Cuộc bầu cử có thể phá vỡ nước Mỹ

26 Tháng Chín 202011:17 CH(Xem: 5076)

                              Cuộc bầu cử có thể phá vỡ nước Mỹ

a                                                             Source image from PBS

'Nếu kết quả bầu cử sát sao, Donald Trump có thể dễ dàng ném cuộc bầu cử vào hỗn loạn và phá vỡ kết quả. Ai sẽ ngăn cản ông ta?'




  Barton Gellman

       The Atlantic
Ấn bản tháng 11/2020
Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt





     Có một nhóm những người quan sát chặt chẽ các cuộc bầu cử tổng thống, các học giả, luật sư và các nhà chiến lược chính trị của chúng ta, những người nhận thấy mình ở vị trí không mấy dễ chịu như của các nhà phân tích tình báo trong những tháng trước ngày 11/9. Khi ngày 3 tháng 11 đến gần, màn hình của họ nhấp nháy màu đỏ, ánh lên những cảnh báo mà hệ thống chính trị không biết làm thế nào để tiếp nhận. Họ nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng mà tất cả chúng ta đều thấy, nhưng họ cũng biết những điều tinh tế mà hầu hết chúng ta không. Một cái gì đó nguy hiểm đã đang hiện ra, và quốc gia đang lảo đảo đi dẫm vào lộ trình của nó.

Mối nguy không chỉ đơn thuần là cuộc bầu cử năm 2020 sẽ mang lại sự bất hòa. Những người sợ hãi điều gì đó tồi tệ hơn coi sự hỗn loạn và tranh cãi là đương nhiên. Đại dịch coronavirus, một người đương nhiệm thiếu thận trọng, một lượng lớn các lá phiếu gửi qua thư, một Dịch vụ Bưu điện bị phá hoại, một nỗ lực trỗi dậy để trấn áp phiếu bầu và một loạt các vụ kiện đang ảnh hưởng đến bộ máy bầu cử tồi tàn của quốc gia.

Một cái gì đó sẽ đổ vỡ, và có thể là nhiều thứ, khi đến thời điểm để bỏ phiếu, duyệt và xác nhận các lá phiếu. Bất cứ điều gì đều có thể xảy ra, kể cả khả năng có một lượng cử tri bỏ phiếu đông như thác đổ mong tạo kết quả dứt khoát vào Đêm Bầu cử. Nhưng ngay cả khi một bên có vẻ dẫn trước sớm, việc lập bảng và kiện tụng về việc “kiểm phiếu vào giờ phụ trội” (overtime count) — hàng triệu lá phiếu gửi qua thư và phiếu tạm thời (provisional) — có thể khiến kết quả không xác định trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Câu chuyện lớn: Cuộc bầu cử có thể phá vỡ nước Mỹ.

Nếu chúng ta may mắn, chu kỳ bầu cử đầy khó khăn và rối loạn này sẽ đạt đến một điểm dừng thông thường để đáp ứng các thời hạn quan trọng vào tháng 12 và tháng Giêng. Cuộc đua sẽ được quyết định với đủ thẩm quyền để ứng cử viên thua cuộc sẽ buộc phải nhường. Nói chung, chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn của mình — một lựa chọn lộn xộn, không nghi ngờ gì, nhưng đủ rõ ràng để giao cho tổng thống đắc cử một nhiệm vụ điều hành.

Là một quốc gia, chúng ta chưa bao giờ thất bại trước thách thức đó. Nhưng trong năm bầu cử với bệnh dịch và suy thoái và nền chính trị thảm khốc này, các cơ chế quyết định có nguy cơ bị phá vỡ. Những người tìm hiểu cặn kẽ về luật pháp và thủ tục bầu cử đang cảnh báo rằng các điều kiện đã chín muồi cho một cuộc khủng hoảng hiến pháp sẽ khiến quốc gia này không có kết quả có thẩm quyền. Chúng ta không có sự an toàn trước thảm họa đó. Do đó đèn đỏ nhấp nháy.

Ông Richard L. Hasen, một giáo sư tại Trường Luật thuộc Đại học California tại Irvine (UCI) và là tác giả của cuốn sách gần đây có tên là Khủng hoảng Bầu cử (Election Meltdown), cho biết: “Chúng ta có thể thấy một cuộc đấu tranh sau bầu cử kéo dài ở tòa án và trên đường phố nếu kết quả sát sao. Loại khủng hoảng bầu cử mà chúng ta có thể thấy sẽ tồi tệ hơn nhiều so với vụ án Bush v Gore năm 2000."

Rất nhiều người, bao gồm Joe Biden, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, đã nhận thức sai về bản chất của mối đe dọa. Họ cho rằng đó chỉ là một mối lo ngại, không thể tưởng tượng được đối với các tổng thống trong quá khứ, rằng Trump có thể từ chối rời Phòng Bầu dục nếu ông ấy thua. Họ thường kết luận, như Biden đã nói, rằng trong trường hợp đó, những người có thẩm quyền thích hợp "sẽ hộ tống ông ta khỏi Nhà Trắng với một lực lượng to lớn."

Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất không phải là Trump bác bỏ kết quả bầu cử. Trường hợp xấu nhất là ông ta sử dụng sức mạnh của mình để ngăn chặn một kết quả quyết định chống lại ông ta. Nếu Trump gạt bỏ mọi rào cản và nếu các đồng minh Cộng hòa của ông thực hiện các phần mà ông giao cho họ, ông có thể cản trở sự xuất hiện của một chiến thắng rõ ràng về mặt pháp lý cho Biden tại hội nghị Đại cử tri (Electoral College) và sau đó tại Quốc hội. Ông ta có thể ngăn cản việc hình thành sự đồng thuận về việc liệu có bất kỳ kết quả nào hay không. Ông có thể nắm bắt sự không chắc chắn đó để nắm giữ quyền lực.

Các đội pháp lý quốc gia và tiểu bang của Trump đã đặt nền móng cho các vận động sau bầu cử có thể phá vỡ kết quả kiểm phiếu ở các bang tranh chấp. Những mơ hồ trong Hiến pháp và những quả bom lập luận trong Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri (Electoral Count Act) khiến tranh chấp có thể kéo dài đến tận Ngày Nhậm chức, điều này sẽ đưa quốc gia này đến bờ vực thẳm. Tu chính án 20 nói rõ ràng là nhiệm kỳ của tổng thống "sẽ kết thúc" vào trưa ngày 20 tháng 1, nhưng hai người đàn ông có thể xuất hiện để tuyên thệ nhậm chức. Một trong hai người sẽ đến với tất cả các công cụ và quyền lực của văn phòng tổng thống đã có trong tay.

Ông Julian Zelizer, một giáo sư về lịch sử và các vấn đề công của Princeton, nói với tôi: “Chúng ta không có chút chuẩn bị nào cho điều này. Chúng ta nói về nó, một số lo lắng về nó, và chúng ta tưởng tượng nó sẽ như thế nào. Nhưng ít người có câu trả lời thực tế về điều gì sẽ xảy ra nếu bộ máy dân chủ được sử dụng để ngăn cản một giải pháp hợp pháp cho cuộc bầu cử ”.

Hãy đừng mập mờ về một điều. Donald Trump có thể thắng hoặc thua, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ chịu thừa nhận.

Cách đây mười chín mùa hè, khi các nhà phân tích chống khủng bố cảnh báo về một cuộc tấn công sắp tới của al‑Qaeda, họ chỉ có thể đoán vào một ngày nào đó. Năm nay, nếu các nhà phân tích bầu cử đúng, chúng ta biết khi nào rắc rối có thể xảy đến. Tạm gọi nó là Khoảng Giao Thời (nguyên văn: Interregnum): khoảng thời gian từ Ngày bầu cử đến khi tổng thống tiếp theo tuyên thệ nhậm chức. Đó là vùng đất không người tạm thời giữa nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump và một người kế nhiệm chưa rõ — nhiệm kỳ thứ hai cho Trump hoặc nhiệm kỳ đầu tiên cho Biden. Việc chuyển giao quyền lực mà chúng ta thường coi là đương nhiên có một số bước trung gian, và chúng rất mong manh.

Khoảng Giao Thời bao gồm 79 ngày, được ràng buộc cẩn thận bởi luật pháp. Trong số đó là “ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày thứ Tư thứ nhì trong tháng 12,” năm nay là ngày 14 tháng 12, khi các đại cử tri nhóm họp ở tất cả 50 tiểu bang và Columbia D.C. để bỏ phiếu bầu tổng thống; “Ngày thứ ba của tháng Giêng,” khi Quốc hội mới được bầu ra ngồi vào ghế; và “ngày thứ sáu của tháng Giêng”, khi Hạ viện và Thượng viện cùng họp để chính thức kiểm phiếu Đại cử tri. Trong hầu hết các cuộc bầu cử hiện đại, đây là những cột mốc theo quy ước, không liên quan đến kết quả. Năm nay, chúng có thể không như vậy.

“Hiến pháp của chúng ta không bảo đảm sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, mà chỉ có giả định nó”, học giả pháp lý Lawrence Douglas đã viết trong một cuốn sách gần đây có tựa đề đơn giản là Liệu Ngài Sẽ Ra Đi? (Will he go?). Khoảng Giao Thời mà chúng ta sắp bước vào sẽ đi kèm với điều mà Douglas, giảng viên tại Đại học Amherst, gọi là một “cơn bão hoàn hảo” của những điều kiện bất lợi. Chúng ta không thể quay lưng lại với cơn bão đó. Vào ngày 3 tháng 11, chúng ta sẽ giăng buồm đi thẳng vào khối tâm của nó. Nếu chúng ta nổi lên mà không bị chấn thương, đó không phải là vì con tàu không thể phá vỡ đã cứu chúng ta.

Hãy đừng mập mờ về một điều. Donald Trump có thể thắng hoặc thua, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ chịu thừa nhận. Không trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không phải trong Khoảng Giao Thời và không phải sau đó. Nếu cuối cùng bị buộc phải rời khỏi văn phòng của mình, Trump sẽ khăng khăng từ cuộc sống lưu vong (nguyên văn: Trump will insist from exile) rằng cuộc thi đã bị gian lận một khi ông còn thở.

Cam kết bất khả chiến bại của Trump đối với lập trường này sẽ là dữ kiện quan trọng nhất về Khoảng Giao Thời sắp tới. Nó sẽ làm biến dạng các diễn tiến từ đầu đến cuối. Chúng ta đã không trải nghiệm bất cứ điều gì giống như nó trước đây.

Có thể bạn do dự. Có phải thực tế là nếu Trump thua, ông ấy sẽ từ chối thất bại, rồi ra sao thì ra? Chúng ta có biết điều đó không? Về mặt kỹ thuật, bạn cảm thấy có nghĩa vụ chỉ ra rằng, mệnh đề này được đóng khung trong điều kiện tương lai và lời tiên tri không phải là món quà của con người, v.v. Với tất cả sự tôn trọng, đó là sự  cãi chày cãi cối. Chúng tôi biết người đàn ông này. Chúng ta không thể giả vờ được.

Hành vi và ý định đã tuyên bố của Trump không chừa chỗ cho giả thuyết rằng ông sẽ chấp nhận phán quyết của công chúng nếu cuộc bỏ phiếu đi ngược lại ông. Ông ta nói dối một cách phi thường — để thao túng các sự kiện, để đảm bảo lợi thế, để né tránh trách nhiệm và tránh làm tổn thương lòng tự kiêu của mình. Một cuộc bầu cử tạo ra sự chắt lọc hoàn hảo của tất cả những động cơ đó.

Bệnh lý học có thể ảnh hưởng mạnh nhất đến các lựa chọn của Trump trong Khoảng Giao Thời. Một số lập luận được ủng hộ  rãi, gồm cả một số trên tạp chí này, đã đưa ra chứng cứ rằng Trump phù hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần và bệnh quá tự yêu mình. Theo định nghĩa y học, mỗi rối loạn đó sẽ khiến anh ta không thể chấp nhận thất bại.

Bình luận thông thường gặp khó khăn khi đối mặt với vấn đề này một cách thẳng thắn. Các nhà báo và nhà ý kiến ​​cảm thấy có nghĩa vụ bổ sung tuyên bố từ chối trách nhiệm khi được hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu" Trump thua và từ chối nhượng bộ. Báo Politico viết, “Các kịch bản đều có vẻ xa vời”, trích dẫn một nguồn tin đã so sánh chúng với khoa học viễn tưởng. Cựu Công tố viên Hoa Kỳ Barbara McQuade, viết trên tờ The Atlantic vào tháng Hai rằng bà không thể coi rủi ro này là có thật: “Việc một tổng thống bất chấp kết quả của một cuộc bầu cử từ lâu đã là điều không tưởng; thì giờ đây, nếu không phải là một khả năng thực tế, thì ít nhất cũng là điều mà những người ủng hộ Trump nói đùa."

Nhưng những người ủng hộ Trump không phải là những người duy nhất nói to những suy nghĩ ngoài hiến pháp đó. Trump đã được hỏi trực tiếp, trong cả chiến dịch này và trước kia, liệu ông có tôn trọng kết quả bầu cử hay không. Ông ta để ngỏ các lựa chọn của mình một cách trơ trẽn. “Những gì tôi đang nói là tôi sẽ nói với bạn vào thời điểm đó. Tôi sẽ khiến bạn chờ đợi. Được chứ?" ông ta nói với người dẫn chương trình Chris Wallace trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ ba của năm 2016. Wallace đã thử một lần nữa với ông ta trong một cuộc phỏng vấn cho Fox News vào tháng Bảy vừa qua. Trump nói: “Tôi phải xem. Nhìn này, bạn - Tôi phải xem. Không, tôi sẽ không chỉ nói có. Tôi sẽ không nói không." 

Ông ta sẽ quyết định như thế nào khi thời điểm đến? Thật ra Trump đã trả lời điều đó. Tại một cuộc biểu tình ở Delaware, Ohio, trong những ngày kết thúc của chiến dịch năm 2016, ông ấy bắt đầu màn trình diễn của mình với một tín hiệu của một tin tức nóng hổi. “Thưa quý vị, tôi muốn đưa ra một thông báo lớn ngày hôm nay. Tôi xin hứa và cam kết với tất cả các cử tri và những người ủng hộ của tôi cũng như với tất cả người dân Hoa Kỳ rằng tôi sẽ hoàn toàn chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống lịch sử và vĩ đại này.” Ông ta dừng lại, sau đó thực hiện ba cú đâm mạnh bằng ngón trỏ để chấm câu tiếp theo: “Nếu… tôi… thắng!” Chỉ sau đó, anh ấy mới căng môi lên giả tạo một nụ cười.

Câu hỏi không phải là thuần tuý giả thuyết. Sự tôn trọng của Trump đối với hòm phiếu đã được thử nghiệm. Vào năm 2016, với chức vụ tổng thống trong tay nhờ thắng trên số Đại cử tri, Trump đã từ chối một cách thẳng thừng các kết quả được chứng nhận cho thấy ông đã thua số phiếu phổ thông với biên độ 2.868.692. Ông tuyên bố, vô căn cứ nhưng không phải ngẫu nhiên, rằng ít nhất 3 triệu người nhập cư không có giấy tờ đã bỏ phiếu gian lận cho Hillary Clinton.

Tất cả những điều đó muốn nói rằng không có phiên bản nào của Khoảng Giao Thời mà Trump chúc mừng chiến thắng của Biden. Ông ấy đã nói với chúng ta như vậy. Trump nói tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa vào ngày 24 tháng 8: “Cách duy nhất để họ có thể giành được cuộc bầu cử này khỏi chúng ta là nếu đây là một cuộc bầu cử gian lận.” Trừ khi ông giành được chiến thắng thật sự trên số Đại cử tri, việc từ chối công nhận thất bại của ông sẽ gây nhiều hậu quả phân tầng.

Nghi thức đánh dấu sự kết thúc của một cuộc bầu cử đã mang hình thức đương đại từ năm 1896. Vào tối thứ Năm sau khi các cuộc bỏ phiếu đóng cửa năm đó, một tin không được hoan nghênh đã đến với ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, William Jennings Bryan. Trong một cuốn hồi ký, Bryan nhớ lại rằng một công văn từ Thượng nghị sĩ James K. Jones, chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ, thông báo với ông rằng “đủ để chắc chắn thất bại của tôi.”

Ông đã soạn một bức điện tín cho đối thủ Đảng Cộng hòa của mình, William McKinley. Bryan viết: “Thượng nghị sĩ Jones vừa thông báo với tôi rằng kết quả cho thấy sự đắc cử của ngài, và tôi vội vàng gửi lời chúc mừng đến ngài. Chúng ta đã giao vấn đề này cho người dân Mỹ và ý chí của họ là luật."

Sau Bryan, việc nhượng bộ trở thành nghĩa vụ công dân, được thực hiện bằng điện tín hoặc điện thoại và sau đó là bài phát biểu trước công chúng. Al Smith đã đưa bài phát biểu nhượng bộ lên đài phát thanh vào năm 1928, và nó đã chuyển sang truyền hình ngay sau đó.

Giống như các nghi thức khác, sự nhượng bộ đã phát triển thành một nghi lễ. Ứng cử viên bị đánh bại đi ra đầu tiên. Ông ấy cảm ơn những người ủng hộ, tuyên bố rằng chính nghĩa của họ sẽ tồn tại và thừa nhận rằng phe kia đã thắng thế. Người chiến thắng bắt đầu nhận xét của riêng mình bằng cách tôn vinh người đầu hàng.

Nhượng bộ sử dụng một dạng ngôn từ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là lời nói biểu diễn. Các từ không mô tả hoặc thông báo một hành động; bản thân lời nói là hành động. Nhà khoa học chính trị Paul E. Corcoran đã viết: “Bài phát biểu nhượng bộ không chỉ đơn thuần là một báo cáo về kết quả bầu cử hay thừa nhận thất bại. Đó là một sự ban hành hợp hiến về thẩm quyền của tổng thống mới."

Trong chiến tranh thực tế, không phải loại hình chính trị, nhượng bộ là tùy chọn. Bên thắng có thể dùng vũ lực mà bên thua không chịu đầu hàng. Nếu bên yếu hơn không chịu kiện đòi hòa bình, các thành lũy của nó có thể bị phá vỡ, trụ sở của nó bị phá hủy và các nhà lãnh đạo của nó bị bắt hoặc bị xử tử. Có những nơi trên thế giới mà cuộc chiến chính trị vẫn kết thúc theo cách đó, nhưng không phải ở đây. Do đó, khó có thể thay thế sự nhượng bộ của kẻ thua cuộc.

Hãy xem xét cuộc bầu cử năm 2000 mà thoạt nhìn có vẻ như chứng minh điều ngược lại. Al Gore nhượng bộ George W. Bush trong Đêm Bầu cử, sau đó rút lại nhượng bộ và tranh đấu trong cuộc chiến kiểm phiếu lại ở Florida cho đến khi Tòa án tối cao buộc dừng lại. Người ta thường nói rằng phán quyết ngày 5-4 của Tòa án đã quyết định cuộc đua, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.

Tòa án đã đưa ra phán quyết của mình trong vụ Bush kiện Gore vào ngày 12 tháng 12, sáu ngày trước khi Đại cử tri được triệu tập và vài tuần trước khi Quốc hội chứng nhận kết quả. Ngay cả khi việc kiểm phiếu bị dừng lại ở Florida, Gore vẫn có các biện pháp hợp hiến pháp để đấu tranh, và một số cố vấn đã thúc giục ông làm như vậy. Nếu ông đưa tranh chấp ra Quốc hội, ông sẽ có lợi thế với tư cách là chủ tọa của Thượng viện.

Phải đến khi Gore phát biểu trước quốc gia vào ngày 13 tháng 12, một ngày sau quyết định của Tòa án, cuộc đua mới thực sự kết thúc. Ông Gore nói như một người đàn ông khi đặt súng xuống dù đạn dược vẫn còn. Ông nói: “Tôi chấp nhận sự chung cuộc của kết quả này, sẽ được phê chuẩn vào thứ Hai tới tại Đại hội Đại cử tri. Và tối nay, vì lợi ích của sự đoàn kết của chúng ta như một dân tộc và vì sức mạnh của nền dân chủ của chúng ta, tôi xin nhượng bộ."

Chúng ta không có tiền lệ hoặc thủ tục để kết thúc cuộc bầu cử này nếu Biden có vẻ như sẽ giành được đủ phiếu đại cử tri nhưng Trump từ chối nhượng bộ. Chúng ta sẽ phải phát minh ra một cái mới.

Theo một số thước đo, Trump là một nhà độc tài yếu đuối. Ông ta có cái miệng nhưng không có cơ bắp để làm việc theo ý mình một cách đảm bảo. Trump đã tố cáo Công tố Đặc biệt Robert Mueller nhưng không thể sa thải ông ta. Ông ta buộc tội kẻ thù của mình là phản quốc nhưng không thể bỏ tù họ. Ông đã bẻ cong bộ máy quan liêu và lách luật nhưng không phá bỏ hoàn toàn những ràng buộc của chúng.

Một kẻ chuyên quyền thích hợp sẽ không liều lĩnh với sự bất tiện của việc thất bại trong một cuộc bầu cử. Ông ta sẽ ấn định chiến thắng của mình trước, tránh phải lật ngược một kết quả không chính xác. Trump không thể làm điều đó.

Nhưng ông ta không bất lực trong việc làm sai lệch diễn tiến — đầu tiên là vào Ngày bầu cử và sau đó là trong Khoảng Giao Thời. Ông ta có thể làm gián đoạn một cách tồi tệ việc kiểm phiếu khi nó đang diễn ra và nếu điều đó không hiệu quả, sẽ cố gắng bỏ qua hoàn toàn. Vào Ngày bầu cử, Trump và các đồng minh của ông có thể bắt đầu bằng cách loại bỏ các phiếu dành cho Biden.

Không có sự thật nào được tìm thấy trong việc nhảy múa xung quanh điểm này: Trump không muốn người Da đen bỏ phiếu. (Ông ấy cũng đã nói vậy vào năm 2017 - ngay vào Ngày Martin Luther King - với một nhóm quyền bầu cử do King đồng sáng lập, theo một đoạn ghi âm bị rò rỉ trên Politico.) Ông ấy không muốn những người trẻ tuổi hoặc người nghèo bỏ phiếu. Ông tin rằng, có lý do, rằng ông ít có khả năng giành được tái cử nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao. Đây không phải là hiện tượng “cả hai bên”. Trong nền chính trị ngày nay, chúng ta có một bên liên tục tìm kiếm lợi thế trong việc tước quyền bỏ phiếu của những người dính kết vào phía bên kia.

Chỉ chưa đầy một năm trước, Justin Clark đã có một buổi nói chuyện kín ở Wisconsin với một số khán giả chọn lọc là các luật sư của Đảng Cộng hòa. Anh ta tưởng anh đang nói chuyện chỗ riêng tư nhưng ai đó đã mang theo thiết bị ghi âm. Anh ta có rất nhiều điều để nói về các ‘hoạt động của Ngày Bầu cử’, hay “EDO” (Election Day operations).

Vào thời điểm đó, Clark là một phụ tá cao cấp trong chiến dịch tái tranh cử của Trump; vào tháng 7, anh ta được thăng chức phó giám đốc chiến dịch. Anh ta nói: “Wisconsin là bang sẽ đi đầu theo cách này hay cách khác… Vì vậy, nó khiến EDO thực sự, 2018 thực sự, thực sự quan trọng.” Anh ta thẳng thắn đưa ra sứ mệnh: “Theo truyền thống, đảng Cộng hòa luôn đàn áp phiếu bầu… Các cử tri [theo Dân chủ] đều ở một phần của tiểu bang, vì vậy hãy bắt đầu tấn công một chút. Và đó là những gì bạn sẽ thấy vào năm 2020. Đó là những gì sẽ khác biệt rõ rệt. Đó sẽ là một chương trình lớn hơn nhiều, một chương trình xông xáo hơn nhiều, một chương trình được tài trợ tốt hơn nhiều và chúng tôi sẽ cần tất cả sự trợ giúp mà chúng tôi có thể nhận được.” (Clark sau đó tuyên bố rằng nhận xét của anh ta đã bị hiểu sai, nhưng lời giải thích của anh ta không có ý nghĩa trong ngữ cảnh đó.)

Trong tất cả các dấu hiệu thuận lợi cho các hoạt động trong Ngày bầu cử của Trump, Clark giải thích, "đầu tiên và quan trọng nhất là nghị định đồng thuận (consent decree) đã biến mất." Ông đang đề cập đến lệnh của tòa án cấm các đặc vụ Đảng Cộng hòa sử dụng bất kỳ thứ nào trong một danh sách dài các kỹ thuật thanh trừng và đe dọa cử tri. Clark nói việc hết hạn của án lệnh đó là một “vụ lớn, rất lớn, rất lớn, rất lớn.” 

Khán giả là luật sư của anh ta biết anh ta muốn nói gì. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 sẽ là cuộc bầu cử đầu tiên sau 40 năm diễn ra mà không có thẩm phán liên bang yêu cầu Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa tìm kiếm sự chấp thuận trước cho bất kỳ hoạt động "bảo vệ lá phiếu" nào tại các phòng phiếu. Vào năm 2018, một thẩm phán liên bang đã cho phép nghị định đồng thuận hết hiệu lực, phán quyết rằng các nguyên đơn không có bằng chứng về những vi phạm gần đây của đảng Cộng hòa. Theo lập luận này, nghị định đồng thuận là không còn cần thiết, bởi vì nó đã làm được việc.

Lệnh này có nguồn gốc từ cuộc bầu cử thống đốc bang New Jersey năm 1981. Theo ý kiến ​​của tòa án quận trong vụ án Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) v Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC), phía RNC bị cáo buộc đã cố gắng đe dọa cử tri bằng cách thuê các nhân viên thực thi pháp luật ngoài giờ như là thành viên của “Lực lượng Đặc nhiệm An ninh Lá phiếu Quốc gia”, một số người trong số họ có mang vũ khí và máy bộ đàm. Theo các nguyên đơn, họ đã ngăn chặn và chất vấn cử tri ở các khu dân cư thiểu số, chặn không cho cử tri vào bỏ phiếu, cưỡng bức nhân viên phòng phiếu, thách thức mọi người đủ tư cách bỏ phiếu, cảnh cáo về tội hình sự vì bỏ phiếu bất hợp pháp và nói chung là cố gắng hết sức để làm cho cử tri sợ hãi tránh xa các phòng phiếu. Sức mạnh của những phương pháp này dựa trên nỗi sợ hãi có cơ sở của những người da màu về việc tiếp xúc với cảnh sát.

Năm nay, với việc một thẩm phán không còn theo dõi, đảng Cộng hòa đang tuyển 50.000 tình nguyện viên ở 15 bang tranh chấp để giám sát các địa điểm bỏ phiếu và hỏi thăm những cử tri mà họ cho là có vẻ đáng ngờ. Trump đã gọi cho Fox News vào ngày 20 tháng 8 để nói với Sean Hannity, "Chúng tôi sẽ có cảnh sát trưởng và chúng tôi sẽ có nhân viên thực thi pháp luật và chúng tôi sẽ có, hy vọng, các công tố viên Hoa Kỳ" để theo dõi chặt chẽ các phòng phiếu. Theo Clark, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đảng Cộng hòa được tự do chống lại gian lận cử tri ở “những nơi do đảng Dân chủ điều hành”.

Cuộc thánh chiến của Trump chống lại việc bỏ phiếu qua thư là chiến lược của một người tin rằng sẽ bị thua phiếu và đang cố làm trục trặc việc kiểm phiếu.

Gian lận cử tri là một mối đe dọa hư cấu đối với kết quả của các cuộc bầu cử, một cái cớ mà đảng Cộng hòa sử dụng để ngăn cản hoặc loại bỏ các lá phiếu của những đối thủ có khả năng. Một báo cáo có thẩm quyền của Trung tâm Công lý Brennan, một tổ chức tư vấn phi đảng phái, đã tính toán tỷ lệ gian lận cử tri trong ba cuộc bầu cử vào khoảng từ 0,0003% đến 0,0025%. Một cuộc điều tra khác, từ Justin Levitt tại Trường Luật Loyola, đã đưa ra 31 cáo buộc đáng tin cậy về việc mạo danh cử tri trong số hơn 1 tỷ phiếu bầu ở Hoa Kỳ từ năm 2000 đến năm 2014. Các thẩm phán trong các vụ án về quyền bầu cử đã đưa ra những chứng cứ tương đương.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa và các đồng minh của họ đã khởi kiện nhiều vụ việc với danh nghĩa ngăn chặn gian lận trong cuộc bầu cử năm nay. Theo từng tiểu bang, họ đã tìm cách — với một số thành công — để thanh lọc các danh sách cử tri, thắt chặt các quy tắc về phiếu bầu tạm thời, duy trì các yêu cầu giấy chứng minh cử tri (Voter ID), cấm sử dụng các thùng bỏ phiếu, siết các điều kiện để bỏ phiếu qua thư, loại bỏ các lá phiếu gửi bằng thư sai sót kỹ thuật, và cấm việc đếm các phiếu bầu được đóng dấu bưu điện trước Ngày Bầu cử nhưng đến sau đó. Mục đích và tác dụng là vứt bỏ phiếu bầu với số lượng lớn.

Các thao tác pháp lý này được rút ra từ một cuốn cẩm nang xưa cũ của Đảng Cộng hòa. Điều khác biệt trong chu kỳ này, ngoài sự khốc liệt của những nỗ lực, là sự chú tâm vào việc bỏ phiếu qua thư. Tổng thống đã tiến hành một cuộc tấn công không ngừng vào việc bỏ phiếu qua bưu điện vào đúng thời điểm khi đại dịch coronavirus đang khiến hàng chục triệu cử tri đón chào việc đó.

Cuộc bầu cử tổng thống năm nay sẽ chứng kiến ​​việc bỏ phiếu qua thư trên một quy mô không giống như bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đây — một số tiểu bang dự đoán tỷ lệ bỏ phiếu qua bưu điện sẽ tăng gấp 10 lần. Một cuộc khảo sát trên 50 tiểu bang của The Washington Post cho thấy 198 triệu cử tri đủ điều kiện, hoặc ít nhất 84 phần trăm, sẽ có tùy chọn bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Trump đã thường xuyên và khẩn trương phê phán việc bỏ phiếu bằng thư, gây ra những cơn ác mộng viển vông. Một ngày nọ, ông ấy tweet, “bỏ phiếu bằng thư sẽ dẫn đến gian lận và lạm dụng lớn. nó cũng sẽ dẫn đến sự kết thúc của đảng cộng hòa vĩ đại của chúng ta. chúng ta không bao giờ có thể để thảm kịch này xảy ra với đất nước của chúng ta.” Một ngày khác, ông chỉ ra một kịch bản về giả mạo đầy tưởng tượng từ nước ngoài - và dễ dàng bị lật tẩy - rằng: “Cuộc bầu cử năm 2020 gian lận: hàng triệu lá phiếu gửi qua thư sẽ được in bởi nước ngoài và những thứ khác. nó sẽ là tai tiếng của thời đại chúng ta!”

Vào cuối mùa hè, Trump đã tuyên bố chống lại việc bỏ phiếu qua thư trung bình gần bốn lần một ngày - một tốc độ mà trước đây ông đã dành cho những mối nguy hiểm tồn vong của ông như vụ luận tội bãi nhiệm và cuộc điều tra Mueller: "Rất nguy hiểm cho đất nước của chúng ta." "Một thảm hoạ." "Cuộc bầu cử gian lận vĩ đại nhất trong lịch sử."

Trong mùa hè cũng đã có các bài báo rằng Bưu điện Hoa Kỳ, cơ quan phổ biến nhất của chính phủ, đã bị vây hãm từ bên trong bởi Louis DeJoy, tổng giám đốc bưu điện mới bổ nhiệm của Trump và là một nhà tài trợ lớn của Đảng Cộng hòa. Việc cắt giảm dịch vụ, tái cơ cấu cấp lãnh đạo và những thay đổi hỗn loạn trong hoạt động đã gây ra sự chậm trễ kéo dài trong việc phân phối thư. Tờ Los Angeles Times đưa tin, tại một cơ sở phân loại, “các công nhân đã bị chậm trễ việc xử lý các bưu kiện đến độ vào đầu tháng 8, các loài gặm nhấm và côn trùng đã bủa vây quanh các thùng chứa trái cây và thịt thối rữa, và gà con đã chết bên trong thùng của họ”.

Nhân danh hiệu quả công việc, Bưu điện đã bắt đầu ngừng hoạt động 10% các máy phân loại thư của mình. Sau đó, có tin rằng dịch vụ sẽ không còn coi các lá phiếu là thư hạng nhất trừ khi một số tiểu bang gần như tăng gấp ba lần cước phí mà họ phải trả, từ 20 đến 55 xu một phong bì. DeJoy phủ nhận mọi ý định làm chậm việc bỏ phiếu qua thư và Bưu điện đã rút lại kế hoạch trước sự chỉ trích của các nhà phê bình.

Nếu có các nghi ngờ gì về vị trí của Trump trong những thay đổi này, ông đã giải đáp chúng tại một cuộc họp báo ngày 12 tháng 8. Các đảng viên Đảng Dân chủ đang đàm phán để tăng 25 tỷ đô la tài trợ cho bưu điện và thêm 3,6 tỷ đô la hỗ trợ bầu cử cho các bang. Trump nói: “Họ không có tiền để thực hiện bỏ phiếu qua thư đại trà. Vì vậy, họ không thể làm điều đó, tôi đoán vậy. Nó rất đơn giản. Họ sẽ làm như thế nào nếu họ không có tiền để làm điều đó? "

Chúng ta nên hiểu như thế nào?

Một phần, sự thù địch của Trump đối với việc bỏ phiếu qua thư phản ánh niềm tin của ông rằng việc bỏ phiếu nhiều hơn là không tốt cho ông nói chung. Ông nói trên kênh Fox & Friends vào cuối tháng 3 rằng đảng Dân chủ muốn có “mức độ bỏ phiếu mà nếu bạn đồng ý với nó, bạn sẽ không bao giờ có một đảng viên Cộng hòa nào được bầu ở đất nước này nữa.”

Một số đảng viên Đảng Cộng hòa coi lòng thù hận của Trump như là cách tự đánh bại của chính ông. Jeff Timmer, cựu giám đốc điều hành của Đảng Cộng hòa Michigan, nói với tôi: “Nó hoàn toàn phi lý với tôi. Chiến dịch Trump và RNC và kể cả các tổ chức đảng cấp tiểu bang đang tham gia vào việc đàn áp số cử tri đi bỏ phiếu của chính họ,” bao gồm cả những người cao niên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu qua thư trong nhiều năm.

Nhưng cuộc thánh chiến của Trump chống lại việc bỏ phiếu qua thư là một biểu hiện có chiến lược khá rõ ràng về kế hoạch của ông cho Khoảng Giao Thời. Tổng thống không thực sự cố gắng ngăn chặn hoàn toàn việc bỏ phiếu bằng thư, điều mà ông không có cách nào để làm. Ông ta đang làm mất uy tín của việc thực hành và làm cạn kiệt nguồn lực của nó, ra hiệu cho những người ủng hộ ông ta bỏ phiếu trực tiếp, và chuẩn bị cơ sở cho các kế hoạch sau Bầu cử để tranh chấp kết quả. Đó là chiến lược của một người tin rằng sẽ bị thua phiếu và đang cố làm trục trặc việc kiểm phiếu.  Theo một nhóm các nhà nghiên cứu tại Stanford, bỏ phiếu qua thư không ủng hộ bên nào "trong thời gian bình thường", nhưng cụm từ đó có tác dụng rất nhiều. Phát hiện của họ, được công bố vào tháng 6, không tính đến một tổng thống mà chỉ bằng lời nói cũng có thể tạo ra một khuynh hướng đảng phái. Những dự đoán có hệ thống về gian lận của Trump dường như đã có tác động mạnh mẽ đến ý định bỏ phiếu của Đảng Cộng hòa. Ví dụ ở Georgia, một cuộc thăm dò của Đại học Monmouth vào cuối tháng 7 cho thấy 60% đảng viên Đảng Dân chủ nhưng chỉ 28% đảng viên đảng Cộng hòa có xu hướng bỏ phiếu qua thư. Tại các bang tranh chấp như Pennsylvania và Bắc Carolina, con số đảng viên Dân chủ yêu cầu bỏ phiếu qua thư nhiều hơn so với số đảng viên Cộng hòa cả hàng trăm nghìn.

Nói cách khác, Trump đã tạo ra một ủy nhiệm để phân biệt bạn và thù. Các luật sư của Đảng Cộng hòa trên khắp đất nước sẽ thấy điều này hữu ích khi kiện tụng việc kiểm phiếu. Chơi theo những con số, họ có thể coi những lá phiếu được bầu qua thư là thù địch, giống như những lá phiếu được cử tri thành thị và thị trấn đại học bỏ phiếu trực tiếp. Đó là những lá phiếu họ sẽ tranh  chấp.

Nếu các xu hướng vẫn đúng như dự báo, không gian chiến đấu của Khoảng Giao Thời sẽ được định hình bởi một hiện tượng được gọi là “sự dịch chuyển màu xanh.”

Ông Edward Foley, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Bang Ohio và là chuyên gia về luật bầu cử, đã đi tiên phong trong nghiên cứu về sự dịch chuyển màu xanh. Ông đã tìm thấy một mô hình chưa được đánh giá cao trước đây trong việc kiểm phiếu vào giờ phụ trội — kết quả sau Đêm bầu cử bao gồm các khu bầu cử báo cáo muộn, phiếu bầu vắng mặt chưa được xử lý, và các lá phiếu bầu tạm thời (provisional) của những cử tri mà quyền bỏ phiếu cần chờ được xác nhận. Trong phần lớn lịch sử nước Mỹ, việc kiểm phiếu vào giờ phụ trội không tạo ra hiệu ứng đảng phái  cách có thể đoán trước được. Trong bất kỳ năm bầu cử nhất định nào, một số bang chuyển sang màu đỏ trên kết quả kiểm phiếu sau Ngày bầu cử và một số chuyển sang màu xanh, nhưng sự chuyển dịch này hiếm khi đủ lớn để có ảnh hưởng.

Hai điều bắt đầu thay đổi khoảng 20 năm trước. Việc đếm phiếu sau giờ ngày càng lớn và có xu hướng chuyển xanh ngày càng nhiều hơn. Trong một bài báo cập nhật năm nay, Foley và đồng tác giả của ông, Charles Stewart III của Đại học MIT, cho biết họ không thể giải thích đầy đủ lý do tại sao có  sự chuyển dịch sang ủng hộ đảng Dân chủ. (Một số yếu tố: Các phiếu từ thành thị gởi về mất nhiều thời gian hơn để kiểm và hầu hết các lá phiếu tạm thời được bỏ bởi những cử tri trẻ, thu nhập thấp hoặc khá lưu động, và đó phần lớn là những thiên về phía màu Xanh.) Trong khoảng thời gian phụ trội vào năm 2012, Barack Obama đã củng cố tỷ suất chiến thắng của mình ở các bang tranh chấp như Florida (với mức tăng ròng 27.281 phiếu bầu), Michigan (60.695), Ohio (65.459) và Pennsylvania (26.146). Dù sao thì Obama cũng đã thắng cử tổng thống, nhưng những thay đổi ở mức độ đó có thể đã thay đổi kết quả của nhiều cuộc tranh cử gần hơn. Hillary Clinton đã nhận được hàng chục nghìn phiếu bầu trong thời gian kiểm phiếu phụ trội vào năm 2016, nhưng không đủ để cứu bà.

Sự dịch chuyển màu xanh vẫn chưa quyết định một cuộc bầu cử tổng thống, nhưng nó đã giúp đảo ngược cuộc đua vào Thượng viện tại Arizona vào năm 2018. Ứng viên Cộng hòa Martha McSally dường như đã giành chiến thắng trong tay với việc dẫn trước 15.403 phiếu bầu một ngày sau Ngày bầu cử. Ông Foley viết rằng trong những ngày sau đó, việc kiếm phiếu tiếp đó đã đẩy ứng viên Dân chủ, Kyrsten Sinema, vào thẳng Thượng viện với “mức tăng khổng lồ trong giờ phụ trội là 71.303 phiếu bầu.”

Tuy nhiên, chính Florida đã thu hút sự chú ý của Trump vào năm đó. Vào Đêm bầu cử, đảng Cộng hòa dẫn đầu trong các cuộc tranh cử chặt chẽ cho chức thống đốc và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Khi sự thay đổi màu xanh lam có hiệu lực, Ron DeSantis đã chứng kiến ​​vị trí dẫn đầu của mình giảm đi 18.416 phiếu bầu trong cuộc đua thống đốc. Phần thắng để vào Thượng viện của Rick Scott giảm 20,231 phiếu. Đến sáng sớm ngày 12 tháng 11, sáu ngày sau Ngày bầu cử, Trump đã thấy đủ. Ông ấy tweet một cách vô căn cứ: “Cuộc bầu cử ở Florida nên được tuyên bố phần thắng cho Rick Scott và Ron DeSantis vì số lượng lớn các lá phiếu mới xuất hiện chả rõ từ đâu, và nhiều lá phiếu bị thiếu hoặc giả mạo. Việc kiểm phiếu trung thực không còn khả thi nữa - những lá phiếu bị lây nhiễm ồ ạt. Phải đi với Đêm bầu cử! ”

Trump đã đủ hoảng sợ trước sự dịch chuyển màu xanh trong cuộc bầu cử của người khác để ngụy tạo các cáo buộc gian lận. Trong cuộc bầu cử này, khi tên của chính ông ta có trên lá phiếu, sự dich chuyển màu xanh có thể là lớn nhất chưa từng thấy. Các phiếu bầu qua thư đòi hỏi nhiều thời gian hơn để kiểm đếm ngay cả trong một năm bình thường và năm nay sẽ có nhiều hơn hàng chục triệu phiếu bầu trong số đó so với bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đây. Nhiều tiểu bang cấm xử lý các lá phiếu gửi đến sớm trước Ngày Bầu cử; một số cho phép đếm phiếu bầu đến muộn.

Một cố vấn pháp lý của Trump cho biết: “Bất kỳ kịch bản nào mà bạn đưa ra cũng sẽ không kỳ dị như thực tế của nó”.

Phản ứng bản năng của Trump như một người quan sát vào năm 2018 — để ngăn chặn sự kiểm phiếu — trông giống chiến lược cho trong năm nay. Một cố vấn pháp lý cho chiến dịch tranh cử quốc gia của Trump, người sẽ không đồng ý nêu tên, nói với tôi: “Sẽ có kết quả trong Đêm bầu cử. Có một kỳ vọng trong cả nước rằng sẽ có những người chiến thắng và kẻ thua cuộc được gọi tên. Nếu kết quả của Đêm Bầu cử bị thay đổi do các lá phiếu được đếm sau Ngày Bầu cử, bạn có những thành phần cơ bản cho một cuộc tranh chấp dơ bẩn (nguyên văn: shitstorm)."

Tôi nói không có “nếu” về nó. Số lượng nhất định thay đổi. “Vâng,” vị cố vấn đồng ý, và cũng đồng ý rằng việc kiểm phiếu sau ngày Bầu cử sẽ mang lại nhiều phiếu bầu cho Biden hơn cho Trump. Đảng Dân chủ sẽ kiên quyết kéo dài việc kiểm phiếu để có thể đếm hết mọi phiếu bầu. Người cố vấn cho biết, xung đột dẫn đến sẽ ở trên đầu họ.

Anh ta nói: “Họ đang yêu cầu nó. Họ đang cố gắng tối đa hóa số phiếu đại cử tri của mình và họ nghĩ rằng không có nhược điểm nào của điều đó." Anh ấy nói thêm, "Sẽ có con số trong Đêm bầu cử, số lượng đó sẽ thay đổi theo thời gian và kết quả khi số lượng cuối cùng được đưa ra sẽ bị cho là không chính xác, là gian lận -  bạn gọi sao cũng được.”

Trường hợp xấu nhất cho một cuộc kiểm phiếu có trật tự cũng được một số nhà lập mô hình bầu cử coi là dễ xảy ra nhất: đó là Trump sẽ vượt lên dẫn trước trong Đêm bầu cử, dựa trên kết quả trực tiếp, nhưng vị trí dẫn đầu của ông sẽ từ từ nhường chỗ cho chiến thắng của Biden khi số phiếu bầu được gửi qua thư  lên bảng. Ông Josh Mendelsohn, Giám đốc điều hành của công ty mô hình dữ liệu Hawkfish của đảng Dân chủ, gọi kịch bản này là “ảo ảnh màu đỏ”. Chỉ có thể hình dung được sự hỗn loạn của khoảng thời gian đó, được thúc đẩy bởi các cuộc biểu tình trên đường phố, mạng xã hội và những cuộc đấu tranh tuyệt vọng của Trump để khoá lại vị trí dẫn đầu của mình. Cố vấn pháp lý của Trump cho biết: “Bất kỳ kịch bản nào mà bạn đưa ra sẽ không kỳ dị như thực tế của nó.”

Các luật sư bầu cử nói về một "khoản lời của vụ kiện tụng" trong các cuộc đua sít sao. Việc kiểm phiếu trong các báo cáo ban đầu càng sít sao và càng nhiều phiếu còn lại để kiểm, động cơ đấu tranh trước tòa càng lớn. Nếu có điều gì đó như là Lời cầu nguyện của một Quản trị viên Bầu cử, như một số người trong số họ chỉ nói nửa đùa, thì lời đó sẽ là, "Lạy Chúa, hãy để cho một  thắng một trận lở đất."

Liệu một trận thắng lở đất có thể giải thoát cho chúng ta xung đột ở Khoảng Giao Thời? Về lý thuyết, có. Nhưng có vẻ không có nhiều cơ may.

Thật khó có thể tưởng tượng một Trump dẫn đầu tuyệt vời trong Đêm bầu cử đến mức khiến ông nằm ngoài tầm với của Biden. Trừ khi các bang tranh chấp có thể xoay xở để đếm hầu hết các lá phiếu gửi qua thư của họ vào đêm đó, điều này dường như là không thể đối với một số bang trong số đó, khi mà kỳ vọng về sự dịch chuyển màu xanh sẽ khiến Biden tiếp tục chiến đấu. Ngược lại, một sự dẫn điểm thực sự lớn của Biden trong Đêm bầu cử có thể khiến Trump không có hy vọng bắt kịp. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể thấy nó đầu tiên ở Florida. Nhưng kịch bản này là cực kỳ lạc quan đối với Biden, nếu xem xét lợi thế của Cộng hòa trong các cử tri bầu trực tiếp, và trong mọi trường hợp Trump sẽ không thừa nhận thất bại. Vào lúc sớm sủa này trong Khoảng Giao Thời, ông ta sẽ có những lựa chọn thiết thực để giữ cho cuộc đua tồn tại.

Cả hai bên đang chuẩn bị cho một loạt các chuyển động khẩn cấp tại các tòa án tiểu bang và liên bang. Họ đã giao tranh từ tòa án này sang tòa án khác cả năm ở hơn 40 tiểu bang, và Ngày Bầu cử sẽ bắt đầu một giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến pháp lý.

Các lá phiếu gửi qua thư sẽ có rất nhiều sai sót để các luật sư của Trump nắm bắt. Bỏ phiếu qua thư phức tạp hơn bỏ phiếu trực tiếp và các lỗi kỹ thuật thường xảy ra ở mỗi bước. Nếu cử tri cung cấp một địa chỉ mới, hoặc nếu họ viết một phiên bản khác của tên mình (ví dụ: bằng cách rút ngắn Benjamin thành Ben), hoặc nếu chữ ký của họ đã thay đổi trong nhiều năm, hoặc nếu họ in tên của họ trên dòng chữ ký, hoặc nếu họ không niêm phong lá phiếu bên trong một phong bì bảo mật bên trong, phiếu bầu của họ có thể không được tính. Với bỏ phiếu trực tiếp, nhân viên phòng phiếu có thể giải quyết các lỗi nhỏ như thế này, chẳng hạn bằng cách hướng cử tri  ký đúng chỗ, nhưng những người bỏ phiếu qua thư có thể không có cơ hội giải quyết chúng.

Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào mùa xuân này, các luật sư của Đảng Cộng hòa đã chạy thử các cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tại các văn phòng bầu cử quận trên khắp đất nước. Một bản ghi nhớ nội bộ do một luật sư tên J. Matthew Wolfe chuẩn bị cho Đảng Cộng hòa Pennsylvania vào tháng 6 đã báo cáo về một cuộc tập trận như vậy. Wolfe, cùng với một luật sư Đảng Cộng hòa khác và một thành viên của chiến dịch tranh cử Trump, đã theo dõi chặt chẽ nhưng không can thiệp khi các ủy viên bầu cử ở Philadelphia rà soát các phiếu bầu tạm thời và qua thư. Wolfe đã lập danh mục những điểm không hoàn hảo, ghi nhận những phản đối mà đảng của ông có thể đã nêu ra.

Có trường hợp chữ ký bị thiếu, hay chữ ký tắt, hay chữ ký được đặt sai chỗ. Có những cái tên ghi trên phong bì bảo mật bên trong, mà lẽ ra là không được đánh dấu, và những lá phiếu hoàn toàn không có phong bì bảo mật. Một số phong bì được gửi đến “không có dấu bưu điện hoặc dấu bưu điện khó đọc,” Wolfe viết. (Chờ xem chuyện các dấu bưu điện sẽ trở thành câu chuyện thường trực của năm 2020.) Một số cử tri đã viết ngày sinh của họ vào chỗ của ngày ký, và những người khác viết xuống "một ngày không thể có, như một ngày sau cuộc bầu cử."

Wolfe viết: “Một số quyết định của các ủy viên rõ ràng là vi phạm hướng dẫn và ngôn ngữ của bộ luật bầu cử.” Ông khuyến nghị “người có liên hệ với đảng xem xét từng đơn và từng phong bì phiếu bầu qua thư” vào tháng 11. Đó chính xác là kế hoạch.

Các đội pháp lý của cả hai bên đang lên kế hoạch cho các vụ kiện đồng thời, trên quy mô của Florida trong cuộc bầu cử năm 2000, nhưng lần này ở nhiều bang tranh chấp. Myrna Pérez, giám đốc quyền bầu cử và việc bầu cử tại Trung tâm Brennan, nói với tôi: “Tôi sẽ đặt cược ở Texas, Georgia và Florida.”

Có vô số trường hợp ngẫu nhiên trong bất kỳ cuộc bầu cử nào để các luật sư khai thác. Tại Quận Montgomery, Pennsylvania, không xa nơi thử nghiệm tại Philadelphia của Wolfe, ủy ban đảng Cộng hòa của quận đã thu thập các bức ảnh theo phong cách giám sát về những diễn biến đáng ngờ có chủ đích tại một thùng phiếu trong cuộc bầu sơ bộ. Trong một trình tự, một nhân viên của quận được mô tả là đặt “những lá phiếu không bảo mật” trong thùng xe hơi. Trong một trường hợp khác, một nhân viên bảo vệ được cho là “ngắt kết nối máy phát điện cung cấp điện cho các camera an ninh”. Những bức ảnh có thể mang bất cứ ý nghĩa gì — không thể nói được, ngoài ngữ cảnh — nhưng chúng chính xác là loại bằng chứng thay thế mà chắc chắn sẽ lan truyền trong những ngày đầu của Khoảng Giao Thời.

Cuộc chiến bầu cử sẽ không bị giới hạn trong phòng xử án. Các nhà phân xử cuộc bầu cử địa phương có thể mong đợi được nêu tên và công bố thông tin cá nhân và gán tội là đặc vụ của George Soros hoặc antifa. Đám đông hung hãn gồm những người tự xưng là người bảo vệ lá phiếu sẽ lại dẫn tới một "cuộc bạo loạn Brooks Brothers" trong vụ đếm phiếu lại trong vụ án Bush v Gore tại Florida, khi những người biểu tình được chiến dịch Bush chi trả tổ chức một cuộc biểu tình bạo lực ngăn cản những người tham gia kiểm phiếu hoàn thành cuộc kiểm phiếu ở Quận Miami-Dade.

Những điều như thế này đã xảy ra, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn chúng ta có thể mong đợi vào tháng 11. Với Trump, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi: Một người đương nhiệm tàn nhẫn có thể làm gì mà chưa từng được thử trước đây?

Giả sử rằng những đoàn lữ hành của những người ủng hộ Trump, được trang trí bằng các phụ kiện của Tu chính án thứ hai, hội tụ về các điểm bỏ phiếu ở các thành phố lớn vào Ngày bầu cử. Họ nói rằng họ đến để điều tra các báo cáo về gian lận cử tri trên mạng xã hội. Những người phản đối kéo đến, các cuộc giao tranh nổ ra, các phát súng được bắn ra và những người bỏ phiếu bỏ chạy hoặc không thể đến được các phòng phiếu.

Sau đó, giả sử tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Các nhân viên liên bang trong trang phục chiến đấu, được tổ chức gần đó từ trước, di chuyển đến để khôi phục lại luật pháp và trật tự và đảm bảo an toàn cho cuộc bỏ phiếu. Giữa các cuộc đụng độ đang diễn ra, họ ở lại để theo dõi con đường. Họ đóng cửa các đường phố dẫn đến các cuộc bỏ phiếu. Họ quản lý các lá phiếu chưa được kiểm đếm để lưu giữ như bằng chứng gian lận.

Norm Ornstein của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết: "Tổng thống không thể hủy bỏ cuộc bầu cử, nhưng nếu ông ấy nói, ‘Chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp và chúng ta sẽ đóng cửa khu vực này một thời gian vì bạo lực đang diễn ra’ thì sao?” Nếu bạn đang ở trong trại của Trump và không quan tâm đến ranh giới, ông ấy nói, "điều tôi mong đợi là bạn sẽ không làm một hoặc hai điều trong số này — và bạn sẽ làm nhiều nhất có thể."

Có nhiều biến thể của cơn ác mộng. Các địa điểm can thiệp có thể là bưu điện. Lý do có thể là một báo cáo tình báo giả định về các lá phiếu giả được gửi từ Trung Quốc.

Tất nhiên đây chỉ là suy diễn. Nhưng không có kịch bản nào trong số này xa rời những điều mà tổng thống đã làm hoặc đe dọa làm. Trump đã điều động Lực lượng Vệ binh Quốc gia đến Washington, D.C., và cử lực lượng của Bộ An ninh Nội địa đến Portland, Oregon và Seattle trong các cuộc biểu tình mùa hè đòi công lý chủng tộc, với lý do mỏng manh là bảo vệ các tòa nhà liên bang. Ông ta cho biết ông ta có thể viện dẫn Đạo luật Khởi nghĩa năm 1807 và “triển khai quân đội Hoa Kỳ” tới “các thành phố do Đảng Dân chủ điều hành” để bảo vệ “tính mạng và tài sản”. Chính phủ liên bang có ít cơ sở để can thiệp trong các cuộc bầu cử, vốn phần lớn được điều khiển bởi luật tiểu bang và được quản lý bởi khoảng 10.500 khu vực pháp lý địa phương, nhưng không ai quen thuộc với quan điểm của Tổng chưởng lý Bill Barr về quyền lực tổng thống lại nên nghi ngờ rằng ông có thể tìm thấy quyền lực cho Trump.

Với mỗi ngày trôi qua sau ngày 3 tháng 11, tổng thống và các đồng minh của ông có thể đưa ra thông điệp rằng cuộc kiểm phiếu hợp pháp đã kết thúc và đảng Dân chủ từ chối tôn trọng kết quả. Trump đã thả con ngựa này trong nhiều tháng. Vào tháng Bảy, ông ấy đã tweet, "Phải biết kết quả Bầu cử vào đêm Bầu cử, không phải nhiều ngày, nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm sau!"

Những gì Trump nói có quan trọng không? Thật hấp dẫn khi ví số phiếu bầu với điểm số tại một sự kiện thể thao. Huấn luyện viên thua cuộc có thể ôm bụng kêu la kiểu nào anh ta thích, nhưng khi trọng tài chính gọi, trận đấu kết thúc. Một điều quan trọng cần biết về Khoảng Giao Thời là không có trọng tài chính - không có thẩm quyền duy nhất nào có thể quyết định cuộc thi và đặt nó nghỉ. Có một loạt các quan chức thấp hơn, mỗi người bị giới hạn trong quyền tài phán và vướng vào các quy tắc không rõ ràng.

Chiến lược của Trump cho giai đoạn này của Khoảng Giao Thời sẽ là một cuộc chơi kéo dài thời gian cùng với một nỗ lực phối hợp nhằm chấm dứt việc kiểm phiếu và loại bỏ phiếu bầu của Biden. Tòa án cuối cùng có thể phải cân nhắc. Nhưng khi đó, diễn đàn của quyết định có thể đã chuyển đi nơi khác.

Khoảng Giao Thời dành 35 ngày để kiểm phiếu và giải quyết các kiện tụng liên quan. Vào ngày thứ 36, ngày 8 tháng 12, một thời hạn quan trọng sẽ đến.

Ở giai đoạn này, việc lập bảng thực tế của cuộc bỏ phiếu trở nên ít quan trọng hơn đối với kết quả. Điều đó nghe có vẻ không đúng, nhưng nó là vậy: Những người tham chiến, đặc biệt là Trump, giờ đây sẽ chuyển sự chú ý của họ sang việc bổ nhiệm các đại cử tri đoàn tổng thống.

Ngày 8 tháng 12 được gọi là hạn chót "an toàn" (“safe-harbor") để bổ nhiệm 538 người nam giới và phụ nữ tạo nên Cử tri đoàn. Các đại cử tri sẽ không gặp nhau cho đến sáu ngày sau, ngày 14 tháng 12, nhưng mỗi tiểu bang phải chỉ định họ vào ngày “an toàn” để đảm bảo rằng Quốc hội sẽ chấp nhận giấy ủy nhiệm của họ. Quy chế kiểm soát nói rằng nếu "bất kỳ tranh cãi hoặc tranh cãi nào" vẫn còn sau đó, thì Quốc hội sẽ quyết định đại cử tri nào, nếu có, có thể bỏ phiếu của bang cho vị trí tổng thống.

Chúng ta đã quen với việc lựa chọn đại cử tri theo phương thức phổ thông đầu phiếu, nhưng không có điều gì trong Hiến pháp nói rằng phải như vậy. Điều II quy định rằng mỗi tiểu bang sẽ chỉ định các đại cử tri “theo cách thức mà Cơ quan lập pháp của họ có thể chỉ đạo.” Kể từ cuối thế kỷ 19, mọi bang đều nhường quyền quyết định cho cử tri của mình. Mặc dù vậy, Tòa án Tối cao khẳng định trong vụ Bush kiện Gore rằng mỗi tiểu bang “có thể lấy lại quyền chỉ định đại cử tri”. Làm thế nào và khi nào một nhà nước có thể làm như vậy đã không được kiểm tra trong hơn một thế kỷ qua.

Trump có thể kiểm tra điều này. Theo các nguồn tin trong Đảng Cộng hòa ở cấp tiểu bang và quốc gia, chiến dịch tranh cử của Trump đang thảo luận về các kế hoạch dự phòng để bỏ qua kết quả bầu cử và bổ nhiệm các đại cử tri trung thành ở các bang chiến trường nơi Đảng Cộng hòa chiếm đa số lập pháp. Với lời biện minh dựa trên những tuyên bố về gian lận tràn lan, Trump sẽ yêu cầu các nhà lập pháp tiểu bang bỏ phiếu phổ thông sang một bên và thực hiện quyền lực của họ để trực tiếp chọn một nhóm đại cử tri. Trump càng kéo dài việc giữ kết quả kiểm phiếu trong sự nghi ngờ, các nhà lập pháp sẽ càng cảm thấy áp lực hơn để hành động trước khi thời hạn an toàn hết hạn.

Đối với một cảm quan dân chủ hiện đại, việc loại bỏ phiếu phổ thông để giành lợi ích cho đảng phái trông không thoải mái giống như một cuộc đảo chính, bất kể giấy phép nào có thể được tìm thấy trong luật pháp. Đảng Cộng hòa có thấy vị trí đó đủ đáng lo ngại để họ chống lại không? Liệu họ có bỏ phế cuộc bầu cử trước việc sử dụng một mưu đồ như vậy? Căn cứ của Trump sẽ phải trả một cái giá đắt cho sự phản bội đó và đến mức đó, các quan chức của đảng sẽ bị lún vào một câu chuyện về gian lận.

Cố vấn pháp lý cho chiến dịch tranh cử của Trump mà tôi trò chuyện đã nói với tôi rằng việc thúc đẩy bổ nhiệm các đại cử tri sẽ được đóng khung trong điều kiện bảo vệ ý chí của người dân. Cố vấn cho biết một khi đã cam kết với quan điểm mà việc đếm phiếu trong giờ phụ đã bị gian lận, các nhà lập pháp tiểu bang sẽ muốn tự mình đánh giá những gì cử tri dự định.

Vị cố vấn cho biết: “Các cơ quan lập pháp của bang sẽ nói, ‘Được rồi, chúng tôi đã được trao quyền lực hiến định này. Chúng tôi không cho rằng kết quả của tiểu bang của chúng tôi là chính xác, vì vậy đây là nhóm đại cử tri mà chúng tôi cho rằng phản ánh đúng kết quả của tiểu bang của chúng tôi’.“ Ông nói thêm, các đảng viên Đảng Dân chủ đã tự vạch trần mưu kế này qua việc tạo điều kiện cho việc kiểm phiếu trong giờ phụ trội.

Vị cố vấn nói: “Nếu bạn có quan niệm rằng lá phiếu có thể đến mà tôi không biết là bao nhiêu ngày — ở một số tiểu bang một tuần, 10 ngày — thì lượng phiếu khủng sẽ chỉ bị đẩy lùi và đẩy lùi và đẩy lùi lại. Vì vậy, hãy chọn chất độc của bạn. Điều tồi tệ hơn là để cho các nhà lập pháp chọn lựa  các đại cử tri hay là chỉ nhận những lá phiếu cho đến Ngày Bầu cử?”

Khi The Atlantic hỏi chiến dịch tranh cử của Trump về kế hoạch đi vòng qua việc kiểm phiếu và bổ nhiệm các đại cử tri trung thành, và về các chiến lược khác được thảo luận trong bài báo, phó thư ký báo chí quốc gia đã không trực tiếp trả lời các câu hỏi. Cô Thea McDonald nói trong một email: "Thật đáng phẫn nộ khi Tổng thống Trump và nhóm của ông ấy đang bị coi thường vì tôn trọng pháp quyền và đấu tranh minh bạch cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các phương tiện truyền thông chính thống đang trao quyền tự do cho Đảng Dân chủ vì những nỗ lực của họ nhằm nhổ bỏ hoàn toàn hệ thống và khiến cuộc bầu cử của chúng ta rơi vào hỗn loạn.”  Cô ấy viết rằng Trump đang đấu tranh cho một cuộc bầu cử đáng tin cậy, "và bất kỳ lập luận nào khác đều là một thuyết âm mưu nhằm mục đích làm vẩn đục vấn đề."

Ở Pennsylvania, ba nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa nói với tôi rằng họ đã thảo luận trực tiếp về việc bổ nhiệm trực tiếp các đại cử tri giữa họ với nhau, và một người nói rằng anh ta đã thảo luận về nó với chiến dịch quốc gia của Trump.

Ông Lawrence Tabas, Chủ tịch Đảng Cộng hòa Pennsylvania, nói với tôi: “Tôi đã đề cập đến vấn đề này với họ và tôi hy vọng họ cũng đang suy nghĩ về điều đó. Tôi không nghĩ đây là thời điểm thích hợp để thảo luận về những chiến lược và cách tiếp cận đó, nhưng [chỉ định trực tiếp đại cử tri] là một trong những lựa chọn. Đó là một trong những lựa chọn pháp lý có sẵn được quy định trong Hiến pháp.” Ông ấy nói thêm rằng sở thích của mọi người là đếm nhanh và chính xác. “Tuy nhiên, nếu quy trình có sai sót, và có những sai sót đáng kể, công chúng của chúng ta có thể mất niềm tin và sự tin tưởng” vào tính liêm chính của cuộc bầu cử.

Ông Jake Corman, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện của bang, muốn thay đổi chủ đề, nhấn mạnh rằng ông hy vọng một cuộc kiểm phiếu sạch sẽ tạo ra một cuộc kết quả chung cuộc vào Đêm bầu cử. Ông ấy nói với tôi: “Nó càng kéo dài, càng có nhiều ý kiến, càng có nhiều lý thuyết và càng nhiều thuyết âm mưu được tạo ra.” Ông cho phép nếu tranh cãi vẫn tiếp diễn khi hạn an toàn gần đến, cơ quan lập pháp sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc bổ nhiệm các đại cử tri. “Chúng tôi không muốn đi theo con đường đó, nhưng chúng tôi hiểu luật pháp đưa chúng tôi đến đâu và chúng tôi sẽ tuân theo luật”.

Đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện lập pháp ở sáu bang tranh chấp sát sao nhất. Trong số đó, Arizona và Florida cũng có các thống đốc thuộc Đảng Cộng hòa. Ở Michigan, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin, các thống đốc là đảng viên Đảng Dân chủ.

Ông Foley, học giả về bầu cử của bang Ohio, đã lập bản đồ về các hiệu ứng gợn sóng nếu các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa bổ nhiệm các đại cử tri của Trump bất chấp cuộc bỏ phiếu ở các bang như Pennsylvania và Michigan. Các thống đốc đảng Dân chủ sẽ trả lời bằng cách xác nhận số phiếu chính thức, một hoạt động bình thường trong thẩm quyền của họ, và họ sẽ lập luận rằng các nhà lập pháp không thể chọn các đại cử tri khác nhau một cách hợp pháp sau khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. “Giấy chứng nhận xác nhận” của họ, được gửi đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, sẽ nói rằng các bang của họ đã bổ nhiệm các đại cử tri cam kết với Biden. Mỗi nhóm đại cử tri cạnh tranh sẽ có dấu ấn của một nhánh chính quyền tiểu bang.

Tại Arizona, Ngoại trưởng Katie Hobbs, người giám sát các cuộc bầu cử, là một đảng viên Dân chủ. Bà có thể khẳng định quyền lực của mình trong việc chứng nhận kết quả bỏ phiếu và đưa ra một nhóm các đại cử tri của Biden. Ngay cả ở Florida, nơi có sự thống nhất quyền lực của Đảng Cộng hòa, các đại cử tri cam kết bầu cho Biden có thể gặp gỡ và chứng nhận phiếu bầu của chính riềng họ với hy vọng có thể gây ra “tranh cãi hoặc tranh chấp” khiến kết quả của bang họ phải nộp cho Quốc hội. Điều tương tự gần như đã xảy ra trong trận chiến kiểm phiếu lại ở Florida năm 2000. Thống đốc đảng Cộng hòa Jeb Bush đã chứng nhận đại cử tri cho anh trai mình, George W. Bush, vào ngày 26 tháng 11 năm đó, trong khi các thủ tục kiện tụng kiểm phiếu lại vẫn đang được tiến hành. Luật sư trưởng của Gore, Ronald Klain, đã trả lời bằng cách đặt một phòng trong tòa nhà thủ đô cũ của Florida để các đại cử tri Dân chủ bỏ phiếu bầu đối nghịch lại cho Gore. Chỉ có sự nhượng bộ của Gore, năm ngày trước cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri, đã dẹp yên kế hoạch đó.

Trong bất kỳ tình huống nào trong số này, các Đại cử tri sẽ nhóm họp vào ngày 14 tháng 12 mà không có sự nhất trí về chuyện người nào  quyền hợp lệ để bỏ lá phiếu quyết định.

Các nhóm đại cử tri đối thủ có thể tổ chức các cuộc họp song hành ở các thủ phủ Harrisburg, Lansing, Tallahassee hoặc Phoenix, bỏ phiếu đại cử tri tương tự cho các ứng cử viên phía mình. Mỗi phương tiện sẽ chuyển các lá phiếu của mình, như Hiến pháp quy định, "đến ghế của chính phủ Hoa Kỳ, trực tiếp đến Chủ tịch Thượng viện." Nước đi tiếp theo sẽ thuộc về Phó Tổng thống Mike Pence.

Đây sẽ là một cuộc khủng hoảng hiến pháp thực sự, là cuộc khủng hoảng đầu tiên nhưng không phải là cuối cùng của Khoảng Giao Thời. Ông Norm Ornstein nói: “Sau đó, chúng ta bị ném vào một thế giới nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.”

Hai người đàn ông đang tuyên bố giành được ghế tổng thống. Thời gian tiếp theo để giải quyết vấn đề còn hơn ba tuần nữa.

Ngày 6 tháng 1 diễn ra ngay sau khi Quốc hội mới tuyên thệ nhậm chức. Quyền kiểm soát của Thượng viện sẽ rất quan trọng đối với nhiệm kỳ tổng thống bây giờ.

Pence, với tư cách là chủ tịch Thượng viện, sẽ nắm trong tay hai chứng chỉ bầu cử trái ngược nhau từ mỗi bang trong số những bang tranh chấp. Tu chính án thứ Mười hai chỉ nói thế này về những gì xảy ra tiếp theo: "Chủ tịch Thượng viện, trước sự chứng kiến ​​của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các giấy chứng nhận và sau đó các phiếu bầu sẽ được tính."

Lưu ý thể bị động trong câu. Ai đếm? Những chứng chỉ nào được tính?

Nhóm của Trump sẽ chọn cách lý giải là ngôn ngữ hiến pháp để lại những câu hỏi đó cho phó tổng thống. Điều này có nghĩa là Pence có quyền đơn phương tuyên bố tái đắc cử của chính mình và nhiệm kỳ thứ hai cho Trump. Các đảng viên Dân chủ và các học giả pháp lý sẽ phê phán kiểu tự chia bài như vậy và chỉ ra rằng Quốc hội đã lấp đầy những lỗ hổng trong Tu chính án thứ mười hai bằng Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri, đạo luật này cung cấp hướng dẫn về cách giải quyết loại tranh chấp này. Rắc rối với các hướng dẫn là theo cách nói của Foley, chúng được nhiều người coi là “ phức tạp và không thể hiểu thấu”, “mập mờ và xấu xí” và “một trong những ngôn ngữ luật lệ kỳ lạ nhất từng được Quốc hội ban hành”.

Nếu Khoảng Giao Thời là một cuộc tranh đua để tìm kiếm trọng tài, thì giờ đây nó có 535 người như thế, và một cuốn cẩm nang mà không ai chắc chắn về cách đọc. Viên chức chủ trì là một trong những cầu thủ trên sân.

Ông Foley đã đưa ra một nghiên cứu dài 25.000 từ trên Tạp chí Luật của Đại học Chicago tại Loyola, vạch ra những con đường mà cuộc chiến tiếp theo có thể xảy ra nếu  vấn đề với phiếu đại cử tri của chỉ một tiểu bang.

Nếu đảng Dân chủ giành lại Thượng viện và nắm giữ Hạ viện, thì mọi con đường được quy định trong Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri cuối cùng sẽ dẫn đến một nhiệm kỳ tổng thống của Biden. Điều ngược lại áp dụng nếu đảng Cộng hòa nắm giữ Thượng viện và bất ngờ giành lại Hạ viện. Nhưng nếu Quốc hội vẫn chia đôi cho hai đảng, sẽ có những điều kiện mà không thể có kết quả quyết định - không có kết quả nào có hiệu lực pháp luật rõ ràng. Mỗi bên có thể trích dẫn các đoạn văn bản nghe hợp lý về các quy tắc mà ứng cử viên của mình đã giành chiến thắng. Không có lá phiếu để giải quyết tỷ số hoà.

Làm thế nào mà Quốc hội lại rơi vào bế tắc không thể phá vỡ? Luật pháp là một mê cung trong những phần này, quá phức tạp để lập bản đồ trong một bài báo trên tạp chí, nhưng tôi có thể phác họa một con đường.

Giả sử chỉ có Pennsylvania gửi các nhóm đại cử tri đối thủ, và 20 phiếu cử  đoàn của họ sẽ quyết định nhiệm kỳ tổng thống.

Một đoạn của Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri nói rằng Quốc hội phải công nhận các đại cử tri được chứng nhận bởi thống đốc, người là đảng viên Dân chủ, trừ khi Hạ viện và Thượng viện đồng ý điều khác. Hạ viện sẽ không đồng ý khác, và vì vậy Biden thắng Pennsylvania và Nhà Trắng. Nhưng Pence gõ búa và phán quyết chống lại đoạn văn của luật này, thay vào đó ủng hộ một đoạn văn khác  bảo rằng Quốc hội phải loại bỏ cả hai nhóm đại cử tri đang tranh cãi. Quy chế bị cắt xén có thể được đọc một cách hợp lý  theo cách nào cũng được.

Với các đại cử tri của Pennsylvania bị loại, sẽ còn lại 518 phiếu đại cử tri. Nếu Biden dẫn trước sít sao trong số đó, ông ta lại tuyên bố thắng cử tổng thống, bởi vì ông ta có “số phiếu bầu lớn nhất”, như Tu chính án thứ Mười hai quy định. Nhưng các đảng viên Cộng hòa chỉ ra rằng cũng Tu chính án đó đòi hỏi người thắng cử phải có "đa số của toàn bộ số đại cử tri đoàn." Toàn bộ số đại cử tri, theo quy tắc của Pence, là 538, và Biden có thể dưới số 270 cần thiết.

Theo lập luận này, không ai đạt được chức vụ tổng thống và quyết định được chuyển cho Hạ viện, với một phiếu bầu cho mỗi tiểu bang. Nếu cán cân đảng phái hiện tại được giữ vững, 26 trong số 50 phiếu bầu sẽ dành cho Trump.

Trước khi Pence có thể chuyển từ Pennsylvania đến Rhode Island, vị trí tiếp theo trong danh sách theo thứ tự bảng chữ cái khi Quốc hội kiểm phiếu, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sẽ trục xuất tất cả các thượng nghị sĩ khỏi sàn Hạ viện của mình. Giờ đây, Pence bị ngăn cản việc hoàn thành việc kiểm đếm "với sự hiện diện của" Hạ viện, như Hiến pháp yêu cầu. Pelosi thông báo kế hoạch bị đình trệ vô thời hạn. Nếu số lượng vẫn chưa hoàn thành vào Ngày nhậm chức, bản thân bà Chủ tịch Hạ viện sẽ trở thành quyền tổng thống.

Pelosi chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 trừ khi Pence đảo ngược phán quyết của mình và chấp nhận rằng Biden đã thắng. Pence không chịu thua. Ông triệu tập lại Thượng viện ở một địa điểm khác, với các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện chen vào và có ý định hoàn thành việc kiểm phiếu, đưa Trump trở thành tổng thống đắc cử. Và như vậy sẽ có ba người cố giành Phòng Bầu dục và đều có thể được ủng hộ.

Có những con đường khác trong mê cung. Nhiều dẫn đến ngõ cụt.

Đây là cuộc khủng hoảng hiến pháp tiếp theo, lớn hơn cuộc khủng hoảng ba tuần trước đó, bởi vì luật pháp và Hiến pháp không có thẩm quyền nào khác để tham khảo. Tòa án Tối cao vẫn có thể can thiệp, nhưng nó cũng có thể tránh một cuộc gặp gỡ đau thương khác với một câu hỏi cơ bản về chính trị.

Sáu mươi bốn ngày đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử. Bế tắc ngự trị. Còn hai tuần nữa là đến Ngày nhậm chức.

Ông Foley, người đã thấy trước sự bế tắc này, không biết cách giải quyết. Ông ấy không thể cho bạn biết cách chúng ta tránh nó theo luật hiện hành, hoặc nó kết thúc như thế nào. tại thời điểm này, nó không phải là một câu hỏi nặng về luật. Đó là một câu hỏi về quyền lực. Trump đang có quyền sở hữu Nhà Trắng. Ông ta sẽ đẩy ranh giới bao xa để giữ nó, và ai sẽ đẩy lùi? Đó cũng là câu mà tổng thống đã đặt ra kể từ ngày ông nhậm chức.

Tôi hy vọng có được một số thông tin chi tiết từ một loạt các bài tập được thực hiện vào mùa hè này bởi một nhóm các cựu quan chức dân cử, học giả, chiến lược gia chính trị và luật sư. Trong bốn ngày mô phỏng, Dự án Chuyển đổi Chính danh đã lập mô hình cuộc bầu cử và hậu quả của nó trong nỗ lực tìm kiếm các điểm xoay quanh nơi mọi thứ có thể sụp đổ. (NMGV: Bài liên quan: Một nhóm lưỡng đảng dự đoán “Bạo động" nếu Trump thất cử và từ chối rời Nhà Trắng)

Họ tìm thấy rất nhiều. Một số kịch bản bao gồm các nhóm đại cử tri đấu tay đôi như tôi đã mô tả. Trong một phiên bản, thống đốc bang Michigan của đảng Dân chủ là người đầu tiên dùng đến việc bổ nhiệm các đại cử tri, sau khi Trump ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia tạm dừng kiểm phiếu và một người bảo vệ thân thiện với Trump đã phá hủy các lá phiếu gửi qua thư. John Podesta, chủ tịch chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton vào năm 2016, đã dẫn đầu một nhóm Biden trong một kịch bản khác được chuẩn bị để theo chân Trump tới bờ vực nội chiến, khuyến khích ba quốc gia da xanh đe dọa ly khai. Sự phá vỡ chuẩn mực này sinh ra sự phá vỡ chuẩn mực khác. (Chính bà Clinton, trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 cho chương trình The Circus của Showtime, cũng nắm bắt tinh thần tương tự. Bà ấy nói,“Joe Biden không nên nhượng bộ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”)

Nếu bạn là một cử tri, hãy nghĩ đến việc bỏ phiếu trực tiếp. Nếu bạn có nguy cơ mắc COVID-19 thấp, hãy tình nguyện làm việc tại các cuộc thăm dò.

Rất rất nhiều bài viết đã được viết về các diễn tiến, bao gồm cả lời kể trực tiếp từ đồng nghiệp David Frum của tôi. Nhưng tất cả có một khoảng trống khó hiểu. Không có câu chuyện nào giải thích đầy đủ về cách các cuộc tranh chấp kết thúc. Tôi muốn biết ai đã tuyên thệ nhậm chức.

Tôi gọi cho bà Rosa Brooks, một giáo sư Georgetown, người đồng sáng lập dự án. Thật đáng kinh ngạc, bà không có câu trả lời cho tôi. Bà không biết câu chuyện rồi sẽ diễn ra như thế nào. Trong một nửa số lần mô phỏng, những người tham gia đã không đến được Ngày Nhậm chức.

Bà nói: “Chúng tôi phải chỉ ra những tình huống có sự bế tắc về hiến pháp, không có biện pháp giải quyết rõ ràng, có bạo lực ở cấp đường phố. Tôi nghĩ rằng trong một trong số đó, chúng tôi đã có Trump viện dẫn Đạo luật Khởi nghĩa và chúng tôi có quân đội trên đường phố… Năm giờ đã trôi qua và chúng tôi nói: ‘Được rồi, chúng ta đã xong’.” Bà ấy nói thêm:“ Một khi mọi thứ rõ ràng đã ra khỏi đường rầy, không có lợi ích cụ thể nào để tìm xem chính xác họ sẽ đi xa như thế nào."

Bà Brooks nói, “Mục tiêu của chúng tôi khi làm điều này là cố gắng xác định những khoảnh khắc can thiệp, xác định những khoảnh khắc mà sau đó chúng tôi có thể nhìn lại và nói, ‘Điều gì sẽ thay đổi điều này? Điều gì sẽ giúp nó không trở nên tồi tệ như thế này?’” Dự án không đạt được nhiều tiến bộ ở đó. Không có bài học nào được học về cách kiềm chế một tổng thống vô pháp khi xung đột diễn ra, không có động thái thay thế nào được đưa ra để ngăn chặn thảm họa.  Brooks nói với tôi trong một email tiếp theo: “Tôi cho rằng bạn có thể nói rằng chúng tôi đang ở vùng ngoài nhận thức (terra incognita): không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nữa.”

Hệ thống chính trị có thể không còn đủ mạnh để bảo toàn tính toàn vẹn của nó. Thật sai lầm khi cho rằng các hội đồng bầu cử, cơ quan lập pháp tiểu bang và Quốc hội có khả năng vẽ ra các đường để đảm bảo một cuộc bỏ phiếu hợp pháp và sự chuyển giao quyền lực có trật tự. Chúng ta có thể phải tự tìm cách vẽ những con đường đó.

Có những cải cách cần xem xét vào một ngày khác, khi một cuộc bầu cử không xảy ra với chúng ta. Những điều nhỏ nhặt, giống như dọn dẹp những phần âm u của Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri. Những cái lớn, giống như loại bỏ Đại cử tri. Những việc rõ ràng, như chi tiền để giúp các cơ quan bầu cử thiếu thốn có thể nâng cấp hoạt động của họ nhằm đẩy nhanh và đảm bảo việc kiểm phiếu vào Ngày bầu cử.

Hiện tại, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là bảo vệ nền dân chủ hiện có. Bắt đầu bằng cách từ chối nếp nghĩ rằng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra như các cuộc bầu cử khác. Có khả năng xảy ra một điều gì đó vượt quá chuẩn mực. Có lẽ nhiều hơn một điều. Mong đợi chuyện ngược lại sẽ làm giảm phản xạ của chúng ta. Nó sẽ ru chúng ta vào hy vọng giả dối rằng Trump có thể dễ xử lý bởi các lực vốn có thể kiềm chế những người đương nhiệm bình thường.

Nếu bạn là một cử tri, hãy nghĩ đến việc bỏ phiếu trực tiếp. Hơn nửa triệu phiếu bầu qua bưu điện đã bị từ chối trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay, ngay cả khi Trump không cố gắng ngăn chặn chúng. Nếu bạn có nguy cơ mắc COVID-19 tương đối thấp, hãy tình nguyện làm việc tại các phòng phiếu. Nếu bạn biết những người cởi mở với lập luận, hãy truyền miệng rằng kết quả tiếp tục thay đổi sau Đêm Bầu cử là điều bình thường. Nếu bạn quản lý việc đưa tin tức, hãy dự đoán các biện pháp ngoài hiến pháp, và bố trí các phóng viên và đội ngũ để phản ứng với chúng. Nếu bạn là người quản trị viên bầu cử, hãy lập kế hoạch cho những trường hợp dự phòng mà bạn chưa từng hình dung trước đây. Nếu bạn là thị trưởng, hãy xem xét cách triển khai cảnh sát của bạn để xua đuổi những kẻ gian có ý đồ xấu. Nếu bạn là nhân viên thực thi pháp luật, hãy bảo vệ quyền tự do bầu cử. Nếu bạn là một nhà lập pháp, hãy chọn không tham gia vào trò ngụy biện. Nếu bạn là thẩm phán tại các bang tranh chấp, hãy làm quen với các án lệ bầu cử. Nếu bạn có một vị trí trong chuỗi chỉ huy quân sự, hãy nhớ nhiệm vụ của bạn là từ bỏ các mệnh lệnh trái pháp luật. Nếu bạn là công chức, hãy biết rằng đất nước của bạn cần bạn hơn bao giờ hết để làm điều đúng đắn khi bạn được yêu cầu làm khác vậy.

Hãy tự chủ. Một cuộc bầu cử không thể bị đánh cắp trừ khi người dân Hoa Kỳ, ở một mức độ nào đó, chấp thuận. Một điều mà bà Brooks đã nghĩ đến kể từ khi cuộc diễn tập của bà kết thúc là sức mạnh của một cuộc biểu tình hòa bình trên quy mô lớn. Bà nói: “Chúng ta đã có những người chơi ở cả hai bên đang cố gắng vận động những người ủng hộ họ đến với số lượng lớn, và chúng ta không thực sự có một cơ chế tốt để quyết định, liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt không? Nếu có thì điều đó đã tạo ra sự khác biệt nào? Nó để lại một số câu hỏi lớn về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có cuộc biểu tình hàng loạt theo phong cách Cách mạng Cam kéo dài trong nhiều tuần. Điều đó sẽ có những tác động gì? ”

Chỉ một lần, vào năm 1877, Khoảng Giao Thời đã đưa đất nước đến bờ vực sụp đổ thực sự. Chúng tôi sẽ không tìm thấy mô hình nào trong tập đó cho chúng tôi bây giờ.

Bốn bang đã cử các bảng kết quả đại cử tri đối nghịch tới Quốc hội trong cuộc chạy đua tổng thống năm 1876 giữa đảng viên Dân chủ Samuel Tilden và đảng viên Cộng hòa Rutherford B. Hayes. Khi một tòa án đặc biệt ban phước cho các phiếu đại cử tri của Hayes, các đảng viên Đảng Dân chủ bắt đầu các kiểu vặn vẹo quốc hội để cản trở việc kiểm phiếu trong Quốc hội. Kế hoạch của họ là chạy hết  giờ cho đến Ngày nhậm chức, khi người đương nhiệm của Đảng Cộng hòa, Ulysses S. Grant, sẽ phải từ chức.

Khi chỉ còn không đến hai ngày trước khi nhiệm kỳ của Grant hết hạn, Tilden đã phải nhượng bộ. Sự nhượng bộ của ông ta dựa trên một thỏa thuận đáng trách về việc rút quân đội liên bang khỏi miền Nam, nơi họ đang bảo vệ quyền của những người Da đen được giải phóng. Nhưng đó không phải là món đút lót duy nhất Tilden nhận được.

Mối đe dọa của lực lượng quân sự đã ở trong không khí. Tổng thống Grant cho biết rằng ông ta đã chuẩn bị để tuyên bố thiết quân luật ở New York, nơi có tin đồn rằng Tilden dự định tuyên thệ nhậm chức, và ông sẽ bảo vệ lễ nhậm chức của Hayes bằng quân đội .

Đó là một tiền lệ đáng lo ngại cho năm 2021. Nếu các thể chế chính trị của chúng ta không tạo ra một tổng thống hợp pháp và nếu Trump duy trì thế bế tắc trong năm mới, thì ứng cử viên hỗn loạn và tổng tư lệnh sẽ là một./.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 345)
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 20248:05 CH(Xem: 774)
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 20248:11 CH(Xem: 934)
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 20246:22 CH(Xem: 1002)
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 20246:20 CH(Xem: 1003)
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 1711)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 20247:24 CH(Xem: 1485)
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 1473)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 1665)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 2390)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 2062)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 1207)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 1726)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1261)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1471)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 2024
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 2024
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 2024
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 2024
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.