HSQT liên hệ đến trát tòa truy nã Putin.
- Tuy nhiên uy tín của Putin thiệt hại nặng nề trên trường quốc tế.
- Một dấu hiệu tích cực sau đó là LB Nga trao trả lại 30 trẻ em bị cưỡng bách đến LB Nga. Có thể đoán rằng chính Putin cũng đang sợ hãi.

V. Nếu thẩm quyền của Tòa HSQT tỷ lệ thuận với số quốc gia tham gia Hiệp Ước La Mã, và khả năng Putin bị bắt giữ và xét xử rất giới hạn vì LB Nga không tham gia làm thành phần của Hiệp Ước La Mã, thì chúng ta cần nhận diện quốc gia nào tham gia hoặc không tham gia.

Như nêu trên có 123 quốc gia thành viên của Hiệp Ước La Mã. Khoảng 40 quốc gia chưa bao giờ ký kết tham gia trong đó có Trung Quốc, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Bắc Hàn, Saudi Arabia, and Turkey. Nhiều quốc gia tham gia ký kết nhưng sau đó tuyên bố không tham gia như Do Thái, Sudan, Hoa Kỳ và LB Nga.
Đa số các quốc gia trên thế giới là thành phần của Tòa HSQT. Một cách tổng quát có 33 quốc gia Phi Châu, 19 quốc gia Á Châu Thái Bình Dương, 18 quốc gia Đông Âu, 28 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, 22 quốc gia Tây Âu và Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Canada.
Hầu như các quốc gia dân chủ phát triển trên thế giới, trừ Hoa Kỳ đều là thành phần của Hiệp Ước La Mã về Tòa HSQT. Dĩ nhiên một quốc gia dù không là thành phần của Hiệp Ước, vẫn có thể chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Chẳng hạn Hoa Kỳ không phải là quốc gia thành phần, nhưng trên nguyên tắc, nếu Putin đến lãnh thổ của mình, vẫn có thể bắt giữ và trao cho Tòa tại The Hague để xét xử.

Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ và là thành phần chủ động trong công tác chấp bút Hiệp Ước La Mã. Chính quyền TT Bill Clinton ký hiệp ước gia nhập nhưng sau đó, quyết định không đệ trình Thượng Viện Phê chuẩn, vì trên nguyên tắc họ lo ngại công dân Hoa Kỳ có thể bị truy tố về những tội xảy ra trên lãnh thổ
Hoa Kỳ và như thế theo quan điểm của họ, vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ.
Các quốc gia độc tài, nhất là độc tài Cộng Sản như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn dĩ nhiên không bao giờ tham gia vì chính các lãnh đạo chop bu có xác xuất bị truy tố trước tòa HSQT như tội ác chống nhân loại hay tội diệt chủng.

VI. Tại sao nhiều quốc gia trên thế giới vẫn thành lập lên Tòa Hình Sự Quốc Tế này trong khi tòa vẫn có nhiều giới hạn và khuyết điểm về hiệu năng như thế?
Tuy còn nhiều khuyết điểm và giới hạn như thế, nhưng những khái niệm công pháp quốc tế cốt lõi của Tòa HSQT là những bản giá trị nhân bản và bình đẳng, hầu bảo vệ những nhân quyền căn bản khắc ghi trong Hiến Chương LHQ và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. Thêm vào đó, trào lưu dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trong kỷ nguyên mới hầu như bất khả vãn hồi, đánh bại các chế độ độc tài của thế kỷ 20 trên mọi mặt trận, từ Âu sang Á sang đến Phi Châu, Nam Mỹ và Trung Đông. Nền tảng của một nhân loại dân chủ
của tương lai là một trật tự quốc tế căn cứ trên những quy luật minh bạch (a rule- based world order), thay vì luật rừng căn cứ trên bạo lực và sự gian dối như tại các quốc gia độc tài CS. Chính vì thế đại đa số các quốc gia trên thế giới quyết tâm thành lập nên Tòa Án trọng yếu này.

VII. Các chế độ độc tài như Phát Xít Putin, CSTQ, CSVN, CS Bắc Hàn vi phạm nhân quyền và tàn sát sinh linh không gia nhập Hiệp Ước La Mã còn hiểu được, nhưng tại sao một số quốc gia dân chủ không gia nhập?
Chúng ta rất dễ hiểu khi các quốc gia độc tài trên thế giới không tham gia ký kết vào Hiệp Ước La Mã vì không những các cá nhân trong quân đội hoặc trong guồng máy chính quyền của họ, mà kể cả những cấp lãnh đạo cao nhất, có thể phạm tội và bị truy tố cũng như kết án trước tòa.
Tuy nhiên các quốc gia dân chủ như Ấn Độ, Turkey, Do Thái và nhất là Hoa Kỳ cũng không tham gia là những trường hợp cần lý giải.
Ấn Độ tuy là một quốc gia dân chủ nhưng có thường xuyên xung đột với Pakistan phía tây và CSTQ phía bắc, không muốn sự chiếu rọi của Tòa HSQT về những tranh chấp có thể vi phạm hiệp ước La Mã này. Turkey là một quốc gia có nhiều sắc tộc thiểu số và không muốn tòa rọi xét những cáo buộc đàn áp chủng tộc trong nước hoặc tại biên giới với người Kurdistan tại Irak. Do Thái là một quốc gia dân chủ nhưng tranh chấp đất đai và hầu như xung đột liên tục với người Palestine. Do Thái không muốn Tòa soi xét đến những cá nhân lãnh đạo

hay động thái của binh sĩ của mình bị cáo buộc về diệt chủng hoặc chống nhân loại, có thể đến từ khối Á Rập.
Nhất là trường hợp của Hoa Kỳ, một quốc gia dân chủ, không những lãnh đạo thế giới tự do mà còn là quốc gia chủ động khai sinh Hiến Chương LHQ, cũng như chủ động chấp bút Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và cũng là thành phần chủ động chấp bút Hiệp Ước La Mã. Sự vắng bóng của Hoa Kỳ như một thành viên của Hiệp Ước La Mã là một điều vô cùng đáng tiếc.

VIII. Cộng đồng nhân loại phải làm gì để nâng cao hiệu năng và thẩm quyền của Tòa HSQT hầu chế tài các cá nhân hoặc chế độ độc tài khát máu như Phát Xít Putin, CSTQ, CSVN, CS Bắc Hàn vi phạm nhân quyền và tàn sát sinh linh không thương tiếc?

Trước hết các quốc gia dân chủ trên thế giới, nhất là các quốc gia Tây Âu đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng của mình và chúng ta công nhận cũng như tán thán thiện chí của họ.
Chỉ còn lại Hoa Kỳ là nền dân chủ đứng đầu thế giới vẫn còn đứng bên ngoài Hiệp Ước La Mã này.
Theo quan điểm của tôi, lý do nêu ra để TT Bill Clinton không đệ trình Thượng Viện phê chuẩn là vì tham gia hiệp ước có khả năng vi hiến, không phải là một biện minh hợp lý.
Hoa Kỳ là một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính với những định chế rường cột như tam quyền phân lập vô cùng vững chãi. Các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ hầu như không có khả năng vi phạm những tội ác khắc ghi trong phạm vi thẩm quyền Tòa HSQT.
Lý do thật sự Hoa Kỳ không gia nhập có lẽ là: như một cường quốc quân sự có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, quân đội Hoa Kỳ phải tham gia nhiều chiến trường trên thế giới, nhất là tại Trung Đông. Trung Đông là thế giới Hồi Giáo và rất có thành kiến lịch sử với Hoa Kỳ đến từ truyền thống Thiên Chúa Giáo. Hoa Kỳ không muốn Tòa HSQT soi xét đến các cáo buộc về thành viên quân đội của mình tham chiến, đến từ phía các thế lực Hồi Giáo địa phương.

Tuy nhiên lý do này không thưc sự đứng vững. Các cường quốc Tây Âu, Canada, Úc và Tân Tây Lan cũng đến từ truyền thống Thiên Chúa Giáo và cũng là đồng minh của Hoa Kỳ tham chiến tại Trung Đông. Sư soi xét của một tòa án quốc tế chí công vô tư như Tòa Hình Sự Quốc Tế, tuy có khả năng gây một vài trở ngại nhỏ trên bình diện chiến thuật, nhưng trên bình diện chiến lược, sẽ nâng cao phẩm chất người quân nhân Hoa Kỳ, không những như những chiến sĩ can trường, mà còn như những công dân toàn cầu và những chiến sĩ của dân chủ và nhân quyền gương mẫu nữa. Lập luận này cũng áp dụng cho mọi quốc gia trên
thế giới khi họ tham gia vào Hiệp Ước La Mã.
Sự gia nhập của Hoa Kỳ sẽ là tấm gương cho các quốc gia dân chủ khác noi theo, và một bước đầu cần thiết để các quốc gia độc tài chuyển hóa dân chủ nhanh hơn và tạo ra một trật tự thế giới hoàn hảo hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 1706)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
21 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 1232)
Khi tôi bước chân vào nơi đã từng hiện diện một ngôi chùa, nay đã thành hoang phế, lòng cảm thấy chùng xuống. Ngôi nhà tạm hiện tại quả thực không thể gọi là chùa, nó chỉ như một căn phòng đơn giản để thờ Phật. Ngoài sân, vẫn còn dấu tích tàn phá ngày trước, tượng Phật nằm chơ vơ dưới sương gió, khung cảnh làm lòng người thấy xót xa. Tôi chợt nghĩ, hơn hai ngàn năm trước, Phật Thích Ca đã gian nan như thế nào mới tìm thấy chánh pháp, ngày nay, dưới sự vô minh, tàn ác của con người, chánh pháp lại tiếp tục phải chịu đựng phong ba, bão táp. Ngay cả Phật đã chứng ngộ, đã nắm quyền năng trong lòng bàn tay, nhưng ngài chưa...
21 Tháng Hai 20249:58 CH(Xem: 611)
Dưới sự giám sát của cán bộ an ninh đứng phía sau, ông Thành cho gia đình biết bản thân bị cán bộ an ninh điều tra tra tấn trong trại. Bà Mỹ thuật lại: “Thành nói trong đó Thành bị tụi nói o bế (chăm sóc-PV) lắm, tụi nó bắt Thành phải nhận những việc đã làm, đánh đập con dữ lắm nhưng con không nói gì hết.” Ông Phan Tất Chí cho biết trước khi bị bắt, con trai ông mạnh khoẻ, tập thể dục đều đặn và nặng khoảng 70 kg, nhưng giờ đây nhìn ốm yếu và cân nặng chưa tới 50 kg. Ông Thành bị đưa lên đồn công an làm việc từ ngày 5/7/2023, vào đêm 11/7 rạng sáng 12/7, ông trốn được ra ngoài gặp mẹ và em trai.
20 Tháng Hai 20248:12 CH(Xem: 757)
Ngay trước Tết Nguyên đán, ngày 02/2, khi đang giao hàng cho khách tại nhà, đội quản lý thị trường cùng công an thành phố Đà Nẵng ập vào và lập biên bản rồi thu giữ hàng hoá với giá trị khoảng hai triệu đồng vì “bán hàng lậu không hoá đơn.” Bà nghi ngờ công an và quản lý thị trường địa phương đã gài bẫy để thu giữ hàng hoá của mình. Ngày 19/2, Đội quản lý thị trường số 2 mời bà lên làm việc và phạt hành chính số tiền 1,5 triệu đồng với hành vi trên. Bà Lâm cho rằng nhà chức trách Đà Nẵng đang trấn áp bà và ba con nhỏ, như một viên công an đã chỉ vào mặt bà và nói “Tao sẽ không để mẹ con chúng mày được yên” trong ngày xét xử...
19 Tháng Hai 20247:06 CH(Xem: 688)
Thôi thì ăn theo thuở ở theo thời, có chiều lòng người ta chút đỉnh cũng vui mà! Nên nay Điền mỗ có bài thơ mừng thọ một ông chúa nọ, tuy trúng gió may vẫn sống nhăn. Thơ vầy: Tôi nghe ông khỏe, thiệt mừng rơn, Mới biết ông trời cũng bất nhơn! Mặt dẫu trơ ra da vẫn mỏng, Miệng tuy méo lại mỏ còn trơn. Sống dai càng rợn tuồng vương bá, Ch ết tốt mà nguôi cuộc oán hờn. Thôi cũng chúc ông bền tuổi hạc, Ngai vàng lê lết với giang sơn.
17 Tháng Hai 20245:54 CH(Xem: 924)
Chị Hà là một trong những đại diện cho tầng lớp mà ông, cha của dân xứ… hà… hà thường gọi là… “nuôi báo cô”. Từ khi 23 tuổi tới giờ, chị Hà chỉ làm cán bộ đoàn (1996 – 2006), cán bộ đảng (2006 – 2021) và gần đây là cán bộ hội (2021 tới nay). Dân xứ… hà… hà không chỉ nuôi chị Hà làm… “công tác chính trị” mà còn phải nuôi chị Hà học chính trị, học thạc sĩ về “khoa học giáo dục” đâu chừng năm năm (2) để… chớp đèn, hụ còi. Dưới gầm trời này, chỉ ở Việt Nam mới có chuyện xem việc “chúc Tết cán bộ phụ nữ lão thành” cũng là… công vụ. Chúc Tết chắc chắn không chỉ nói suông, phải có quà mà quà thì sắm bằng gì? Tất nhiên là công quỹ!
15 Tháng Hai 20248:10 CH(Xem: 857)
- Vậy sao chị thấy chính quyền vẫn nịnh hồn giữ lắm. Chị thấy trong menu của khách sạn có mục sắm đồ lễ cô Sáu? Chắc hồn linh lắm hả? - Linh mẹ gì ? Tụi nó xạo chuyện em lên để ăn tiền thành phần mê tín dị đoan ngoài Bắc đổ xô về du lịch Côn Đảo. Chớ nếu linh thiệt, em đã hiện về vặn cổ mấy thằng quan tham hết rồi, vặn luôn cái thằng tạc tượng em : Hồi em bị bắt mới 16 tuổi, nhà nghèo, ăn uống gì đâu, ngực nhỏ xíu à. Vậy mà bây giờ nó tạc tượng em , hai cái vú như hai trái bưởi, mà tạc bằng đá, nặng muốn chết chị ơi… -Thôi hồn đừng nói linh tinh nữa, chị sợ ở tù oan lắm rồi. Hồn ngồi chơi nha, chị phải vô ăn tối.
15 Tháng Hai 20248:08 CH(Xem: 1370)
Bọn này bần cố mà ra Nông dân thứ thiệt lớp ba trường làng Trước kia Phúc Niểng khoe khoang Ta đây vỗ ngực lớp ba trường làng Giờ đây hắn đã bẽ bàng Về nhà chăn vịt đường làng ngã ba Giờ đến thằng Chính được đà Học hành ngu dốt điêu toa xóm làng. Ngu dốt lại muốn làm quan. Ngày xưa đi học lừa thầy dối cha. Bọn này học tính ba hoa. Cũng vì cái thói lớp ba trường làng. Hoạn lợn học đến lớp ba. Mải chơi học tới tới trường làng lớp ba. Tấn Dũng hắn rất điêu ngoa. Ngày xưa hắn học lớp ba trường làng. Con mụ cán bộ Mỹ Hoa. Ngày xưa học biếng trường làng lớp ba.
08 Tháng Hai 20249:30 CH(Xem: 1213)
"Ba nhớ là khi các đồng chí lãnh đạo báo cáo là đã cử đoàn công tác vào Huế để tước ấn kiếm và buộc Bảo Đại thoái vị thì Bác Hồ tỏ ra không bằng lòng: - “Sao các chú dại thế? Thế giới người ta đang nhìn mình “đỏ loè”, còn một chút “vàng vàng” thì các chú lại bôi cho “đỏ” nốt!”. Điều này rất nhất quán với chủ trương của Bác là đi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa." Thưa các bạn, Các bạn đọc đoạn văn này xong thì có cảm tưởng gì? Riêng tôi thì nghe trong đó giọng của một tên đầu sỏ mafia, đang chê trách lề lối làm việc của đàn em "Sao chúng mày ngu quá ? Phải biết che giấu thân phận thật sự của mình, ai lại vạch lưng ra cho người ngoài nhìn như thế chứ?"
07 Tháng Hai 20248:00 CH(Xem: 750)
55 năm danh phận cáo chồn Nằm cho người ngắm tưởng đâu khôn Bao công sức bạc tiền tiêu tốn Xảo trá muôn đời thứ lộn ngôn Thờ giặc làm giang san khốn đốn Đợ dân bán nước bán linh hồn...
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.