
Nguyên Anh

Bộ phim Ride The Thunder vừa được công chiếu tại miền Nam Cali với sự ca ngợi ồn ào của truyền thông hải ngoại, sự nổi tiếng của hãng phim FOX cùng nhà sản xuất phim Richard Botkin cũng là tác giả sách, ngoài ra còn có sự tham dự của diễn viên Kiều Chinh, một tài tử gạo cội trong làng điện ảnh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 trong vai trò cố vấn.

Nữ tài tử Kiều Chinh cùng nhà sản xuất phim Richard Botkin
trong
một cảnh quay tại Hawaii. (Hình: Fosters Films)
Nội dung nói về Trung Tá Quân Lực VNCH Lê Bá Bình, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 TQLC, bối cảnh là chiến trường Đông Hà - Quảng Trị và việc phá cây cầu để chặn bước tiến của quân đội cs xâm lăng nước Việt được đại úy John Ripley tình nguyện...
trích: Đại Úy John Ripley tình nguyện là người mạo hiểm phá cầu trong lúc hỏa lực của địch quân đang dầy đặc. Trước những cặp mắt theo dõi lo lắng và hồi hộp, ông nhận khối thuốc nổ nặng gần 500 lbs, bò dọc theo những thanh sắt dọc theo cầu, kiên nhẫn đặt từng thỏi mìn một. Trong lúc John Ripley gài mìn, Trung Tá Lê Bá Bình vừa bận rộn điều động 700 quân sĩ rải dọc theo hai bên cầu để bảo vệ đồng đội, vừa để mắt theo dõi từng động tác của người đồng đội chí thân.
Thế nhưng trong phim Ride The Thunder hoàn toàn không có bối cảnh cây cầu Đông Hà, không hề có cảnh Đại Úy John Ripley phá cầu mà chỉ có cảnh Trung Tá Lê Bá Bình nói chuyện cùng cố vấn John Ripley, gọi máy truyền tin về trung tâm và chấm hết!
trích:
“Chúng ta còn khoảng 700 quân sĩ. Phía bên kia sông, cộng sản có khoảng 20,000 người.” Người sĩ quan quân lực VNCH nói với đồng đội chung quanh bằng một giọng trầm buồn.
Ngồi đối diện ông trong ánh lửa đêm bập bùng, người cố vấn Mỹ, mồ hôi nhễ nhại, ánh mắt đẫm niềm lo lắng lẫn cảm thương, khẽ nói với người bạn đồng đội trong giây phút đó sẽ chia cùng một số phận:
“Nếu giữ được cây cầu, chúng ta sẽ bảo vệ được Đông Hà.”
Không đáp lời, người sĩ quan VNCH lạnh lùng nói lớn, nét cả quyết không giấu hết được bi thương trên khuôn mặt.
“Lệnh của chúng ta là bảo vệ Đông Hà, chúng ta chiến đấu ở Đông Hà, và sẽ chết ở Đông Hà!”
Nhớ lại giây phút này, Trung Tá Lê Bá Bình kể với nhật báo Người Việt:
“Việc gài mìn không phải là việc của một cố vấn. Nhưng ông ấy làm vì tình cảm của mình, vì muốn làm một việc phi thường. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, chúng tôi yểm trợ bảo vệ ông. Vừa bắn, vừa nhìn ông, tôi vừa lo lắng. Chúng tôi bắn tác xạ tối đa về phía Việt Cộng, mình cố hết sức mình để bảo vệ, nhưng chiến tranh mà, ai đâu biết số kiếp ông như thế nào.”
“Đặt xong bó mìn cuối cùng, ông ấy bò lên, hai chúng tôi nói thật lúc đó như tình nhân vậy, ôm chầm lấy nhau, thật chặt. Vừa ôm nhau vừa cảm ơn Trời Phật cho hai đứa còn sống sót.” Trung Tá Lê Bá Bình tâm sự.
http://nguoivietdiendan.com/vi/news/Lich-Su/Ride-the-Thunder-nguoi-that-viec-that-ve-chien-tranh-Viet-Nam-4674/
- Cảnh dùng con người kéo cày thay trâu cho đến khi kiệt sức chỉ là một chuyện quá đổi tầm thường, sự thật các sỹ quan của VNCH bị hành hạ bằng cách bỏ đói chỉ còn da bọc xương và họ phải vào rừng để dùng sức người đốn những cây cổ thụ nhiều người ôm và sau đó phải lăn xuống suối, dùng nguồn nước đưa về trại dẫn đến nhiều người phải chết vì cây đè, ngoài ra còn những công việc lao động khắc nghiệt khác, song song vào đó họ còn phải chết trong tức tưởi với những căn bệnh tầm thường mà nhân loại đã tìm ra thuốc chữa như sốt rét, kiết lị, thương hàn....
- Cảnh Trung Tá Lê Bá Bình và các bạn của mình trốn ra rừng hái trái dại cải thiện cuộc sống trong phim sao mà quá nên thơ như trong cõi thần tiên nào đó chứ không phải trong trại cải tạo, những quả dại rừng sao mà nó hồng hào mà dẽo quẹo như mật ong, tiếc rằng nó là màu hồng đỏ như chewing gum chứ không phải vàng óng như sáp mật (!) thế nhưng trong thực tế các quân, dân, cán, chính miền Nam VN bị cầm tù không dễ dàng gì kiếm được đồ ăn dưới con mắt canh chừng của bọn cú vọ cai ngục, họ phải cải thiện bằng cách bắt những con vật gặp trong lúc đi lao động như rắn, dế, chuột, cóc, nhái và dùng những con vật đó để bồi dưỡng chất đạm cho cơ thế thiếu đói triền miên của mình...
Nhưng những hạt sạn trong phim không phải chỉ bấy nhiêu đó vì cảnh các trại viên mang những đôi dép hai dây kéo cày là sự vô lý nhất khi khi ở thời điểm năm 1979 những chiếc dép trên chưa được nhập vào VN và cho đến năm 1980 trở lên mới có những đôi dép Lào tràn vào nước Việt, còn trước đó đừng nói tới người tù mà toàn bộ xã hội Việt Nam chỉ được mang những đôi dép bằng mủ rẻ tiền như thế này.

Thế nhưng cho dù có mang dép Lào đi lao động thì họ cũng không thể nào đi được với những vùng đất đỏ hay sình dính chặt vào chân, mà khi đã kéo cày thay trâu thì chỉ có thể đi chân không, dùng những ngón chân bấm chặt vào đất để cho gan bàn chân tóe máu, móng long khỏi khóe chân mới có thể thay con trâu kéo cày, hai diễn viên đóng trâu đi đằng trước xuất hiện trong phim lúc nào cũng mang dép thì chỉ có thể mang những đôi dép của thế kỷ 21 sản xuất với đế đúc mới không thể sút quai mà thôi!

Sự thật các tù binh VNCH bị cải tạo chỉ đi chân không, mang những đôi dép được tái chế bằng vỏ xe hơi mà đám cán binh cs gọi là dép râu nhưng đối với người tù họ chỉ có thể có hai miếng cao su lót chân và một thứ dùng làm quai để giữ lại!

csvn tận dụng dùng cho binh sỹ,
còn người tù thì may mắn lắm mới
có hai miếng cao su trông giống
như thế để làm dép !
- Cảnh Hải Quân Trung Tá Lê Bá Bình hồi tưởng lại thời thơ ấu đi câu cá cùng với thân phụ tại miền Bắc làm cho người xem cảm thấy bị nhà sản xuất xem thường khi cha của ông mặc một chiếc áo sơ mi có công nghệ dệt kim 2 đường của thế kỷ 21 và cậu bé đóng vai Lê Bá Bình thời thơ ấu cũng mặc một chiếc áo thun dệt theo công nghệ hiện đại trong khi bối cảnh trong phim thời điểm đó là năm 1945!
- Cảnh người cố vấn Mỹ diễn thuyết trong hội trường có bối cảnh không gian là vào những năm thập niên 70 của thế kỷ 20 thế nhưng sau tấm màn cửa bằng voan mỏng màu trắng những chiếc xe hơi công nghệ mới có đèn mắt híp được sản xuất từ năm 2000 trở lên, những chiếc SUV chạy qua chạy lại hay có cả một chiếc mui trần hiện đại đậu ngoài đường.(!)
Bộ phim Ride The Thunder với lối làm phim hồi ký pha lẫn phóng sự với những phần phỏng vấn các sỹ quan có trách nhiệm của Hoa Kỳ, những thước phim phản chiến của Jane Fonda, J.Kerry chen vào giữa phim vẫn dường như thiêu thiếu một cái gì đó khi đằng sau cuộc phỏng vấn không phải là những thước phim tài liệu về chiến sự đang diễn ra tại Đông Hà mà lại quay trở lại với trại cải tạo Nam Hà, điều đó làm cho phần phỏng vấn kém đi phần thuyết phục.
Những điểm nhấn cần phải có về tội ác của cs khi đày đọa con người trong trại cải tạo còn có những người dân miền Bắc do bị tuyên truyền nhồi sọ đã dùng đá ném vào các chuyến tàu chở người tù ra Bắc, những buổi đi làm việc với bọn quản giáo và bị đánh những trận đòn thù tập thể hoàn toàn không có trong phim...
Cuối cùng, phần diễn xuất của diễn viên trong vai Lê Bá Bình và người vợ của ông gặp nhau với những giọt nước mắt đau buồn đã vớt vát phần nào cho bộ phim, làm cho người xem nhớ lại những vết cắt không thể xóa nhòa trong cuộc đời của mình...
Những bàn luận sau khi xem phim nhiều người đã tỏ ra thông cảm với ê kíp làm phim khi được biết số tiền bỏ ra sản xuất chỉ vẻn vẹn có 1 triệu đô la thành ra khó mà có những cảnh, góc quay về chiến tranh hay và vỹ đại như các bộ phim khác mà nền điện ảnh Mỹ đã làm trước đây, cái khó bó cái khôn mà, nhưng thật đáng tiếc vì những mô tả về cuộc sống người tù trong trại cải tạo của phim Ride The Thunder nó đơn giản quá, làm cho khán giả Hoa Kỳ lẫn thế hệ trẻ VN sau này sẽ nhìn thấy và suy nghĩ:
À, tưởng cs họ trả thù man rợ lắm chứ chỉ có lao động như thế này thì đâu có gì to tát!
Ride The Thunder một bộ phim hồi ký, phóng sự mô tả về VN hậu chiến tranh nêu lên được tính nhỏ mọn đê hèn của tập đoàn csVN nhưng nó vẫn không lột tả hết được SỰ THẬT MAN RỢ mà Quân - Dân - Cán - Chính VNCH đã từng trải qua trong các trại tù mang mỹ danh Cải Tạo.
Đáng tiếc...!
https://pvo369.wordpress.com/2015/04/04/ca%CC%89m-tuo%CC%89ng-sau-khi-xem-phim-ride-the-thunder/