Liễu Thăng bị chém tại Chi Lăng, phó tướng lên thay cũng bỏ mạng

05 Tháng Chín 201710:35 CH(Xem: 11526)
                                     DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA
Liễu Thăng bị chém tại Chi Lăng, phó tướng lên thay cũng bỏ mạng
y



Dân Quyền.com



Đầu tháng 10.1427, 10 vạn quân Minh dưới trướng Liễu Thăng ồ ạt vượt biên tiến vào địa giới nước ta. Ngày 8.10.1427, quân Minh đánh ải Pha Lũy. Trần Lựu là vị tướng đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn giao chiến với Liễu Thăng, mở màn chiến dịch Diệt Viện. Quân ta theo kế hoạch đã định trước, chỉ đánh cầm chừng rồi lần lượt rút bỏ ải Pha Lũy, thành Khâu Ôn để nuôi chí khinh nhờn của địch. Những trại nhỏ mà quân Lam Sơn dựng lên trước đó ở biên ải, cũng đều đánh chiếu lệ rồi rút đi cả. Liễu Thăng thắng dễ mấy trận, nhanh chóng có được thành Khâu Ôn làm chỗ đứng chân, quả nhiên sinh lòng coi thường quân Lam Sơn.
 
Vừa khi quân Minh tiến vào thành Khâu Ôn, thì thư “cầu hòa” của Nguyễn Trãi cũng được đưa đến. Liễu Thăng ngông cuồng không thèm đọc thư mà cho người chuyển thẳng lên vua Minh, rồi tiếp tục điều quân tiến lên. Đúng như tiên liệu của tướng lĩnh Lam Sơn rằng “Quân đi hàng năm trăm dặm mà chỉ vội nhằm lấy lợi thì viên thượng tướng tất phải kiệt quệ” (theo Cương Mục), quân Minh đang cần tiến gấp để kịp cứu viện cho các thành của chúng trong nội địa, nên các hành động của giặc rất gấp gáp, không có sự trù tính thận trọng. Khi quân Minh vào đất của ta, các tướng Lương Minh, Lý Khánh đều sinh bệnh. Điều đó cho thấy thật sự quân Minh đã phải trải qua những cuộc hành quân vất vả.
 
Trận Chi Lăng – Liễu Thăng cụt đầu:
 
Trước sự kiêu căng lộ ra cả nét mặt, lời nói của Liễu Thăng thì chính trong hàng ngũ tướng lĩnh quân Minh cũng sinh lo ngại. Bọn Lễ bộ lang trung Sử An, Chủ sự Trần Dung bàn với Thượng thư Lý Khánh:
 
“Xem lời lẽ, sắc mặt của chủ tướng [chỉ Liễu Thăng], có vẻ kiêu. Kiêu là điều tối kỵ của binh gia. Vả lại bọn giặc nguỵ trá, hoặc có thể làm ra vẻ yếu để dụ chúng ta. Huống tỷ thư dụ rõ ràng là phải phòng ngừa giặc đặt phục binh. Đây là phút an nguy, Ngài nên nói gấp.”
 
Bấy giờ quân Minh đã tiến đến Ải Lưu (thuộc huyện Chi Lăng, Lạng Sơn ngày nay, nằm ở phía bắc ải Chi Lăng), quân Minh lại gặp đội quân của Trần Lựu đứng chặn đường như trêu ngươi. Lý Khánh dù đang bệnh nằm ở hậu quân, cũng phải cố gượng dậy đến chỗ Liễu Thăng mà can gián khẩn thiết. Thăng ậm ừ, nhưng vẫn kiêu căng bởi vì sự kích động của quân ta. Tại Ải Lưu, Trần Lựu cầm quân khinh kỵ giao tranh một lúc rồi lại rút lui. Liễu Thăng tức mình vì Trần Lựu cứ tháo lui nhưng rồi lại lảng vảng trước mặt, hắn bèn đích thân dẫn vài trăm kỵ binh thân tín quyết truy đuổi đến cùng. 10 vạn quân Minh cùng đội kỵ binh của Trần Lựu rượt đuổi một quãng đường từ Ải Lưu đến tận ải Chi Lăng.
 
Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp nằm giữa những dãy núi cao vút… Từ xưa ải Chi Lăng hầu như là con đường mà bất cứ đạo quân phương bắc nào cũng phải đi qua khi tiến đánh phương nam. Phía bắc ải là Quỷ Môn Quan, nơi mà cả người phương bắc lẫn người phương nam đều ái ngại khi đi qua. Có câu thơ của binh lính phương bắc rằng :
 
Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan
 
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
 
Phía nam ải Chi Lăng là Ngõ Thề, nơi mà những đạo quân người Việt ở các triều đại cất lên những lời thề quyết tử rồi bước vào trận chiến với giặc xâm lăng. Phía tây ải là các núi đá vôi nằm cạnh dòng sông Thương. Phía đông là hai dãi núi Thái Hòa, Bảo Đài. Bên trong ải lại có năm ngọn núi Nà Sản, Mã Yên, Phượng Hoàng, Lỳ Lân, Hàm Quỷ chia cắt ải thành những con đường, thung lũng nhỏ. Nhiều nơi trong ải phải bắc cầu treo để đi qua những đầm lầy, thung lũng, khe suối.
 
Lại nói về việc Trần Lựu thực hiện nhiệm vụ đánh nhử địch đã hoàn thành rất xuất sắc. Sau một hồi truy đuổi gấp, đội hình quân Minh bị kéo giãn ra, đứt đoạn. Liễu Thăng cùng đám kỵ binh mải miết đuổi theo Trần Lựu tiến sâu vào ải Chi Lăng, bỏ xa phần lớn quân Minh ở phía sau. Đến núi Mã Yên, Liễu Thăng và hơn trăm quân kỵ vừa qua cầu treo thì lập tức quân Lam Sơn cho phá cầu. Lúc này thì tình thế coi như đã an bài đối với Liễu Thăng, khoảng 10 vạn quân Minh phía bên đây đầu cầu chỉ còn cách đứng nhìn chủ tướng của mình cùng hơn 100 kỵ binh bị hãm trong trận mà vô phương ứng cứu. Trong phút chốc, phục binh quân Lam Sơn bốn phía nổi lên vây chặt lấy Liễu Thăng, cùng với quân của Trần Lựu quay ngựa đánh dồn lại, nhanh chóng diệt gọn tiên phong của địch. Liễu Thăng bị mắc vào vũng lầy bên sườn núi, quân ta xáp lại dùng giáo đâm chết, rồi chặt lấy đầu hắn làm chiến lợi phẩm trước sự bàng hoàng, ngẩn ngơ và bất lực của quân tướng nước Minh hầu như vẫn còn nguyên vẹn bộ khung, quân số nhưng không thể làm gì ngoài việc đứng nhìn chủ soái của mình chết thảm. Bấy giờ là vào ngày 10.10.1427.
 
Lợi dụng lúc 10 vạn quân Minh chưa kịp định thần vì cái chết của chủ tướng, các tướng Lam Sơn là Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt, Lê Khắc Thụ… cùng đem 1 vạn quân gồm cả tượng binh, kỵ binh, bộ binh từ các ngã đường núi xông ra đánh thốc vào đội hình giặc. Quân Minh tiến sang lần này cũng không phải là một đạo quân dễ dàng buông xuôi. Mặc dù bị mất chủ tướng sớm và bị phục binh bốn bề vây đánh, bọn tướng lĩnh còn lại vẫn bình tĩnh điều quân, cố gắng ổn định lại hàng ngũ. Phó Tổng binh giặc là Lương Minh lên thay Liễu Thăng làm chủ tướng, chỉ huy quân tướng đi vòng qua núi Mã Yên, đánh mở đường tiếp tục tiến lên. Lê Sát cùng các tướng không đủ binh lực đánh chẹn đường, sau khi gây thiệt hại nặng ban đầu cho quân Minh thì vòng ra tuyến sau, bám sát theo đội hình hành quân của địch chờ thời cơ đánh phối hợp với các đạo quân khác. Quân Minh vượt qua ải Chi Lăng với thương vong hơn 1 vạn tên. Chiến cụ của chúng gồm súng lớn, đồ dùng công thành, tên đạn đều bị quân ta đốt sạch.
 
Lương Minh từ chối nghị hòa, vong mạng nơi Cần Trạm:
 
Bảo Định bá Lương Minh sau những giờ phút kinh hoàng ở ải Chi Lăng vẫn còn trong tay chừng 9 vạn tinh binh, hắn vẫn nuôi hy vọng tiến quân xuống đồng bằng. Lúc này, với mong muốn sớm lập lại hòa bình và tránh khỏi sự thù địch về sau của Minh triều, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi gởi thư chiêu dụ Lương Minh ngay khi quân Minh vượt ải Chi Lăng. Thư viết:
 
“Tôi thường nghe, binh cốt để bảo vệ cho dân, không phải là để làm hại dân, dẹp yên để không phải giết, không phải là để giết nhiều người. Cho nên có câu rằng: “Binh là bắt đắc dĩ mới phải dùng”. Điều mà có thể thôi được hay không thể thôi được, không phải là bản tâm của thánh nhân. Nay các ông đem quân đi sâu vào cõi đất người chính là bị hãm vào thế trong miệng cọp, muốn tiến không được, muốn lui không hay. Còn ta thì nhân thế chẻ tre, sau khi chẻ được mấy đốt, cứ lọng lưỡi vào mà chẻ đi, thực không khó gì. Nhưng ta vẫn nghĩ đến nghĩa nước nhỏ thờ nước lớn, có mặt trời soi trên, không dám thiếu lòng thành kính. Cho nên nhiều lần gửi thư mà các ông vẫn không trả lời. Thế có phải là sự không may của một nước ta chăng? Thế là sự không may lớn cho cả nhân dân thiên hạ. Sao có thể thôi được mà không thôi hẳn.
 
Trước đây, các thành Tân Bình, Thuận Hóa, Diễn Châu, Nghệ An và Tiền, Hậu vệ, Thị Kiều, Xương Giang, Tam Giang đều đã mở cửa thành, cởi cùng ta hòa giải. Phàm hết thảy quan quân, đàn ông, đàn bà, lớn bé cộng mấy vạn người, ta đều thu nuôi tất cả, không xâm phạm một chút nào. Xin các ông lui ngay quân ra ngoài bờ cõi, ta tự dẹp mở lối về, cho các ông được thung dung đem quân về, ta sẽ đem các quan lại đàn ông, đàn bà nói trên kia trao tất cả ở ngoài bờ cõi. Như thế thì các ông có thể ngồi hưởng thành công mà Nam, Bắc từ nay vô sự, há chẳng hay ư? Nếu có thể thôi được mà không thôi, là do các ông không biết dập tắt lửa đi để cho nó tự cháy lên, không phải là tội của ta vậy. Thư nói không hết lời.”
 
Khác với nhiều thư từ trước kia, lần này có vẻ như Nguyễn Trãi đã nói với Lương Minh những lời rất thẳng thắn và thực lòng chứ không còn dùng những quyền mưu ẩn đằng sau câu chữ. Việc nghị hòa trên thế thắng đối với nước ta dù rằng không đem lại một chiến thắng trọn vẹn về mặt quân sự, nhưng sẽ là một chiến thắng về ngoại giao rất quan trọng. Việc giành được độc lập mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt với nước Minh, một đế chế hùng mạnh nhất phương đông đương thời sẽ mở đường cho một nước Đại Việt mới gây dựng lại phát triển mạnh mẽ, không bị đe dọa bởi chiến tranh và chạy đua vũ trang. Đối với quân Minh, chúng dù vẫn còn lực, nhưng đã mất thế. Việc nghị hòa với quân Lam Sơn cũng là lối thoát khả dĩ nhất cho chúng. Thế nhưng Lương Minh vẫn quen thói cùng binh độc vũ, ngoan cố tiến quân.
 
Ngày 15.10.1427, quân Minh tiến đến Cầm Trạm (xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay). Tại đây, quân Lam Sơn đã dựng lên một thành lũy nhỏ chắn ngang đường tiến quân của giặc. Hơn ba vạn quân dưới quyền chỉ huy của các tướng Nguyễn Đình Lý, Lê Văn An đã đạt mai phục dày đặc bên đường từ trước. Kịp khi Lương Minh vừa kéo quân đến, phục binh nổi lên đánh phá, lại theo chiến thuật kinh điển của quân Lam Sơn là bẻ gãy tiền phong, nhắm thẳng vào chỗ Lương Minh mà đánh gấp. Đồng thời, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt … trước đó vẫn bám theo sau quân Minh, được dịp cũng hết sức đánh thốc vào mặt sau. Quân Minh cũng ra sức chống trả mãnh liệt, chia thành vòng trận trong ngoài, chiến đấu trên một trận tuyến dài 5 km. Giặc đã tự đặt mình vào thế quyết tử, nên đánh nhau rất hăng. Tuy vậy, quân Lam Sơn vẫn chiếm thế thượng phong nhờ vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Bảo Định bá Lương Minh đánh nhau ở vòng ngoài trận, bị trúng lao chết tươi. Quân Minh với các tướng lĩnh còn lại là Lý Khánh, Hoàng Phúc, Thôi Tụ vẫn can trường tiến binh vượt qua Cần Trạm, để lại xác của Lương Minh và hơn 1 vạn đồng đội chết trong trận.

nguồn: http://danquyen.com/?cmd=act:news|newsid:24048

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 384)
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 404)
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 20248:15 CH(Xem: 91)
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 1058)
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 20248:41 CH(Xem: 1242)
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 20248:40 CH(Xem: 726)
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 1094)
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 20248:05 CH(Xem: 1608)
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 20248:11 CH(Xem: 1985)
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 20246:22 CH(Xem: 1709)
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 20246:20 CH(Xem: 1674)
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 2437)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 20247:24 CH(Xem: 2067)
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 1888)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 2018)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...