Tổng thống đắc cử Joe Biden giữa cơn lốc Cộng Hòa thua trận

12 Tháng Mười Một 202010:16 CH(Xem: 4307)

 Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden Giữa Cơn Lốc Cộng Hòa Thua Trận


Web-Card_HQ_BidenKamala_Our-Best-Days-Still-Lie-Ahead_1600x836_Digital_081120-1                                                         Nguồn hình Joebiden.com




Phạm Trần

  Việt Báo




      Kết qủa bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020 đã xác nhận ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đánh bại đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump để trờ thành Tổng thống thứ 46 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

Bà Thượng nghị sỹ California, Kamala Harris, sinh ngày 10/10/1964 là phụ nữ đầu tiên đã đắc cử Phó Tổng thống trong lịch sử Mỹ. Bà cũng là con của gia đình di dân đầu tiên gữ chức vụ cao quý này, có Mẹ gốc Ấn Độ và cha gốc Jamaica, vùng Caribbean (Nam Mỹ).

Nhưng Tổng thống thất cử và các Lãnh tụ của đảng Cộng hòa bại trận vẫn chưa chịu nhìn nhận thất bại. Ngược lại, ông Trump đã chủ động chiến dịch không thừa nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, đồng thời đã khiếu kiện ở một số Tiểu bang có số phiếu chênh lệch nhỏ với hy vọng đảo ngược thế cờ.

Tuy nhiên, các Thẩm phán ở Pennsylvania, Michigan, Arizona,Georgia và Nevada đã bác đơn kiện của Ủy ban tranh cử của Donald Trump vì phe ông Trump không trưng được bằng chứng có gian lận, hay có chủ mưu làm sai lệch kết quả bầu cử.

Trong khi các viên chức trách nhiệm bầu cử ở Wisconsin và Iowa là nơi ông Trump thắng năm 2016, đã chứng minh với báo chí là cuộc bầu cử tại hai Tiểu bang đã diễn ra êm thắm, không có khiếu nại của ai. Trong cuộc bầu cử năm 2020, Joe Biden thắng ở Wisconsin trong khi Donald Trump đánh bại Biden ở Iowa.

Tuy vậy, hơn 1 tuần sau ngày bầu cử, cuộc kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất vì có nhiều phiếu bầu bằng thư hơn thường lệ, do cử tri không muốn bị lây nhiễm nạn dịch Covid 19 ở phòng phiếu.

Theo ước tính của các cơ quan ngôn luận Mỹ, liên danh Dân chủ Joe Biden- Kamala Harris, Thượng nghị sỹ của Tiểu bang California, dự trù sẽ thu được trên 300 phiếu Cử tri đoàn, vượt xa con số Hiến định 270 trên tổng số 538 phiếu.

Số thống kê của Báo chí và của các công ty chuyên trách bầu cử cũng ước đoán số phiếu đại chúng (popular votes) mà liên danh Biden-Harris sẽ đạt được hơn 80 triệu phiếu, hơn liên danh Donald Trump-Michael Pence lối 5 triệu phiếu. Nếu ước tính này không thay đổi, ông Biden sẽ là ứng cử viên Tổng thống nhận đuộc nhiều phiếu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

TRUMP HÀNH ĐỘNG NGUY HIỂM

Trước một thực tế không thay đổi đựợc như thế, Donald Trump vẫn giữ nguyên lời cáo buộc “không bằng chứng” có gian lận, hay “cuộc bầu cử đã bị phe Dân chủ đánh cắp”. Hành động bất thường và nghiêm trọng này của Donald Trump đã để lại những hậu quả nguy hiểm trước mắt như:

- Chính quyền Trump không tiếp xúc với bên thắng cử Joe Biden và đã chỉ thị cho các viên chức lãnh đạo các Bộ, ngành cũng làm như thế.

- Lãnh tụ ở Thượng viện của đảng Cộng hòa, Nghị sỹ Mitch McConnell và Lãnh tụ Thiểu số Cộng hòa ở Hạ viện, Dân biểu Kevin McCarthy, cùng với Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên tiếng ủng hộ quyết định kiện ra tòa của ông Trump. Riêng Bộ trường Tư Pháp William Barr còn chỉ thị cho các Thẩm phán cứu xét các vụ kiện bầu cử do Ban Bầu cử của Cộng hòa đề xướng.

- Cơ quan Tổng quản trị Quốc gia (General Services Administration (GSA), có nhiệm vụ cung cấp nơi làm việc, phối hợp chuyển tiếp chính quyền và ngân khỏan 6.3 triệu Dollars chi tiêu cho dịch vụ lịch sử này vẫn chưa hành động khiến Ban Chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Biden dọa đưa ra tòa.

- Bà Emily Murphy, Giám đốc GSA, đảng viên Cộng hòa, do ông Trump bổ nhiệm, đã từ chối chứng nhận Joe Biden sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ để tiến hành công tác chuyển tiếp như đã diễn ra với các đời Tổng thống trước đây.

GSA nói rằng Bà Murphy không thế chứng thực cho ông Joe Biden vì do hậu qủa để lại của cuộc tranh tụng tại tòa án về cuộc kiểm phiếu ở Florida năm 2000, với con số cách biệt 537 phiếu, giữa ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Al Gore và ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush.
Quyết định cho ông Bush thắng cử chỉ diễn ra vào đêm 26/11/2000, 3 tuần lễ sau ngày bầu cử, sau khi Tối cao Pháp viện biểu quyết 5 thuận (Cộng hòa), 4 chống (Dân chủ) công nhận ông Bush thắng ở Florida, đồng thời chức vụ Tổng thống Mỹ thứ 43 của Hoa Kỳ.

Quan trọng hơn, sự kiện bà Murphy “chưa chứng nhận” ông Joe Biden sẽ là Tổng thống tương lai, thay thế Donald Trump vào trưa ngày 20/01/2021, sẽ không cho phép các cơ quan an ninh Mỹ gồm CIA, FBI và Bộ Quốc phòng tổ chức các buổi thuyết trình trực tiếp về hình hình an ninh và tình báo với ông Biden.

Các chuyên gia an ninh Mỹ lo ngại với cách hành xử thiếu trách nhiệm của GSA đối với Tổng thống đắc cử Joe Biden, thì trong khoảng trống quyền lực từ nay đến ngày ông Biden nhận chức, 20/01/202, ông Trump có thể buông xuôi trách nhiệm trong lúc ông Biden chưa sằn sàng thì kẻ thù của Mỹ có thể lợi dụng để tấn công quân sự hay khủng bố trên bình diện lớn.

Vì vậy ngoài những việc có tính cách thông lệ nhưng lịch sử mà chính quyền mãn nhiệm Donald Trump từ chối thi hành như vẫn diễn ra dưới thời các Tổng thống tiền nhiệm thì thái độ “được làm vua, thua làm giặc” của chính quyền Cộng hòa Donald Trump còn để lại một ấn tượng rất xấu và chia rẽ nghiêm trọng trong xã hội Mỹ, vốn đã và đang phân hóa hơn bao giờ hết, sau 4 năm cầm quyền của Donald Trump.

Thêm vào đó, tính siêu việt và tính chính danh của những giá trị dân chủ cốt lõi của Hiến pháp, Tuyên ngôn độc lập, và bầu cử tự do, công bằng và bình đẳng của Hiệp chủng Quốc cũng đã bị xúc phạm và bị hoen ố bởi lời cáo buộc bầu cử gian lận “vô căn cứ” của ông Donald Trump.

NƯỚC NGOÀI VÀ VIỄN ẢNH

Đối với Thế giới, một hình ảnh Hoa Kỳ không còn được tôn trọng và ngưỡng mộ bởi Đồng minh và kiêng nể bởi nước Nga thù nghịch, và đối tác cạnh tranh kinh tế Trung Cộng cũng đã nổi lên rất rõ, sau nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump.

Riêng đối với các nước đang phát triển và kém mở mang, ông Trump đã để lại một di sản ngoại giao thiên vị và coi thường các nước nghèo và đang trỗi dậy. Chủ trương “Nước Mỹ trên hết” (America First) của chính quyền Trump đã đẩy Đồng minh của Mỹ ra xa và dìm sâu hơn các nước nhược tiểu không đem lại lợi ích cho nước Mỹ.

Trong khi Donald Trump lại tỏ ra thân thiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un (Kim Chính Ân) và Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các cam kết Quốc phòng với khối NATO (North Atlantic Organization), và với các nước Á Châu-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương cũng bị giảm thiểu dưới thời Trump.

Vậy với những hệ lụy nêu trên, người ta trông chờ gì ở Chính quyền Joe Biden ?

Trước hết ông Biden cho biết ông không quan tâm đến thái độ bất hợp tác của ông Donald Trump và đang làm việc với các cố vấn và Ban chuyển tiếp để nhận chức.

Ưu tiên hàng đầu, ngay trong ngày nhận chức 20/01/2021, của ông Biden là ông sẽ công bố chính sách ngăn chặn nạn dịch Covid 19 đang hoành hành nước Mỹ với số trên 9 triệu người nhiễm bệnh và đã có trên 230,000 người chết.

Thứ hai, ông đã nói, ngay sau ngày được báo chí đồng loạt nhìn nhận ông đã thắng cử trong đêm ngày 07/11 (2020), sẽ ký quyết định hủy bỏ tất cả nhửng quyết định hành chính của ông Trump đã gây bất lợi cho nước Mỷ và người dân Mỹ.

Thứ ba, lấy lại niềm tin vào chính quyền của người dân bằng những việc làm hàn gắn chia rẽ, hợp tác làm việc, kể cả với số cử tri đông đảo đã ủng hộ ông Trump, để xây dựng đất nước phồn thịnh.

Thứ tư, phục hồi uy tín trong hợp tác và giành lại sự kính trọng nước Mỹ của Thế giới, sau 4 năm bị suy đồi dưới chính quyền Trump.

Thứ năm, nghiêm cứu việc tái gia nhập các Tổ chức kiểm soát Khí hậu toàn cầu; Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Y tế Thế giới (WHO) và các Hiệp ước Kinh tế khác mà chính quyền Donal Trump đã rút lui, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước, đứng đầu là Nhật Bản, tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018.

Hiệp ước này được thay thế cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 11 nước tham gia ký kết tại thành phố Santiago (Chile), dưới thời Tổng thống Barrack Obama, trong đó Hoa kỳ đứng đầu. Nhưng vào tháng 1/2017, ông Donald Trump đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi Hiệp định này.

Đó là dự đoán về những kế hoạch và chương trình hành động trong hai năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống của Joe Biden, nhưng liệu ý nguyện của ông Biden có bị bùi dập bới cơn lốc “bất hợp tác” của phe Cộng hòa ở Quốc hội hay không?

Và liệu những hệ lụy phân hóa trong xã hội Mỹ do Donald Trump để lại có là những viên đá tảng cản đường cho chính quyền Biden, hay ông sẽ được cử tri tiếp tục ủng hộ để vượt qua ?

Bởi vì bài học lịch sử sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, với đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, đã gây không biết bao nhiêu khó khăn cho chính quyền non trẻ Barack Obama. Mãi đến kỳ bầu Quốc hội năm 2018, phe Dân chủ mới tái chiếm đa số ở Hạ viện với số ghế 232 chống 197 Cộng hòa thì tính cân bằng quyền lực mới được thực hiện nghiêm chỉnh hơn, mặc dù đảng Cộng hòa vẫn nắm đa số ở Thượng viện với 53 ghế, chống 47 của Dân chủ.

Cuộc bầu cừ năm 2020 cũng vẫn duy trì đa số cho Dân chủ ở Hạ viện, nhưng ở Thượng viện vẫn còn bấp bênh. Hai ghế Thượng nghị sỹ của tiểu bang Georgia sẽ quyết định đảng nào chiếm đa số trong cuộc bầu cử bổ túc ngày 05/01/2021.

Như vậy, liệu Tổng thống 78 tuổi Joe Biden có chống nổi cơn lốc “bất thân thiện” của phe đối lập Cộng hòa trong 4 năm tới, hay ông sẽ khôn khéo vượt qua, với kinh nghiệm 36 năm làm Nghị sỹ của Tiếu bang Delaware và 8 năm làm Phó Tổng thống cho Tổng thống Barrack Obama ?



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 20238:45 CH(Xem: 1604)
Tại sao các quốc gia mà chế độ xã nghĩa gọi là tư bản bóc lột, họ lại phát triển như vậy, không chỉ phát triển về cơ sở vật chất mà về trình độ nhận thức và văn minh, họ vượt xa con người trong chế độ độc tài. Chỉ có những con người thật sự bảo thủ hoặc vì quyền lợi của cá nhân muốn duy trì chế độ độc tài mới phủ nhận sự phát triển của các quốc gia này. Kể cả một đứa bé 9, 10 tuổi, nếu chịu tìm hiểu về thế giới, nó cũng biết rằng các quốc gia như Hoa Kỳ, hay các nước Phương Tây giàu đẹp hơn các quốc gia như Triều Tiên, Việt Nam, Cuba, kể cả Trung Quốc. Riêng trường hợp Trung Quốc, chúng ta có thể gọi đó là một quốc gia...
15 Tháng Tám 20238:58 CH(Xem: 1406)
Mọi tổ chức đều có trang mạng (website) để trình bày sơ lược về chủ trương đường lối.... Nhưng không thể "treo đầu dê, bán thịt chó" khi kêu gọi cách mạng thay đổi chế độ CSVN bằng một vài quan điểm, chủ trương, nhận định thời cuộc rồi cho rằng đó là đường lối chỉ đạo "cách mạng". CSVN dù có gian dối, dốt nát nhưng cũng có "ban tuyên huấn" (tuyên truyền và huấn luyện) nên vẫn là có tổ chức. Còn phía người Việt tự do sống trên đất Mỹ gần 50 năm đã học được gì?
14 Tháng Tám 20238:48 CH(Xem: 2677)
Mệnh đề thứ nhất, phát xuất từ Karl Marx, căn cứ trên cuốn sách dày cộm lừng danh “Tư Bản Luận” (Das Kapital) là xã hội loài người phát triển trên căn bản đấu tranh giữa giai cấp tư bản (capitalist) bóc lột và giai cấp vô sản (proletariat) bị bóc lột, trong một tiến trình mang tính biện chứng duy vật (dialectical materialism), sắt máu và nhất thiết đưa đến sự chiến thắng tất nhiên của giai cấp vô sản. Một khi giai cấp vô sản chiến thắng và thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thì sẽ không còn mâu thuẫn nội tại và tiến trình biện chứng sẽ chấm dứt. Một thiên đường xã hội chủ nghĩa sẽ được thành lập, trong đó....
13 Tháng Tám 20235:09 CH(Xem: 1357)
Số của cải đồ sộ của ông Vượng, đều đưa ông lên thành một trong vài tỷ phú đô la người Việt, là tiền bạc ông thu từ việc mua rẻ bán đắt đất đai là chủ yếu. Nói chung, là tiền mồ hôi nước mắt của nông dân, công nhân Việt Nam trong mấy chục năm công nghiệp hóa chưa đâu vào đâu của Việt Nam. Thế nhưng có lẽ là ông đang muốn chơi bạc với người Mỹ, thay vì đầu tư trực tiếp tạo việc làm cho dân Việt Nam. Đọc đến đây, có lẽ bạn đọc nghĩ rằng tôi chống chủ nghĩa tư bản quá. Tôi đang ở giữa trái tim của một đế quốc lớn nhất thời đại, thì làm sao tôi dám chống nó! Nhìn qua nhìn lại, thấy có gì hơn chủ nghĩa tư bản đâu. Mà thậm chí, như tôi nói ...
12 Tháng Tám 20235:37 CH(Xem: 5872)
Hãy nhìn các chuyến bay giải cứu, từ tên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao cho đến Y Tế, bọn chúng đều hạ cánh an toàn, còn bọn đàn em thì gánh tội mới thấy cái chế độ XHCN mà bọn chúng kiên định nó thối tha tới dường nào. Đang xây dựng XHCN mà đã như vậy thì nếu có đến được thì lúc đó người dân còn bị bóc lột đến tận xương tủy, cho nên chỉ có người đầu óc không bình thường mới tin vào những lời bọn chúng nói, chứ còn những ai có suy nghĩ, có tìm hiểu, thì họ đều biết cái con đường xây dựng XHCN của Việt Nam chỉ là cái trò ma mị.
11 Tháng Tám 20237:53 CH(Xem: 1423)
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Đức và Canada. Trong một tuyên bố vào ngày 5 tháng 8 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định nước này sát cánh cùng đồng minh Philippines và khẳng định “một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào các tàu công vụ, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines, sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung theo điều IV Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippines năm 1951”.
10 Tháng Tám 20237:45 CH(Xem: 1478)
Một người học thạc sỹ về nhân quyền, hiện đang ở trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cũng không mấy kỳ vọng về sự tiến bộ nhân quyền ở Việt Nam, ngay cả khi hai nước Mỹ - Việt đã xích lại gần nhau hơn: “Bao nhiêu cam kết, hiệp định Việt Nam đã ký mà có xi nhê gì đâu. Ví dụ như CPTPP cho phép lập công đoàn độc lập nhưng thực chất là đâu có được. CSVN như con tắc kè vậy, nó đổi màu nhanh lắm. Họ tận dụng quan hệ với Mỹ để độc tôn lãnh đạo, vun vén cho quyền lực của họ thôi.”
05 Tháng Tám 20236:07 CH(Xem: 3254)
Nhưng những Tô Vĩnh Diện thời nay đã được Đảng “giác ngộ”, không anh nào chịu lấy cơ thể mình “chèn bánh xe” như thời cản pháo lăn xuống vực trong chiến dịch Điện Biên Phủ đâu. Họ đang tranh nhau xí phần trên “chuyến tàu vét” của Đảng, nếu cần, họ sẵn sàng “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Thế mà nay Đảng nỡ cấm cản họ không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời là người đứng đầu cấp ủy Đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu 13 ngành như nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương (3) … Thế còn nếu bố trí cho con cháu họ lên biên giới hay ra hải đảo thì chắc Đảng không cấm?
04 Tháng Tám 20238:19 CH(Xem: 2744)
Trích lời của TT Joe Biden trước hằng chục nhà đóng góp tài chánh trong cuộc vận động tái tranh cử 2024 tại thành phố Freeport, TB Maine, tạm dịch như sau: “Tôi được điện thoại của người đứng đầu Việt Nam, khẩn khoản muốn gặp tôi khi tôi đến tham dự thượng đỉnh G20. Họ muốn nâng cấp chúng ta lên tầng hợp tác cao, ngang hàng với Nga và Tàu” Cũng theo TTX Reuters thì Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken vào tháng 4, cũng đã bày tỏ ý định nâng cấp quan hệ ngoại giao hầu chống tại sự hung hăng của TQ...
03 Tháng Tám 20238:16 CH(Xem: 7534)
Đã tồi tàn đến như thế mà lại còn mở miệng cho rằng người dân Việt Nam là dân tộc hạnh phúc thì quả là miệng lưỡi của bọn lưu manh bịp bợm. Hãy nhìn giòng người ra phi trường xuất cảnh hàng ngày, trai làm culi, gái làm vợ hờ hay 30 người miền bắc chết ngạt trong chiếc xe đông lạnh trên đường vượt biên giới vào Anh thì mới hiểu cái thứ hạnh phúc tại Việt Nam nó như thế nào!Thế kỷ này mà còn tuyên truyền láo khoét thì coi chừng bị người dân họ tát vào mồm không còn cái răng mà ăn cháo.
01 Tháng Tám 20239:31 CH(Xem: 1604)
Tuy chia ra làm bốn loại nhưng thực tế có những quốc gia sử dụng vài loại bên trên. Tại Mỹ, có những tiểu bang ngoài người đại diện được quyền làm luật thì người dân có quyền đưa kiến nghị để đưa luật vào trong các cuộc bầu cử và nếu người dân thông qua kiến nghị thì sẽ thành luật. Đây là hình thức của dân chủ trực tiếp mà chính người dân đưa ra kiến nghị để bỏ phiếu cho thành luật. Tiểu bang California là thí dụ điển hình. Sinh hoạt dân chủ của Mỹ gồm có cả dân chủ hiến pháp mà hiến pháp phân chia quyền hạn giữa tiểu bang và liên bang. Đồng thời sinh hoạt dân chủ của Mỹ cũng được xếp vào dân chủ qua đại diện mà người dân chọn...
31 Tháng Bảy 20238:47 CH(Xem: 2472)
Nói về các tầm mức ngoại giao thì VN có thể mong muốn trở thành Đối Tác Toàn Diện với Hoa Kỳ, ở tầm mức này VN có thể mong được hưởng quy chế thuế suất nhẹ nhàng hơn trước, ngoài ra VN cũng sẽ hưởng lợi khi có dân số đông, nguồn lao động dồi dào rẻ mạt so với thế giới và một chính sách luật pháp nhập nhằng không rõ ràng. Điều đó có thể hấp dẫn những công ty tư bản Mỹ bỏ vốn đầu tư sản xuất, thay vì làm ở quê nhà với những chi phí khổng lồ cho lực lượng lao động hoặc di dời ra khỏi TQ trong mối quan hệ càng ngày càng căng thẳng...
30 Tháng Bảy 20236:02 CH(Xem: 3104)
Cải thiện thu nhập là việc phải làm, tuy nhiên nếu chỉ hiểu thô sơ rằng, làn sóng bỏ việc đơn thuần là do lương thấp, thì rất có thể vấn đề sẽ còn nguyên ở đó. Người Việt nói chung, vì đã trải qua quá nhiều gian lao cơ cực, nên tôi tin rằng dù trước mắt còn vất vả nhưng nếu vẫn được sống và làm việc trong một môi trường lành mạnh tử tế, thì họ sẽ không bỏ đi. Cho nên, song song với việc thay đổi chính sách tiền lương, thì việc lập lại sự quân bình quyền lực, kiến tạo môi trường giáo dục công bằng, nhân văn, phải là mục tiêu khẩn cấp, bức thiết. Không thể trì hoãn.
25 Tháng Bảy 20237:42 CH(Xem: 2983)
Song song với những tố cáo ngớ ngẩn này, Tuyên giáo còn chỉ trích đòi hỏi Quân đội phải độc lập và không để cho Đảng sử dụng để cầm quyền độc tài. Lập luận này xuất hiện trên kênh Tuyên giáo, theo đó: “Hiện nay, các thế lực chống đối và thù địch đang tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội, các đài phát thanh chương trình Việt ngữ, báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, các website; lập nên những “diễn đàn” (forum) hòng tập hợp những phần tử bất mãn, chống đối và cả những kẻ đã bị kỷ luật giờ quay lại chống phá… nhằm “tập hợp ý kiến”, nhân danh “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, “phản biện...
25 Tháng Bảy 20237:40 CH(Xem: 1821)
Viết (hay thành lập) hiến pháp cho VN không phải chỉ là thiết lập một nền tảng lâu dài cho nước Việt mà là cơ hội cho những ai quan tâm đến tiền đồ dân tộc thảo luận, tranh luận về tương lai chính trị, kinh tế, xã hội của VN. Chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội. CSVN cũng nhầm lẫn nhiều lần với những khúc quanh lịch sử kể từ sau 1975 để góp mặt thế giới nhưng không có nghĩa là các quốc gia khác đã thành công. Có con đường nào khác Tư bản hay Cộng sản nếu chúng ta không ngồi xuống để thảo luận. Họp mặt dân chủ hay tưởng niệm 30/4 vẫn còn đó nhưng mở ra con đường mới cho dân tộc Việt hay không?
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.