Việt Nam ở ngã 3 đường biển Đông

04 Tháng Sáu 20153:42 CH(Xem: 12684)

Việt Nam ở ngã 3 đường biển Đông

Phạm Trần (Danlambao) - Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai cựu thù, nhưng Việt Nam phải đứng một mình giữa gọng kìm Trung-Mỹ ở Biển Đông.
Đó là kết quả sau chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từ 31/05 đến 02/06 (2015). Hai bên đã ghi dấu đậm nét trong“Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng” và 3 cuộc họp của ông Carter với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh; Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang.
Các tin chính thức từ phía Việt Nam cho biết: "Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng để định hướng hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương được ký kết năm 2011."
Bản ghi nhớ Việt-Mỹ ký năm 2011 nhằm: "Tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, tham vấn chính sách quốc phòng song phương; tăng cường hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh; tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc; trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thiên tai, thảm họa; hợp tác trong lĩnh vực quân y, tham vấn lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, ADMM+ (ASEAN Defence Ministers Meeting-Plus); hợp tác an ninh biển."(báo Lao Động online 01/06/2015)
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: "Cuộc hội đàm đã diễn ra trên tinh thần hữu nghị, cởi mở, thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đã trao đổi về quan hệ quốc phòng song phương và nhận thấy sự phát triển tích cực và ổn định trong lĩnh vực này. Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đã triển khai tương đối tích chương trình khắc phục hậu quả chiến tranh. Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng lần này là nhằm tăng cường hữu nghị, hiểu biết, xây dựng lòng tin, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước". (VOV, Voice of Vietnam, 01/06/015)
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Carter xác nhận: "Hai bên hợp tác để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực và xa hơn nữa. Mỹ cam kết ủng hộ một Việt Nam độc lập, vững mạnh, thịnh vượng, tôn trọng quyền con người và quy định luật pháp."
Ông nói trong cuộc họp báo chung với tướng Phùng Quang Thanh: “Chúng tôi đã trao đổi về đề xuất của Mỹ các bên tranh chấp dừng ngay việc bồi đắp tôn tạo các đảo. Bộ trưởng Thanh giải thích rất rõ ràng công việc của Việt Nam. Bộ trưởng có đề cập Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Tôi cho đây là một diễn đàn đa quốc gia và Mỹ rất ủng hộ để giải quyết hòa bình các tranh chấp.” 
Bộ Quy tắc ứng xử, hay Code of Conduct (COC) do Hiệp hội các nước Đông Nam Á đề xướng với Trung Quốc từ năm 2012 nhằm “luật pháp hóa” hoạt động của các bên ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc đã tìm mọi cách để từ chối ký kết. Bắc Kinh cho rằng họ chỉ nói chuyện song phương với các nước có tranh chấp với Trung Quốc, trong khi khối ASEAN thì không.
Chẳng những thế, Trung Quốc đã tự động tân tạo nhiều vùng đảo và dẫy san hô ở Biển Đông mà cả Phi Luật Tân và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên Việt Nam là bên bị thiệt thòi và bị Trung Quốc đe dọa an ninh nhiều nhất, sau khi Bắc Kinh đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa năm 1988 (cũng có tin nói 8 vị trí).
Tại diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La (Tân Gia Ba) ngày 30/5 (2015), ông Carter tố cáo Trung Quốc đã chiếm 2,000 mẫu ở Biển Đông chỉ trong vòng 18 tháng. Ông cáo giác Trung Quốc đã “vượt ra ngoài luật pháp quốc tế” khi hành động như vậy.
Tại Hà Nội hôm 1/6, Bộ trường Carter nhắc lại: “Như tôi đã nói một tuần trước ở Honolulu và hôm qua ở Shangri-La, Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực làm gia tăng căng thẳng và quân sự hóa các tranh chấp trong khu vực.
 
Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhưng chúng tôi có quan tâm và lợi ích trong khu vực, liên quan đến tự do hàng không và hàng hải, tự do thương mại. Không có hành động nào của bất kỳ quốc gia tranh chấp nào có thể làm thay đổi quan điểm của Hoa Kỳ.”
Ông cũng nói thẳng cho Trung Quốc biết: “Đừng bao giờ nghĩ sai. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, rẽ sóng và tuần tiễu ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép như Quân đội Mỹ vẫn làm khắp nơi trên thế giới.”
(“There should be no mistake,” Carter said. “The United States will fly, sail and operate wherever international law allows, as U.S. forces do all over the world.” (trích diễn văn tại Shangri-La)
Ông cũng kêu gọi tất cả các bên “dừng ngay và vĩnh viễn mọi việc liên quan đến bồi đắp và cải tạo đất”.
“Quan tâm của chúng tôi làm sao khu vực hòa bình và ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại, để các quốc gia trong khu vực kể cả Hoa Kỳ có điều kiện phát triển.”
Phía Việt Nam, qua lời tướng Phùng Quang Thanh, cũng xác nhận: “Việt Nam đang đóng quân trên 9 đảo nổi, 12 đảo chìm. Với các đảo nổi chúng tôi kè xung quanh để không bị xói lở, đảm bảo cho người dân và lực lượng đóng quân trên đảo có cuộc sống an toàn. Với các đảo chìm chúng tôi chỉ xây nhà rất nhỏ, ở được ít người và không mở rộng ra. Tính chất và quy mộ của chúng tôi hoàn toàn vì mục đích dân sự.”
Ông Thanh hàm ý không mở mang rộng hay “quân sự hóa” như Trung Quốc đang làm, sau khi Thượng nghị sĩ John MacCain, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thương viện Mỹ tố cáo Trung Quốc đã đem súng Trọng pháo vào một trong những đảo tân tạo. 
Có tin nói các ổ đại pháo này đang có mặt ở đảo Gạc Ma, mới được tái tạo rộng gần 14 mẫu. Tại tất cả các vùng do Trung Quốc tân tạo đều có dinh thự phòng thủ, dàn radar, đường bay và bến cảng.
Trung Quốc - Việt Nam 
Đối với Trung Quốc thì dù bị tấn công tại Hội nghị Shangri-La, Trưởng đoàn, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội vẫn làm như không quan tâm, và nói rằng: "Tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn hòa bình và ổn định, và không bao giờ có vấn đề về tự do hàng hải".
Họ Tôn coi vùng Biển Đông như sân nhà của Trung Quốc nên tiếp tục khẳng định:"Trung Quốc đã tiến hành xây dựng trên một số đảo và rạn san hô trên Biển Đông chủ yếu vì mục đích cải tạo chức năng của các đảo và rạn san hô này, cũng như điều kiện làm việc và sống của những người ở đó… Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cần thiết, việc này sẽ giúp thực hiện tốt hơn các trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc liên quan đến việc tìm kiếm và cứu hộ trên biển, ngăn ngừa và cứu trợ thảm họa, nghiên cứu khoa học, quan sát thời tiết, bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải, nghề cá và các dịch vụ khác." 
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 3/6 (2015), Tân Hoa Xã (Xinhua) trích lời người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phê phán những chỉ trích về tình hình Biển Đông: “Trung Quốc phản đối tiến hành giải thích tuỳ tiện luật pháp quốc tế.”
Xinhua viết: “Bà tái khẳng định, hoạt động liên quan của Trung Quốc là hợp pháp, hợp tình và hợp lý, Trung Quốc là người bảo vệ và xây dựng luật pháp quốc tế và quy tắc quốc tế. Trung Quốc không làm những việc vi phạm luật pháp quốc tế, hại người lợi mình, nhưng kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia theo pháp luật.”
Như vậy thì Trưởng đoàn Việt Nam tại Shangri-La, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói gì?
Ông Vịnh nói với Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN, 30-05-015): “Tại Đối thoại Shangri-La lần này, tôi đi thay Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bận việc ở trong nước nên đoàn Việt Nam không có phát biểu tại Đối thoại. 
 
Tuy nhiên, việc đầu tiên đoàn làm được khi đến đây là lắng nghe một cách hết sức có trách nhiệm tiếng nói của tất cả các quốc gia có liên quan về nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, đoàn cũng có các cuộc tiếp xúc song phương bên lề nhằm trao đổi ý kiến xung quanh các vấn đề đang nổi lên, như vấn đề xây dựng phát triển, vấn đề chiến lược và can dự của các nước lớn hay vấn đề Biển Đông. Trong các cuộc tiếp xúc, chúng tôi được lắng nghe những ý kiến xung quanh những vấn đề như vậy để chúng ta nắm được xu thế chung đối với khu vực của chúng ta, đồng thời chúng ta cũng bày tỏ quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước xung quanh những vấn đề mà thế giới và khu vực đang quan tâm. Trong các cuộc tiếp xúc thì đầu tiên là chúng ta tập trung thúc đẩy hợp tác song phương, bàn những biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác với các quốc gia.”
Đây là một thái độ rất khác thường của phía Việt Nam, nước bị Trung Quốc chèn ép và lấn đất, dành biển nhiều nhất ở Biển Đông mà lại không công khai phát biểu lập trường bảo vệ lãnh thổ của mình thì ai muốn giúp? 
Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ dám đi nước cờ “hậu trường” để hy vọng Trung Quốc sẽ nương tay.
Tướng Vịnh tiết lộ việc họp với Phái đoàn Trung Quốc như thế này: “Có thể ví dụ một số cuộc tiếp xúc song phương có kết quả rất tốt, như với Trung Quốc. Tại cuộc gặp với đoàn Trung Quốc, hai bên đã bàn những giải pháp cụ thể để thực hiện những cam kết của hai bộ trưởng quốc phòng đã thống nhất trong giao lưu quốc phòng vừa qua. Bên cạnh đó, hai bên cũng thống nhất những nội dung như nghiên cứu chiến lược chung, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình và trong một số nội dung khác hai bên cũng đạt được sự thống nhất. Chúng tôi cũng đã bàn về việc chuẩn bị để tháng 9 tới, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng tại Hà Nội, làm thế nào để những cuộc đối thoại chiến lược này đóng góp thực chất vào việc tăng cường mối quan hệ hai nước, song đồng thời cũng để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, đặc biệt là những vấn đề trên biển.”
Nói riêng về tranh chấp Biển Đông, tướng Vịnh xác nhận: “Về vấn đề Biển Đông, đoàn Việt Nam đã đề cập một cách thẳng thắn, trung thực, trên tinh thần xây dựng với đoàn Trung Quốc về những quan ngại của chúng ta liên quan đến vấn đề Biển Đông. Và chúng tôi cũng đưa ra những đề xuất mang tính chất xây dựng, trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc để làm sao quân đội không làm tình hình căng thẳng hơn. Ngược lại, quân đội hai nước phải tham mưu cho Đảng và Nhà nước hai bên để xoa dịu tình hình, trước hết là không để xảy ra căng thẳng, và tuyệt đối không để xảy ra xung đột. Sau đó, hai bên từng bước tìm ra giải pháp để hợp tác trên những khu vực đã được phân định mà hai bên đã thống nhất, như là tuần tra chung, hợp tác cảnh sát biển, tổ chức tìm kiếm cứu nạn...”
Những điều ông Vịnh nói không có gì mới mà chỉ lập lại đường đi lối bước “nhũn như con chi chi” của phía Việt Nam đối với hành động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng, như đã chứng minh ở Biển Đông, mặc cho Việt Nam năn nỉ ỉ ôi, Trung Quốc vẫn lấn chiếm ngày một thô bạo và mau chóng khiến cho biển đảo Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc mỗi ngày một nhanh, bất chấp những cam kết đã ký với Việt Nam từ trước.
Vậy mà ông Vịnh vẫn khiếm tốn nói với Tôn Kiến Quốc tại Shangri-La: “Chúng tôi cũng trao đổi với phía Trung Quốc rằng vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết tuân thủ theo luật pháp quốc tế và mỗi bên cần phải tự kiểm soát hành vi của mình, đừng để hành vi của mình phải buộc phía bên kia lên tiếng. Điều này là rất không hay đối với hai nước láng giềng vốn có truyền thống tốt đẹp Việt Nam và Trung Quốc, thì chúng ta cũng không nên để việc như vậy xảy ra. Chúng tôi đã trao đổi vấn đề như vậy với đoàn Trung Quốc và họ cũng ghi nhận một cách tích cực. Chúng tôi tin rằng, những thông tin đó sẽ được báo cáo lên lãnh đạo Quân ủy Trung ương Trung Quốc.”
Người đứng đầu Quân ủy Trung ương Trung Quốc không ai khác hơn là Tập Cận Bình, Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa. Họ Tập từng nghiêm chỉnh lập lại quan điểm nhất quán của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đối với Biển Đông rằng“biển của ta, hãy gác tranh chấp cùng khái thác”.
Ông Tập Cận Bình cũng chỉ thị cho Quân đội phải “bảo vệ quyền lợi biển” là cốt lõi của Trung Quốc.
Như vậy đã rõ chưa mà ông Vịnh và lãnh đạo CSVN cứ tiếp tục ngây ngô vuốt râu cọp?
Carter-Trọng-Sang
Nhưng đối với hai ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì họ đã nhìn vấn đề Biển Đông như thế nào rong cuộc tiếp Bộ trưởng Ashton Carter ngày 01/06/2015?
Theo tin chính thức của phía Việt Nam thì không thấy nói đến tuyên bố của ông Trọng liên quan đến Biển Đông trong cuộc họp với ông Carter.
Tin từ TTXVN cho biết ông Carter nhìn nhận: "Hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều tiến triển tích cực, kể cả trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng; khẳng định Hoa Kỳ coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Bộ trưởng tán thành sự cần thiết tăng cường trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực và những diễn biến gần đây ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ca-tơ thông báo cho Tổng Bí thư kết quả tham dự Diễn đàn Shang-ri La tại Xinh-ga-po vừa qua và tái khẳng định quan điểm ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao và trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế."
Về phần mình, ông Trọng đã: "Khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng Bí thư ghi nhận sự hợp tác của Chính quyền, Quốc hội và nhiều tổ chức, cá nhân Hoa Kỳ nói chung trong việc tham gia giải quyết hậu quả chiến tranh; đồng thời cũng hoan nghênh sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong đó có việc rà phá bom mìn, tẩy độc môi trường, hỗ trợ nhân đạo và tìm kiếm quân nhân mất tích. Tổng Bí thư nhấn mạnh sự cần thiết phía Hoa Kỳ nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực này nhằm tăng cường lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở cho sự phát triển của quan hệ song phương, trong đó có lĩnh vực quốc phòng."
Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm với ông Trường Tấn Sang thì vấn đề Biển Đông đã được ông Sang nêu lên.
Tin TTXVN viết ông Sang đã: "Đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục có sự hỗ trợ cần thiết cho Việt Nam trong quá trình tăng cường năng lực của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Chủ tịch nước cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin trên các kênh thích hợp về các vấn đề quan tâm.
 
“Trao đổi về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước nhấn mạnh qua theo dõi tình hình, dư luận khu vực và thế giới đều thấy rằng Biển Đông là một trong những vấn đề đang ngày càng trở nên nóng bỏng. Việt Nam luôn theo đuổi chính sách xây dựng đất nước phồn thịnh, độc lập, tự chủ, mong muốn hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở đoàn kết và hữu nghị, đây là lập trường nhất quán của Việt Nam. Các tranh chấp trên biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở đối thoại hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về luật biển 1982 của LHQ, nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đi đến COC."
Bản tin viết tiếp lời ông Sang nói với ông Carter: “Chủ tịch nước nhấn mạnh, trên diễn đàn quốc tế, chúng ta nghe nhiều đến khái niệm tự kiềm chế, không làm phức tạp tình hình và Việt Nam là quốc gia nghiêm chỉnh thực hiện điều đó. Thái độ của Việt Nam là rõ ràng, phản đối mạnh mẽ các hành động làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đó là chưa kể việc có một số người tuyên bố việc thay đổi hiện trạng, tôn tạo đảo có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Chủ tịch nước khẳng định, sự phi lý của đường đứt khúc 9 đoạn đang làm phức tạp thêm tình hình, Việt Nam hoan nghênh tất cả các nước ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp mới nảy sinh trên biển Đông.”
Ông Sang không nói tên Trung Quốc, nhưng rõ ràng ông đã chỉ trích hành động và chủ trương của Bắc Kinh muốn kiểm soát gần toàn bộ diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông mà họ đã tự vẽ trong hình Lưỡi Bò, hay còn được gọi là đường 9 đoạn.
Ông Sang cũng đề nghị với ông Carter rằng: "Hai bên cần có những việc làm cụ thể thiết thực như kết thúc TPP, bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.”
TPP, hay Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp ước Đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương) bao gồm 12 quốc gia gồm Brunei, Chile (Chí Lợi), New Zealand (Tân Tây Lan), Singapore (Tân Gia Ba), United States (Hoa Kỳ), Australia (Úc Đại Lợi), Peru, Việt Nam, Malaysia (Mã Lai Á), Mexico, Canda (Gia Nã Đại) và Japan (Nhật Bản).
Khối kinh tế này đang có những cuộc thương thuyết vào giai đoạn chót và hy vọng kết thúc trong năm nay (2015) sẽ là một địch thủ có khả năng thách thức đối với kế hoạch bành trướng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Á Châu và Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Carter thì nói với ông Sang rằng hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua: "Là những tín hiệu tích cực và thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ nhằm tăng cường hợp tác hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ có quan điểm khá tương đồng liên quan đến hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông, và mong muốn rằng hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ về vấn đề này.”
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Carter đã công bố cung cấp 18 triệu dollars cho Cảnh sát biển Việt Nam mua tàu tuần tra cao tốc Metal Shark của Mỹ. Và Mỹ cũng giúp Việt Nam xây dựng trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình cho quân đội Việt Nam. 
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ sớm cử chuyên gia gìn giữ hòa bình công tác thường trực tại tòa Đại sứ Mỹ để phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Việt Nam trong công tác huấn luyện quân đội Việt Nam tham gia các phái bộ của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, những việc làm này của Mỹ hay việc Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí sát thương phòng thủ cho Việt Nam sau này không có nghĩa là Lãnh đạo đảng CSVN sẽ tìm đường thoát khỏi bao vây của Bắc Kinh.
Bởi vì Việt Nam vẫn còn khăng khăng bảo vệ lập trường quốc phòng 3 không gồm: "Không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dựa vào nước nào để chống nước khác."
Chủ trương này có vẻ là khôn ngoan đấy, nhưng Việt Nam sẽ phải đứng một mình giữa ngã 3 đường ở Biển Đông, hay giữa gọng kìm Trung-Mỹ để nhìn biển đảo Việt Nam mất dần vào tay Bắc Kinh thay vì có thể lấy lại những gì đã mất. 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười Một 20166:51 CH(Xem: 9019)
Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì Việt Nam sẽ bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì sản xuất của Việt Nam gần như hoàn toàn phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Hoa. Bằng chứng trong năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu khỏang 32,3 tỷ dollars từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm 2014, căn cứ vào báo cáo của nhà nước. Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là trên 14 tỷ dollars, tuy có gỉam lối 2 tỷ so với cùng thời gian năm 2015.
14 Tháng Mười Một 20168:45 CH(Xem: 9424)
Phải nói thật phần lớn đó là những người tuy sống ở Mỹ nhưng tiếng Anh không đủ giỏi để có thể đọc, đối chiếu, so sánh các nguồn thông tin, dữ liệu và tự rút ra kết luận thay vì chỉ phán theo cảm tính yêu ghét, hoặc cũng đọc báo, nghe tivi nhưng không đủ trình độ tra cứu. Rồi khi tranh cãi không lại thì nổi khùng lên, thóa mạ, hoặc bảo người đang sống ở VN hay nước khác đừng xen vào chuyện “nước Mỹ của chúng tôi” nữa. Nghe không khác gì cái kiểu nhà cầm quyền VN hay nói các anh ở bên ngoài đừng xen vào chuyện nội bộ của VN!
13 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 9879)
”Tôi hoàn toàn thất vọng khi thấy bất cứ nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Anh... nào ủng hộ hoặc gián tiếp công nhận một bộ máy toàn trị đang đàn áp dân tôi! Tất cả họ làm đều chỉ nhằm mục đích có lợi cho nước họ. Còn với dân tôi, họ mặc kệ... ngoài vài câu phản đối “cho có” khi xảy ra các vụ đán áp, bắt bớ vi hiến, vô luật pháp,.. vài vụ phá hoại, giải tỏa trụ sở tôn giáo, miếu mạo, chùa chiền...
12 Tháng Mười Một 20166:45 CH(Xem: 8712)
Cũng giống như cha con vua Ủn ở Bắc Hàn thỉnh thoảng lôi hạt nhân ra tí toáy để dọa thế giới, chính quyền công an trị của Việt Nam cứ độ nửa năm, một năm lại bắt lấy 1-2 người hoạt động nhân quyền - dân chủ, bỏ tù để kiếm cớ “gây sức ép ngoại giao” với Mỹ. Chính quyền của bà Clinton – nếu bà ấy ngồi ghế tổng thống - là dễ bị bắt nạt kiểu đó lắm’ Có thể thấy trong mấy nhiệm kỳ tổng thống Mỹ vừa qua, Mỹ giúp cho dân chủ ở Việt Nam thì ít mà nuôi dưỡng chế độ VN đứng vững để đàn áp nhân quyền thì nhiều. Trong các cuộc mặc cả, nhà cầm quyền VN chỉ có được chứ không mất.
11 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 8922)
Ngoài điểm khác biệt trên, tất cả nội dung còn lại đều xoay quanh vấn đề lý luận, tư tưởng mà các văn kiện trước cũng đã nêu ra. Nguyên nhân không chủ quan thì khách quan. Đổ lỗi cho các thế lực thù địch và đối tượng chống phá vẫn tận dụng chiêu bài “diễn biến hòa bình” xem ra còn hiệu quả. Rồi “một bộ phận không nhỏ” tiếp tục là những con sâu làm rầu nồi canh vì bản tính “ăn” (tham nhũng) tạp, “ăn” không chừa thứ gì gây mất uy tín đảng trong mắt dân.
09 Tháng Mười Một 20166:45 CH(Xem: 8801)
Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương viết tắt là TPP mà nhà cầm quyền cộng sản VN mong mỏi đã hoàn toàn biến mất, Tân Tổng Thống D.Trump là người chống lại hiệp ước này một cách quyết liệt nhất và chắc chắn rằng sau khi hủy bỏ TPP hàng rào thuế quan sẽ được áp giá vào những mặt hàng xuất khẩu của những quốc gia khác trong đó có Việt Nam với những mức thuế cao ngất trời nhằm bảo hộ mậu dịch cho nước Mỹ
09 Tháng Mười Một 20166:15 CH(Xem: 10003)
“Không phải con bò đi qua cổng trường Đại Học, rồi cũng trở thành kỹ sư.” – Nguyễn Đình Cống. Cơ chế giáo dục của một xã hội không lấy tính trung thực làm gốc thì trách sao không sản sinh ra những phế nhân tri thức ? Rồi chính những phế nhân tri thức ấy được tôn vinh bởi một xã hội dối trá từ trong bản chất. Bao lâu cái vòng lẩn quẩn của sự dối trá này còn tồn tại, thì cái bệnh hư danh vẫn còn hoành hành trong từng tế bào suy nghĩ của rất nhiều người.
03 Tháng Mười Một 20166:30 CH(Xem: 9340)
Nếu ta cộng thêm khoảng 35 km vuông ở Hoàng Sa thì chúng ta sẽ thấy có đến 104 km vuông bị phá hủy bởi hoạt động đánh bắt trai lớn ngoài biển Đông. Tổng số rạn san hô bề mặt bị phá hủy mất khoảng 10%. Con số thiệt hại của rạn san hô nằm sâu dưới đáy biển là khoảng 3%. Nó không quá lớn để làm chết hoàn toàn các rạn san hô khi con số chỉ không quá 10%. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục những hoạt động như hiện nay thì con số thiệt hại sẽ còn cao hơn nữa. Cho nên chúng ta cần phải chấm dứt các hoạt động này ngay bây giờ.
03 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 9914)
Nhưng thế nào là “dân chủ cực đoan” ? Cực đoan, theo quan niệm của Ban Tuyên giáo đảng là kiểu “dân chủ của chủ nghĩa Tư bản”. Đảng CSVN chỉ muốn “tập trung dân chủ” để kiểm soát và ban phát tùy tiện. Đảng cũng chỉ muốn dân chủ trong nội bộ đảng, nhất là khi có sinh hoạt đảng bộ. Tiêu chuẩn thiểu số phục tùng đa số là nguyên tắc bất di bất dịch, dù phe đa số là những người toa rập bè phái để lấy thịt đè người.
02 Tháng Mười Một 20167:15 CH(Xem: 9304)
Sự phẩn uất của người dân tích tụ lại và dâng tràn theo năm tháng, cứ thử đến Việt Nam và hỏi một người bất kỳ nào đó, từ Bắc, Trung hay Nam kết quả đều có câu trả lời giống nhau là họ hoàn toàn không tin vào chính phủ, một chế độ vẽ vời mộng mị về một cái thiên đường mà chính tên đảng cướp trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng không biết rằng thêm 100 năm nữa có tới chưa!
01 Tháng Mười Một 20166:15 CH(Xem: 10157)
Cũng chẳng lạ gì vì ông Trọng đã lên án những người ký Kiến nghị 72 (tức là những người có ý kiến rất khác với ĐCSVN về hai điểm a) và b) kể trên) là những người suy thoái, thoái hóa từ lâu rồi. Nhưng nay nó được nâng lên chính sách chính thống của ĐCSVN), đó là điều khủng khiếp. Các đảng viên ĐCSVN ký thư ngỏ 61 chắc chắn là những người suy thoái, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” như vậy. Các đảng viên ĐCSVN đang tích cực làm công tác “đảng vận” cùng các nhà hoạt động khác...
31 Tháng Mười 20166:45 CH(Xem: 10147)
Sự thật đã cho thấy rằng, nếu so sánh giữa hai con người, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì Tổng thống Ngô Đình Diệm mới chính là một con người thật sự yêu nước, có tinh thần quốc gia, tinh thần dân tộc, có khát vọng xây dựng một nước VN độc lập, giàu mạnh, tự cường về nhiều mặt đối với ngoại bang. Tổng thống Ngô Đình Diệm mới chính là con người có đời sống cực kỳ thanh bạch, không có một chút tai tiếng nào trong đời tư.
29 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 9293)
Chính quyền thì lại cho rằng có những kẻ xấu, những thế lực thù địch đã nhân cơ hội này lôi kéo, tuyên truyền và kích động người dân chống phá nhà nước như nội dung phát biểu của thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Hoàng Vĩnh Bảo khi đưa ra cảnh báo là cần phải thận trọng khi viết về nhân quyền.
28 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 9889)
Cách đây 60 năm (1956-2016), chế độ cộng hoà đã được thiết lập tại Việt Nam, với bản Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà ban hành ngày 26-10-1956 tại Miền Nam Việt Nam. Trước đó 15 năm, một chế độ cộng hòa khác đã được Hồ Chí Minh dựng lên sau cái gọi là Cách mạng Tháng 8 năm 1945 mang bảng hiệu giả mạo “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
27 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 8924)
“Nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ. Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.”
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!