Ấn Độ đối phó chiến lược “gặm nhấm” của Bắc Kinh tại vùng biên giới Ấn - Trung

30 Tháng Tám 201710:30 CH(Xem: 8854)
  ẤN ĐỘ ĐỐI PHÓ CHIẾN LƯỢC “GẶM NHẤM”
 CỦA BẮC KINH TẠI VÙNG BIÊN GIỚI ẤN - TRUNG

 bien_gioi_2





Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 

DIỄN TIẾN TRANH CHẤP BIÊN GIỚI TRUNG - ẤN:

 

Mới đây, Báo Đảng Tàu Cộng số ra ngày 3/8/2017 nêu vấn đề tranh chấp biên giới Trung  - Ấn bằng lời lẽ trịch thượng: “Giải quyết vấn đề nầy rất đơn giản, đó chính là, quân đội Ấn Độ nên ngoan ngoãn rút quân,” Tàu Cộng lên giọng kẻ cả. “Trung Quốc có câu nói, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt…Điều kiện tiên quyết để giải quyết hòa bình vấn đề biên giới chính là quân đội Ấn Độ phải rút quân vô điều kiện.”

 

Theo giới quan sát quốc tế, chính phủ và truyền thông Tàu Cộng không ngớt lời kêu gọi cũng như đe dọa hàng ngày, nhằm yêu cầu chính phủ Ấn Độ rút quân vô điều kiện. Chuyên gia Ấn Độ Brahma Chellaney cho biết, Tàu Cộng đang tạo mặt trận chiến tranh tâm lý, truyền thông nhằm vào New Delhi. Ngày 20/7 Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj kêu gọi hai nuớc đồng thời rút quân để tiến hành đối thoại nhưng Bắc Kinh yêu cầu New Delhi phải đơn phương rút quân vô điều kiện. 

 

Trong 3 ngày từ 2 tới 4/8/2017, các cơ quan truyền thông và các Bộ Trung Ương TC gồm BNG, BQP…lần lượt lên tiếng cảnh báo Ấn Độ vần đề tranh chấp biên giới Trung - Ấn. Các cơ quan này cáo buộc binh lính Án Độ “vượt biên” và yêu cầu phía New Delhi rút quân vô điều kiện nhằm giải quyết tranh chấp. Đồng thời, các tuyên bố này cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia.

 

Thậm chí, ngày 3/8/2017, người phát ngôn viên BQP/ TC tiếp tục luận điệu hống hách, cảnh cáo “Sự kiềm chế của QĐTQ không phải không có giới hạn, phía Ấn Độ cần xóa bỏ mọi sự ảo tưởng”. Báo TC còn cảnh báo: “Nếu chiến tranh nổ ra, PLA sẽ sử dụng sức mạnh sấm sét của mình để dạy cho Ấn Độ một bài học đau đớn.” Mới đây, Thiếu tướng cái về hưu Yao Yunzhu, chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Quân sự (AMS) đăng trên tờ Hindustan Times chủ quan tuyên bố rằng: “Chúng tôi mạnh hơn họ, không chỉ bởi số lượng máy bay, tàu chiến, khẩu pháo, xe tăng mà nền công nghiệp quốc phòng cũng vượt trội hơn,” mụ ta cảnh cáo. “Thuận theo thì sống, chống lại thì chết!”

 

Tại vùng lãnh thổ xa xôi ở dãy núi Himalaya, nơi tranh chấp quyết liệt giữa Ấn Độ - TC đang căng thẳng hơn 03 tháng qua. Giới chuyên gia quốc tế lo ngại rằng, hai cường quốc nầy có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân, vì vùng đất rộng chưa tới 100 km2. Sự việc xảy ra cách đây 3 tháng khi Bhutan phát hiện công nhân TC đang mở rộng con đường trên núi. Ngay lập tức Ấn Độ điều quân và vũ khí tới đây, ngăn chận hành động nầy cho là “gây căng thẳng khu vực” của Bắc Kinh.

 

Về mặt địa chiến lược, khu vực tranh chấp nằm giữa Hoa Lục và Bhutan. Với diện tích 84 km2, nơi đây rất quan trọng với chính quyền Bắc Kinh và New Delhi trong chiến lược làm chủ toàn bộ Á Châu sau nầy. Bắc Kinh đang tìm cách bành trướng ở cao nguyên DOKLAM nơi xảy ra tranh chấp. Nằm trên rìa cực Nam của cao nguyên này dẫn tới thung lũng được các nhà địa chất gọi là “Hành lang Siliguri”. Các chiến lược gia Ấn Độ gọi đây là “Cổ Gà”.

 

Dãy đất nhỏ hẹp này thuộc lãnh thổ của Ấn Độ tuy rộng chưa tới 40 km2, nhưng kết nối vùng trung tâm rộng lớn với các bang đông bắc xa xôi. Ấn Độ sợ rằng nếu chiến tranh nổ ra, TC sẽ chia cắt hành lang này và khiến 45 triệu dân Ấn Độ bị chia cắt. Diện tích bị chia cắt cũng tương đương với nước Anh hiện nay, tới hơn 240.000 km2. Hành lang Siliguri có phần hẹp chỉ tới 27 km, biến Ấn Độ hoàn toàn nằm trong tầm pháo kích của trọng pháo của TC. Ngoài ra, khi tuyến đường ở hành lang này được Bắc Kinh xây dựng xong, quân PLA có thể ồ ạt dồn xe tăng hạng nặng tới đây bắn phá. Chính vì lý do này, hai bên Ấn - Trung không chịu rút quân, đối đầu quyết liệt với nhau.

 

Học giả Jeff Smith, từ Hội đồng Chính sách Ngoại giao Mỹ, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Ấn - Trung và nói rằng, sự căng thẳng hiện nay cũng giống như cuộc xung đột biên giới năm 1962. Sự kình địch giữa Ấn - Trung đang ngày càng nóng khi tranh chấp lãnh thổ giữ hai quốc gia đông dân nhất thế giới này được vũ trang hạt nhân, diễn ra cả trên đất liền lẫn trên biển.

 

Rút kinh nghiệm thất bại trong cuộc chiến biên giới Trung - Ấn năm 1962 vì thiếu đường giao thông chiến lược để chuyển quân từ nội địa ra tiền tuyến nhanh chóng. Vì vậy, năm 2017 này, Tổ chức đường sá biên giới BRO của Ấn Độ đã mở các đuờng hầm hai làn thông xe, vòng qua một con đường trên núi tại Arunachal Pradesh để tới biên giới với Trung Quốc nhanh chóng hơn nhiều so với năm 1962.

 

Cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung năm 1962 lên tới đỉnh điểm khi 80.000 quân TC bất ngờ vượt qua biên giới tràn vào lãnh thổ Ấn Độ vào tháng 12/1962. Cao nguyên Aksai Chin là một trong hai khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Trung - Ấn. Khu vực này nối Tây Tạng với tỉnh Tân Cương. Căng thẳng Trung - Ấn bắt đầu từ năm 1959, khi Ấn Độ phát hiện ra việc Bắc Kinh bí mật xây đường cao tốc nối Tây Tạng với Tân Cương thông qua lãnh thổ Ấn Độ ở cao nguyên Akai Chin.

 

Ngày 20/12/1962, Bắc Kinh điều động 80.000 quân PLA mở hai đợt tấn công cách nhau 1.000 km. Lực lượng Ấn Độ trấn giữ biên giới chỉ có khoảng 10.000 tới 12.000 người. Cuộc chiến kéo dài hơn một tháng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở cao độ 4.250 mét, thời tiết giá lạnh và hai bên đều không sử dụng không quân. Quân PLA áp dụng chiến thuật “biển người” lại sử dụng súng trường tự động, trong khi quân Ấn chỉ có những khẩu súng bắn từng phát một lỗi thời nên không đủ chống trả quân PLA dễ dàng chiếm ưu thế. Ở mặt trận phía đông, quân TC mở đợt tấn công vào phía nam bờ sông Namka Chu, một tiểu đoàn Ấn Độ không thể chống đỡ 3 trung đoàn quân PLA và thất thủ sau vài giờ.

 

Nhưng, trong trận chiến không cân sức ấy, những người lính Ấn Độ đã làm nên huyền thoại. Khi quân PLA tiến qua cao nguyên Aksai Chin hướng đến khu vực Ladakh, nơi có cao điểm chiến lược Rezang La. Nếu sân bay quân sự Chunsul ở khu vực này thất thủ, Ấn Độ hoàn toàn có thể để mất cả Ladakh vào tay người Tàu.

 

Trách nhiệm phòng thủ cứ điểm quan trọng nhất ở Ladakh đặt trên vai 123 chiến binh Ấn thuộc 2 tiểu đoàn bộ binh do thiếu tá Shaitan Singh chỉ huy, họ phải chiến đấu chống quân PLA trong một trận đánh không cân sức. Đó là ngày chủ nhật lạnh cóng và nhiệt độ có lúc xuống 40 độ C. Nếu để mất cao điểm Rezang La, nơi cao hơn mực nước biển tới 4.800 mét, đồng nghĩa với việc quân Ấn sẽ không thể tiếp cận Ladakh từ phía đông bắc. Lúc 3 giờ 30 phút sáng, có khoảng 5.000 quân PLA tấn công Rezang La dưới sự yểm trợ của pháo binh.

 

Thiếu tá Shaitan Singh đã gọi điện cho trung tâm chỉ huy và yêu cầu chi viện. Nhưng, lời yêu cầu chi viện bị bác bỏ và yêu cầu Shaitan rút quân rời khỏi khu vực để tránh thương vong. Thiếu tá Shaitan Singh trả lời ông và đồng đội sẽ tử thủ và quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trận tử thủ bi hùng của ông và 123 chiến binh Ấn Độ trước 5.000 quân Tàu Cộng. Trong trận đấu không cân sức ấy, phía Ấn Độ đã hy sinh 114 người, 8 người bị bắt làm tù binh và họ đã gây thương vong cho 1.300 quân xâm lược Tàu Cộng.

 

Chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 kết thúc, được coi là thắng lợi của TC bởi Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát cao nguyên Askai Chin với diện tích rộng 38.000 km2 đến tận ngày nay, kết nối Tây Tạng với Tân Cương.

 

SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ CỦA NĂM 2017 KHÁC VỚI NĂM 1962:

 

Ngày 30/6/2017, hãng PTI đưa tin Bộ trưởng BQP Ấn Độ Arun Jaitley khẳng định, Ấn Độ của năm 2017 đã khác so với Ấn Độ của năm 1962. Trước đó, Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã bày tỏ hết sức quan ngại trước việc TC xây dựng một con đường ở khu vực Doklam tranh chấp gần Sikkim. Phản ứng của New Delhi đưa quân ra khu vực tranh chấp nầy đối mặt với quân PLA, Bắc Kinh ngay lập tức đưa ra lập trường cứng rắn và yêu cầu binh sĩ Ấn Độ rút khỏi khu vực Sikkim như là một điều kiện tiên quyết nhằm giải quyết tình hình.

 

Ngày 12/8/2017, động thái quân sự mới nhất của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thực hiện chính sách “cứng rắn” với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới. Để đối phó với quân PLA, Ấn Độ điều động 210.000 quân và tên lửa Brahmos. Trong khi đó, theo trang tin Sina TC ngày 10/8, tại khu vực Sikkim và khu vực tranh chấp đoạn phía đông, Ấn Độ đã tập trung 4 quân đoàn và một quân đoàn đang xây dựng khoảng 210.000 quân, đã biên chế thành 9 sư đoàn Sơn Cước, 01 sư đoàn bộ binh, 01 lữ đoàn pháo binh và 01 trung đoàn thiết giáp.

 

Trước đó, ngày 10/8/2017, quân đội Ấn Độ đã yêu cầu người dân sống ở lân cận khu vực Doklam nằm giữa 3 nước Ấn Độ - Tàu Cộng và Bhutan, cách điểm đối đầu ở biên giới chỉ có 35 km phải nhanh chóng di tản để họ tránh bị thương vong khi xảy ra xung đột. Tại bang Arunachal Ấn Độ, phía nam Tây Tạng, ngoài các sư đoàn sơn cước 2, 5 và 21 thuộc Quân đoàn 4 triển khai trên hướng Tawang, còn có lữ đoàn pháo binh 21 và trung đoàn thiết giáp 45, nâng tổng số quân lên khoảng 50.000 quân.

 

Ngày 8/6/2017, Tướng Bipim Rawat - Tham mưu Trưởng Lục quân Ấn Độ - nói rằng, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã sẵn sàng chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đối với chủ quyền nước này, dù từ bên trong hay bên ngoài. Ông Rawat nói với hãng tin ANI rằng: “Ấn Độ hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực đối phó với những đe dọa an ninh từ Tàu Cộng, Pakistan và cả trong nước.” Tướng Rawat cũng tiết lộ, quân đội Ấn Độ đang hoàn chỉnh một lực lượng mới có tên là “Binh đoàn Tấn công 17” được xây dựng đặc biệt cho môi trường tác chiến vùng núi non hiểm trở.

 

Kế đến ngày 29/6/2017, Tướng Rawat đến duyệt xét tình hình vùng biên giới Sikkim giữa Trung - Ấn trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong những ngày vừa qua. Tướng Rawat còn tới thăm các cơ sở khác ở vùng Đông Bắc Ấn Độ và đánh giá hoạt động ở khu vực này trên đường biên giới dài gần 3.500 km với TC và đường biên giới Trung - Ấn ở Sikkim dài 220 km. Ngày 30/6/2017, Lực lượng Cảnh sát biên giới Ấn Độ - Tây Tạng (ITBP) của Ấn Độ đã có Tham mưu Trưởng mới là Tướng R K Pachnanda trong bối cảnh các lực lượng an ninh Ấn Độ đang xung đột vũ trang với PLA trên tuyến đường biên giới dài 3.488 km giữa hai nước.

 

TC hiện duy trì lực lượng PLA khoảng 15 sư đoàn, 50.000 quân dọc trên tuyến đường biên giới dài 3.488 km giữa hai nước. Riêng ở Tây Tạng, TC hiện có 5 sân bay quân sự có thể làm bàn đạp tấn công Ấn Độ. Nhưng, quân Ấn Độ khẳng định không hề lo ngại dù quân PLA có điều thêm bao nhiêu quân đến biên giới bởi 5 sân bay ở Tây Tạng vẫn thiếu năng lực phục vụ chiến đấu. Ngược lại, trong khi đó Ấn Độ đã điều động 13 sư đoàn đến hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh biên giới. Riêng ở khu vực tranh chấp Doklam giữa 3 nước Ấn - Trung - Bhutan, New Delhi tự tin rằng có thể gây tổn thất quân PLA tổn thất gấp 9 lần. Quân đội Ấn Độ tự tin tỷ lệ thương vong sẽ là 1/9 nếu chiến tranh nổ ra. Quân PLA cần 9 binh sĩ để đánh đổi lấy một lính biên phòng Ấn Độ, bởi quân Ấn chiếm lợi thế lớn trên các cao điểm.

 

Chuyên gia quân sự Antony Wong cảnh báo: TC rước họa vào thân nếu gây chiến với Ấn Độ, có thể biến Ấn Độ thành kẻ thù, sẽ gây tác động tiêu cực đến chính sách thúc đẩy kinh tế của Bắc Kinh. Nhưng, ngay cả khi quân PLA đánh bại Ấn Độ trên đất liền, Bắc Kinh cũng không thể vô hiệu hóa được New Delhi trên biển. Chuyên gia Wong nhấn mạnh Ấn Độ Dương là tuyến đường hàng hải huyết mạch của TC, vì hơn 80% lượng dầu mỏ của TC đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Nếu Ấn Độ bao vây phong tỏa hoạt động giao thương của TC qua Ấn Độ Dương, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với thảm họa.

 

QUÂN ĐỘI ẤN ĐỘ ĐỦ SỨC ĐỐI ĐẦU VỚI QUÂN PLA TÀU CỘNG:

 

[1] SỨC MẠNH HẢI QUÂN:

 

So sánh số lượng tuy có ít hơn TC, nhưng sức mạnh của Hải quân Ấn Độ vẫn cực kỳ nguy hiểm đáng gờm cho Hải quân TC. Hải quân Ấn Độ hiện có 295 tàu, trong đó có 2 tàu sân bay (1 tàu đã biên chế, 1 đang chế tạo sắp hoàn tất) 14 khinh tốc hạm, 11 khu trục hạm, 23 tàu hộ tống, 15 tàu ngầm, 139 tàu tuần tra và 6 tàu tác chiến mini. Hải quân Ấn Độ đang tích cực mua sắm hoặc đang lên kế hoạch đóng mới để mở rộng hạm đội của mình để đủ sức vươn ra đại dương trong tương lai:

 

  • Nổi bật nhất là tàu sân bay Vikramaditya, tàu này được trang bị những phi đội tiêm kích hạm MiG-29K đầy uy lực.
  • Hải quân Ấn Độ đang thuê tàu ngầm nguyên tử chiến lược Nherpa thuộc dự án 971 của Nga, đây là tàu ngầm tấn công hạt nhân khủng nhất thế giới.
  • Ngoài ra Ấn Độ cũng đang sở hữu tàu ngầm hạt nhân INS Arihant do chính nước nầy phát triển dưới sự trợ giúp của Nga.
  • Hải quân Ấn Độ có 9 chiếc tàu ngầm dự án 877 Kilo cực nguy hiểm, nó còn có thể mang tên lửa diệt hạm 3M-54 Klub đủ sức nhấn chìm tàu khu trục vài ngàn tấn.
  • Loại tàu ngầm điện diesel Type 209/1500 của Đức gồm 4 chiếc được đánh giá không kém tàu ngầm Kilo của Nga. Hải quân nước này cũng đang đóng 3 chiếc tàu ngầm kiểu Scorpaena mới nhất của Pháp và dự kiến sẽ đóng thêm 6 chiếc nữa.
  • Ấn đang sở hữu những chiếc khu trục lớp Kolkata được trang bị tên lửa chống hạm PJ-10 Brahmos với tầm bắn 300 km, mang theo đầu đạn nặng 300 kg. Tàu này trang bị 16 ống phóng thẳng đứng.
  • Việc kết hợp các tên lửa diệt hạm siêu thanh Brahmos lên các tàu chiến, biến sức mạnh của hải quân Ấn Độ đủ sức đương đầu với bất cứ đối thủ nào kể cả TC.

 

[2] SỨC MẠNH VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA ẤN ĐỘ:

 

  • Tên lửa Ấn Độ loại AGNI-V có thể gắn được trên tàu hỏa, sử dụng nhiên liệu rắn và có hai tầng, nó có thể phủ kín lãnh thổ Hoa Lục. Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ấn Độ hiện nay có tầm bắn 5.500 km và có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng tới 1,5 tấn.
  • Loại tên lửa mà TC đáng sợ thứ hai chính là tên lửa đạn đạo AGNI-IV. Loại tên lửa nầy có tầm hoạt động lên tới 4.000 km được dẫn đường bằng GPS/IRNSS cho khả năng tấn công mục tiêu rất chính xác.
  • Tên lửa AGNI-III có trọng lượng phóng 22 tấn, mang theo đầu đạn nặng hơn 01 tấn và có thể trang bị đầu đạn hạt nhân từ 15 tới 250 kiloton, có tầm hoạt động khoảng 3.500 km, tên lửa có độ sai số mục tiêu chỉ khoảng 400m.
  • AGNI-II được phát triển vào năm 2014, nặng 14 tấn, trọng lượng đầu đạn 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân từ 15 đến đến 250 kiloton. Tầm hoạt động của tên lửa khoảng 3.000 km.
  • AGNI-I mở đầu cho kỷ nguyên tên lửa đạn đạo của Ấn Độ. Loại tên lửa này được phát triển vào năm 2004. Trọng lượng tên lửa 12 tấn tầm hoạt động 1250 km. Tên lửa có thể bay với vận tốc Mach 7,5. Nó có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, được dẫn đường bằng laser và GPS, độ sai số chỉ khoảng 25 mét.

 

[3] SỨC MẠNH KHÔNG QUÂN:

 

Các nhà quan sát nhận định, không quân Ấn Độ không thua kém Không quân của TC, trang bị của không quân Ấn Độ là những loại tiêm kích thuộc đẳng cấp hàng đầu thế giới như Nga, Pháp, Mỹ, Isreal…  so với hàng nhái của TC. Không quân Ấn Độ hiện có:

 

  • 200 máy bay tiềm kích hai động cớ Su-30MK1.
  • 69 chiến MiG-29.
  • 51 máy bay Mirage 2000
  • 36 máy Rafale của Pháp chuyển giao.
  • Cường kích Jaguar?
  • 39 trực thăng AH-64E Apache trực thăng tấn công mạnh nhất của Hoa Kỳ. Ấn Độ đang lên kế hoạch sẽ trang bị hơn 230 trục thăng đủ loại cho Hải quân.
  • Trình độ bay của phi công Ấn Độ tương đối tốt, ngay cả đến phi công Mỹ cũng phải thán phục trong các buổi tập trận chung hai nước.

 

LIÊN MINH ẤN - MỸ - NHẬT - NGA - MÔNG CỔ BAO VÂY TÀU CỘNG:

 

Tờ India Ấn Độ số ra ngày 8/8/2017 cho biết, bà S.Glaser cố vấn cao cấp về TC tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định rằng, Bắc Kinh không lo ngại sức mạnh quân sự Ấn Độ mà lo ngại New Delhi sức mạnh liên minh với các cường quốc để kềm chế TC. Thủ tướng Ấn Narenda Modi đã bắt tay liên kết với Mỹ, Nhật và Nga để bảo vệ Ấn Độ nếu xung đột vũ trang với TC bùng nổ:

 

  • VỚI NGA: Cuộc tập trận INDRA chung với Nga được tổ chức tại vùng núi non Vladivostok từ ngày 19-29/10/2017 trong thời điểm tranh chấp biên giới giữa Ấn - Trung đang leo thang căng thẳng. Ấn Độ hiện nay vẫn là thị trường hàng đầu của các vũ khí được sản xuất tại Nga, trong lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Trung - Ấn tại Himalaya. Trong đó, New Delhi Nga đang giúp Ấn Độ phát triển phiên bản Branmos-A được phóng từ trên không để lắp vào chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI.

 

  • VỚI MỸ: Theo hãng tin Press Trust of India cho hay: Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bìng Dương của Hoa Kỳ nhận định: “Washington đang xem New Delhi như nhiều đồng minh trong khối liên minh quân sự của Mỹ,” ông nói. “Tôi cho rằng cùng nhau chúng ta sẽ có thể cải thiện năng lực quốc phòng Án Độ theo chiều hướng đáng kể và có ý nghĩa.”

 

  • VỚI NHẬT BẢN: Tờ Times of India cho hay, Đại diện chính phủ Nhật Bản đưa ra bởi Đại sứ Nhật tại Ấn Độ, ông Kenji Hiramatsu ủng hộ mạnh mẽ lập trường của New Delhi liên quan đến cuộc giằng co 2 tháng qua ở vùng biên giới Sikkim giữa quân đội Ấn Độ và Tàu Cộng. Ông nói: “Không nên có ý đồ nào nhằm làm thay đổi hiện trạng ở cao nguyên Doklam/Doonglang bằng vũ lực và nên giải quyết với nhau bằng thái độ hòa bình.” Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đã lên tiếng thể hiện lập trường ủng hộ Ấn Độ ra mặt và phản đối mọi hành động thay đổi hiện trạng của Bắc Kinh.

 

  • VỚI MÔNG CỔ: Theo Economic Times, Ấn Độ dã gởi lời mời hợp tác với Tổng thống Mông Cổ Khaltmaa Battulga chỉ một ngày sau khi ông thắng cử nhằm tăng cường sức mạnh của New Delhi trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - TC đang rơi vào bế tắc. Tổng thống Battulga nổi tiếng là một nhà phê bình TC gay gắt, khi ông muốn chống lại sự phụ thuộc kinh tế vào TC.

 

  • VỚI ISRAEL: Nhà sản xuất vũ khí của Israel Rafael Advanced Defence Systems cho biết đã khánh thành một nhà máy sản xuất tên lửa tại Ấn Độ cùng với dối tác là công ty Kalyani Strategic System. Trong đó có hệ thống tên lửa Spike chống tăng tối tân. Theo thỏa thuận, Rafael sẽ bán 8.000 tên lửa Spike cho Ấn Độ.

 

Trước hành động này của Nhật Bản, Bộ Ngoại Giao TC bà Hoa Xuân Oánh nói: “Tôi đã thấy Đại sứ Nhật Bản ở Ấn Độ thực sự muốn ủng hộ Ấn Độ và tôi muốn nhắc nhở ông ấy không nên đưa ra ý kiến ngẫu nhiên trước khi làm rõ các sự kiện,” bà ta khẳng định. “Trong khu vực Doklam/Donglang, không có tranh chấp lãnh thổ. Ranh giới đã được phân định và được hai bên xác nhận. Âm mưu nhằm thay đổi hiện trạng bằng cách xâm nhập vào biên giới là của Ấn Độ chứ không phải TQ.”

 

ẤN ĐỘ ĐỐI PHÓ VỚI CHIẾN LƯỢC “GẶM NHẤM” CỦA TC RA SAO?

 

Suốt hàng thập niên qua, Bắc Kinh thực hiện chiến lược “gặm nhấm”, nuốt chững lấn chiếm hàng cây số vùng biên giới tại dãy Himalaya của Ấn Độ. Trung bình mỗi ngày Bắc Kinh tiến hành một đợt xâm nhập lén lút vào lãnh thổ Ấn Độ. Theo một cựu quan chức cao cấp thuộc cơ quan Tình báo Ấn Độ, nước nầy đã mất gần 2.000 km2 do sự xâm chiếm của quân PLA trong vòng một thập niên qua.

 

Bắc Kinh sử dụng nguồn nhân lực từ nhân dân Tàu như người chăn nuôi gia súc trâu bò dê, nông dân. Một khi họ xâm nhập lấn chiếm sâu vào vùng biên giới đang tranh chấp, quân PLA lập tức chuyển quân giành quyền kiểm soát vùng đất đó. Trước hết, PLA cho thiết lập thêm các doanh trại, đồn bót hoặc các đồn kiểm soát ở lại lâu dài. Trên Biển Đông cũng vậy, tàu hải quân TC theo các tàu cá của ngư dân để nhằm cải tạo phi pháp các bãi đá, bãi san hộ thành các đảo nhân tạo.

 

Chiến lược gặm nhấm phi vũ lực trên các vùng biên giới trên đất liền ít gặp sự phản đối của quốc tế hơn tham vọng bành trướng trên Bỉển Đông gặp phải sự thách thức của Hải quân Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật bản, Australia…

 

Bắc Kinh đã bắt đầu hoàn chỉnh “chiến lược cắt lát salami” của họ tại Himalaya từ những năm 1950, khi cắt rời và giành cao nguyên Aksai Chin có diện tích bằng cả nước Thụy Sĩ. Sau đó, Tàu Cộng là chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 bùng nổ, Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ cao nguyên Aksai Chin với diện tích 38.000 km2. Ngày nay, Ấn Độ đã đề cao cảnh giác. Thủ tướng Modi đã dùng thuật ngữ “inch toward miles” (chiếm từng tất đất, tiến tới hàng ngàn dặm). Sau rất nhiều năm ở tư thế phòng ngự, Ấn Độ đã vùng lên giành lại vị thế của mình, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ đang tranh chấp với TC tham lam. Bắc Kinh ngang ngược chối bỏ các vụ xâm lấn và tuyên bố rằng quân đội PLA đang hoạt động trên lãnh thổ của TC.

 

Theo RFI số ra ngày 23/8/2017, có đăng bài của một chuyên gia Ấn Độ về quốc phòng là nữ tiến sĩ Namrata Goswami nói về thủ đoạn của Bắc Kinh: Ký kết các “Nguyên tắc chỉ đạo việc việc duy trì nguyên trạng ở các vùng tranh chấp” để ràng buộc láng giềng, để rồi sau đó phớt lờ thỏa thuận đã ký để ngang nhiên đòi xâm lấn vùng lãnh thổ tranh chấp. Trong bài viết mang tựa đề “Có nên nghiêm túc tin vào “lời hứa” đàm phán về tranh chấp lãnh thổ của TC hay không?” Tác giả lần lượt phân tích thủ đoạn của Bắc Kinh tại 3 vùng tranh chấp là Doklam ở Butan, Arunachal Pradesh ở Ấn Độ và Biển Đông.

 

Phát ngôn viên BNG TQ, Lục Khảng khẳng định trong cuộc họp báo ngày 28/6/2017 tại Bắc Kinh rằng: “Doklam là một vùng của TQ từ thời xa xưa, chứ không phải của Bhutan và càng không phải của Ấn Độ là điều không thể chối cải và được lịch sử chứng minh. TQ xây dựng một con đường ở Bhutan là một hành động chủ quyền trên lãnh thổ của mình….”

 

Đối đầu với quân PLA của TC, Ấn Độ khiến Bắc Kinh hiếu chiến, ngang ngược phải nể sợ, ngoài sức mạnh hạt nhân, tăng cường khả năng răn đe để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Với quân số lục quân có thể lên đến 2,5 triệu người, Quân đội Ấn Độ là lực lượng duy nhất ở Châu Á có đủ năng lực đối đầu với PLA nếu xảy ra xung đột vũ trang.

 

Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ năm 2016 lên đến gần 56 tỷ USD. Hiện tại Quân đội Ấn Độ đang trải qua quá trình hiện đại hóa toàn diện ở tất cả quân binh chủng, nhất là lực lượng Không quân và Hải quân. Tuy nhiên, lục quân vẫn là binh chủng có quân số đông đảo với hơn 1,2 triệu người tại ngũ và được trang bị không hề thua kém các quốc gia phương Tây. Hiện tại, lục quân Ấn Độ được trang bị 9.000 xe tăng và xe bọc thép các loại. Những xe tăng chủ lực là T-72 Ajeya và T-90S/M…

 

KẾT LUẬN:

 

Ấn Độ ngày nay đã trở thành cường quốc quân sự, dựng nên bức “vạn lý trưòng thành lửa” giữa biên giới Ấn - Trung bằng đủ loại hỏa tiển từ Brahmos cho tới AGNI-V có khả năng mang đầu đạn nguyên tử phủ kín lãnh thổ Hoa Lục. Cuộc đối đầu ở biên giới đã bước sang tháng thứ 3 liên tiếp, nhưng không có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhận định về điều nầy, giới truyền thông Ấn Độ cho rằng, “Bắc Kinh chỉ dám lớn giọng thách thức nhưng không dám động thủ”.

 

Viễn một cuộc xung đột quân sự bùng nổ giữa Ấn Độ - Tàu Cộng tại vùng biên giới. Bắc Kinh tiên liệu hậu quả sẽ xảy ra như thế nào: “Trung Quốc sẽ lâm vào thế 4 bề thọ địch”:

 

[1] Chiến lược “cắt lát salami” (Salami slicing) của Bắc Kinh sẽ phá sản trên Biển Đông vì Washington sẽ không đứng ngoài cuộc. Hải quân Mỹ sẽ điều động HKMH và tàu ngầm vào Biển Đông tiêu diệt các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh. Ngoài ra, Washington sẽ cung cấp hỗ trợ cho quân đội Ấn Độ về mặt hậu cần, tình báo và phương tiện chiến tranh. Theo GS Mohan Malik - Trung tâm An ninh Châu Á-TBD (APCSS) ở Honolulu - Hải quân Hoa Kỳ có thể điều động tàu sân bay cùng các loại tàu ngầm đến Ấn Độ Dương để giám sát và ngăn chận Hải quân TC”. Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo số ra ngoài 26/7/2017 chỉ trích, “Một số lực lượng phương Tây đang kích động xung đột quân sự giữa TQ và Ấn Độ hòng thu lợi ích chiến lược mà không phải bỏ ra một thứ gì”.

 

GS Malik cho biết, “Một số chiến lược gia TQ ủng hộ giải pháp tiến hành một cuộc chiến ngắn ngày để dằn mặt Ấn Độ, đồng thời vẫn đạt được mục tiêu của Bắc Kinh về giành ảnh hưởng trong trật tự khu vực.”

 

[2] Ở một diễn biến khác, ngày 17/8/2017, Nhật Bản đã bất ngờ lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ lập trường của New Delhi về cuộc tranh chấp biên giới tại trên cao nguyên Doklam giữa TQ và Ấn Độ. Tuy nhiên, hành động của Tokyo đã bị phía Bắc Kinh phản đối và cáo buộc là những “phát biểu vô căn cứ”. Ngoài ra, văn phòng lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, đảo nầy muốn hợp tác với Nhật Bản nhằm ngăn chận các hành động quân sự của TC trên biển Hoa Đông.

 

Nhật Bản là một trong những quốc gia công khai ủng hộ Ấn Độ và Bhutan trong cuộc xung đột này. Tuần truớc đó, công sứ Nhật Bản Kenji Hiramatsu tại Ấn Độ đã kêu gọi TC không được đơn phương gây bất ổn tại Cao nguyên Doklam. Mỹ - Nhật đã bắt đầu can dự vào đối đầu Trung - Ấn.

 

[3]  Ở ngay bên kia biên giới Nga chưa có tới 7 triệu người Nga ở vùng Viễn Đông (có thể giảm xuống còn 4,5 triệu là có hơn 100 tới 150 triệu dân Tàu khựa của 3 tỉnh giáp biên của Hoa Lục, nghĩa là mật độ dân số về phía TC cao gấp 62 lần so với phía Nga. Nỗi lo sợ của Điện Kremlin và dân Nga không những lo là một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ đưa quân PLA xâm lược hoặc thôn tính vùng Viễn Đông & Siberia của Nga mà còn là quyền lực kiểm soát của Bắc Kinh về dân cư và doanh nghiệp đang từng bước âm thầm trùm phủ lên khu vực nầy của Nga.

 

Vì thế Nga đang âm thầm làm suy yếu năng lực quân sự của Bắc Kinh bằng cách bán vũ khí hiện đại cho Ấn Độ và một số quốc gia đang có chủ quyền chồng lấn với Bắc Kinh trên Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia cũng đang cường quan hệ quân sự với Nga để mua vũ khí, điển hình  Indonesia sẽ mua 11 chiến đấu cơ Su-35 và tàu ngầm điện - điện diesel lớp Varshavyanka…

 

Tóm lại, Tập Cận Bình và đám lãnh đạo Bắc Kinh thuộc loại “miệng hùm gan sứa”, chỉ dám hù dọa, chèn ép, bắt nạt các quốc gia nhược tiểu như Việt Nam, Philippine, Malaysia, Indonesia…nhưng khi phải đối đầu các cường quốc quân sự như Ấn Độ, Mỹ, Nhật thì vội vàng áp dụng chiêu “Phủ để trừu tân”, nghĩa đen của nó là “bớt lửa dưới nồi” hạ nhiệt ngay khi thấy nước trong nồi sắp sôi bùng lên…

 

Trong lĩnh vực chính trị cũng như quân sự khi thấy vấn đề sắp bùng nổ ngoài khả năng chiến thắng địch thủ thì phải gấp rút hạ nhiệt, bớt lửa dưới nồi. Vì thế ngày 28/8/2017, Bắc Kinh và New Delhi thông báo rút quân khỏi cao nguyên Doklam, biên giới Ấn - Trung kéo dài từ giữa tháng 6/2017. Nhưng, New Delhi luôn luôn đề cao cảnh giác, Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng gặm nhấm lãnh thổ Ấn Độ “inch toward miles”…

 

   Tổng hợp & Nhận định

   Nguyễn Vĩnh Long Hồ

           30/8/2017

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 20167:02 CH(Xem: 11598)
Nó cũng theo mệnh nước nổi trôi, cùng quân dân cán chính phiêu bạt bốn phương trời. Hiện nay, nếu có chút suy tư thì sẽ thấy sinh mệnh của nó gắn liền với số phận của những cựu quân cán chính VNCH, một thành phần đã quá già nua, lại đang chia năm xẻ bảy, đang tố cáo chửi bới nhau vung vít, đang sống nhờ đất khách thác chôn quê người.
15 Tháng Tám 20169:09 CH(Xem: 12595)
chúng sẽ giữ chế độ độc tài CSVN mọi giá; bằng cách bơm tiền rất mạnh cho ngành CA, quân đội Việt Nam để bảo vệ chế độ; từ đó quan hệ giữa công an và dân dần dần trở thành kẻ thù. Chúng tiếp tục dùng chiêu người Việt giết người Việt như đã áp dụng trước đây mấy chục năm là lập ra cái đảng CS ở VN rồi đứng đằng sau kích động để nhân dân miền Bắc và miền Nam giết lẫn nhau, chết hàng triệu người vô tội.
14 Tháng Tám 20166:57 CH(Xem: 11077)
Lãnh tụ toàn trị được gán cho những tính chất siêu phàm, nghĩa là: không bao giờ sai, có sức mạnh vô địch, biết tất cả mọi thứ và có thể suy nghĩ hộ tất cả mọi người. Chính sự tồn tại của giai cấp quan liêu nắm quyền lực chính trị này là nguyên nhân sinh ra hiện tượng sùng bái lãnh tụ.
13 Tháng Tám 20167:45 CH(Xem: 11579)
Nếu là bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào trước sự chênh lệch mức sống của mình và xã hội? Chị Dậu thời xưa có thể có những người bần nông cùng cảnh ngộ sang an ủi, sự khốn cùng đau khổ còn được tình người xoa dịu khuây khoả, những chị Dậu thời nay sẽ cảm thấy mình nằm dưới đáy cùng của xã hội, bước ra đường là ô tô, xe máy bóp còi inh ỏi như những tiếng hét hắt hủi, chê bai. Về nhà thì tiếng nhạc, tiếng hát Karaoke của hàng xóm sẽ len vào tận giường ngủ, xó bếp như một sự đay nghiến của số phận hèn mạt.
12 Tháng Tám 201611:57 CH(Xem: 11235)
Hãy mua cho con em mình một tô phở đầy chất bổ dưỡng, một bát bún riêu thơm ngát vị cua đồng, một tô bún bò Huế thơm ngon thay vì mua một cái bánh trung thu, đơn giản vì nó rẻ tiền và gần gủi với chúng ta hàng ngày hơn là cái hương vị của loại bánh mang âm hưởng của bọn xâm lăng mệnh danh là : “bạn vàng bốn tốt”.
09 Tháng Tám 20165:45 SA(Xem: 15504)
Có lẽ qui chế TVH không phân biệt cấp bậc của quân nhân, nhưng nếu là một chế độ đàng hoàng và văn minh thì người ta chỉ gởi quân nhân cấp thấp. Cấp thấp mà đoạt huy chương mới hay, chứ cấp đại tá mà đoạt huy chương thì chẳng có gì đáng nói, thậm chí đáng chê.
08 Tháng Tám 20169:46 CH(Xem: 11420)
Chế độ cộng sản này đang đi nhanh đến con đường huỷ diệt bản thân khi vu khống đặt điều cho những người dân , để bao biện cho sai trái của chế độ. Đó là quy luật tất yếu của một chế độ đang tụt dốc, những lời khuyên ngăn để chế độ cộng sản Việt Nam độc tài ngững làm những điều bất nghia ấy là vô ích. Bởi chế độ này như con nghiện ma tuý, càng ngày chúng càng tăng liều thuốc lên, khuyên bảo chúng bỏ là điều vô nghĩa. Hãy để chúng cứ tăng liều như vậy mới mau đến lúc.
07 Tháng Tám 20168:25 SA(Xem: 11221)
Nhưng một tên cuồng tín giáo điều thì sẵn sàng ra lệnh ấy không hề đắn đo, vì việc thảm sát ấy củng cố được chủ nghĩa mà hắn tôn thờ. Hắn nghĩ sự tàn ác đó là cần thiết để mang lại một thế giới tốt đẹp, hắn sẽ không có sự lung lay vì động cơ của mình như những tên lãnh đạo vì tiền. Trái lại hắn còn tự hào vì ý nghĩa tốt đẹp của động cơ ra những lệnh tàn ác, phi nhân tính. Trọng và Huynh chính là những tên mang trong mình sự cuồng tín đáng sợ như vậy.
05 Tháng Tám 20168:27 CH(Xem: 11124)
Do vậy, Quốc hội không thuộc về nhân dân mà thuộc về Đảng. Đảng thậm chí soạn sẵn danh sách các ứng cứ viên buộc phải bỏ phiếu cho họ. Hơn 95% đại biểu quốc hội là “đảng viên”. Vì vậy, không thể gọi chính quyền này là của dân, do dân và vì dân với tỷ lệ này....
01 Tháng Tám 201610:24 CH(Xem: 10535)
Nói chung từ trước đến nay trong lịch sử ngoại giao của CSVN thì sự kiện Thành Đô là một thất bại nhục nhã, ê chề làm tiêu tan con đường tiến lên của đất nước. Nơi đây ta thấy rõ TQ là một mối lo, là một sự đe dọa cực kỳ nguy hiểm làm tổn hại đến sự độc lập và toàn vẹn lảnh thổ của đất nước Việt Nam...
30 Tháng Bảy 20167:05 SA(Xem: 12039)
Có lẽ mọi người trong chúng ta đều biết, chế độ csVN tồn tại dựa trên tuyên truyền nhồi sọ, tẩy não của tuyên giáo, khủng bố tinh thần, giết người không gớm tay của lực lượng du thủ du thực, côn an côn đồ được đảng ưu ái gọi là thanh gươm, lá chắn, thuộc nằm lòng “phương châm” còn đảng còn mình...
28 Tháng Bảy 20167:21 CH(Xem: 10148)
Do đó khi nghe bà chất vấn lòng yêu nước của “những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước?” thì bà hãy soi mặt vào gương mà tự hỏi mình “đã làm gì cho đất nước” chưa? Thế mới biết những gì Đảng nói xưa nay đã dính vào cái lưỡi của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
27 Tháng Bảy 20165:43 SA(Xem: 10487)
Nợ công và áp lực trả nợ đã vượt qua ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế èo uộtsuốt nhiều thập kỷ phát triển bằng vốn vay mà không có hiệu quả. Khi nguồn vốn không còn đủ để bơm phồng hình nộm thì nó sẽ dúm dó thảm hại nhanh chóng. Tất cả các biện pháp tái cơ cấu đều sẽ đụng chạm đến các nhóm lợi ích khổng lồ được hình thành qua suốt các triều đại từ trước đến nay. Nếu việc tái cơ cấu theo hướng tích cực để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kinh tế thất bại thì chắc chắn VN sẽ vỡ nợ vào cuối năm 2017.
25 Tháng Bảy 20165:55 SA(Xem: 10590)
Nhưng than ôi! Nhìn lại lịch sử Trung Quốc đánh nhau với ngoại bang thì đánh trận nào cũng thua trận nấy, càng đánh càng thua. Đánh trận nhỏ thua trận cắt đất nhỏ, đánh trận to thua trận cắt đất to dâng giặc để không phải đánh thua lại cắt đất dâng giặc nữa...
24 Tháng Bảy 20167:03 SA(Xem: 9972)
Câu bà cần phải nói là: " đảng ta là một đảng hèn hạ, chính phủ ta là một chính phủ nhục nhã, do đó chúng tôi chỉ biết bảo vệ sự tồn vong của chế độ chứ hoàn toàn không xem trọng giá trị cũng như quyền lợi của người dân Việt Nam!"
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.