Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam: Giải Phóng

20 Tháng Tư 20158:19 SA(Xem: 13800)

Chuyện Chỉ Có ở Việt Nam: Giải phóng
rddlsn

80

Vào cuối những năm 60, đầu năm 70 của thế kỷ trước, khi mà cuộc chiến giữa hai miền Nam- Bắc đang diễn ra tàn khốc nhất. Cụm từ " giải phóng miền nam" luôn thường trực trong tâm thức của mọi người dân Bắc việt. Vào cái tuổi mới lớn lên, lớp người như chúng tôi nhiều người thắc mắc, và tự hỏi nhau: giải phóng là gì? tại sao phải giải phóng Miền nam? Tra từ điển tiếng việt để có câu giải đáp chính xác: giải phóng chính là làm cho thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ, con người được tự do, hạnh phúc.

Theo định nghĩa trên thì giải phóng Miền nam chính là làm cho người dân Miền nam thoát khỏi ách kìm kẹp của đế quốc Mỹ và tay sai ngụy quyền, làm cho người dân được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Với tư duy như vậy thì " giải phóng miền nam" là việc làm chính nghĩa; là nghĩa vụ cao cả; là phi thường, là hãnh diện. Thời đó hình ảnh người chiến sỹ giải phóng quân được coi là người hùng của thời đại: " hoan hô anh giải phóng quân/ kính chào anh con người đẹp nhất/ lịch sử hôn anh chàng trai chân đất/ sống hiên ngang bất khuất trên đời". Tôi còn nhớ như in hình ảnh người lính năm xưa được tranh thủ ghé thăm nhà, cả làng tôi quây quần bên anh, nghe anh kể chuyện về ý chí bất khuất, kiên cường của bộ đội ta trong huấn luyện, trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, mọi người thán phục, kính nể và rất đỗi tự hào người con của làng bản đã và đang làm được những việc vì dân, vì nước.

Miền bắc xã hội chủ nghĩa với trọng trách là hậu phương vững chắc cho chiến trường miền nam, khẩu hiệu: " Hậu phương thi đua với tiền phương" đã trở thành động lực thúc đẩy cho hành động đối với những người được cho là không có cơ hội trực tiếp tham gia kháng chiến. Toàn dân Bắc việt không quản ngại gian khổ hy sinh, góp sức người, sức của để chi viện cho tiền tuyến. Những tấn thóc thuế nông nghiệp; những tấn thịt lợn hơi nghĩa vụ hàng năm của nông dân được giao nộp đầy đủ cho nhà nước cung cấp cho tiền phương. Những đợt tuyển quân được tổ chức mỗi năm hai lần để bổ xung bộ đội cho chiến trường.Những người vợ bộ đội thời đó được tôn vinh như một hiện thân mẫu mực của người phụ nữ Việt nam và họ cảm thấy tự hào được làm vợ người đang trực tiếp chiến đấu trên chiến trường nóng bỏng. Họ được động viên khích lệ sống thủy chung, giữ gìn phẩm hạnh để xứng đáng là vợ quân nhân. Những gia đình có con em vào nam chiến đấu đều được Đảng, Nhà nước tặng một bảng được gọi là : " bảng gia đình vẻ vang" được treo ở nơi trang trọng nhất.

Năm 1973, hiệp định Pari được ký kết, theo đó Mỹ rút khỏi Miền nam Việt nam, cuộc chiến chỉ còn trơ trọi lại người việt đánh người việt. Quân đội Bắc việt ngày càng chiếm ưu thế vì còn có Nga xô và Trung quốc chi viện từ đầu đến chân, từ bát cơm, manh áo, giày, dép, cho đến vũ khi đạn dược. Thừa thắng xông lên và cuộc chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về quân giải phóng Miền bắc xã hội chủ nghĩa. Miền nam được " giải phóng" Bắc việt tưng bừng hân hoan, Miền nam thất trận, đau đớn, tủi nhục. Hai miền Nam Băc có tâm trạng đối lập nhau, kẻ chiến thắng người chiến bại.

Vinh quang nào cũng đến đỉnh điểm của nó rồi đàn hồi trở lại trạng thái bình thường. Miền bắc , những chiến sỹ giải phóng quân bắt đầu giải ngũ hàng loạt, người có thế, có chút khả năng, trình độ thì tìm mọi cách xin chuyển ngành vào các cơ quan nhà nước, kẻ hèn kém hơn thì trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình để kiếm kế sinh nhai. Hành trang của họ là chiếc ba lô, vài bộ quần áo . Ai có ít chức quyền hoặc lanh lợi chút đỉnh thì sắm cho mình chiếc khung xe đạp mang nhãn hiệu sài gòn, ai có vẻ kém cỏi hơn thì sắm được con búp bê trông thật ngộ nghĩnh bởi những người Miền bắc chưa bao giờ nhìn thấy nó. Hiếm hoi mới có người sắm được chiếc xe gắn máy hãng Hon đa cũ kỹ, dân Miền bắc nhìn cứ gọi là lác cả mắt. Cũng vào thời điểm đó những đám tang mà dân Bắc gọi là " ma khô" được rộ lên khắp mọi nơi bởi vì Nhà nước đồng loạt chính thức báo tử đối với các con em hy sinh trong chiến trận Miền nam. Làng nào cũng có tang, dòng họ nào cũng chiết trên đầu vành khăn trắng. Nếu như ánh hào quang chỉ lóe lên trong khoảnh khắc, niềm vinh quang chỉ có thể đem lại cho một nhóm người nào đó thì sự đau thương tang tóc đã phủ khắp lên toàn dân tộc và nó dai dẳng kéo dài đi cùng năm tháng.

Cuộc sống thật phũ phàng, trên đất Bắc đầy dẫy những chiến sỹ giải phóng quân năm xưa một thời là thế ,nay trở lại đời thường kiếm kế mưu sinh tự nhiên mất hết mọi sỹ diện. Nhiều người lao vào làm ăn phi pháp, không ít người đã vi phạm pháp luật, bị Đảng, Chính quyền quy chụp là " công thần địa vị"; thoái hóa biên chất; gây rối; chống phá đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Những người vợ liệt sỹ đã không còn giữ được phẩm hạnh của mình, bất chấp dư luận tự tìm cho mình hạnh phúc nhỏ nhoi cho dù có muộn màng, và không thể toại nguyện song còn hơn không. Những danh hiệu liệt sỹ, thương binh dần dần cũng phai nhạt, chẳng ai quan tâm, chẳng ai nhắc đến, những bà mẹ có con là liệt sỹ bắt đầu cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo.

Gỉai phóng, lẽ thường các nước trên thế giới, người dân hân hoan, đón nhận và cuộc sống từ đó được đổi đời, vậy mà ở Việt nam hàng triệu người lại phải bất chấp mạng sống của mình để tìm đến tự do nơi đất khách quê người. Giải phóng mà bốn thập niên trôi qua nhìn lại hình ảnh đất nước ta, dân tộc ta ngày càng tụt hậu so với các nước ngay trong khu vực của mình. Bốn mươi năm qua mà sự đau thương tang tóc vẫn bám riết theo đất nước này đó là sự nghèo đói; những di chứng chiến tranh và lòng hận thù, đố kỵ vẫn chưa hề vợi đi. Người chiến thắng vẫn luôn tung hô, vỗ ngực tự hào và giáo dục cho thế hệ sau như một truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Và theo đó kẻ chiến bại càng găm trong lòng một mối thù truyền kiếp.

Than ôi! Cái gọi là " giải phóng" có một không hai này chỉ có ở Việt nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Giêng 20169:10 SA(Xem: 11923)
Đáng chú ý, báo VNEconomy dẫn lại nguồn tin riêng cho hay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “là người được giới thiệu nhiều nhất” trong tổng số 62 người được đề cử bổ sung.
23 Tháng Giêng 20168:38 CH(Xem: 12721)
Nhưng điều nguy hiểm ở con người NPT không phải y chỉ là một kẻ giáo điều cuồng tín mà trong con người đứng đầu quốc gia cộng sản này luôn có tâm lý thần phục Trung Cộng như các chế độ phong kiến xa xưa mặc dù ngày nay nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 với các luật lệ rõ ràng cũng như có cả Liên Hợp Quốc.
22 Tháng Giêng 20168:02 CH(Xem: 11268)
Mai này “Trọng Phúc Quang Ngân” hay “Dũng Nhân Ngân Nghị” hay ai khác nữa lên làm lãnh đạo thì nhân dân cũng chẳng được gì. Người dân Việt chỉ thực sự làm chủ đất nước khi Đảng Cộng sản từ bỏ độc quyền cai trị, trả lại cho dân quyền tự do bầu cử, ứng cử và chọn người lãnh đạo.
22 Tháng Giêng 20166:03 SA(Xem: 9626)
Đồn đãi chính trị mà báo chí quốc tế và những nhà phân tích nghe được cho thấy nhân vật thuộc diện đặc biệt được chọn ở lại là ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng theo đồn đãi, ông Trọng được nhiều phiếu ủng hộ của Bộ Chính trị nhất, và người có phiếu ủng hộ thấp nhất là ông Dũng. Vẫn theo đồn đãi chính trị, ông Trọng sẽ ở lại nửa nhiệm kỳ, tức tối đa 2 năm rưỡi, sau đó trao quyền tổng bí thư cho người khác, hiện chưa rõ là ai.
21 Tháng Giêng 20167:20 CH(Xem: 9835)
Và như vậy, dù có thành công hay đại thành công thì Đại hội đảng XII cũng chỉ đẻ ra được một Tổng Bí thư và 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt giáo điều và lệ thuộc vào Trung Quốc như cũ.
20 Tháng Giêng 20167:17 SA(Xem: 9827)
Hãng tin AP hôm nay cho biết Đảng Cộng sản đang chuẩn bị ‘đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí Thư’. Bản tin hôm 20/1 nói rằng một ngày trước Đại hội, dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị thế của mình.
19 Tháng Giêng 20168:52 CH(Xem: 10676)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù mạnh miệng tuyên bố “không tái cử”, nhưng như bao lần trước, ông ta vẫn có thể trơ trẽn giải thích là do bị ban chấp hành trung ương ép buộc nên phải ra tái cử thêm một nhiệm kỳ.
18 Tháng Giêng 20167:04 SA(Xem: 9992)
Một nhà quan sát khác được Bloomberg dẫn lời là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt. Ông cho rằng sẽ không có thay đổi lớn, bất chấp giới lãnh đạo mới là thuộc phe nào, ông nói các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam theo dự kiến sẽ không nghiêng hẳn về bất cứ hướng nào....
18 Tháng Giêng 20167:00 SA(Xem: 9644)
Chừng nào người VN chưa được tự chọn lấy người lãnh đạo cho mình, chừng đó độc tài, đểu cáng còn trên ngôi, VN sẽ còn tụt hậu và tăm tối. Thua xa các nước nhược tiểu như Lào, Campuchia, Miến điện, chứ đừng nói đến sánh vai với các cường quốc năm châu!
17 Tháng Giêng 20165:34 CH(Xem: 10636)
Đánh Mỹ cho Tàu Cộng hôm nay đáp máy bay xuống đảo chữ thập của VN Ấy vậy mà gọi là: “Đảng CSVN quang vinh muôn năm”!? "Chẳng thà đừng nói, để người ta chỉ tưởng mình ngu thôi, còn hơn mở miệng ra, để người ta nghi ngờ mình giữa con người và con vật." (Abraham Lincoln)
16 Tháng Giêng 20164:15 CH(Xem: 9440)
Những ngày qua, các trang mạng “lề trái” cũng viết nhiều về chuyện đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “duy trì quyền lực thêm nữa”, trong khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trắng tay”. Tuy nhiên, chưa có có quan chức nào công khai xác nhận hay bác bỏ điều đó.
16 Tháng Giêng 20165:43 SA(Xem: 10368)
Hành động của Dũng lần này là một hành động sinh tử. Dũng phải đấu tranh tích cực để bảo vệ cho sinh mạng mình, cho sinh mạng của gia đình mình, cho tài sản của mình và cho tài sản của gia đình mình cũng như của những người đã vì mình mà tranh đấu. Dũng phải thắng lợi kỳ này thì mới lo được việc “hạ cánh an toàn” cho tất cả những người đồng hội đồng thuyền.
15 Tháng Giêng 20166:58 CH(Xem: 11006)
Như vậy nguồn tin khả tín này xác nhận có 175 người tham gia bỏ phiếu. BCHTƯĐ khoá XI có 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Có nghĩa là đã có 2 dự khuyết UVTƯĐ đã trở thành UVTƯĐ chính thức thay thế Nguyễn Bá Thanh và Phạm Quý Ngọ....
15 Tháng Giêng 20167:38 SA(Xem: 11621)
Có lẽ nhà cầm quyền Trung Cộng thấy rằng sự khinh bỉ, sự ngạo ngược của chúng chưa đủ cho đám cầm quyền CSVN thấy nhục, thấy hèn. Nên ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng đón họ Tập, Nguyễn Sinh Hùng chạy sang Tàu về đến nơi, họ Tập đã cho hàng chục lượt máy bay bay qua không phận Việt Nam như chỗ không người. Và hành động của Việt Nam đối với việc này lại là sử dụng “Người phát ngôn” để rồi từ “quan ngại” đến “hết sức quan ngại” là coi như xong việc.
15 Tháng Giêng 20167:09 SA(Xem: 9868)
Vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương đã thực tế nhận ra những bất lợi nếu cứ làm kinh tế và hội nhập nửa vời theo lối mòn xưa cũ và giáo điều rằng “đổi mới nhưng không đổi màu, hội nhập mà không hòa tan”.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...