Nho giáo cản trở tiến trình dân chủ hóa Việt Nam như thế nào

12 Tháng Mười 201910:21 CH(Xem: 6706)

Nho giáo cản trở tiến trình dân chủ hóa Việt Nam như thế nào


confucius   Thời đại chúng ta không cần thứ triết lý phong kiến vay mượn của bọn Tàu phù - QĐB



      Mai Vũ Phạm

Trong bài này, người viết sẽ đưa ra dẫn chứng để lập luận rằng sự ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo đã tạo ra các rào cản làm trì trệ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Muốn lập luận Nho giáo không chống dân chủ, thì phải chứng minh được (1) các học thuyết Nho giáo giúp ích cho tiến trình vận động và thiết lập dân chủ, hoặc (2) các học thuyết Nho giáo không xung đột với các nguyên tắc nền tảng của dân chủ.

Dân chủ và Nho giáo có xung khắc?

Để biết Khổng giáo có khuyến khích dân chủ hay không, trước hết chúng ta cần đồng ý với nhau về khái niệm dân chủ. Một cách giản dị, dân chủ là một thể chế chính trị bắt buộc phải có các định chế nền tảng, gồm: bầu cử tự do công bằng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Một nhà nước tự nhận là dân chủ, nhưng thiếu một trong các nguyên tắc nền tảng trên, thì cũng không được xem là dân chủ.

Xét về mặt triết lý chính trị, Nho giáo đối nghịch hoàn toàn với dân chủ bởi mục tiêu của nó là bảo đảm sự trường tồn của chế độ quân chủ, không phải vì hạnh phúc và tự do của dân tộc. Thay vì vận động xóa bỏ bất công mà cường quyền có thể gây ra, nhằm tạo ra xã hội đạo đức và bình đẳng, Nho giáo dồn mọi nỗ lực thuyết phục tầng lớp cai trị giữ đạo và tầng lớp kẻ sĩ tuyệt đối trung thành với kẻ cai trị.

Luận Ngữ bàn rất ít về các đặc tính cơ bản của chính quyền bao gồm luật pháp nào nên được ban hành, chính phủ phải được tổ chức như thế nào, hoặc cách thức phòng chống tham nhũng ra sao. Quan điểm chính trị của Khổng Tử chỉ tập trung vào đạo đức của kẻ cai trị: dưới sự cai trị của minh quân, các quan chức sẽ không tha hóa và người dân sẽ cư xử tốt; ngược lại, dưới sự cai trị của hôn quân, các quy chế sẽ không có hiệu quả.

Một số bạn sẽ phản biện rằng Khổng Tử có đề cao việc chăm sóc người dân và chiếm được niềm tin của họ; vì thế, điều này tương thích với dân chủ. Tuy nhiên, cần phải minh định rằng chăm sóc dân và chiếm được sự tín nhiệm của họ hoàn toàn khác với việc cho phép họ phát biểu ý kiến và phê bình các hoạt động của nhà nước. Đảng cộng sản Việt Nam chẳng phải luôn tuyên truyền rằng họ là một chính quyền “do dân, vì dân” và người dân tuyệt đối tin tưởng Đảng hay sao?

Không có một bằng chứng nào chứng minh rằng Khổng Tử hoặc Nho giáo ủng hộ quốc dân tham gia vào hoạt động nhà nước. Khổng Tử dùng “lời hay ý đẹp” tôn vinh kẻ sĩ, nhưng lại chê bai, mạt sát dân đen. Khổng Tử gọi thường dân là “tiểu nhân” – giai cấp nô lệ, phải phục tùng giai cấp thống trị một cách tuyệt đối. Xuyên suốt Luận Ngữ, Khổng Tử tin rằng quần chúng không đủ khả năng để hiểu và tham gia vào các vấn đề của nhà nước. Luận Ngữ 8.9 có trích, “Dân có thể khiến để làm theo, nhưng không thể khiến hiểu được,” (Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi). Rõ ràng, đặc điểm khinh bỉ quốc dân của các xã hội Nho giáo hoàn toàn trái ngược với các giá trị văn minh của dân chủ, nơi quyền lực thuộc về nhân dân.

Trong chế độ dân chủ thực sự, chính quyền xem giáo dục rất quan trọng, giúp người dân nâng cao tri thức và tư duy độc lập để họ tự đánh giá và tham gia các hoạt động chính trị và xã hội. Ngược lại, đối với Nho giáo, giáo dục đại chúng chỉ nhằm đào tạo “kẻ sĩ”, với mục đích là giúp nhà vua thiết lập sự ổn định, nhằm kéo dài quyền lực cai trị. Như Phan Châu Trinh nhấn mạnh trong bài diễn thuyết cách đây gần 100 năm tại Sài Gòn:

Bàn đến quốc gia luân lý thì tôi xin thưa rằng, nước ta tuyệt nhiên không có. Tôi xin nói tạm rằng quốc gia luân lý của ta từ xưa đến nay chỉ ở trong vòng chật hẹp của vua và tôi. Không nói đến “dân và nước” vì dân không được bàn đến việc nước! […] Không phải cái độc chuyên chế từ xưa đã thâm căn cố đế trong óc người nước ta rồi đấy à? Tiếng thương nước đã có luật Gia Long cấm. Những kẻ học trò và dân gian không được nói đến việc nước, lo đến việc nước.

Hơn 2.000 năm dưới trướng các chế độ độc tài phong kiến, tầng lớp thống trị đã lợi dụng Nho giáo để đẩy mạnh chính sách ngu dân, độc quyền tư tưởng, hủy diệt quyền được nói, quyền được suy nghĩ và quyền chất vấn của quốc dân. Hệ quả dễ thấy của các xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi Nho giáo như Việt Nam hoặc Trung Quốc, là người dân rất thụ động, thiếu sáng tạo, rập khuôn, trọng hình thức, không có tư duy độc lập và không dám chất vấn kẻ nắm quyền.

Chủ nghĩa làm quan

Bình đẳng chính trị, nền tảng phải có trong chế độ dân chủ, không tồn tại trong tư tưởng của Nho giáo vì chỉ “vương hầu” mới có quyền cai trị đất nước, với sự phò trợ của tầng lớp “quân tử”. Nguyên tắc “cha truyền con nối” chỉ có thể được thay đổi nhờ các cuộc lật đổ bạo lực và đẫm máu. Nếu không có sự can thiệp của những kẻ bất chấp dùng bạo lực, thì vua không thể trở thành “tiểu nhân” và ngược lại “tiểu nhân” cũng không bao giờ có thể trở thành “vương hầu”.

Như đã giải thích trong bài trước, nguyên nhân chính mà các chế độ quân chủ chuyên chế độc tôn đạo Nho là vì nó giúp kẻ cai trị hợp pháp hóa chế độ thành “mệnh Trời” và biến giai cấp “quân tử” có học thành đầy tớ ngoan ngoãn. Nho giáo tạo ra những thế hệ xem mộng ước làm quan, “quỳ gối, cúi đầu” phục tùng kẻ cai trị là mục tiêu cao đẹp của đời mình. Chính Khổng Tử cũng chu du khắp các nước chư hầu nhằm tìm một chỗ để làm quan. Sử ký Tư Mã Thiên tường thuật vào năm 40 tuổi, khi không được nơi nào chấp nhận, Khổng Tử đã than rằng: “Ta cùng đường rồi!” và “Chẳng chỗ nào trong thiên hạ dung được ta!”

Sẽ có phản biện cho rằng Khổng Tử tìm chỗ làm quan là vì muốn đem tài năng giúp đời, không phải vì danh lợi. Có thể là như thế, nhưng rõ ràng Khổng Tử có thể chọn con đường khác để cứu dân và giúp đời. Như Phan Khôi đã phân tích:

Sẵn có ba ngàn đệ tử đó, sao ngài không vận động mà nổi lên cuộc cách mạng? Nổi cách mạng đi, rồi ngài lên làm vua quách đi, có thế mới biến đổi cả cuộc đời được chớ. Mà sự cách mạng ở nước Tàu thì có lạ gì, trong Kinh Dịch ngài vẫn nức nở khen vua Thang vua Võ cách mạng, là “thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân”? Thang Võ dám cách mạng, dám làm vua, thì sao ngài lại không dám?”

Chính “chủ nghĩa làm quan” của Nho giáo đã tiêu diệt tinh thần phản kháng của người có học và biến “kẻ sĩ” thành “cừu ngoan” phục vụ kẻ cầm quyền. Hãy nhìn lại lịch sử hơn 2.000 năm của dân tộc An Nam – Việt Nam để thấy số lượng người có học, có chức vị dám phản kháng bất công là rất ít. Vì thế, các cụ trí thức thời Pháp thuộc, cụ thể qua phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục, đã nhận ra sự độc hại của Nho giáo – học thuyết vong quốc, và khẳng định rằng muốn khai dân trí và giành lại độc lập từ thực dân Pháp, phải kiên quyết “đả phá hủ nho”.

Năm 1929, Phan Khôi đã phân tích trung thực trong bài “Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta”, nhấn mạnh vào hệ lụy của Nho giáo:

“Nhà vua đã bắt nhân dân trong nước phải cứ theo sách vở của Tống nho mà tin Khổng giáo, và đặt ra khoa cử để làm cái lồng nhốt sĩ phu như vậy, rồi cái kết quả ra sao? Jesus Christ có nói về bọn tiên tri giả mà rằng: “Cây nào tốt thì sanh trái tốt, nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu; nào có ai hái trái nho nơi bụi gai hay là hái trái vả nơi bụi tật lê?” – thật quả như vậy. Cái kết quả của nó là làm cho tâm chí của người ta trở nên hèn yếu và tri thức hẹp hòi. Mà muốn nói rằng cái kết quả của nó là mất nước, cũng không phải quá đáng.”

Thay lời kết

Mục đích của người viết không phải là lên án, nhưng là để chứng minh các tư tưởng cốt lõi của Nho giáo không còn hợp thời và đang là rào cản lớn với tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Nền tảng Nho giáo là nhằm tạo ra một xã hội ổn định để phục vụ kẻ cai trị và dường như không tồn tại triết lý nào vận động cho sự bình đẳng xã hội và hạnh phúc của toàn dân. Ngược lại, trong nền dân chủ thực sự, quốc dân có quyền tự do ngôn luận, có quyền đóng góp ý kiến, cũng như được tham gia vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến xã hội.

Sẽ có bạn biện hộ rằng tư tưởng Khổng Tử và Nho giáo là hợp với xã hội phong kiến bởi thời đó chưa có dân chủ. Đúng là thời điểm đó tại châu Á, dân chủ vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó tại Hy Lạp cổ đại, nền dân chủ sơ khai đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ năm 508 – 322 Trước Công nguyên, với quyền lực thuộc về người dân, thể hiện qua Quốc hội Nhân dân (Assembly of the Demos), Hội đồng 500 công dân (the Council of 500), và Tòa án Nhân dân (People’s Court).

Trong khi Khổng Tử (551 – 479 Trước Công nguyên) mặc cho kẻ cai trị chiếc áo “mệnh Trời” và xếp dân vào hạng “tiểu nhân” làm nô lệ phục tùng kẻ thống trị, Buddha (560 – 480 TCN) cùng thời, lại khuyến khích tinh thần bao dung, bình đẳng và nhân ái. Trong khi Khổng Tử đặt nặng sự nghiệp làm quan, thì các triết gia Hy Lạp cổ đại gần thời Khổng Tử như Leucippus (480 – 420 TCN), Democritus (460 – 370 TCN), Socrates (469 – 399 TCN) khuyến khích tư duy độc lập và xem trọng tri thức, để tìm câu trả lời cho các vấn đề khoa học, chính trị, triết lý và tôn giáo.

Yếu tố con người làm nên sự thành công hoặc thất bại của một quốc gia. Và chính văn hóa lại có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành tư tưởng và hành vi của người dân. Như đã phân tích trong bài trước, văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi di sản hơn 2.000 năm của Nho giáo. Hệ quả là phần lớn người Việt vẫn dựa dẫm, cam chịu, háo danh, không có tinh thần đoàn thể, hời hợt, không có tư duy độc lập, và thiếu vắng sự cảm thông dành cho nhau. Xã hội Nho giáo không những không có khái niệm quốc gia, lợi ích dân tộc, mà còn đánh đồng “yêu nước” với “tôn thờ minh quân” để phục vụ kẻ cầm quyền. Các “sản phẩm” độc hại này của văn hóa Nho giáo ảnh hưởng đáng kể đến cuộc vận động dân chủ. Chính vì thế, các tổ chức không thể hình thành và lớn mạnh; do đó, họ không tạo được đối trọng với Đảng Cộng sản để cạnh tranh quyền lực và dẫn dắt quần chúng. Nên nhớ, không một quốc gia nào trên thế giới giành được thắng lợi dân chủ mà không nhờ đến vai trò lãnh đạo quyết định của tổ chức và tầng lớp trí thức đúng nghĩa.

Trên hết, nếu người Việt chưa học cách thương nhau, hợp tác cùng nhau để quyết tâm thay thế chế độ độc tài bằng dân chủ, thì dân tộc Việt Nam còn khốn khổ dài lâu, như Phan Châu Trinh đã nhấn mạnh:

Theo ý tôi tưởng, chẳng qua dân Việt Nam mình hèn hạ nên người ta mới đè nén, nếu dân Việt Nam biết thương nước Việt Nam, biết học khôn cho nước Việt Nam nhờ, thì người mình càng biết thương nước hơn, vì có biết thương nước mới biết chọn nước nào làm lợi, nước nào làm hại cho nó […] Nay ta nói rằng thương nước, nhưng chỉ thương bằng lỗ miệng, nằm ỳ ra đó kêu người đến, thì có khác gì đem đầu đi làm đầy tớ với anh khác.

nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20191010/nho-giao-can-tro-tien-trinh-dan-chu-hoa-viet-nam-nhu-the-nao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 2344)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1668)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1706)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 2006)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1347)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2093)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1397)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1407)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1385)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
22 Tháng Giêng 20248:30 CH(Xem: 2147)
Nhìn nhận tình trạng “không bình thường” trong đảng và lực lương “võ trang nhân dân” của Thượng Tướng Trịnh Văn Quyết cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề suy thoái không còn hạn chế trong “phạm vi nhỏ” cán bộ đảng viên mà đã lan trong diện rộng. Quan trọng là cả thành phần trẻ trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ “dự bị”, “hạt giống đỏ” của đảng cũng đã “xa đoàn”, “nhạt đảng” khiến đảng lo ngại cho tương lại của mình. Đó là những nhức nhối của đảng Cộng sản Việt Nam khi bước vào năm mới. Sư thật này đã bác bỏ sạch trơn thái độ lạc quan của Đảng.
20 Tháng Giêng 20244:51 CH(Xem: 1479)
Không bậc cha mẹ bình thường nào lại bất lương, nhẫn tâm đem con mình đi bán, giao cho người khác nuôi. Họ chỉ làm việc đó trong hoàn cảnh tuyệt vọng tột cùng, không còn lối thoát. Những chánh án, công tố viên chế độ CSVN thay vì tìm cách giải quyết, giúp đỡ Kim Nhung, Hoàng Tuấn ra khỏi hoàn cảnh bế tắc đó thì lại chứng tỏ quyền lực, sư ngu dốt, cứng nhắc bằng một bản án khác nghiệt, nặng nề với mục đích răn đe, trừng trị. Về mặt pháp luật, việc mua bán trẻ em, dù là con ruột của mình đúng là tội hình sự nhưng khi xét xử, luật pháp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố cấu thành tội phạm, không phải chỉ đơn giản căn cứ vào việc...
18 Tháng Giêng 20245:55 CH(Xem: 2118)
Có tin đồn ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phạm Minh Chính,Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 10 tháng 12, 1958 (68 tuổi) tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 15 tháng 3, 1957, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trong 3 ứng viên, nếu nói về tiêu chuẩn địa phương thì ông Thưởng có ưu điểm sinh ra ở Bắc và được lòng người miền Nam hơn hai ông Chính và Huệ. Tuy nhiên, cũng có người đề cập đến nhược điểm là ông Thưởng còn trẻ (54 tuổi), ít kinh nghiệm điều hành việc nước hơn hai ông Chính và Huệ.
15 Tháng Giêng 20249:01 CH(Xem: 1492)
Tuy nhiên, chuyện mua bia, khui bia tới tấp bất chợt bị khựng lại. Tin ông lãnh đạo này hui nhị tỳ mới chỉ đồn râm ran, chưa có gì chính thức, chưa được nhà nước ta "cần phơm" nên dân mạng bị tẽn tò. Bia thì đã mua rồi, nhiều chai, lon đã khui, trả lại hơi khó, thôi đành để đó, chờ vậy. Nói gì thì nói, căn cứ vào những diễn biến mấy ngày qua, cách hành xử úp úp, mở mở, vừa rún vừa đeo của chế độ CSVN, họ Thạch tui tin rằng, ông Trọng, lãnh đạo một đít hai ghế (ngày nào) sắp sửa ra đi
13 Tháng Giêng 20245:38 CH(Xem: 1454)
Trong vài ngày gần đây, chỉ có một số cơ quan truyền thông nước ngoài đề cập đến tình trạng sức khỏe của ông Trọng (3). Trên mạng xã hội, bên cạnh những người nói xa, nói gần về việc ông Trọng đã hoặc sắp... tiêu diêu là những người răn đe thiên hạ phải cẩn thận đừng đụng vào đại kỵ - dám nêu ý kiến cá nhân dù chỉ về sức khỏe lãnh tụ. Thêm chuyện tình trạng sức khỏe Tổng Bí thư đảng CSVN, đem diễn biến của câu chuyện này so với thiên hạ - gần nhất là so với chuyện đang xảy ra tại Mỹ ắt sẽ thấy thế nào là... “dân chủ xã hội chủ nghĩa” – loại “dân chủ” mà chính quyền giành, giữ vai trò chủ nô, không cho thì dân không được biết...
09 Tháng Giêng 20248:46 CH(Xem: 1952)
Nhưng ai có lợi trong liên kết này? Tất nhiên cái lợi nghiêng về phía Trung Quốc cả về kinh tế và quốc phòng. Do đó, Bắc Kinh đã vuốt ve Việt Nam bằng cách nói trong Tuyên bố Chung rằng: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng.” Phía Việt Nam đã đáp lễ khi: “Khẳng định luôn coi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.”
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.