Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – Người của thời cuộc.

29 Tháng Chín 201710:18 CH(Xem: 11236)

        TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU 
                 NGƯỜI CỦA THỜI CUỘC.

11291


Nguyễn Quang Duy
 



Kỷ niệm ngày Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra đi ngày 29/9/2001 mời các bạn xem lại bài viết.


Ít ai biết được, năm 1945, ông Nguyễn Văn Thiệu gia nhập lực lượng Việt Minh và nhanh chóng được bổ nhiệm vai trò Huyện Ủy.

Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng 1 năm, ông nhận ra: "Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai", nên ông rời bỏ cộng sản.

Một chỉ huy quân đội dũng cảm.
Ông Thiệu gia nhập Quân đội Quốc gia, tháng 6-1949, ông tốt nghiệp Trường Võ Bị Huế với cấp bậc Thiếu úy. Ra trận ông nổi tiếng dũng cảm và có năng lực chỉ huy, đến năm 1954 ông đã được thăng tới cấp Thiếu tá chỉ huy Liên đoàn 11 Bộ binh.

Trong một cuộc hành quân tại quê nhà, Việt Minh cho rút vào căn nhà gia đình ông, họ tin rằng ông sẽ không dám tấn công. Họ đã lầm ông cho nổ tung căn nhà, đánh bật Việt Minh ra khỏi khu vực. 
Sang thời Đệ nhất Cộng hòa ông chứng tỏ là một sỹ quan trẻ có tầm nhìn chiến lược. Ông tham dự nhiều khóa đào tạo sỹ quan cao cấp do Hoa Kỳ tổ chức.

 

Năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt và sau đó Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu.

Năm 1959, ông được thăng cấp Đại tá làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và sau đó Sư đoàn 5 Bộ binh.

1-11-1963 : Ông Thiệu bước vào chính trường…
Khi trở thành nguyên thủ quốc gia ông Thiệu giữ thái độ cứng rắn với cộng sản, với lập trường bốn không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho cộng sản.

Có lẽ tin đồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn đối thoại với Bắc Việt đã dẫn ông Thiệu đến quyết định tham gia đảo chánh 1-11-1963.

Sau đảo chánh miền Nam bước vào một giai đoạn khủng hoảng chính trị: Phật giáo liên tục biểu tình, các chính phủ dân sự bất lực, phía quân đội liên tục đảo chánh và người Mỹ cho đổ quân vào Việt Nam.

Ông Thiệu là mẫu người trung dung và ôn hòa nên luôn được đa số các phe cánh ủng hộ. Ông được thăng Thiếu tướng và nhận vai trò Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thứ trưởng Quốc phòng.

Đầu năm 1965 ông được thăng Trung tướng và khi Thủ Tướng Trần văn Hương cải tổ nội các ông được mời giữ chức Đệ Nhị Phó Thủ tướng đặc trách Quốc Phòng.

Khi Thủ Tướng Phan Huy Quát lập nội các, ông Thiệu được bổ nhiệm làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quân lực, kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực.

Ngày 8/3/1965, Hoa Kỳ đột ngột cho đổ quân vào cảng Đà Nẵng. Nhiều tài liệu cho rằng Thủ Tướng Phan Huy Quát chỉ được phía Hoa Kỳ báo cho biết khi họ đã đổ quân.

Khi làm việc với người Mỹ, ông Thiệu tỏ ra cộng tác và ôn hòa hơn các tướng lãnh khác nên được người Mỹ ủng hộ.

Ngày 14-6-1965, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực.

Ngày 19-6-1965, Hội đồng Quân lực bầu Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.

Ngay khi cầm quyền ông Thiệu tuyên bố cho mở cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quyết định của ông được tất cả mọi phe cánh nhiệt tình ủng hộ, chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị do cuộc đảo chánh 1-11-1963 gây ra.

Ngày 3-9-1966 một Quốc Hội Lập Hiến hình thành với 118 dân biểu đắc cử và đến 1-4-1967 bản Hiến pháp được công bố làm cơ sở pháp lý cho Đệ Nhị Cộng hòa.

Trở thành Tổng thống…
Ngày bầu cử Tổng thống 3-9-1967, có tổng cộng 11 liên danh ra tranh cử với trên năm triệu cử tri, chiếm 80% tổng số cử tri đi bầu.
Liên danh hai ông Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu, và Liên danh về nhì của luật sư Trương Đình Dzu chỉ được 17%.

Tình hình chính trị được ổn định nhưng tình hình quân sự thì ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Mỹ đã không thể đẩy lùi được cộng quân, ngân sách chi cho miền Nam ngày một tăng, số thương vong rất cao làm giảm tinh thần chiến đấu quân đội, giảm sự ủng hộ quốc hội và của dân Mỹ. Mâu thuẫn trong việc hoạch định kế hoạch giữa Quân Đội, Hành Pháp và Lập Pháp càng ngày càng bộc lộ. Mỹ bắt đầu bàn đến việc rút quân.

Lợi dụng việc Mỹ đổ quân vào miền Nam, cộng sản tuyên truyền “Mỹ xâm lược”, làm hanh niên miền Bắc và ở thôn quê miền Nam đua nhau gia nhập bộ đội nhằm “giải phóng miền Nam”.

Lo ngại việc Mỹ mở rộng chiến tranh ra phía bắc, cộng sản Nga, Trung Hoa và Đông Âu đã gia tăng viện trợ cả quân sự lẫn và kinh tế cho Bắc Việt.

Đúng ngày Tết Mậu Thân 1968 khi quân và dân miền Nam đang sửa soạn đón xuân, cộng sản cho phát động “tổng tấn công và nổi dậy” tại thủ đô Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền Nam. Trong năm 1968 họ lại hai lần tổng tấn công, nhưng cả ba cuộc tấn công đều thất bại số thương vong, bị bắt, ra hàng lên đến cả trăm ngàn người.

Bằng chiến dịch Phụng Hoàng biến cố Mậu Thân đã được ông Thiệu tận tình khai thác vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng cộng sản tại nông thôn và bảo vệ dân chúng khỏi sự khủng bố của du kích quân cộng sản.

Chiến dịch đã mang lại kết quả tốt đẹp cho đến cuối năm 1971, chiến dịch đã bắn hạ trên 20 ngàn cán binh cộng sản, 30 ngàn bị bắt và đặc biệt là trên 20 ngàn người ra hồi chánh. Cán bộ còn sống sót phải rút về Bắc, lên núi, sang Cam Bốt hay sang Lào ẩn trốn.

Để tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản tại Cam Bốt, ngày 28-4-1970, với sự hỗ trợ của Mỹ và Cam Bốt, ông Thiệu cho quân đội tấn công vào các căn cứ cộng sản tại miền Đông Cam Bốt.

Chỉ trong vòng 2 tháng chiến dịch mang lại nhiều thành quả tốt đẹp: Trung ương Cục miền Nam bị phá tan, hằng ngàn cán binh cộng sản bị loại khỏi vòng chiến, hằng ngàn vũ khí cá nhân, súng cối, rốc két, xe tải, nhiều đạn dược, gạo và lương thực bị tịch thu hay phá hủy.

Đáng tiếc Quốc Hội Mỹ chỉ cho phép quân đội Mỹ - Việt hoạt động trong vòng 30 cây số nên không thể truy quét cộng sản bên ngoài khu vực giới hạn này.

Đến ngày 8-2-1971, ông Thiệu tuyên bố mở chiến dịch đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.

 

Ông Thiệu biết rõ thế mạnh của quân đội Bắc Việt là rừng núi nên chiến thuật cơ bản vẫn là đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút về. Ông cần sự yểm trợ hùng hậu của không quân và nhất là trực thăng Hoa Kỳ.

Quốc hội Hoa Kỳ lần này cấm quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Lào. Vì thế chiến dịch không đạt được kế hoạch đã đề ra, hai binh chủng chính quy là Dù và Biệt Động Quân thiệt hại nặng nề về nhân lực.

Nhiệm kỳ 2…
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống lần thứ hai, các liên danh tranh cử lần hồi rút hết, vì thế chỉ còn liên danh ông Thiệu và Phó Tổng Thống Trần văn Hương.

Sang mùa hè 1972, quân đội Bắc Việt từ Lào và Cam Bốt tấn công Tây Nguyên, đánh chiếm Lộc Ninh, bao vây An Lộc, và vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị. Theo lệnh ông Thiệu quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm lại cổ thành Quảng Trị trong đổ nát. 
Ông thiệu là hình ảnh của một vị tổng thống dân cử thời chiến.

Đến nay, nhiều người vẫn nhớ hình ảnh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đáp trực thăng xuống An Lộc ngay khi quân đội cộng sản rút lui, hay dùng xe Jeep Quân Đội chạy quanh vùng Quảng Trị khi thành phố này vừa được chiếm lại.

Ngày vui sướng nhất của đời tôi...
Nói về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thể quên được ngày 26-3-1970, ông Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR). Tại Cần Thơ ông tuyên bố: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi...”.

Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình NCCR coi như đã hòan tất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.

Mặc dù chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, ngay cả khi quân đôi Mỹ đã rút đi và Mỹ cắt giảm viện trợ kinh tế cho miền Nam, đời sống của dân miền Nam vẫn khá xung túc.

Hiệp định Paris mở đường cho cộng sản chiếm miền Nam
Trận Mậu Thân 1968 về quân sự cộng sản đã hoàn toàn thất bại, nhưng dân Mỹ mất niềm tin vào chính phủ nên đòi hỏi Quân đội phải rút khỏi miền Nam.

Nhìn một cách tổng quát, các chiến lược ông Thiệu đưa ra như Bình Định Nông Thôn, Người Cày Có Ruộng đã vô hiệu hóa chiến tranh du kích. Bắc Việt phải dùng quân đội chính quy từ miền Bắc đánh rồi rút về phía bên kia Vĩ Tuyến 17, hay sang Cam Bốt, Lào. 
Trong khi người Mỹ không đồng ý để miền Nam đánh ra Bắc. Các trận đánh sang Cam Bốt và Lào chỉ giúp tiêu hao lực lượng đối phương giải quyết tạm thời thế bị bao vây.

Để rút khỏi Việt Nam trong danh dự và đảm bảo việc trao trả tù binh, người Mỹ đi đêm với phía cộng sản sửa soạn Hiệp Định Paris 1973.

Hiệp Định không đòi hỏi quân đội Bắc Việt phải rút về Bắc vì thế lúc đầu ông Thiệu không đồng ý ký.

Bằng văn bản chính thức Tổng thống Nixon phải hứa Hoa Kỳ bảo đảm có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để miền Nam chống lại quân đội Bắc Việt và sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Ông Nixon còn cho biết nếu miền Nam không ký thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký hiệp định Paris.

Thậm chí ông Nixon còn hăm dọa sẽ lật đổ và giết ông Thiệu như họ đã từng làm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.

Khi ấy miền Nam đã không còn được xem là vị trí chiến lược của 
Hoa Kỳ, Mỹ cũng đã đổi chính sách với Đài Loan sau khi tổng thống Nixon sang thăm Trung cộng năm 1972.

Chiến tranh Việt Nam bước sang một giai đoạn mới khi Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 19/1/1974. Ông Thiệu ra lệnh tấn công trước và công khai lên án Trung cộng trước Quốc Tế.

Phần người Mỹ không ủng hộ, phần phải lo tập trung tài lực chống lại cộng sản bảo vệ miền Nam, ông Thiệu hoãn quyết định tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

Miền Nam sụp đổ
Sang năm 1974, Tổng thống Nixon phải đối đầu với vụ Watergate nên không thể giúp miền Nam như lời ông đã hứa.

Hoa Kỳ cắt giảm cả viện trợ quân sự lẫn kinh tế. Đạn dược, nhiên liệu, quân trang, quân cụ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa càng ngày càng thiếu hụt.

Miền Bắc thì được phe cộng sản tăng cường viện trợ quân sự. Đường mòn Hồ chí Minh được mở rộng, ngày đêm đưa cán binh, quân trang, quân cụ vào chiến trường miền Nam.

Tháng 3-1975, quân đội Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công. Ông Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên. Dân chúng vì sợ cộng sản nên chạy theo quân đội gây náo loạn khi bị cộng sản tấn công. Cuộc rút quân thất bại.

Quân đội Bắc Việt lần nữa vượt vĩ tuyến 17, họ nhanh chóng chiếm được miền Trung. Người Mỹ vừa không viện trợ cho miền Nam vừa ép ông Thiệu phải từ chức, bàn giao chính phủ cho ông Trần văn Hương, và thu xếp để ông Thiệu rời Việt Nam.

Cộng sản lúc này đã làm chủ được cả tình hình quân sự lẫn chính trị. Họ ép ông Hương phải nhường chức cho Tướng Dương Văn Minh.

Khi ông Minh kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng Hòa buông súng thì cộng sản quay ra buộc ông Minh phải đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

Kết
Việt Nam Cộng Hòa là 1 nước nhỏ phải chống trả cả một khối cộng sản nên không có lựa chọn khác hơn phải làm đồng minh và nhận viện trợ của Mỹ.

Đáng tiếc chính phủ Mỹ đã đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi đổ quân vào Việt Nam.

Trong hoàn cảnh lúc đó các phe cánh tại miền Nam cần một mẫu người vừa giỏi quân sự, vừa biết chính trị, lại phải vừa được lòng người Mỹ. Nhân vật này không ai khác hơn ông Thiệu.

Khi được giao phó quyền hành ông Thiệu đã chính danh bằng cách xây dựng một hiến pháp và hai lần ra tranh cử Tổng Thống.
Trong thời gian ông cầm quyền ông đã xây dựng được một nền dân chủ nghị trường non trẻ, một xã hội dân sự có tổ chức, một nền kinh tế thời chiến phát triển, một đất nước nông nghiệp người cày có ruộng và một tầng lớp trí thức được đào tạo cho công cuộc kiến thiết đất nước hậu cộng sản.

Với lập trường chống cộng dứt khoát, ông nhiều lần đẩy lui được các cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt. Nhưng cuối cùng chính phủ Mỹ đã bắt tay với Trung cộng, cắt viện trợ, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.

Xét cho cùng thời cuộc đã đưa ông Thiệu từ một lãnh đạo quân sự trở thành một lãnh đạo chính trị thời chiến, một vai trò xét ra thời ấy không có người có thể làm tốt hơn ông.

Thời cuộc cũng đã đẩy ông trở thành một tị nạn cộng sản. Đến chết ông trăn trối mong ước Việt Nam sớm có tự do, để hài cốt ông được mang về yên nghỉ nơi quê cha đất tổ.

Nhân Kỷ niệm ngày Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra đi ngày 29/9/2001 xin trân thành ghi ân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những bậc đã bảo vệ miền Nam tự do. Lịch sử rồi sẽ công bằng đánh giá lại vai trò của Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Quang Duy 

Melbourne, Úc Đại Lợi
28/9//2017

nguồn: http://haingoaiphiemdam.net/TONG-THONG-NGUYEN-VAN-THIEU-%E2%80%93-NGUOI-CUA-THOI-CUOC-80866

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 20238:37 CH(Xem: 3398)
Muốn phê bình tính gian ác của Hiến Pháp 2013 của Việt Nam một cách cụ thể, điều quan trọng là phải nhận định đâu là những nguyên tắc rường cột của luật hiến pháp và sử dụng các nguyên tắc này, trong giới hạn nào đó, như là tiêu chuẩn phân tách. Điều này không dễ vì mỗi quốc gia trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới là một thực thể chính trị cá biệt trong lịch sử, văn hóa và phát triển của mình. Cũng vì thế, hiến pháp của họ theo những nguyên tắc và thứ tự ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, mọi người đều đồng thuận rằng Hiến Pháp của Hoa Kỳ là bản hiến pháp thành văn đầu tiên của một quốc gia dân chủ. Vì thế, sử dụng những nguyên tắc ...
23 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 2794)
Khá đông người bênh vực công an, cho rằng việc truy tố hình sự Ngọc Trinh vì tội gây rối trật tự công cộng là đúng, họ cho rằng Ngọc Trinh quả thật có gây rối “trật tự công cộng” bằng những hình ảnh biểu diễn xe mô-tô trên facebook. Phe chống lại việc truy tố Ngọc Trinh, phản đối việc bắt tạm giam, chỉ trích công an đã quá lạm quyền, tùy tiện khởi tố Ngọc Trinh về một tội chẳng những không đáng mà cũng không có cơ sở pháp lý. Đó là chưa kể Ngọc Trinh đã bị phạt vi cảnh về tội này dù bằng chứng chỉ là những hình ảnh được chính Ngọc Trinh đưa lên facebook. Ở đây rất dễ nhận ra một điều rất ư... ruồi bu. Nếu nghĩ rằng những hình ảnh...
20 Tháng Mười 20238:06 CH(Xem: 3354)
Và Hồ Chí Minh không phải chỉ được thứ tuyên truyền ấy xóa cho mình cái chân tướng hiếu sát phi nhân. Ông ta còn hóa thành thiên tài lỗi lạc dưới mắt nhiều người vì đã tổ chức giặc giã trong một phần tư thế kỷ để giành nửa nước, trong khi tại khắp các nước Á Phi, những lãnh tụ bất tài nhất cũng dần dần thu hồi được độc lập toàn vẹn cho quốc gia họ với những tổn thất nhẹ hơn nhiều. Ông ta còn hóa thành chính trị gia khôn ngoan, thành “cha già dân tộc” dưới mắt nhiều người, trong khi ở các xứ khác cùng lâm vào tình trạng lưỡng phân không có chính quyền nào nỡ giải quyết tình trạng một cách vô hiệu mà bất nhân đến thế...
19 Tháng Mười 20237:59 CH(Xem: 3768)
Sự thần phục nhũn nhặn của Thưởng nói riêng và giới lảnh đạo chóp bu đảng csVN xuất phát từ những lý luận ba xu của ban tuyên giáo, của cái tâm lý biết ơn vô lối, thêm vào đó là đường lối ngoại giao ẻo lả cây tre che dấu bản chất bạc nhược đớn hèn thà mất nước còn hơn mất đảng, cho nên giặc chiếm biến, bắt ngư dân thì bọn chúng cho rằng bọn Tàu phù thương nên ‘cho roi cho vọt’, hay như tâm lý hèn hạ của Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng khư khư ôm lấy 16 chữ vàng và 4 Tốt mặc cho bọn thảo khấu bá quyền xem Việt Nam như là cái ao nhà của bọn chúng.
19 Tháng Mười 20237:58 CH(Xem: 2574)
Khi nào trẻ em vùng cao, vùng nông thôn xa không còn trần như nhộng, đi chân đất đến trường; khi nào bệnh nhân không còn cảnh lèn như cá hộp trên những cái giường bệnh cũ kĩ hoặc nằm ngổn ngang trên các hành lang bệnh viện; khi nào không còn cảnh những đứa trẻ ăn trộm bánh mì đến mức đi tù vì đói… Thì sự tử tế tự dưng hiện diện. Khi nào sự dối trá còn có đất sống tốt, còn tác dụng vinh thân phì gia, thói xu nịnh và đạo đức giả, thói háo danh và sự khôn lỏi vẫn tràn ngập trên các diễn đàn sang trọng; khi nào tiếng nói trung thực còn bị coi là dại, là phản động, là thế lực thù địch…
17 Tháng Mười 20239:39 CH(Xem: 2391)
Nhưng giành miếng bánh của đàn anh thì phải xem thái độ của đàn anh như thế nào? Nhìn qua lãnh đạo Trung Cộng thì thấy họ nhăn mặt, hầm hừ. Lãnh đạo Việt Cộng, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, sợ đàn anh nên ngồi yên, không dám nhúc nhích. Ngay cả khi Phó tổng thống Kamala Harris của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào tháng 8-2021, mời gọi nâng quan hệ Mỹ-Việt lên cao 1 bậc là Đối tác chiến lược để có thêm các công ty Hoa Kỳ vào đầu tư ở Việt Nam thì Trọng và lãnh đạo Việt Cộng cũng không dám đáp ứng. Thấy Việt Cộng không có can đảm thành lập dây chuyền sản xuất mới để thay thế Trung Cộng, các công ty tư bản quay sang Indonesia.
17 Tháng Mười 20239:36 CH(Xem: 3174)
“Sự cố” đúng ra chẳng có chi ồn ào, náo nhiệt nếu không có sự tham gia, góp lời bàn của một vài cây đa, cây đề trong làng văn chương xứ Vệ như anh Ô-sin Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc. Ô-sin Huy Đức gọi những khán giả phê phán, chỉ trích phinh Đất Sình Phương Nam là mang tâm thức nô lệ, sợ hãi những chuyện không đáng. Anh Ô-sin cho rằng những khán giả phê phán, bài xích cuốn phinh vì nội dung cũng như lời đối thoại trong phinh nhằm đề cao Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn – hai tổ chức kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc xuất xứ từ Trung Hoa...
14 Tháng Mười 20236:19 CH(Xem: 3983)
Cơ chế đó ưu việt đến nỗi để cho một thằng già trốn lính trong chiến tranh thâu tóm toàn bộ quyền lực, sửa đổi điều lệ để ngồi mãi trên ngai vàng cai trị toàn dân mà 5 triệu đứa đảng viên không dám nói gì. Cơ chế đó ưu việt đến nỗi đất nước ngày càng nghèo mạt, đào xới, tàn phá tan hoang để bán tống bán tháo mà ăn, người dân thì ai nấy đều mong vượt thoát ra khỏi để thoát cái kiếp được sống trong một đất nước lúc nào cũng khoác lác là đáng sống nhất thế giới nhưng đói rã họng cũng không thấy có cái đảng, cái nhà nước nào trợ giúp mà chỉ thấy toàn những khuôn mặt ngu ngốc hay giả vờ ngu đưa mặt ra để mà bịp bợm.
14 Tháng Mười 20236:18 CH(Xem: 3036)
Khi CSVN đu dây lần thứ nhất, thì giai đoạn này trùng hợp với những xung đột võ trang biên giới Nga Hoa đẫm máu. Thêm vào đó CSVN cũng đã phát động cuộc chiến xâm lược Miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến khi họ chiến thắng vào năm 1975. Dĩ nhiên họ không quan tâm đến những đổ máu của quân dân LX và TQ, nhưng ngay cả hy sinh hằng triệu quân dân của chính dân tộc Việt Nam, họ cũng không bận tâm. Trong mắt của người cộng sản chân chính, không hề có yêu dân, yêu nước, cũng không hề yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa xa vời từ LX hay TQ, mà họ chỉ yêu quyền lực tuyệt đối, nhất là quyền lực tuyệt đối nới rộng trên cả 2 miền đất nước Việt Nam.
12 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 6470)
Làm phiền người dân chua đủ, bộ công an csVN còn phi dân chủ hơn khi cho nhân viên tự tiện đến nhà người dân để răn đe không được tham gia các cuộc hội họp của những tổ chức đấu tranh khác, bọn sai nha này kéo cả lũ đầu trâu mặt ngựa đến nhà người dân để hù dọa về cái bóng ma mà bọn chúng lo sợ mang tên “thế lực thù địch, phản động”, “bọn chống đối nhận tiền của nước ngoài”…; nhằm làm cho người dân lo sợ mình có thể bị bắt bất cứ lúc nào, ủa, cái nhà nước quản lý sâu sát từ đáy quần nhân dân trở lên mà cũng còn lo sợ nữa sao, đảng csVN nuôi hàng triệu binh lính cả công an lẫn quân đội mà lại lo sợ rằng người đứng lên lật đổ mình thì quả là một cái đảng vô loài, hèn nhát.
11 Tháng Mười 20237:41 CH(Xem: 2387)
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm. Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm). Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
11 Tháng Mười 20237:39 CH(Xem: 2239)
Vì chế độ CS TQ TCB tồn tại trên Nòng Súng do đó chi phí cho lực lượng cầm súng trực tiếp đối phó với dân và các lực lượng thực thi pháp luật với một tỷ lệ trong ngân sách rất lớn, ngoài ra còn phải nuông chiều bằng đãi ngộ bằng bao che nếu công cụ này làm sai làm quấy với dân, ức hiếp dân, làm hiện trường giả để báo cáo phá án nhanh thăng quan tiến chức, làm bằng giả để thăng quan khi bị phát hiện thì kiểm điểm rồi vẫn y chức, rất ít trường hợp phải nghỉ. Mời dân làm việc đánh chết dân trong đồn công an cũng vô can ... Cán bộ thì phải nịnh bợ biết tham nhũng từ khi bắt đầu tham gia bộ máy cầm quyền để có tiền lo lót nhờ cấp trên...
07 Tháng Mười 20235:53 CH(Xem: 1761)
Tỉ như Đào Duy Anh, sau 1975, một học giả ăn mòn bát đĩa cộng sản, hiểu cộng sản từ chân tơ kẽ tóc, hiểu những mánh khóe tiểu xảo. Vậy mà khi vào miền Nam gặp các trí thức trong Nam, ông theo thói quen quán tính vẫn gọi xách mé: thằng Diệm. Nhiều người lảng tránh ông. Đào Duy Anh là tác giả tập ký: Nhớ nghĩ chiều hôm. Cuốn tập ký lược thuật các công trình biên khảo của ông viết trong nhiều năm. Trần Huy Liệu khuyên ông: muốn sống, muốn tồn tại thì liệu viết mà lách nữa. Ở đây, quả thực ông đã thuộc bài do trần Huy Liệu chỉ dẫn. Tội cho tiếng tăm một học giả. Viết mà sợ, viết mà phải lách vì sợ bị liệt vị, bị thổi còi!!!
04 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 1810)
Việc cổ phiếu Vinfast mất giá 90% không làm cho những nhà đầu tư chứng khoán (invest) - không phải đầu cơ (speculate), các nhà băng ngạc nhiên, họ đã dự doán, chờ đợi chuyện này. Họ đã biết VFS sẽ chết, họ biết từ lúc VFS chưa được khai sinh (IPO) trên sàn Nasdaq. Lên sàn Nasdaq vào ngày 15.08.2023, cân nặng 22kg, ít ngày sau cậu bé VFS lớn như thổi, chỉ trong khoảng 2 tuần hơn, không biết ăn thực phẩm “chức năng” nào, vào lúc nặng nhất cậu cân nặng hơn 93 kg. Một đám con nhang, đệ tử, cô hồn, các đảng trong nước cũng như hải ngoại reo mừng, ca tụng với những lời có cánh. Ông bố Phạm Nhật Vượng của cậu hí hửng, hả hê, hân hoan, hớn hở vì thằng con lớn như thổi của mình.
02 Tháng Mười 20238:57 CH(Xem: 1643)
Riêng VOA, cần ghi nhận rằng, đài này cũng có cố gắng quay được cảnh những người dân ở Sài Gòn nói về quan hệ Việt – Mỹ, dù chỉ trong vài phút. Điều này cũng dễ hiểu vì bên trong Việt Nam, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, nên họ có nhiều trở ngại khi tác nghiệp. Tuy nhiên, khi ông thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính thăm Hoa Kỳ, đây là cơ hội cho họ “điền thế” vì ông ta có mặt ngay gần đại bản doanh của họ, họ không bị trở ngại nào cả, thế nhưng hầu như không thấy tin tức, bài viết gì về ông Chính, nhất là đài RFA. Chẳng lẽ mật vụ của ông Chính tác oai tác quái đến nỗi cấm họ đến gần, ngay cả trên đất Mỹ hay sao?!
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.
29 Tháng Ba 2024
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
29 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và Nghị viên Thu Hà Nguyễn về việc Ông Võ Văn Thưởng mất chức ảnh hưởng đến thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cái được gọi là kinh tế tăng trưởng mà cộng sản hô hào có thực như những gì mà họ nói hay không?