Phạm minh Chính và Tô Lâm: từ bò dát vàng đến vụ Việt Á.

26 Tháng Mười Hai 202110:26 CH(Xem: 4915)
PHẠM MINH CHÍNH VÀ TÔ LÂM: TỪ BÒ DÁT VÀNG
ĐẾN VỤ VIỆT Á.

270117435_2292409997568344_3029591244800869269_n                                                               Hình từ bài chủ



Nguyễn Huy Vũ
   HNNCBCĐ


Thông thường, khi một thủ tướng nắm chính quyền, hai vị trí quan trọng mà ông ta phải nắm chắc đó là an ninh và quốc phòng. Hai vị trí quan trọng còn lại là ngoại giao và tài chính.
An ninh và quốc phòng vì vậy phải được nắm giữ bởi những người thân tín của người nắm giữ quyền lực. Nó không chỉ là để triển khai các chính sách bảo đảm an ninh trong nước và phòng vệ từ nước ngoài dễ dàng, mà còn để bảo đảm an ninh cho chính mình, nhất là ở những nước độc tài khi mà việc thi hành luật lệ công bằng và sự cân bằng quyền lực giữa các nhóm đảng không có.
Khi ông Trọng dưới sức ép của Trung Quốc đưa ông Phạm Minh Chính lên vị trí thủ tướng. Ông Trọng đã khôn ngoan cài lại ông Tô Lâm và Phan Văn Giang làm bộ trưởng công an và quốc phòng. Hai tay của ông Chính coi như bị trói về cả hai chính sách an ninh và quốc phòng. Vị trí bộ trưởng Bộ Ngoại giao rơi vào tay ông Phạm Bình Minh và vị trí bộ trưởng Bộ Tài chính rơi vào tay ông Hồ Đức Phớc; cả hai ông này đều cũng không phải là người của ông Chính. Ông Chính vì vậy mà từ khi nắm nhiệm vụ cho tới nay nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, bởi đơn giản rằng ông không có quân trong tay, không có thực quyền. Quyền lực ngay trong chính phủ bị chia năm xẻ bảy. Đó là chưa kể ông còn không có khả năng điều hành và định hướng chính sách vĩ mô.
Để lên nắm giữ quyền lực tất nhiên Phạm Minh Chính biết hợp tác với các phe nhóm khác. Kể từ khi cựu chủ tịch Trương Tấn Sang bị bệnh và dần ít xuất hiện. Các phe nhóm được ông chống lưng như nhóm Báo Sạch ngay lập tức bị bắt; các nhân sỹ ở Miền Nam cũng im tiếng. Thế lực còn lại chỉ duy nhất là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù đã về hưu, nhưng ông Dũng vẫn còn uy tín với giới chính trị gia ở miền Nam; và thông qua việc mượn sự ủng hộ của ông Dũng, ông Chính nhận lại được sự ủng hộ của giới chính trị gia miền Nam. Nhưng muốn nhận được sự ủng hộ của ông Dũng thì ông Chính tất phải thúc đẩy để vị trí và quyền lực chính trị của nhà ông Dũng tiếp tục hiện diện trong chính trường Việt Nam. Đó là lý do mà hai người con của ông Dũng đã thăng tiến nhanh chóng lên các vị trí khác nhau trong chính trường Việt Nam gần đây. Ngay khi ông Chính lên làm thủ tướng, ông đã đưa ông Nguyễn Thanh Nghị lên làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng; còn người con út của ông Dũng là ông Nguyễn Minh Triết, mới 32 tuổi, giờ đây đã trở thành chủ tịch tổng hội sinh viên, một vị trí mà nhiệm kỳ tới có thể chuyển về nắm giữ vị trí bí thư tỉnh uỷ và nhiệm kỳ tới nữa có thể nhảy lên nắm một ghế bộ trưởng như người anh của ông.
Song song với việc phát triển mạng lưới vây cánh, việc tiếp theo ông Chính phải làm là tìm cách thay thế hai ông Tô Lâm và Phan Văn Giang bằng người của mình. Nếu thay thế và đưa được người thân tín của mình nắm giữ hai vị trí này thì quyền lực của ông Chính có thể là vô song, ông sẽ trở thành chính trị gia quyền lực nhất Việt Nam.
So với bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì bộ trưởng Bộ Công an dễ tạo áp lực để truất phế hơn. Bộ Quốc phòng ít tiếp xúc với nhân dân nên ít mang nợ và ít bị ghét. Ngược lại, Bộ Công an nắm nhiệm vụ đàn áp trực tiếp người dân nên hình ảnh của ông Tô Lâm không có gì là tốt đẹp trong cộng đồng. Nhưng để loại được ông Tô Lâm cần có một kịch bản để hạ uy tín ông mà từ đó có thể loại được. Và kịch bản quay phim ông Tô Lâm ăn bò dát vàng xuất hiện. Đó là một kịch bản công phu, vì đi chung một đoàn chính phủ trong đó có cả thủ tướng nhưng chỉ có nhóm của ông Tô Lâm bị dàn cảnh ăn bò dát vàng, quay phim và phát tán rộng rãi.
Là một chính trị gia lão luyện và là một viên tướng công an thâm niên, ông Tô Lâm tất hiểu rằng ông có rất nhiều món nợ. Và việc ông có hạ cánh được an toàn hay không nó còn tuỳ thuộc vào người đang cầm quyền là ai. Ông Chính — người mà ông Tô Lâm giờ đây có lẽ nghi ngờ đang đứng sau kịch bản bò dát vàng cốt để đưa ông Tô Lâm nhanh chóng về hưu — chính là người làm ông Tô Lâm lo sợ nhiều nhất.
Ông Trọng sắp phải nghỉ vì lý do sức khoẻ và tuổi tác, và đang dần mất đi ảnh hưởng vì người ta theo để vì một tương lai chứ chẳng ai theo chỉ vì quá khứ. Chính trường Việt Nam vì vậy mà chẳng còn nhiều trụ cột quyền lực để người ta theo phò trợ.
Như đã nói, nếu ông Tô Lâm ra đi, ông Chính có thể đưa người thân tín vào vị trí bộ trưởng Bộ Công an, và lúc đó số phận ông Tô Lâm như cá nằm trên thớt trong tay ông Chính.
Ông Chính trong thời gian làm bí thư tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, đã thúc đẩy sự hợp tác phát triển một cách mạnh mẽ với Trung Quốc. Ông Chính vì vậy mà có một mối quan hệ đặc biệt với giới chính trị Bắc Kinh. Việc ông Chính vươn lên vị trí thủ tướng từ vị trí bí thư một tỉnh lẻ sẽ khó có thể được một cách dễ dàng nếu không có sự tác động ít nhiều phía sau của Bắc Kinh.
Ngược lại với ông Chính, ông Tô Lâm trong một công điện bị rò rỉ từ đại sứ quán của Hoa Kỳ ở Việt Nam được cho là người có thể hợp tác. Để có được một sự xác nhận này tất ít nhất đã có những cuộc tiếp xúc giữa ông Tô Lâm và nhân viên tình báo của Hoa Kỳ. Việt Nam ở cạnh Trung Quốc và vì vậy mà các bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đều ít nhiều phải theo dõi và biết về các vấn đề an ninh liên quan đến Trung Quốc. Những tiếp xúc nếu có giữa một bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và giới tình báo Hoa Kỳ không có gì quan trọng bằng những thông tin về hoạt động an ninh của Trung Quốc.
Muốn biết được sự hợp tác này đến đâu thì chỉ có hỏi ông Tô Lâm là rõ nhất. Và khi mà ép được ông Tô Lâm rời chức sớm, ông Chính có thể thông qua thân tín của mình ở Bộ Công an mà triệu tập ông Tô Lâm đến để hỏi rất dễ dàng, tất nhiên là có thể bằng một vụ án nào đó. Lúc này, những thông tin quan trọng như vậy có thể giúp Bắc Kinh rất nhiều trong việc bảo vệ mạng lưới an ninh trước sự xâm nhập của Hoa Kỳ, nhất là khi mà việc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh đến hồi khốc liệt.
Số phận của ông Tô Lâm do đó tuỳ thuộc vào việc ông Chính có còn là thủ tướng hay không. Nếu ông Chính ra đi, và thay vào đó là một thủ tướng thân phương Tây hơn thì ông Tô Lâm hạ cánh an toàn, nhẹ nhõm về nhà nghỉ hưu.
Do đó cuộc chiến bây giờ là cuộc chiến giữa Phạm Minh Chính và Tô Lâm.
Trong cuộc chống dịch, vô số quyết định sai trái được đưa ra, vô số sai lầm bị mắc phải, và chắc chắn là rất nhiều tham nhũng. Với cương vị là người đứng đầu chính phủ, ông Chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các chính sách. Đây là mảnh đất màu mỡ để một bộ trưởng Bộ Công an như ông Tô Lâm khai thác, mở chiến dịch và từ đó nhằm làm xói mòn uy tín, vị thế, và cuối cùng có thể đưa ông Chính ra khỏi ghế thủ tướng.
Việc khui vụ Việt Á bán dụng cụ xét nghiệm dỏm chỉ mới là phần đầu của một chiến dịch như vậy. Và chiến dịch sẽ tiếp tục cho tới khi các dàn xếp nội bộ kết thúc. Nó không chỉ là việc đầu đá nội bộ làm ảnh hưởng đến số phận của những người tham gia, mà nó còn ảnh hưởng đến cục diện của quốc gia và định hướng của đất nước, bởi phía sau nó là sự thúc đẩy của hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ nhằm giữ một sự ảnh hưởng ở Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20249:30 CH(Xem: 1228)
"Ba nhớ là khi các đồng chí lãnh đạo báo cáo là đã cử đoàn công tác vào Huế để tước ấn kiếm và buộc Bảo Đại thoái vị thì Bác Hồ tỏ ra không bằng lòng: - “Sao các chú dại thế? Thế giới người ta đang nhìn mình “đỏ loè”, còn một chút “vàng vàng” thì các chú lại bôi cho “đỏ” nốt!”. Điều này rất nhất quán với chủ trương của Bác là đi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa." Thưa các bạn, Các bạn đọc đoạn văn này xong thì có cảm tưởng gì? Riêng tôi thì nghe trong đó giọng của một tên đầu sỏ mafia, đang chê trách lề lối làm việc của đàn em "Sao chúng mày ngu quá ? Phải biết che giấu thân phận thật sự của mình, ai lại vạch lưng ra cho người ngoài nhìn như thế chứ?"
07 Tháng Hai 20248:00 CH(Xem: 757)
55 năm danh phận cáo chồn Nằm cho người ngắm tưởng đâu khôn Bao công sức bạc tiền tiêu tốn Xảo trá muôn đời thứ lộn ngôn Thờ giặc làm giang san khốn đốn Đợ dân bán nước bán linh hồn...
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 3931)
Không phải cứ áo trắng cổ cồn, khoác cái bộ mặt lãnh đạo là có thể xóa sạch quá khứ, lừa mị được người dân, bởi cái lịch sử đảng đĩ này tội ác quá dầy, quá nhiều thì làm sao mà xóa hết cho được, đó là còn chưa nói đến việc cái đảng đĩ này đặt người dân ra ngoài vòng quyền chính trị của mình, theo đó người dân VN không có quyền ý kiến, phản đối, biểu tình mà chỉ phái chấp nhận những gì mà đảng thi hành thì cho dù bọn lãnh đạo đảng có khoác cái gương mặt nguyên thủ như thế nào lên truyền hình phát biểu thì người dân họ cũng ngó qua như xem bọn hề rẻ tiền hài nhảm...
06 Tháng Hai 20248:42 CH(Xem: 688)
“Ông biết tôi là nhà hoạt động nhân quyền thì ông nói là 'tôi ở Thái Lan tôi thích làm cái gì thì làm nhưng mà hãy nghĩ đến người thân của mình bên Việt Nam.' Ý của ông Hải đó là ông lấy người thân của tôi ở Việt Nam dọa để tôi không được hoạt động về nhân quyền nữa.” Tuy nhiên, cả hai bên đều không ghi lại biên bản cuộc nói chuyện, ông Lù A Da cho biết. Ông cũng không rõ chức vụ của ông Hải trong cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Thái Lan, tuy nhiên người này và một thuộc cấp tên Linh thường đến IDC để làm việc với những người Việt bị tạm giam ở đây.
02 Tháng Hai 20246:45 CH(Xem: 617)
94 năm đỉẻng đỏ gạt dân Xuân về càng tham nhũng bất nhân Vơ vét hết giang san khánh tận Giáo điều ngu chủ thuyết cùng bần Ước 94 năm không áo đỉẻng Đâu mang danh lũ cướp ươn hèn Giai cấp trá danh đừng đụt khoét Phận thân nào thế kiếp dân đen Ước 94 năm không có đỉẻng Dân đâu chịu thống khổ miệt khinh Lao đầu lầm lũi đời nô lệ Trả nợ bán thân khổ lạnh mình Ước 94 năm không bợ đỉẻng Nuôi dã tâm lòng sói mặt người Vu khống khảo tra người phản biện Đọa đày giam giữ quá ngang nhiên
01 Tháng Hai 20247:21 CH(Xem: 687)
Năm nay hoa đào nở Tại nơi xứ quê nhà Một thằng Trần Tuấn Anh Uỷ viên Bộ chính trị Phải ngậm ngùi từ chức Kéo thêm bao thằng khác Bị thi hành kỷ luật Vì tội làm thất thoát Hàng trăm ngàn tiền tỷ Tiền bạc của nhân dân Những con sâu mọt này Vẫn còn nhiều vô kể Đang đục khoét khép nơi Tù giam nào chứa hết Đám giặc như quân Nguyên
30 Tháng Giêng 20249:06 CH(Xem: 1524)
Tất nhiên là một nhà nước độc tài cho nên tuyên truyền luôn là ‘chủ trương nhất quán’ của lũ chúng ta, ở xứ đó cứ thằng nào nói dóc hay, dóc tổ mẹ, tổ cha là được triều đình phong cho hàm ‘thiến sỹ’, tha hồ mà vênh mặt nhìn đời, có thế nói đất nước này ‘thiến sỹ’ nhiều nhung nhúc, có lấy đấu mà đong cũng không hết, duy chỉ có điều lũ thiến sỹ này chỉ ăn tàn phá hại, bởi vì chúng nó đều có chuyên môn là ‘chính trị’, chuyên phịa ra những điều hay, điều tốt cho lãnh tụ và băng đảng của chúng chứ chúng nó có biết cái cóc xì gì về khoa học kỹ thuật đâu mà sáng chế với phát minh?!.
29 Tháng Giêng 20247:37 CH(Xem: 1494)
Họ chở tôi về Đồng Nai, khoảng gần 7 giờ tối, dí tôi vào một căn phòng nhỏ, máy lạnh đang mở hết công suất, trên người tôi chỉ mặc cái váy bình thường, cái lạnh đột ngột làm tôi co rúm lại, tôi biết họ cố tình mở máy lạnh như vậy để cho người bị bắt sẽ dễ sang chấn tâm lý, cái lạnh thực thể và sự trấn áp số đông của họ đa phần sẽ làm cho tinh thần con người sợ hãi mà khai báo. Vừa ngồi xuống là họ giật túi xách của tôi, lấy điện thoại ra và dùng bạo lực để lấy dấu vân tay của tôi, họ lấy được mật khẩu điện thoại. Tôi hỏi họ, giấy triệu tập đâu? Bắt tôi vì lý do gì? Họ lấy giấy triệu tập ra, chỉ ghi được cái tên tôi, còn lý do thì để trống. Tôi nói...
28 Tháng Giêng 20246:03 CH(Xem: 1075)
Hai tuần sau, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao tuyên bố “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo.” Bà Hằng còn nói đây không phải là lần đầu tiên tổ chứccó trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) đưa ra “những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”
26 Tháng Giêng 202410:00 CH(Xem: 1739)
Nói về công lao cho đất nước thì Nguyễn Phú Trọng không có gì. Lý do là ông chỉ thụ hưởng di sản quyền lực của Hồ Chí Minh và những lãnh tụ CS tiền nhiệm. Tuy nhiên, từ khi nắm được quyền lực tối cao, ông đã đánh mất nhiều cơ hội canh tân cải tổ đất nước. Có 3 cơ hội lớn ông đã đánh mất trong nhiệm kỳ của mình: Trước hết, vào năm 2013, khi chấp bút bản hiến pháp hiện hành, ông có thể từng bước cởi trói cho dân tộc bằng cách không hiến định hóa Điều 4 hiến pháp, tư hữu hóa sở hữu đất đai và củng cố khái niệm kinh tế thị trường chân chính thay vì tái “định hướng xã hội chủ nghĩa”...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...