Putin và Tòa Hình Sự Quốc Tế

23 Tháng Tư 20236:30 CH(Xem: 3945)

                                     Putin và Tòa Hình Sự Quốc Tế


international-court-justice_abdullah-asiran-anadolu-agency-getty-scaled                                         Tòa Hình Sự Quốc Tế - Hình Inside Climate News





Luật sư Đào Tăng Dực





Tháng 3 vừa qua, liên hệ đến cuộc xâm lăng của Nga Sô tại Ukraine, thế giới 
kinh ngạc trước sự kiện Tòa Hình Sự Quốc Tế tại The Hague khởi tố TT LB Nga là Vladimir Putin như một tội phạm chiến tranh tại Ukraine. Nhận thấy đây là một diễn biến quan trọng cho cuộc chiến tại Ukraine và chính trị thế giới tôi xin trình bày một cách đơn giản một số sự kiện khách quan và những nguyên tắc công pháp quốc tế nền tảng liên hệ, hầu nới rộng sự hiểu biết của chúng ta về Tòa Hình Sự Quốc Tế này.
I. Những nét chính về Tòa Hình Sự Quốc Tế như là một định chế pháp lý quốc tế quan trọng của thế giới trong thế kỷ 20 và 21 và tội danh của TT Putin là gì?
Tòa Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) là một định chế được thành lập trên nền tảng pháp lý của một hiệp ước quốc tế gọi là Hiệp Ước La Mã về Tòa Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court). Hiệp ước này được thành lập tại La Mã, Ý Đại Lợi ngày 17 tháng 7 năm 1998 và Tòa Hình Sự hoạt động từ 1 tháng 7 năm 2002. Tính đến tháng 11 năm 2019 thì có tất cả 123 quốc gia làm thành viên của hiệp ước này.
Vào ngày 17 tháng 3 vừa qua các thẩm phán của Tòa đã chấp nhận đề xuất của Công Tố Viên Karim Khan ban hành lệnh truy nã và bắt giữ Vladimir Putin, TT LB Nga về tội phạm chiến tranh (war crime) liên hệ đến sự trục xuất trái phép các trẻ em và chuyển các trẻ em từ những lãnh thổ của Ukraine đến lãnh thổ Nga, vi phạm các điều khoản 8(2) của Hiệp Ước La Mã. Cùng với TT Putin thì bà Maria Lyova- Belova, Ủy Viên về quyền trẻ em trong văn phòng tổng thống LB Nga cũng bị truy tố tương tự.
Số trẻ em liên hệ chưa xác định bao nhiêu. Theo một phúc trình của cơ quan Yale Humanitarian Research Lab thì ít nhất 6.000 trẻ em bị đưa vào các trại cải tạo trong năm 2022. Theo công tố viên Karim Khan thì trong đó ít nhất có hằng trăm trẻ em bị bắt đi từ các viện mồ côi hoặc nhà chăm sóc trẻ. Theo ước lượng của chính quyền Ukraine thì khoảng 19.500 trẻ em bị bắt và cưỡng bách đưa sang lãnh thổ LB Nga.
Một các đơn giản là bắt cóc tập thể các trẻ em Ukraine, đem về Nga Sô là một tội phạm chiến tranh trong trường hợp này.

Dĩ nhiên xác xuất cá nhân Putin và quân đội Nga vi phạm những tội ác khác rất cao, nhưng còn trong vòng điều tra nên chưa đến mức độ truy tố. Tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra trong tương lai.

II. Thẩm quyền của Tòa Hình Sự Quốc Tế.

Tòa này có quyền truy tố những tội nào và thẩm quyền của tòa bao trùm cả thế giới hay trong phạm vi giới hạn hơn?

1. Thẩm quyền của Tòa HSQT bao gồm các tội trạng sau đây:

 Tội phạm chiến tranh (War crimes).
 Tội ác chống nhân loại (Crimes against humanity).
 Tội chống lại thi hành công lý (Offences against the administration of
justice (article 70))
 Tội diệt chủng (Genocide).
2. Đối tượng truy tố và xét xử của Tòa:

- Tòa chỉ truy tố và xét xử những cá nhân (individuals), không phải là những nhóm người (groups) hay những quốc gia (states)
3. Đến nay, khoảng 123 trong tổng thể 195 quốc gia trên thế giới tham gia ký kết vào Hiệp Ước La Mã. Điều này có nghĩa là tuy Tòa có thể truy tố và xử các bị cáo từ khắp nơi trên thế giới trên nguyên tắc, theo các điều từ 12 đến 14 của Hiệp Ước La Mã vì Tòa có thể hành xử thẩm quyền của mình trong trường hợp:

a. Một quốc gia thành viên chuyển hồ sơ (refer) đến cho Công Tố Viên của Tòa để truy tố.
b. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển hồ sơ (refer) đến Tòa để truy tố
c. Một vấn đề mà chính Công Tố Viên tự khởi điều tra (Proprio motu) để truy tố.
Tuy nhiên trên thực tế có một số giới hạn về phương diện thi hành công lý.

4. Thật vậy, thẩm quyền thực tế giới hạn trong những quốc gia ký kết. Lý do là vì chỉ có những quốc gia này mới có trách nhiệm thi hành lệnh truy nã và bắt giữ các bị cáo và trao cho Tòa phán xét. Những quốc
gia không tham gia ký kết có thể không chấp nhận thẩm quyền của Tòa và không bắt giữ hay trao người để xét xử bao lâu mà cá nhân đó cư ngụ trong quốc gia mình.

5. Tòa HSQT là một định chế tương đối cấp tiến vì đó là một công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên xác nhận rằng những hình thức bạo lực tình dục (sexual violence) như hiếp dâm (rape), nô lệ tình dục (sexual slavery), cưỡng bức bán dâm (enforced prostitution) và cưỡng bức triệt sản (enforced sterilization) là những tội ác chiến tranh. Những tội danh này đang được điều tra và có thể áp dụng cho quân đội LB Nga trực tiếp và Putin gián tiếp tại Ukraine trong tương lai


III. Tại sao TT Putin là một nguyên thủ quốc gia mà Tòa vẫn bị tòa truy 
tố bình thường?

Lý do là vì Tòa HSQT chỉ truy tố các cá nhân phạm các tội nêu trên, bất kể chức vụ cao hay thấp. Điều này đã có tiền lệ trong quá khứ. Hai nguyên thủ quốc gia trước đó đã bị tòa truy tố. Đó là các nhà độc tài Muammar Gaddafi của Libya và Omar al-Bashir của Sudan. Gaddafi thì bị lật đổ và giết chết sau khi bị truy tố còn Bashir thì bị lật đổ và đang ngồi tù tại Sudan. Tòa HSQT đang chờ chính quyền Sudan chuyển giao Bashir đến The Hague hầu xét xử.
Dĩ nhiên chính quyền LB Nga hoàn toàn phủ quyết thẩm quyền của Tòa. Nhưng nếu Putin đến bất cứ một quốc gia nào là thành viên của Hiệp Ước thì khả năng bị bắt, giam giữ và trao cho Tòa tại The Hague rất cao. Điều này làm giảm uy tín của Putin như là một nguyên thủ quốc gia rất trầm trọng.

IV. Tính hiệu năng thực tế của Tòa Hình Sự Quốc Tế.
Ngay cả khi Tòa xử và kết tội TT Putin, thì làm sao có thể thi hành án này trong khi TT Putin là đương kim nguyên thủ LB Nga và LB Nga là một cường quốc quân sự có vũ khí hạt nhân?

- Trong quá khứ đã hơn 50 bị cáo bị cáo buộc trước Tòa HSQT này, tuy nhiên tòa không thể đăng đàn xét xử trừ khi bị cáo hiện diện trước tòa.
Đây là một nguyên tắc pháp lý được các thẩm phán của tòa quy định vì muốn bảo vệ công lý cho các bị cáo. Chính vì thế, trong khi Putin còn là Nguyên Thủ Quốc Gia của LB Nga và Nga còn là một cường quốc có vũ
khí hạt nhân, viễn tượng xét xử Putin hầu như rất xa vời.
- Tuy chính quyền LB Nga mạnh miệng tuyên bố bác bỏ trát tòa cũng như thẩm quyền của Tòa HSQT, thậm chí còn chế diễu tòa án này cũng như mở cuộc điều tra tại LB Nga hầu cáo buộc ngược lại Công Tố Viên Karim Khan và 4 vị thẩm phán của Tòa HSQT liên hệ đến trát tòa truy nã Putin.
- Tuy nhiên uy tín của Putin thiệt hại nặng nề trên trường quốc tế.
- Một dấu hiệu tích cực sau đó là LB Nga trao trả lại 30 trẻ em bị cưỡng bách đến LB Nga. Có thể đoán rằng chính Putin cũng đang sợ hãi.

V. Nếu thẩm quyền của Tòa HSQT tỷ lệ thuận với số quốc gia tham gia Hiệp Ước La Mã, và khả năng Putin bị bắt giữ và xét xử rất giới hạn vì LB Nga không tham gia làm thành phần của Hiệp Ước La Mã, thì chúng ta cần nhận diện quốc gia nào tham gia hoặc không tham gia.

Như nêu trên có 123 quốc gia thành viên của Hiệp Ước La Mã. Khoảng 40 quốc gia chưa bao giờ ký kết tham gia trong đó có Trung Quốc, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Bắc Hàn, Saudi Arabia, and Turkey. Nhiều quốc gia tham gia ký kết nhưng sau đó tuyên bố không tham gia như Do Thái, Sudan, Hoa Kỳ và LB Nga.
Đa số các quốc gia trên thế giới là thành phần của Tòa HSQT. Một cách tổng quát có 33 quốc gia Phi Châu, 19 quốc gia Á Châu Thái Bình Dương, 18 quốc gia Đông Âu, 28 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, 22 quốc gia Tây Âu và Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Canada.
Hầu như các quốc gia dân chủ phát triển trên thế giới, trừ Hoa Kỳ đều là thành phần của Hiệp Ước La Mã về Tòa HSQT. Dĩ nhiên một quốc gia dù không là thành phần của Hiệp Ước, vẫn có thể chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Chẳng hạn Hoa Kỳ không phải là quốc gia thành phần, nhưng trên nguyên tắc, nếu Putin đến lãnh thổ của mình, vẫn có thể bắt giữ và trao cho Tòa tại The Hague để xét xử.

Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ và là thành phần chủ động trong công tác chấp bút Hiệp Ước La Mã. Chính quyền TT Bill Clinton ký hiệp ước gia nhập nhưng sau đó, quyết định không đệ trình Thượng Viện Phê chuẩn, vì trên nguyên tắc họ lo ngại công dân Hoa Kỳ có thể bị truy tố về những tội xảy ra trên lãnh thổ
Hoa Kỳ và như thế theo quan điểm của họ, vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ.
Các quốc gia độc tài, nhất là độc tài Cộng Sản như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn dĩ nhiên không bao giờ tham gia vì chính các lãnh đạo chop bu có xác xuất bị truy tố trước tòa HSQT như tội ác chống nhân loại hay tội diệt chủng.

VI. Tại sao nhiều quốc gia trên thế giới vẫn thành lập lên Tòa Hình Sự Quốc Tế này trong khi tòa vẫn có nhiều giới hạn và khuyết điểm về hiệu năng như thế?
Tuy còn nhiều khuyết điểm và giới hạn như thế, nhưng những khái niệm công pháp quốc tế cốt lõi của Tòa HSQT là những bản giá trị nhân bản và bình đẳng, hầu bảo vệ những nhân quyền căn bản khắc ghi trong Hiến Chương LHQ và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. Thêm vào đó, trào lưu dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trong kỷ nguyên mới hầu như bất khả vãn hồi, đánh bại các chế độ độc tài của thế kỷ 20 trên mọi mặt trận, từ Âu sang Á sang đến Phi Châu, Nam Mỹ và Trung Đông. Nền tảng của một nhân loại dân chủ
của tương lai là một trật tự quốc tế căn cứ trên những quy luật minh bạch (a rule- based world order), thay vì luật rừng căn cứ trên bạo lực và sự gian dối như tại các quốc gia độc tài CS. Chính vì thế đại đa số các quốc gia trên thế giới quyết tâm thành lập nên Tòa Án trọng yếu này.

VII. Các chế độ độc tài như Phát Xít Putin, CSTQ, CSVN, CS Bắc Hàn vi phạm nhân quyền và tàn sát sinh linh không gia nhập Hiệp Ước La Mã còn hiểu được, nhưng tại sao một số quốc gia dân chủ không gia nhập?
Chúng ta rất dễ hiểu khi các quốc gia độc tài trên thế giới không tham gia ký kết vào Hiệp Ước La Mã vì không những các cá nhân trong quân đội hoặc trong guồng máy chính quyền của họ, mà kể cả những cấp lãnh đạo cao nhất, có thể phạm tội và bị truy tố cũng như kết án trước tòa.
Tuy nhiên các quốc gia dân chủ như Ấn Độ, Turkey, Do Thái và nhất là Hoa Kỳ cũng không tham gia là những trường hợp cần lý giải.
Ấn Độ tuy là một quốc gia dân chủ nhưng có thường xuyên xung đột với Pakistan phía tây và CSTQ phía bắc, không muốn sự chiếu rọi của Tòa HSQT về những tranh chấp có thể vi phạm hiệp ước La Mã này. Turkey là một quốc gia có nhiều sắc tộc thiểu số và không muốn tòa rọi xét những cáo buộc đàn áp chủng tộc trong nước hoặc tại biên giới với người Kurdistan tại Irak. Do Thái là một quốc gia dân chủ nhưng tranh chấp đất đai và hầu như xung đột liên tục với người Palestine. Do Thái không muốn Tòa soi xét đến những cá nhân lãnh đạo

hay động thái của binh sĩ của mình bị cáo buộc về diệt chủng hoặc chống nhân loại, có thể đến từ khối Á Rập.
Nhất là trường hợp của Hoa Kỳ, một quốc gia dân chủ, không những lãnh đạo thế giới tự do mà còn là quốc gia chủ động khai sinh Hiến Chương LHQ, cũng như chủ động chấp bút Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và cũng là thành phần chủ động chấp bút Hiệp Ước La Mã. Sự vắng bóng của Hoa Kỳ như một thành viên của Hiệp Ước La Mã là một điều vô cùng đáng tiếc.

VIII. Cộng đồng nhân loại phải làm gì để nâng cao hiệu năng và thẩm quyền của Tòa HSQT hầu chế tài các cá nhân hoặc chế độ độc tài khát máu như Phát Xít Putin, CSTQ, CSVN, CS Bắc Hàn vi phạm nhân quyền và tàn sát sinh linh không thương tiếc?

Trước hết các quốc gia dân chủ trên thế giới, nhất là các quốc gia Tây Âu đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng của mình và chúng ta công nhận cũng như tán thán thiện chí của họ.
Chỉ còn lại Hoa Kỳ là nền dân chủ đứng đầu thế giới vẫn còn đứng bên ngoài Hiệp Ước La Mã này.
Theo quan điểm của tôi, lý do nêu ra để TT Bill Clinton không đệ trình Thượng Viện phê chuẩn là vì tham gia hiệp ước có khả năng vi hiến, không phải là một biện minh hợp lý.
Hoa Kỳ là một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính với những định chế rường cột như tam quyền phân lập vô cùng vững chãi. Các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ hầu như không có khả năng vi phạm những tội ác khắc ghi trong phạm vi thẩm quyền Tòa HSQT.
Lý do thật sự Hoa Kỳ không gia nhập có lẽ là: như một cường quốc quân sự có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, quân đội Hoa Kỳ phải tham gia nhiều chiến trường trên thế giới, nhất là tại Trung Đông. Trung Đông là thế giới Hồi Giáo và rất có thành kiến lịch sử với Hoa Kỳ đến từ truyền thống Thiên Chúa Giáo. Hoa Kỳ không muốn Tòa HSQT soi xét đến các cáo buộc về thành viên quân đội của mình tham chiến, đến từ phía các thế lực Hồi Giáo địa phương.

Tuy nhiên lý do này không thưc sự đứng vững. Các cường quốc Tây Âu, Canada, Úc và Tân Tây Lan cũng đến từ truyền thống Thiên Chúa Giáo và cũng là đồng minh của Hoa Kỳ tham chiến tại Trung Đông. Sư soi xét của một tòa án quốc tế chí công vô tư như Tòa Hình Sự Quốc Tế, tuy có khả năng gây một vài trở ngại nhỏ trên bình diện chiến thuật, nhưng trên bình diện chiến lược, sẽ nâng cao phẩm chất người quân nhân Hoa Kỳ, không những như những chiến sĩ can trường, mà còn như những công dân toàn cầu và những chiến sĩ của dân chủ và nhân quyền gương mẫu nữa. Lập luận này cũng áp dụng cho mọi quốc gia trên
thế giới khi họ tham gia vào Hiệp Ước La Mã.
Sự gia nhập của Hoa Kỳ sẽ là tấm gương cho các quốc gia dân chủ khác noi theo, và một bước đầu cần thiết để các quốc gia độc tài chuyển hóa dân chủ nhanh hơn và tạo ra một trật tự thế giới hoàn hảo hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20189:37 CH(Xem: 7292)
Y đã đánh lận con đen khi bịp bợm rằng người dân đồng thuận với chủ trương bán nước của đảng cộng sản, lừa mị với phát ngôn sẽ xem xét rút ngắn thời gian cho thuê. Nguyễn Xuân Phúc và băng đảng của y không có tư cách gì dâng hiến đất nước Việt Nam cho giặc.
17 Tháng Năm 201810:20 CH(Xem: 15106)
Viên Xã Trưởng cùng với bà vợ như người điên cuồng, một trong các đứa con của 2 người, một bé trai mới 7 tuổ , đã bị mất tích từ 4 ngày, họ tìm đến Trung Tướng Lewis W Walt để cầu cứu vì tin rằng đứa bé đã bị Việt Cộng bắt cóc, rồi thì đột nhiên, thằng bé thoát ra khỏi rừng, chạy băng qua các đồng lúa để trở về làng. Thằng bé vừa chạy vừa khóc. Mẹ nó chạy vội ra, ôm lấy nó vào lòng . Cả 2 bàn tay đứa nhỏ bị chặt đứt và trên cổ có đeo một cái bảng có ghi những dòng chữ....
12 Tháng Hai 201810:43 CH(Xem: 10264)
Đã từng rất hãnh diện về hành động giết người hăng say thực hiện cách mạng “đấu tranh giai cấp”, nhưng trong một vài năm gần đây, khi tuổi đời đã cao, có lẽ một góc nhỏ nào đó trong lương tâm cảm thấy có gì không ổn nên Hoàng Phủ Hoàng Tường, và cũng như các đồng bọn của hắn, đã không còn hãnh diện như xưa, mà ngược lại, lại chối bỏ hành động giết người dã man của y tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968...
12 Tháng Hai 201810:35 CH(Xem: 8026)
Ăn gian mà ngu, nói dối mà đần, phải chăng vì vậy mà cả Hoàng Phủ Ngọc Tường lẫn Hoàng Phủ Ngọc Phan đều coi như hoàn toàn thất sủng sau ngày 30-04 mặc dầu cả hai tên đều đã mang trên hình hài một thành án, một thiết án muôn đời không cởi bỏ được...
12 Tháng Hai 201810:48 SA(Xem: 8553)
Theo HPNT, thì những người bị chính quyền VNCH bắt bớ, tù tội, thì nay với sức mạnh của kẻ chiến thắng, khi trở về, họ có quyền giết hại nhân dân Huế để trả thù, đó là lẽ công bằng. Họ coi việc giết hại đồng bào Huế là điều hiển nhiên. Những ngươi cách mạng như HPNT coi nhân dân Huế là những con rắn độc phải trừ khử. Sự trả thù như vậy là còn nhẹ...
08 Tháng Hai 20181:33 SA(Xem: 8629)
csVN cho mình có quyền đòi hỏi được đặt các cơ quan truyền thông của họ trong lòng nước Mỹ nhưng ngược lại các hãng thông tấn, các đài phát thanh, truyền hình của Mỹ không được phép đặt tại Việt Nam.. Các hãng phim của Mỹ và các quốc gia dân chủ tự do khác không được phép tự ý làm phim tại Việt Nam nếu không được phép của nhà cầm quyền cs.
01 Tháng Hai 201810:35 CH(Xem: 8746)
Phía Bắc Việt, những quyết định quan trọng cũng do một số người đưa ra, theo nhận định của giáo sư sử học Asselin, người nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam. Ông cho rằng TBT Lê Duẩn, chứ không phải ông Hồ Chí Minh hay Tướng Võ Nguyên Giáp, là người điều hành chiến tranh Việt Nam, và là người quyết định trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân, cùng với tướng Văn Tiến Dũng.
27 Tháng Giêng 20189:33 CH(Xem: 9314)
Có lẽ không ai là không biết, chế độ độc tài toàn trị là chính thể phản động đi ngược chiều tiến hóa của xã hội loài người và chế độ độc tài cộng sản là nguyên nhân của mọi nguyên nhân xé nát khối đại đoàn kết dân tộc, phá tan hoang tổ quốc Việt Nam làm đắng lòng những ai còn nặng nợ với tương lai dân tộc, tổ quốc Việt nam.
16 Tháng Giêng 201812:47 CH(Xem: 8241)
Ai cũng biết csVN lúc đó trên răng dưới "bác hồ", làm sao có tiền mua và trả nợ vũ khí cho khối CS Quốc Tế nhất là Tàu Cộng, vì thế HCM đã lệnh cho Phạm Văn Đồng ký công hàm xác nhận 2 quần đảo Hoàng Trường Sa là của Tàu Cộng, chính vì cái công hàm này mà Tàu Cộng làm mưa làm gió ngoài biển Đông mà csVN không dám hé răng hé lợi câu nào khi Tàu Cộng đuổi bắn tàu cá ngư dân, chỉ dám rặn lên một tiếng là tàu lạ không dám gọi đích danh.
06 Tháng Giêng 20181:50 SA(Xem: 8320)
Riêng tặng cho ông bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm với cái tâm thư cho rằng mình không phải là người cộng sản, đám của ông từ Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường có đuợc đảng bố thí cho cái gì ngoài những chức danh hão huyền, MTTQ, Y học Dân Tộc, Nhà "Xử"học cho nên cuối đời mới có vụ hối hận bỏ đảng, chứ chúng nó mà cho các ông ở mấy cái chỗ có ăn là ngậm miệng ăn tiền rồi...
17 Tháng Chín 2024
Năm 2016 nhiều người chưa biết hắn thì thấy là lạ, bảo, cứ thử thay đổi một chút, cũng thú vị cho cái không khí chính trị ở Washington bớt nhàm chán, dù nhiều người biết hắn không hay lắm nhưng chặc lưỡi bảo : thôi, cho hắn một cơ hội, biết đâu hắn làm tốt ! Nhưng không những hắn không làm được, trái lại, nước Mỹ đã trải qua 4 năm hỗn loạn và chia rẽ kinh hoàng ! Những tưởng thất cử, hắn sẽ lui về “ làm người tử tế”, nhưng ngược lại, hắn quậy còn khiếp hơn, đỉnh điểm là cuộc bạo loạn bất thành ngày 6/1/2021 đã đi vào sử sách như một nỗi ô nhục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ! Mặc dù liên tục rêu rao là bầu cử gian lận ngay từ 2016 lúc...
16 Tháng Chín 2024
Để hiểu rõ hơn thế nào là cộng sản (cs) thì mọi người hãy nhìn vào Việt Nam, một quốc gia bị cai trị bằng đảng cộng sản, trong đó quyền lực thuộc về đảng csVN, thậm chí quyền của đảng còn cao hơn cả Hiến Pháp (theo lời Nguyễn Phú Trọng – cựu TBT đảng). Người dân trong quốc gia đó không có quyền phát biểu chính kiến đối lập với chủ trương của đảng, không được quyền tự ứng cử, bầu cử thì chỉ là hình thức khi các ứng viên đều của đảng đưa ra thông qua Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ). Thậm chí các công dân tự ứng cử theo như Hiến Pháp ghi cũng bị bắt cầm tù như công dân Lê Trọng Hùng tại Hà Nội. Bởi vì cộng sản là: Độc Tài và Toàn Trị.
16 Tháng Chín 2024
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào? Nhóm MAGA bản xứ có thể chưa hiểu và thật sự sống qua một thể chế cộng sản nên việc họ lặp lại lời Donald Trump không là điều đáng ngạc nhiên. Còn những MAGA Việt từng sống qua thể chế cộng sản, kể cả bị giam cầm dưới tay nhà cầm quyền, thì hơn ai hết họ phải hiểu cộng sản là gì.
14 Tháng Chín 2024
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
13 Tháng Chín 2024
Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống. Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm. Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phản ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở...
12 Tháng Chín 2024
Về bản chất, Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia và cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế. Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.