Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không?

21 Tháng Ba 20238:06 CH(Xem: 3892)



         Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không?

Chính quyền cs Việt Nam công bố sách trắng tôn giáo ngày 9/3/2023. Hình từ bài chủ.





Thiện Ý
  VOA



Nghĩa là nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cần hành xử với tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng định nghĩa của luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng và...

Thiện Ý

Theo tin tổng hợp giới truyền thông, sau hơn 16 năm kể từ năm 2007, khi được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách CPC trong giai đoạn 2004-2005, hôm 9/3/2023 vừa qua, nhà đương quyền Việt Nam đã phát hành sách trắng tôn giáo, trong đó “khng đnh các tôn giáo đu bình đng trước pháp lut”, và rằng “Nhà nước không phân bit đi x vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Thế nhưng các nhóm tôn giáo độc lập lại coi động thái này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo kéo dài tại Việt Nam, đã là nguyên nhân khiến bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Hà Nội vào danh sách cần được theo dõi đặc biệt (Special Watch List - SWL).

Vậy thì tại Việt Nam bao lâu nay có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Trả lời cho câu hỏi này không đơn giản chỉ bằng một từ “có” hay “không”. Vì tại Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo về mặt pháp lý cũng như thực tế vừa có lại vừa không.

Vì vậy, theo thiển ý, câu trả lời tổng quát cho câu hỏi này một cách khách quan là: Tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên bình diện pháp lý cũng như thực tế; nhưng vẫn còn bị hạn chế và có nhiều vi phạm. Chính vì vậy nên thực tế thường có các cuộc đấu tranh của người dân có tín ngưỡng, tôn giáo (thể nhân) và các giáo hội (pháp nhân) trong nước; và sự tố cáo, lên án, chế tài của quốc tế, đối với các vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhà đương quyền Việt Nam. Bài viết này lần lược trình bày:

I - Tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo song vẫn có những vi phạm các quyền này trên cả hai bình diện pháp lý cũng như thực tế thế nào?

1 - Trên bình diện pháp lý, Hiến pháp và Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như sau:

Điều 24 Hiến pháp 2013, quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như:

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Quyền tự do hiến định này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Thế nhưng trên bình diện pháp lý này, vẫn có những quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, như những quy định vi phạm quyền độc lập tự chủ của các giáo hội và phân biệt đối xử các giáo hội độc lập.

2 - Trên bình diện thực tế, nhìn tổng thể, ai cũng thấy người dân đã được tự do thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện qua các hoạt động tín ngưỡng cá nhân hay tập thể tín đồ và chức sắc các tôn giáo, các giáo hội được tự do phát triển nhiều mặt. Tuy nhiên, đó đây vẫn đã có những vi phạm qua nhiều vụ sách nhiễu, đe dọa, bắt cầm tù các cá nhân tín đồ và các chức sắc các giáo hội độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tự chủ, Giáo hội Cao đài độc lập, một số giáo phái Tin Lành Tây Nguyên, không được nhà nước cho phép hoạt động… Nghĩa là, đối với một số cá nhân tín đồ, chức sắc các giáo hội mà các hoạt động tôn giáo của họ bị nhà cầm quyền chính trị hóa như là có mục đích chống chế độ, cần trấn áp, bắt bờ tù đày để bảo vệ an toàn cho chế độ. Nhà cầm quyền giải thích các hoạt động tôn giáo này như là vi phạm pháp luật, nên phải bị trừng phạt theo pháp luật, chứ không chấp nhận sự tố cáo là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

II - Tại saoViệt Nam vẫn tồn tại những vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên cả hai bình diện pháp lý lẫn thực tế?

1 - Vì trên bình diện pháp lý, nhà đương quyền Việt Nam vẫn có những quy định dưới luật can thiệp, kiểm soát công việc tổ chức, điều hành, nội bộ các giáo hội. Đó là sự vi phạm thô bạo quyền độc lập, tự chủ của các giáo hội và quyền tự do tín ngưỡng của cá nhân các tín đồ. Tỷ như quy định các giáo hội phải trình báo (xin phép trước) cơ quan quản lý tôn giáo của nhà nước (Ban tôn giáo chính phủ) danh sách, lý lịch của các tu sinh, các chức sắc tôn giáo khi đào tạo, phong chức, bổ nhiệm cai quản các giáo phận... Tất cả chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan chức năng quản lý nhà nước xét duyệt cho phép.

2 - Vì trên bình diện thực tiễn nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các hành động thường xuyên đe doa, bắt bớ giam cầm các tín đồ và các chức sắc tôn giáo sinh hoạt độc lập, không được nhà cầm quyền cấp phép hoạt động. Vì chủ quan cho rằng cá nhân các tín đồ hay chức sắc của các giáo hội độc lập này có tư tưởng chống chế độ; có thể lợi dụng các hoạt động tôn giáo quy tụ quần chúng chống và nhằm lật đổ chính quyền. Thực tế không phải như vậy, sở dĩ các tín đồ, cức sắc các giáo hội này không chống chế độ mà chỉ lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền vi phạm quyền tực do tôn giáo, vì đã không được cấp phép hoạt động do định kiến của nhà cầm quyền. Đồng thời không chấp nhận gia nhập vào các giáo hội do nhà nước cho phép hoạt động (mà người dân gọi là các giáo hội quốc doanh). Như vậy là nhà nước Việt Nam đã có sự phân biệt đối xử giữa các tín đồ, các chức sắc tôn giáo và các giáo hội hoạt động tôn giáo độc lập không được cấp phép; với các tin đồ chức sắc và các giáo hội được cấp phép. Sự phân biệt đối xử này hiển nhiên là vi phạm pháp luật của chính chế độ (Hiến pháp và luật pháp) và luật quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo (*).

Đúng như Hòa thượng Thích Vĩnh Phước, một thành viên thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức không được Hà Nội công nhận, trả lời VOA, rằng “thc cht các t chc tôn giáo đc lp ti Vit Nam luôn b nhà nước đàn áp bng cách này, cách n”.

Cùng quan điểm với Hòa thượng Thích Vĩnh Phước là Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, người đang bị chính quyền cấm xuất cảnh, có lẽ chỉ vì những bài giảng đạo tại nhà thờ bị coi là có tư tưởng chống chế độ XHCN và tố cáo các vi phạm nhân quyền, dân quyền trong đó có tự do tôn giáo tại Việt Nam. Linh mục Thoại đã nêu nhận định với VOA:

…Vit Nam va ra sách trng v tôn giáo, tôi nghĩ đây có l là mt cách đ h chng chế vic va ri b B Ngoi giao M đưa vào danh sách SWL. Thc tế vn đ t do tôn giáo  Vit Nam xưa nay vn vy… Sách trng vi ni dung tuyên truyn mà xưa nay h tuyên truyn rng “Vit Nam có t do tôn giáo”, “Nhà nước tôn trng t do tôn giáo”…”

H có th dùng quyn sách này đ trưng ra cho thế gii thy rng Vit Nam có t do tôn giáo như nhng gì h viết. Nhưng thc tế thì không đúng như nhng gì h viết”.

Linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nói thêm rằng, nếu thế giới muốn tìm hiểu về tự do tôn giáo Việt Nam thì hãy gặp gỡ trực tiếp các nhóm tôn giáo độc lập không được chính quyền công nhận, chứ sách trắng này chỉ là “bức bình phong” che chắn mà thôi.

Từ An Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Quang Hiển, Chánh thư ký Ban Trị sư Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, đồng thời là Thư ký Hội đồng Liên tôn, tổ chức tập hợp các nhóm tôn giáo độc lập ở Việt Nam, chia sẻ quan điểm với VOA hôm 13/3 về sự ra đời của sách trắng tôn giáo:

Đi vi nhà nước CHXHCN Vit Nam này, đó là la bp thế gii, la bp người dân trong nước, nói rng “Vit Nam có t do v tôn giáo, nhân quyn”, nhưng mà đó là mt vn đ quá xa vi vì dân chúng Vit Nam hin ti sng  đây hiu thế nào “t do tôn giáo” ri!” Ông nói “Nhng giáo hi đc lp không theo nhà nước, như ca chúng tôi đã có t trước 1975, dù có xin phép, nhưng cũng không bao gi được công nhn”.

III - Vậy nhà đương quyền Việt Nam cần làm gì để không còn người dân nào phải đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và quốc tế không còn quan tâm lên án, chế tài vì vi phạm quyền tự do tôn giáo?

Thiết tưởng nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cần thay đổi cách nhìn và cách đối xử với các tín đồ, các sức sắc và giáo hội của các tôn giáo. Nghĩa là không nên chính trị hóa các hoạt động tôn giáo của cá nhân các tín đồ và chức sắc các giáo hội. Cụ thể:

1 - Nhận thức lại về bản chất và vai trò của tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống xã hội của người dân.

Nghĩa là đừng coi tín ngưỡng tôn giáo như những đối tượng nguy hiểm cần phải theo dõi, trấn áp, đề phòng có thể đe dọa đến sinh mạng chính trị chế độ. Vì thực tế hơn ai hết, nhà cầm quyền Việt Nam phải biết và tự tin rằng các giáo hội không thể là mối đe dọa sinh mạng chế độ. Trái lại, phải coi đó là một trong những nhân quyền, dân quyền căn bản, là nhu cầu tâm linh tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không thể thiếu của con người qua mọi thời đại và không sức mạnh nào có thể tiêu diệt. Chính tín ngưỡng, tôn giáo là những nhân tố tích cực góp phần đem lại hạnh phúc cho cuộc sống con người và góp phần quan trọng vào sự ổn định và nền đạo đức xã hội. Vì một xã hội có thần linh mà tội ác, lối sống vô đạo còn gia tăng, thì một xã hội phi tôn giáo tội ác và tiêu cực xã hội nhiều mặt ắt phải gia tăng nhiều hơn nữa. Vì vậy không nên chính trị hóa các giáo hội như các tổ chức chính trị, có tham vọng giành chính quyền với đảng CSVN như các đảng phái hay tổ chức chính trị.

2 - Thực sự tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên cả hai bình diện pháp lý cũng như thực tiễn chỉ có lợi chứ không có hại gì cho chế độ.

Nghĩa là, nhà cầm quyền Việt Nam hãy để cho mọi người dân và các giáo hội được hoàn toàn tự do, không bị ngăn cản, hạn chế và không bị phân biệt đối xử trong sinh hoạt tín ngưỡng cá nhân cũng như các sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, chức sắc của các giáo hội. Đồng thời, nhà nước cần tôn trọng quyền dộc lập, tự chủ về tổ chúc, điều hành các hoạt động tôn giáo của các giáo hội và chỉ can thiệp khi có sự vi phạm pháp luật liên quan đến an toàn, trật tự công cộng và phương hại lợi ích hợp pháp, chính đáng của các công dân khác.

Nghĩa là nhà cầm quyền Việt Nam chỉ cần hành xử với tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng định nghĩa của luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng (**) và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam tương tự như cách hành xử của các chính quyền trong các nước dân chủ khác trên thế giới; mà ở đó không thấy hay ít khi có người dân nào biểu tình tố cáo và đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Mong Việt Nam sớm có được tình trạng tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo ổn định như vậy.

Thiện Ý

(*) - Luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tài liệu tham khảo:

(1) - Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp ngày 26-8-1789 đã nói đến tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo.

“Không ai phải lo lắng về những quan điểm của họ, bao gồm cả những quan điểm về tôn giáo, miễn là sự thể hiện chúng không làm ảnh hưởng tới trật tự công cộng được pháp luật bảo vệ”.

(2) - Hiến chương Liên Hợp Quốc, 1945 đã đề cập đến nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng:

“Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.

(3) - Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người, 1948 (UDHR)

Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người năm 1948 của Liên Hợp Quốc là văn kiện quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, khẳng định:

“Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư”.

(4) - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (ICCPR)

Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo được quy định tại Khoản 1, Điều 18 với bốn nội dung cụ thể, theo đó: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ phụng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng”.

Khoản 3 Điều 18: Khác với bản thân quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng là những quyền tuyệt đối, không thể giới hạn, theo ICCPR, việc biểu đạt, bày tỏ (manifest) tôn giáo và tín ngưỡng lại có thể bị giới hạn:

“Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 20247:21 CH(Xem: 427)
Tuyên giáo bắn tin hồn còn víu Biết rằng chẳng ai níu hồn đâu Giả giả vô ưu đành bất động Tin đồn thiệt thiệt giống hay hay Chỉ có toàn dân là khó đỡ Hoang mang vài bận lỡ mua bia Khui sớm hay chưa đời vẫn tiếp Mỗi ngày phải sống kiếp gông xiềng Kim Cang Ấn không còn hiệu lực Mắc quai tham xuống vực quá cay Lũ đỉẻng dưới quyền tranh ngôi báu Tam đình cung thảm não vía tooi
16 Tháng Giêng 20248:08 CH(Xem: 622)
Ông Nguyễn Công Khế lúc đó là Tổng biên tập báo Thanh Niên đã ký Hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (Báo Thanh Niên chiếm 51% vốn điều lệ) và Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Vinpearl thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên để thực hiện Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp trên khu đất này. Báo Thanh Niên góp vốn là quyền sử dụng khu đất. Tuy nhiên, sau đó hai bên đã thoả thuận chấm dứt hợp đồng và khu đất được chuyển nhượng cho tư nhân, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
15 Tháng Giêng 20249:02 CH(Xem: 1977)
Như đã nói ban Tuyên Giáo đảng đã dùng sai từ để gọi những người bất đồng chính kiến là 'Phản động' mà thay vào đó nên gọi là "phản bất động", bởi vì đảng có chuyển động đâu là phản động, một cái đảng chỉ nằm yên và thụt lùi so với văn minh nhân loại là một cái đảng bất động, hiểu chưa. Và chúng ta không phải là toàn dân VN mà chúng ta chỉ là một lũ cs chúng nó, 5 triệu đứa đảng viên, vài triệu đứa ăn theo chứ không phải là mấy chục triệu con người không ưa thích đảng cs, vì vậy người dân trong nước đừng nên mắc lừa mà đứng vào cái vòng chúng ta mà bọn chúng nó vẽ ra. Chúng nó là một thế lực đối nghịch và là kẻ thù của dân tộc Việt Nam!.
13 Tháng Giêng 20245:37 CH(Xem: 1495)
Đà Lạt bây giờ san sát nhà cửa, đồi rừng chăng dây phân lô. Đà Lạt những ngày cuối năm không cần mặc nhiều áo ấm như trước. Thành phố trên cao mà mùa mưa vẫn ngập ngụa đến nửa xe. Cuối tuần cũng bị kẹt xe như đô thị công nghiệp. Thậm chí có khách sạn đã trang bị thêm quạt máy trong phòng vì khách kêu nóng. Những hình ảnh dưới đây, được chụp từ trên cao cho thấy người Đà Lạt ngày hôm nay không khác gì như ở quận Bình Thạnh, Bình Tân. Đà Lạt hôm nay, rất đồng bộ trong phát triển nào đó của đất nước. Nhưng đừng trách những người được quyền sở hữu đất, xây nhà, hay được quyền đào bới Đồi Cù, mà hãy hỏi rằng...
13 Tháng Giêng 20245:36 CH(Xem: 1209)
Bọn quan tham thân Hán Giở đủ trò gian manh Vơ vét cho thật nhanh Để trở thành tỷ phú Băng đảng tên Trọng lú Đang làm trò mị dân Rằng Trọng - đấng Minh quân Đang nhóm lò diệt ác Chúng lại còn khoác lác Sẽ bắt sạch quan tham Tống vào hết trại giam Cho vào lò đốt hết Nhưng dân ta đều biết Bọn chúng nó diệt nhau Triệt đối thủ cho mau Để tranh quyền đoạt chức Chúng như đám cẩu xực Chỉ hậm hực tranh ăn Còn đất nước nhân dân Chúng không thèm nghĩ tới
12 Tháng Giêng 20247:12 CH(Xem: 1694)
TBT đảng csVN có làm cái gì cho ra hồn, từ thằng Lê Duẫn cướp bóc miền nam, Đỗ Mười chuyên nghề thiến heo và đàn áp người dân, khi sắp chết được đám sư hổ mang phong cho làm "Bồ Tát" từ đó cái tên 'Bù Tót Đê Em' đã theo y xuống huyệt mộ, thằng Lê Khả Phiêu qua TQ chơi gái bị chúng gài thu hình phải cam tâm ký dâng vùng đất địa đầu cho giặc Tàu làm cho VN mất đi hàng ngàn Km2 tổ tiên gầy dựng, thằng Nông Đức Mạnh chỉ chuyên nói những lý lẽ giáo điều Mác Xít ra thì sau khi về vườn ở biệt điện dát vàng, hốt luôn con bồ của thằng con trai mình (đạo đức hồ chó má), nay đến thằng Trọng Lú, một thằng già cúc cung thờ lạy giặc Tàu...
12 Tháng Giêng 20247:11 CH(Xem: 1158)
Ngay cả các nước xưa nay vốn tôn trọng nhân quyền đôi khi cũng coi các nguyên tắc nhân quyền cơ bản như là một sự “lựa chọn”, để đổi lại các lợi ích về an ninh, thương mại, chiến lược. Tiến hành ngoại giao đổi chác với sự che đậy là nguy hiểm. Cố gắng tách biệt nhân quyền và pháp quyền khỏi những quyết định mang tính thực dụng sẽ lãng phí đòn bẩy có thể gây ảnh hưởng đến chính sách và thực thi của các chính phủ vi phạm nhân quyền. Nó cũng có thể góp thêm phần gia tăng vi phạm nhân quyền, bao gồm cả đàn áp xuyên quốc gia - Bà Tirana Hassan đánh giá.
12 Tháng Giêng 20247:08 CH(Xem: 819)
Họ điêu ngoa từ lương tâm Họ tham ô hết chỗ rồi. Họ lếu láo giọng nghêu ngao Mày hơn tao, tao cho vào đại lao! Họ bắt bớ những ai nói thật Họ bao che những tên súc vật Họ gán ghép những ai vô tội thành người có lỗi. Họ buôn danh bất chính ngôn thuận Rồi ăn trên máu xương đồng loại Họ ra oai chứng nhận cho mình như loài quỷ satan. *** Họ mánh khóe trò ba que Rồi ti toe nghe mà thương. Họ bốc phét Họ lưu manh Họ ma ranh không còn phanh.
11 Tháng Giêng 20247:02 CH(Xem: 983)
Quốc hội giống áo nát tươm Quan to bằng giả mắt gườm liếc nhau Đại biểu tựa lá bài cào Khoe mẽ ăn cắp làm sao biết điều Nợ công kèm với chỉ tiêu Cường quốc banh nổ láo liều đã lâu Chuyên môn giấu c.. trong đầu Phần mềm xài ké biết rầu hay chăng Cáp quang quốc tế lằng nhằng "Cá mập" "cắn" tưởng mấy thằng óc heo Suốt đời bợ bám nói leo Ngông nghênh đi trước đói nghèo theo sau
11 Tháng Giêng 20246:58 CH(Xem: 798)
Hà Nội và Washington trong thời gian qua, năm nào cũng có những cuộc đối thoại nhân quyền. Lần đối thoại Nhân quyền Việt- Mỹ gần nhất là vào đầu tháng 11/2023. Vào đầu tháng 1/2024, Washington lại tuyên bố Hà Nội tiếp tục thuộc Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo do các vi phạm nghiêm trọng về quyền này ở Việt Nam. Hồi cuối năm 2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken lầm đầu tiên đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự to tôn giáo.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...