csVN tiếp tục tung tiền tìm kiếm hậu thuẫn tại Hoa Thịnh Đốn

24 Tháng Tám 201811:56 CH(Xem: 7846)

     csVN tiếp tục tung tiền tìm kiếm hậu thuẫn tại Hoa Thịnh Đốn

stock-photo-5861755-balance copie


Nguyễn Trọng Dân (Danlambao)
 - Theo Asian Time (1), kể từ tháng Chín năm 2017, Viettel, một tập đoàn kinh doanh về các dịch vụ viễn thông do quân đội Cộng sản Việt Nam (CSVN) kiểm soát, đã tung tiền ra cho hãng luật McDermott Will & Emery, có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, để vận động chính phủ Trump có quan điểm "thân thiện" hơn với chế độ độc tài toàn trị này.
Asian Times cho biết hãng luật McDermott Will & Emery nhận khoảng bốn mươi ngàn Mỹ kim mỗi tháng từ Viettel để làm kinh phí vận động cho CSVN. Đương nhiên đây chỉ là kinh phí cho vận động, quan hệ và môi giới, không tính đến các khoảng phí "đút lót" cần thiết khác. Như vậy, tiền trả công cho hãng luật này đi vận động từ tháng Chín đến tháng Hai năm nay, CSVN đã tốn khoảng hai trăm ngàn Mỹ kim, và tổng số tốn kém sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới. Cũng theo Asian Time, thành viên của hãng luật này là Stephen Ryan, vốn làm luật sư riêng của Cohen, một tay chân thân tín và là luật sư riêng của tổng thống Trump, vừa nhận tội trước chính quyền Liên Bang trong tháng này vì vi phạm nhiều điều khoản về thuế và "rửa tiền", nhận lãnh trách nhiệm môi giới này. Cạnh Ryam trong hãng còn có cựu hạ nghị sĩ Cộng Hòa Jeff Miller góp sức. 
Một hãng luật khác là hãng Dowell Pham Harrison, hoạt động tại Hoa Thịnh Đốn, cũng nhận được khoản tiền mười ngàn Mỹ kim một tháng cùng thời gian với hãng McDermott Will & Emery để hổ trợ các hoạt động tìm kiếm hậu thuẫn từ chính phủ Trump. 
Xin lưu ý, mối liên hệ cá nhân giữa TT Donald Trump và CSVN còn dây dưa liên quan đến sòng bài và khu nghĩ mát Hồ Tràm ở Cấp (Vũng Tàu), với kinh phí xây dựng được cho là lên đến bốn tỷ Mỹ kim. Tập đoàn xây sòng bài Hồ Tràm là Asian Coast Development Ltd, mà chủ nhân là Philip Falcone, bạn làm ăn chung với Trump khi chưa làm tổng thống. Theo tạp chí Forbes (2), Falcon đang thúc ép CSVN cho phép người dân Việt Nam đánh bài trong các sòng bài này, và Trump đã có những hành động áp lực đáng kể để Hà Nội suy nghĩ mà quyết định, trong đó có việc Trump, vừa thắng cử tổng thống đã có cú điện thoại nói chuyện với thủ tướng Phúc mà không thông qua sự dàn xếp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. 
Xin đề cập thêm, trong thời gian khi Tổng thống Obama còn tại vị, CSVN cũng đã tung không biết bao nhiêu tiền cho hãng Podesta (3) thông qua vây cánh của gia đình Clinton, để vận động Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vũ khí. Như vậy, chúng ta có thể thấy, vận động hậu trường chính trị ở Hoa Thịnh Đốn để Hoa Kỳ ủng hộ hay hậu thuẫn cho CSVN là một chính sách được duy trì thường xuyên không ngừng nghỉ. 
Những cuộc vận động liên tục ở hậu trường để tìm kiếm hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã khiến hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng tốc, chúng ta có thể thấy như sau: 
1. Tổng thống Obama bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Việt Nam vào năm 2016. 
2. Vào tháng Giêng năm 2018, Bộ Trưởng Quốc phòng Mattis đã sang thăm Việt Nam, trong đó có bàn đến việc Hoa Kỳ sẽ trao ba chiếc tàu tuần duyên hạng nặng thuộc lớp Hamilton vào năm 2019 (4) cho CSVN; và một chiếc đã được giao cho Hà Nội vào cuối năm ngoái. Loại tàu này nặng khoảng trên ba tấn, được trang bị radar phòng không, đại pháo 76 ly và nhiều loại súng máy khác, với lượng thủy thủ đoàn lên đến trên 116 người. 
3. Tương tự, vào tháng Ba năm nay, theo trang mạng Vnexpress, Hoa Kỳ đã giao cho CSVN 6 chiếc xuồng tuần tra duyên hải Metal Shark 45 Defiant với đầy đủ thiết bị trị giá lên đến 20 triệu Mỹ kim tại đảo Phú Quốc (5). Cũng theo trang mạng này, căn cứ cảnh sát biển ở Vũng Tàu cũng sẽ được Hoa Kỳ giúp tân trang. 
4. Không những thế, vào đầu tháng Tám năm nay, đài VOA loan báo CSVN vừa mua hàng loạt các thiết bị quân sự hàng hải lên đến 94 triệu Mỹ kim, hầu hết là các thiết bị điện tử, radar nhằm tăng khả năng nhận dạng đối phương cho Hải quân (6). 
5. Ngay cuối tháng Tám, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là Andrea L. Thompson sang thăm Việt Nam đã khẳng định hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và CSVN là "dài hạn và chiến lược" với các ưu tiên về an ninh hàng hải, hợp tác đào tạo (7). 
Lời tuyên bố này của bà Thứ trưởng Thompson báo hiệu cho mọi người thấy giai đoạn chuyển giao vũ khí, đào tạo và tập luyện sử dụng các loại vũ khí tối tân này từ phía Hoa Kỳ cho CSVN sẽ tăng tốc hơn nữa trong những năm sắp tới. 
6. Đương nhiên, sự kiện hàng không mẫu hạm của Mỹ vào Đà Nẵng cho lính hát hò càng làm nổi bật ý muốn tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Hoa Thịnh Đốn của CSVN. 
Có thể nói, mặc dù cố chối bỏ đường lối quân sự của Việt Nam Cộng Hòa một cách tối đa trong vấn đề hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, nhưng từng bước từng bước, CSVN buộc phải đi theo chiến lược này. Sự khác biệt ở chỗ, Việt Nam Cộng Hòa hợp tác với Hoa Kỳ là để bảo vệ hòa bình toàn vẹn lãnh thổ, còn CSVN muốn hợp tác với Hoa Kỳ chỉ để kéo dài quyền uy của đảng, vốn đang bị Tàu Cộng đe dọa và sát nhập. 
Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 là một điều không thể tránh khỏi, khi Cộng sản Bắc Việt tấn công liên tục vào Việt Nam Cộng Hòa, đó là chưa kể vụ Tàu Cộng tấn công vào Hoàng Sa năm 1974, thì nay, sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ tại các cảng lớn của miền Nam như Cam Ranh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phú Quốc lại cũng không thể tránh khỏi vì thảm họa đỏ từ Bắc Kinh. 
Mặc dù CSVN đang cố tình nhượng bộ Bắc Kinh tối đa để trì hoãn xung đột xảy ra, tuy nhiên, những nhượng bộ này không làm cho Bắc Kinh hài lòng vì Bắc Kinh thấy rõ nỗ lực của Hà Nội đang tăng tốc tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Hoa Thịnh Đốn như là phương án dự phòng để đối phó quân sự với mình khi cần thiết. Do đó, yêu sách và hăm dọa từ phía Tàu Cộng đối với CSVN tiếp tục tăng trong thời gian gần đây. 
CSVN đã từng chịu nhục, nín lặng hủy bỏ hợp đồng khai thác dầu hỏa với công ty Repsol để làm dịu cơn tức giận của Tàu Cộng (8). Hợp đồng này nếu được tiến hành, sẽ đem đến cho CSVN một nguồn tài chánh khá lớn. Trữ lượng dầu ở mỏ Rồng Đỏ ước tính lên đến 45 triệu thùng, chưa kể 172 tỷ ft khối khí. Nếu giá thị trường của dầu thô ở mức 70 Mỹ kim/thùng thì hợp đồng này mổi năm mang về hai tỷ rưỡi Mỹ kim dễ dàng. 
Tuy vậy, nhượng bộ lớn lao này của Hà Nội không làm thỏa mãn cơn tức giận của Bắc Kinh. Bắc Kinh vẫn tiếp tục đòi hỏi CSVN phải chấm dứt mọi hợp đồng hay kế hoạch khai thác dầu hỏa trên biển Đông. Dĩ nhiên, CSVN không thể nào thỏa mãn được đòi hỏi này mà chỉ có thể gợi ý hợp tác chung để kéo dài thời gian trong khi tìm kiếm một hiệp ước hậu thuẫn từ phía Hoa Kỳ. 
Các phương thức sách nhiễu gây áp lực của Tàu Cộng lên CSVN thường xảy ra ở dưới dạng cho tàu tuần tra đâm thủng tàu cá ngư dân Việt Nam, kéo dàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam, đem oanh tạc cơ đáp xuống Hoàng Sa đe dọa trực tiếp đến không phận của Việt Nam, cử đặc phái viên sang Việt Nam chửi bới chỉ trích về mặt ngoại giao hoặc yêu cầu đặc phái viên của CSVN sang để nghe chửi bới chỉ trích. Trần Quốc Vượng cuối tháng Tám này đã phải sang thăm Tàu Cộng để nghe Tập Cận Bình xả cơn tức giận của mình, nhất là việc CSVN được Hoa Kỳ mời tham dự tập trận RIMPAC trong khi Tàu Cộng thì không (9). 
Hoa Kỳ làm như vậy là muốn cho Bắc Kinh thấy CSVN đang là đối tác quân sự của mình, còn Tàu Cộng thì không. Điều này vô hình chung làm những nhượng bộ của Hà Nội bấy lâu nay để xoa dịu Tàu Cộng trở nên vô dụng, như muối bỏ biển. Ngoài ra, dự luật ngân sách quốc phòng từ lời đề nghị của Thượng nghị sĩ John McCain, mà Tổng thống Trump mới ký, lên đến 716 tỷ Mỹ kim, được coi là dự luật chỉ nhắm vào Tàu Cộng, càng làm cho Bắc Kinh thêm nổi giận và chắc chắn, điều này khiến CSVN càng bị Tàu Cộng hăm dọa thêm nữa. 
Có thể nói thời gian đu dây “dĩ hòa vi quý” mà CSVN chủ trương bấy lâu khi bang giao với Tàu Cộng đã không còn được bao lâu nữa, và giai đoạn xung đột tranh chấp đang gần kề. Mọi nhượng bộ của CSVN trong quá khứ đối với Tàu Cộng chỉ là tốn hao thiệt hại cho đất nước quá nhiều nhưng vô ích. 
Tuy nhiên, việc bắt tay hợp tác quân sự với Hoa Kỳ cũng gây khó khăn cho CSVN vì quân đội cần phải tái cấu trúc. Quân đội của đảng được cấu trúc theo kiểu Sô Viết mà trong đó, chính ủy viên của đảng, dù không phải là quân nhân chuyên nghiệp, nhưng lại là người có quyền quyết định hay ra lệnh đơn vị hành động, không phải là chỉ huy trưởng các đơn vị như quân lực những quốc gia dân chủ hiện đại hay như Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Có nghĩa là quân đội của đảng, "hồng hơn chuyên", đánh để đạt mục tiêu chính trị chứ không phải đánh để đạt mục tiêu quân sự. Xin nhớ, đánh để đạt mục tiêu chính trị tức là đánh để bảo vệ đảng, còn đánh vì mục tiêu quân sự tức là đánh để bảo vệ đất nước. 
Trong giai đoạn kháng chiến hay làm cách mạng để lớn mạnh, lối điều hành lực lượng quân sự Sô Viết thích hợp để bành trướng chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng khi ở vị thế là quân đội chính quy phòng thủ quốc gia, đường lối điều hành quân đội kiểu Sô Viết đem đến thảm họa cho quân đội và cho đất nước! 
Người đầu tiên nhận ra thảm họa này không ai khác hơn chính là Stalin. Quân đội dưới sự điều khiển của đảng Bolsevic đã thảm bại thê thảm trước Đức Quốc Xã, cả triệu quân bị tan rã trong vài tuần lễ cũng chỉ vì lề lối chỉ huy "hồng hơn chuyên". Khi thủ đô Mạc Tư Khoa bị vây hãm, Stalin hết cách buộc phải cho phép các tướng lãnh, sĩ quan quân sự chuyên nghiệp có nhiều quyền quyết định, nhờ vậy, vai trò của tướng Zhukov mới nổi lên như lịch sử chứng minh. 
Do đó, khi CSVN hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, dù là chỉ mức tập luyện đào tạo hay mức hợp tác tác chiến, cách thức điều hành quân đội theo kiểu Sô Viết Cộng sản không thể nào duy trì được nữa. Mô hình cấu trúc quân đội Quốc gia như Việt Nam Cộng Hòa thực hiện trước đây là cần thiết. Cho dù có miễn cưỡng đến mấy, CSVN cũng hết đường lựa chọn mà phải quay lại học hỏi và làm theo cách thức tổ chức quân đội mà Việt Nam Cộng Hòa đã cũng cố, dựa trên tinh thần "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm." 
Khoảng cách giữa cơ chế Sô Viết cũ ở mọi mặt từ cơ cấu chính quyền đến cấu trúc quân đội và thực tiễn thúc bách cần phải thay đổi tại Việt Nam vẫn còn quá xa. Càng cố trì hoãn thu hẹp khoảng cách này bao nhiêu, thì số phận chung cuộc dành cho đảng CSVN càng khốc liệt bấy nhiêu. 
Nói một cách ngắn gọn, đảng CSVN đường nào cũng chết, chỉ là chết kiểu nào, chết nhẹ nhàng theo ý nguyện của thời cuộc hay chết thảm khốc trước hoàn cảnh lịch sử. Sự trở lại của mọi giá trị mà Việt Nam Cộng Hòa cưu mang từ kinh tế, chính trị đến quân sự cũng vì thế, là một điều không thể cưỡng lại. Việt Nam Cộng Hòa hiện diện trở lại sớm hay muộn, ít đổ máu hay không chỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức của người dân Việt Nam về vấn đề này nhanh hay chậm mà thôi. 
Chú thích
25.08.2018
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 182)
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 20248:19 CH(Xem: 194)
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 20245:34 CH(Xem: 495)
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 20246:28 CH(Xem: 627)
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 20246:28 CH(Xem: 806)
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 20247:34 CH(Xem: 813)
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 20247:20 CH(Xem: 1215)
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 20248:47 CH(Xem: 1041)
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 20249:58 CH(Xem: 1522)
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 20247:53 CH(Xem: 1851)
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 20248:12 CH(Xem: 1818)
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 20248:11 CH(Xem: 1558)
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 20245:42 CH(Xem: 2004)
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.
29 Tháng Ba 20247:04 CH(Xem: 1545)
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
29 Tháng Ba 20247:00 CH(Xem: 1351)
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và Nghị viên Thu Hà Nguyễn về việc Ông Võ Văn Thưởng mất chức ảnh hưởng đến thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cái được gọi là kinh tế tăng trưởng mà cộng sản hô hào có thực như những gì mà họ nói hay không?
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!