THÁNG 4: TRANG NHẬT KÝ VỚI NỖI BUỒN CÒN NGUYÊN VẸN
Nước mắt tôi nhạt nhòa, đổ dài trên đôi má trong nắng gió Saigon. Đôi chân tôi vẫn đặt hờ trên pê-đan xe đạp. Tôi cứ đạp, nhẩn nha đạp và vô cảm đạp, mặc cho những xe gắn máy đang ồn ào vút nhanh bên tôi.
Hoa Hoàng Lan chép lại.
“Trời Saigon, cuối tháng 4 năm 1975. Vẫn bầu trời xanh này. Vẫn không gian này, nhưng mọi thứ như có vẻ gì khác lạ. Thấy khác nhưng không biết vì sao. Chỉ biết rằng mọi người đều đăm chiêu, hối hả, vội vã như nhau. Cái gì đã tạo nên cơn sốt vội vã này? Có phải vì làn sóng người di tản từ các nơi trên đất nước đổ về Saigon không? Có phải vì tôi là một cư dân mới lạc lõng nhập cuộc vào nhịp sống hối hả của thị dân Saigon không? Có phải vì khi rời khỏi miền Trung trong một cơn hoảng hốt, tháo chạy tới Saigon, tôi đã thất vọng, vì cứ đinh ninh rằng Saigon sẽ là miền đất lành, đầy nắng ấm và đầy thanh bình, một vùng đất được coi là pháo đài kiên cố, để người dân chống Cộng gìn giữ mảnh đất quê hương thoát khỏi bàn tay đẫm máu của kẻ xâm lăng phương Bắc không? Tôi tự đặt ra một chuỗi câu hỏi, nhưng tôi đã không trả lời được, vì trong tôi, đang rối bời một nỗi hoang mang khó tả: tôi phải làm gì, và sẽ ra sao trước cơn binh biến này? Nước mắt tôi nhạt nhòa, đổ dài trên đôi má trong nắng gió Saigon. Đôi chân tôi vẫn đặt hờ trên pê-đan xe đạp. Tôi cứ đạp, nhẩn nha đạp và vô cảm đạp, mặc cho những xe gắn máy đang ồn ào vút nhanh bên tôi. Ai cũng vội vã cả, nhưng tôi thì không. Vì tôi không có việc gì để vội vã. Thoát chạy khỏi mảnh đất đầy khói lửa - Đà-Nẵng – tôi và gia đình vào tới miền Nam, mặc dù đã bỏ tất cả gia tài của cải lại Đà-Nẵng. Được đặt chân đông đủ mọi người tới thủ đô Saigon là một mơ ước lớn nhất của gia đình tôi. Người ta chết trên đường di tản quá nhiều. Trong khi tôi chỉ mất vài lạng vàng, ít tư trang ngày cưới, tiền bạc và giấy tờ tùy thân, thì có sá gì so với những người đã mất vợ, mất chồng, mất con, mất cháu, mất người thân trên bước đường chạy loạn cuối tháng 3 tang thương đó. Chưa bao giờ tôi xem của cải, vật chất nhẹ nhàng như vậy. Còn cũng được, mà không cũng chẳng sao, miễn bốn đứa con tôi nguyên vẹn là được rồi. Trong khi chồng tôi đang theo học một khóa tu nghiệp tại Saigon, hằng ngày cứ ra phi trường Tân-Sơn-Nhất để tìm đón vợ con. Tôi bật cười cho sự ngây thơ của “đức ông chồng” tôi, vì làm sao mấy mẹ con chúng tôi có đủ điều kiện tiền bạc và thân thế để chen chân, có mặt trên những chuyến bay của Hàng Không Dân Sự Việt-Nam được? Vì thời điểm này, phương tiện di chuyển bằng hàng không đã được biến thành Hàng Không Thân Thế... Sự, vì không phải là ông to, bà lớn, tiền vàng đầy mình, thì làm sao mà leo lên phi cơ được? Người ta túa vào phi trường như một bầy ong vỡ tổ. Người ta túa ra các bến tàu Đà-Nẵng, leo lên tất cả những con tàu đang neo tại bến sông Hàn, không cần biết con tàu đó có sẵn sàng cho một chuyến ra khơi không?
Cũng do thế lực của một người thân trong Không Quân, chúng tôi thoát khỏi Đà-Nẵng một cách hy hữu trên chuyến vận tải cơ C-130. Phi trường Tân-Sơn-Nhất đã mở rộng vòng tay đón tiếp chúng tôi dừng chân nghỉ mệt trong cuộc chạy đua với Tử Thần. Cũng vào thời gian này, người dân Saigon đang sẵn sàng cho một cuộc di tản xa hơn: thoát ra nước ngoài. Tôi chưa có ý niệm gì trước cuộc di tản vĩ đại ấy, mặc dù người anh trong họ đã đón tiếp chúng tôi bằng một câu nói ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa: “Thời sinh viên, mình chạy chọt chết xác cũng không kiếm được cái học bổng đi Mỹ du học. Bây giờ được cho không, tại sao mình không dắt vợ, bế con đi Mỹ nhỉ?”. Một người chú họ là bác sĩ đã phán một câu lạnh gáy: “Bằng mọi giá mình phải có mặt ở Mỹ trước khi cộng quân tràn vào. Nếu không đi được, chắc mình sẽ tự tử, nhất quyết không để rơi vào tay họ”. Rồi bố tôi: “Bố mẹ đã đưa các con di cư vào Nam năm 1954, chẳng lẽ các con lại để vợ con sống với cộng sản hay sao?” Chừng đó âm thanh, chừng đó thôi thúc, chừng đó gợi ý, đã kích thích trong tôi giấc mơ viễn du. Nhưng bằng cách nào đây? Tôi không quen ai, chân ướt chân ráo chạy về Saigon, chưa kịp dừng chân, nghỉ ngơi cho lại hồn, thì lại phải chạy tiếp hay sao? Cú chạy Marathon này sao mà khó khăn quá! Mà chạy đâu bây giờ? Mỹ? Úc? Nam-Dương? Mã-Lai? Phi-Luật-Tân? Xa quá! Thế giới tự do đâu rồi? Sao không thấy ai cho tàu bè cứu chúng tôi như năm 1954? Cầu không vận là cái gì? Sao nghe nói mà không thấy đâu cả? Hàng trăm câu hỏi chập chờn trong trí não mệt mỏi của tôi. Tôi vẫn hững hờ đôi chân trên pê-đan xe đạp. Cứ quẹo phải mà đi, sẽ không gặp trở ngại gì trong giao thông. Nước mắt tôi vẫn nhạt nhòa. Bao nhiêu nước mắt đã rơi trên đôi má hóp vì trải qua bao ngày lo nghĩ của tôi? Bao nhiêu năm rồi tôi không hề khóc. Bây giờ, lượng nước mắt khổng lồ đó có dịp tuôn rơi ào ạt, tôi không quẹt nước mắt, cũng không nghĩ cách làm nước mắt ngưng chẩy. Nhưng ô kìa, giọng tôi bật nức nở thành tiếng: “Trời ơi, Phật ơi, Chúa ơi, ông Nguyễn-Văn-Thiệu ơi, ông Trần-Văn-Hương ơi, ông Trần-Thiện-Khiêm ơi! Saigon như thế này mà phải bỏ hay sao? Tôi là đàn bà mà còn nước mắt ngắn, dài thế này, các ông có ai bắt chước Hoàng-Diệu, Phan-Thanh-Giản chết theo thành không? Hay sẽ bắt chước Lê-chiêu-Thống hèn nhát, tìm đường thoát thân?” Đi ngang chợ Bến Thành với bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc, tôi cho xe đạp vòng quanh bốn ngả cửa chợ. Tôi lại nghe chính tiếng tôi nức nở: “Trời ơi! Đất nước thế này mà bỏ hết hay sao?” Tôi đến Saigon vào những ngày Saigon đang hấp hối, nhưng tôi yêu Saigon biết bao! Tôi tiếc Saigon vô cùng, như ngày xưa người ta đã tiếc Hà-Nội! 1954 – 1975, chỉ một khoảng thời gian hơn hai mươi năm, tôi đã phải hai lần khóc cho vận nước nổi trôi hay sao? Hai mươi năm nữa? Chuyện gì sẽ xẩy ra? Những người ra đi hôm nay, hai mươi năm nữa sẽ trở về đòi lại nước chăng? Hai mươi năm quá dài cho một đời người. Khi ấy, ai còn, ai mất? Tôi còn không? Làm sao tồn tại để được chứng kiến ngày đất nước trở mình này? Những người ra đi sẽ trở về chăng? Chỉ biết rằng trong khi mọi người khôn ngoan tìm đường thoát ra khỏi Saigon đang hực lửa, từ từ buông bức màn sắt phủ chụp trên đầu lương dân, thì tôi chỉ biết khóc, trong khi các con tôi đang nóng chờ lòng tôi ở nhà. Cả chồng tôi nữa. Một quân nhân chưa qua khỏi cơn hoảng hốt của sự thất trận ê chề. Anh chưa lại hồn, và cũng không đủ tỉnh táo để “tái phối trí” lại gia đình mình, để tìm một hướng thoát cho cả nhà. Tôi không muốn gặp lại chồng tôi, để khỏi đọc trên gương mặt anh một trời thất vọng, một rừng não nề. Anh lầm lì, giao phó hết quyết định việc nhà cho tôi. Tôi bực dọc trách rằng anh đã tỏ ra bất tài khi hữu sự. Tôi lại không muốn gặp những khuôn mặt ngây thơ của những đứa con khi các con thi nhau kể về những bạn bè đã “đi đâu mất” trong sáng qua, trong chiều nay, ở tầng lầu trên của ngôi biệt thự rộng lớn tại đường Ngô-Tùng-Châu, Gia-Định, mà Nghiệp Đoàn Lao Động đã dùng làm chỗ tiếp cư cho nhân viên của họ di tản từ các nơi về. Buổi sáng, tôi sang nhà ông Đinh-Văn-Phát, Chủ Nhiệm nhật báo Độc Lập, gõ cửa mà thông báo cho ông biết rằng ngôi biệt thự đối diện nhà ông có hơn trăm người tỵ nạn ở các tỉnh, đang rất cần báo chí để theo dõi tin tức, xin ông cung cấp cho chúng tôi món ăn tinh thần này. Từ đó, mỗi sáng chúng tôi được ông cho người đem cho một xấp báo, tha hồ đọc, không còn phải đạp xe đi đến các sạp báo mua báo lẻ về đọc nữa. Saigon đang có những buổi chiều thật buồn, vì có những cơn mưa bất chợt dai dẳng không ngớt, khiến cho mọi người cuồng chân, không đi đâu được. Những buổi tối thật kinh hoàng, vì tiếng đạn pháo của địch ở ven đô. Buổi sáng nghe tin chiến sự qua radio, tôi biết rằng đất nước tôi đã bị bỏ ngỏ, vì đạn pháo của địch đã trúng phi trường Tân-Sơn-Nhất, trúng khách sạn Majectic, trúng đầu ngõ Chi-Lăng – Ngô-Tùng-Châu chỗ tôi ở. Rồi tin nội các mới - ông Vũ Văn Mẫu – đã ra lệnh đuổi những cơ quan DAO về nước. Để làm gì? Tôi tự hỏi, nhưng cũng không trả lời được. Ông Tổng Thống Nguyễn-Văn-Thiệu bây giờ đang an vị ở đâu đó với vợ con và gia tài kếch sù của ông, để mặc đất nước này cho giặc dày xéo. Ông Trần-Văn-Hương ơi! Ông Dương-Văn-Minh ơi! Có ông nào khóc như tôi không? Ông Nguyễn Cao Kỳ ở nhà thờ Tân-Sa-Châu, còn hăng hái hứa hẹn ở lại ăn dưa mắm cà với chúng tôi, bây giờ đâu rồi? Ông có giữ lời hứa không? Tôi co hai đầu gối, ôm mặt khóc, cả người tôi rung lên như bị động kinh. Tôi biết tôi hoàn toàn thúc thủ rồi. Tôi biết chẳng thể nào tôi có thể thoát ra khỏi Saigon với một gánh nặng: một chồng bất đắc chí và những đứa con thơ dại. Phi trường là nơi tôi chẳng thể nào với đến được, so với lượng người đông như kiến đang tìm đường thoát thân. Hình ảnh chiếc phi cơ trực thăng với thang người leo đu đưa như xiếc trên nóc tòa đại sứ Mỹ hiện ra rõ ràng trong trí tôi, đã khiến tôi nhụt chí ra đi. Bờ sông Bạch Đằng tôi cũng chẳng mơ đến được, vì các con tôi sẽ bị giẫm nát trước khi lên được tàu thủy. Sóng nước biển khơi gào thét những gì phẫn nộ ngoài xa kia? Ra đi tìm sự sống, nhưng nếu biết rằng sẽ có người phải bỏ mạng, chắc không ai đủ can đảm dứt áo ra đi. Họa chăng, những cái chết bất ngờ, không báo trước, thì đành phải chấp nhận trong nước mắt vậy. Chung quanh tôi, người ta bỗng dưng vắng mặt một cách khó hiểu, như họ có phép độn thổ, tàng hình. Tôi quanh quẩn với ý nghĩ thế giới hỗn loạn chỉ còn riêng một mình tôi, cô đơn và tuyệt vọng. Các con tôi còn quá nhỏ, không chia sẻ được với tôi nỗi đau thương, cuồng loạn này. Chồng tôi, tôi ngỡ ngàng, không ngờ khi có việc hệ trọng, quyết định đến vận mạng của gia đình, thì người chủ gia đình ấy lại trở nên lầm lì, khó hiểu đến thế. Chỉ mỗi một câu “tùy em”, anh trả lời tôi không biết bao nhiêu lần, khi được tôi hỏi ý kiến về những chuyện này, chuyện kia. Người xưa nói “Nước loạn mới biết tôi trung, nhà nghèo mới biết con hiếu” quả thật đúng quá. Tôi lại muốn thêm một vế nữa rằng “gia biến mới thấy tài người phối ngẫu”. Muộn rồi, những chỗ có thể giúp tôi được, thì họ đã lên đường. Bỏ mặc tôi với cơn hoảng loạn, với nỗi kinh hoàng: “Trời ơi! Mình và các con phải ở với cộng sản thật à?”. Tôi không nghĩ đến chồng tôi nữa, vì tôi đã cáu kỉnh khi nghĩ rằng nếu anh khôn ngoan một tí, khôn lanh một tí, quyền biến một tí, anh có thể đưa vợ con thoát thân được. Đằng này, anh cứ ở trong nhà, không liên lạc với ai, rồi mơ mơ màng màng như một anh nghiền thiếu thuốc, rồi ôm radio nghe hết BBC đến VOA, làm như những tiếng nói ấy có thể đưa anh ra khỏi cơn khủng hoảng này. Giá tôi quen biết nhiều, giá tôi tìm đường đi được, chắc chắn anh sẽ ngoan ngoãn nghe theo tôi đi tìm tự do. Khốn nỗi, đã từ lâu tôi giao phó những công việc hệ trọng cho anh. Bây giờ...”
Cách một đoạn giấy trắng dài, trang nhật ký lại ghi tiếp:
“Tôi bán xâu chuỗi ngọc với giá rẻ như cho, để lấy tiền làm lộ phí cho chồng tôi đóng tiền ăn vào trại tập trung cải tạo. Trước khi đi, hai chúng tôi đã có cuộc đấu khẩu nhỏ, ghi lại đây, kẻo mai này, có thể sẽ quên mất: “Anh đừng đem cái chăn dù đi. Hình ảnh rằn ri sẽ tạo cho họ ác cảm với anh. Cả hộp xà-phòng Cadum nữa. Họ sẽ cho là anh... tiểu tư sản. Ví dụ như anh thấy một anh chàng hồi chánh mang dép râu, đội mũ cối, nhất định anh sẽ muốn chém họ ngay.” Tôi cầm cái chăn dù và hộp xà phòng Cadum cất đi. Đổi vào là một cái chăn dạ mầu ô-liu, miếng xà-phòng Hải-Đường làm ở Hải-Phòng. Tôi còn nhét thêm cho anh cây kem đánh răng Hynos, thay vì anh sẽ dùng muối để đánh răng như anh đã nói. Vẻ mặt buồn thiu, anh cho rằng tôi cố ý “tước” cái chăn dù của anh để giữ lại nhà. Anh nặng nhẹ: “Em muốn làm gì thì làm. Muốn lấy gì thì lấy, muốm đem gì thì đem. Anh không có ý kiến nữa. Thời này là thời của các bà mà!” Lập tức tôi rít lên cho hả cơn tức tối, u uất, vì phải kiêm nhiệm cả làm chồng lẫn làm vợ mấy tháng nay: “Ừ, anh cứ hằn học, cứ cay cú đi. Với kẻ thù thì im như thóc đổ bồ. Với vợ con thì nặng nhẹ, ăn tươi nuốt sống. Bao lâu nay, bây giờ mới biết anh chỉ là người... khôn nhà dại chợ. Có giỏi thì vào trại tập trung mà... tung hoành với kẻ thù! Mong rằng họ sẽ cải tạo giùm cho anh trở thành một con người tốt, biết sống cho ra sống. Đừng... ươn hèn như cả tháng nay. Chán thật!”
Những dòng chữ chi chít trên trang giấy nhỏ như muốn nứt tung ra, muốn trèo sang trang khác, muốn leo lên lề đến mặt trước của tờ giấy. Tôi lật qua lật lại, để mong đọc được thêm những u uẩn của một tâm tình trong tháng Tư đau thương ấy. Nhưng không có. Hết rồi. Người viết đã tự kết thúc những dòng tâm sự bằng một câu:“Ngày về xa lắm, người ơi!” Không biết có phải đây là lời tiên tri cho cuộc chia tay não nề của người viết? Hay đấy chỉ là một ý tưởng chợt đến trong lúc tâm hồn của người viết mấy dòng chữ trên đang hoảng loạn? Để bây giờ, ba mươi chín năm qua, ngồi đây chép lại những dòng chữ trên, vẫn thấy trong tôi một trời rừng uất hận đất nước đã rơi vào tay kẻ thù quá lâu, một trời thương tiếc cho những gì đã mất đi, không bao giờ có thể tìm lại, không phải chỉ của riêng người viết những dòng chữ trên, mà còn là nỗi lòng của tôi, của anh, của chị, của muôn người tỵ nạn chúng ta.
Nói cách khác, hành vi của quá khứ vẫn có thể bị tái thẩm bởi một toà án mới theo hình luật của chế độ quá khứ khi tội phạm xảy ra. Do luật hiện hành duy trì án tử hình đối với tội giết người, kẻ thủ ác chắc chắn khó thoát khỏi lưới trời lồng lộng mai sau. Kẻ thủ ác tất nhiên không chỉ là bọn giết người, mà còn cả những vị đang cầm cân nẩy mực hôm nay, bởi hình luật hiện hành cũng trừng trị cả những thẩm phán tuyên án sai lầm.
Người lãnh đạo cực kỳ quan trọng cho một quốc gia. Nếu ông Lý Quang Diệu đã chọn đi theo cộng sản như ông Hồ Chí Minh thì Singapore hôm nay trở thành trung tâm bán dâm của thế giới và phụ nữ Singapore cũng trần truồng sắp hàng cho khách lựa, vì Singapore hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên và đất đai nông nghiệp. Singapore tốt đẹp như hôm nay vì có người lãnh đạo tài ba là Lý Quang Diệu. Đất nước VN các phụ nữ phải trần truồng cho khách lựa, qua Nga làm lao nô chỉ vì hệ thống bầu cử của đảng CSVN không có tự do và chỉ chọn ra một bầy lãnh đạo dốt nát, tham lam, hèn với giặc ác với dân.
Nhưng cho dù có nhiều mưu ma chước quỷ thì chắc chắn tập đoàn csvn cũng sẽ bị xóa sổ trong thế kỷ 21 này vì chủ thuyết cs đã lạc hậu,lỗi thời,lòng dân trong nước oán thán cao ngất trời,những bất công bất cập của triều đại csvn đã lộ rõ trước mắt toàn dân,và cao hơn hết bọn chúng đã hiện nguyên hình là một bọn Lê Chiêu Thống,Trần Ích Tắc thời đại sẵn sàng đem bán sông núi quê hương để thụ hưởng quyền lực trên đầu Dân tộc.
Để ngày hôm nay “đảng ta” tự hào vinh quang với GDP thu nhập đầu người VN khoảng 1.960 USD/năm (VietNamNet ). Không bằng con số lẽ của quốc gia: “Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ” (lời cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu) Singapore đầu người GDP 68.541 USD/năm (vietnamexport).
Đảng CSVN ra rả ngày đêm bắt cả dân tộc ta học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM). Nhưng HCM nào có tư tưởng hay ho gi? Nếu có tư tưởng hay, thì vào thập niên 1960, với vai trò là chủ tịch đảng và chủ tịch nước, ông ta đã ra lệnh cho đảng CSVN giao quyền quản lý đất nước miền Bắc VN cho chính quyền VN Cộng Hòa, chính quyền Sài Gòn rồi, giống như Đông Đức giao cho Tây Đức quản lý.
Hết nghề để làm rồi hả mấy em, mà phải lao vào cái nghề đớn nhục hèn hạ thế này hả giời. Nghề "Dư Luận Viên". Cãi mướn kiếm cơm. Hố! hố! hố!... Nghề gì mà nghe cái tên, buồn cười vỡ bụng. Ối giời đất ơi !
Nghề ơi là nghề... Buồn cười chết được... Cha tổ bố nó! Cái bọn này đến nhân cách liêm sỉ là cái cao quý của một con người, mà chúng còn đem bán rẻ tháng vài đồng bạc huống hồ... Chuyện gì chúng chẳng dám làm.
Chúng ta đã biết chính Hồ Chí Minh là người đã đưa chương trình "cải cách ruộng đất" hết sức tàn bạo của Trung Cộng áp dụng vào Việt Nam, chấp nhận giết cả những ân nhân tâm phúc nhất của chính Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chí Minh đã đứng sau Công hàm 1958 xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng. Trong suốt thời kỳ cầm quyền sau 1954, Trung Cộng luôn dành cho Hồ Chí Minh những kỳ nghỉ dài ngày được chăm sóc hết sức tận tình ở Quế Lâm Trung Cộng. Cho đến tận cuối đời Hồ Chí Minh luôn ca ngợi mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung như "răng với môi" và coi Mao Trạch Đông là người thầy "không bao giờ sai".
Việt Nam từng rơi vào hoàn cảnh đó, dù ít cực đoan hơn. Và ngày nay internet đã làm thay đổi rất nhiều, tuy chưa rốt ráo. Xa lộ thông tin toàn cầu một khi đã được thiết lập thì sẽ khó có nguy cơ đảo ngược. Là người tin ở sức mạnh thông tin, tôi nghĩ rằng con đường đi đến một xã hội dân chủ cho Việt Nam thực sự đã bắt đầu, vấn đề là thời gian để đạt đến một thể chế phù hợp còn bao lâu, và bằng cách nào!
Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chăng tất cả binh sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải vậỵ. Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát, vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á.
Gần đây, chúng ta lại thấy ở Việt Nam có một đền thờ to lớn thờ tên Việt Cộng Lê Duẩn mà trên cổng chính của đền thờ có khẩu hiệu như sau: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”
Vậy thì chính nghĩa thuộc về ai? Quân Đội VNCH hay Quân Đội Nhân Dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
Thăm TQ với tất cả sự đầu hàng hèn nhát mới là màn chính, nếu không phải là tất cả. Còn chuyện thăm Mỹ chỉ là vớ vẩn, diễn trò cho loãng đi sự kiện chính trên, cũng như để đánh lạc hướng dư luận. Chắc chắn sẽ không có biến chuyển TPP (HĐ Xuyên TBD) vì TPP nằm ở sự thay đổi kỹ thuật và ở quốc hội HK chứ TTg Obama không giải quyết được gì, cũng như sẽ không có bất cứ sự đột biến quan trọng nào trong chuyến thăm ở bên kia bờ đại dương
Trong hơn hai mươi năm văn học miền Nam, Duyên Anh đã là một trong số những hiện tượng văn học. Hiện tượng trước hết vì ông viết nhiều, sau vì ông có hẳn một chủ trương làm văn học và có đường lối văn chương của ông. Viết nhiều và các tác phẩm về sau có khi hay lập lại, có khi trích dẫn thơ văn quá độ. Nếu trong nhiều tiểu thuyết xã hội ông liên tục tấn công cái Ác và đề cao tình người hay cái Thiện thì trong bộ truyện Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ, Duyên Anh liên tục làm sống cái xã hội và con người hiền hòa, thơ mộng. Hiện tượng vì sau hết, dù thành công, Duyên Anh vẫn tiếp tục chân thành với người đọc, không huênh hoang, tự cao hay thay đổi lối viết.
Chúng ta, thấy việc chướng tai gai mắt, bất công – bất cập mà nhắm mắt làm ngơ, bàng quan vô tâm, tưởng giữ mình lấy phận thanh cao – là đang làm điều phi nghĩa. Chứng kiến những sai trái, xấu xa, phi pháp, phi nhân – yếu hèn không dám lên tiếng trung lương lại còn thu vén lợi riêng, hòa mình, tiếp tay là mang tội đồng lõa – đó là kẻ bất nghĩa.
Xã hội tha hóa không phải vì cái xấu, cái ác nhởn nhơ mà vì chính chúng ta – những con người nhu nhược không dám đấu tranh với chúng, không đủ khí dũng nói lên hai tiếng “công lý”.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đến giờ vẫn che giấu các vụ ám sát Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Khái Hưng. Nếu có ai nhắc tới thì đổ tội cho các cán bộ địa phương - giống lối giải thích các vụ sát hại học giả Phạm Quỳnh và cha con ông Ngô Đình Khôi. Hồ Chí Minh còn giả nhân giả nghĩa, tuyên bố rất tiếc khi nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết! Vladimir Putin cũng theo cùng một "cẩm nang" như thế. Sau khi Nemtsov bị ám sát, Putin còn gửi thư chia buồn với bà mẹ già 86 tuổi của nạn nhân và hứa sẽ truy tầm thủ phạm! Hồ Chí Minh đổ lỗi cho cán bộ địa phương mà không hề nói tới việc điều tra tìm những kẻ phạm lỗi.
chết,một dạng lìa bỏ cuộc sống mà con người ai cũng phải trải qua khi đã sinh ra trong cuộc đời....
thế nhưng không phải một ngôi mộ khổng lồ là có thể nói lên tư cách một con người !
một ngôi mộ đơn sơ nhưng nhiều khi làm cả thế giới cúi đầu mặc niệm vì những gì họ đã làm khi còn sống !
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm.
Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?
Tao còn lạ gì chúng mày phản động, thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình, vào nét, phây búc, mạng xã hội, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vi phạm các điều 79, 258 và 331 luật hình sự, mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng. Tao còn đang điều tra chúng mày a dua dinh líu đến vụ án tên tiến sĩ luật dạy trường Luật và đồng bọn tại Sài Gòn phạm luật 331, mới ngày 24 tháng 2 này. Liệu hồn! Chủ tịch nước mới bầu là thạc sĩ Mác-Lê, tuyên giáo gộc, xem cừu là cừu địch.
Sứ mạng (cao cả) của ông Vượng, theo như ông nói trong “Tâm Thư” là “xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”. Thương hiệu ông Vượng muốn nói ở đây chính là ô-tô Vinfast mà đại diện hiện nay là 2 mẫu VF8, VF9. Hai mẫu LUX A 2.0, LUX SA 2.0 đã chính thức được ông Vượng khai tử, chuyển qua xe điện VF8, VF9. Không đi sâu vào nội dung của “Tâm Thư” bởi nếu (chịu khó) đọc, sẽ thấy nó cũng chẳng khác gì hầu hết diễn văn của các lãnh đạo CSVN với những lời hoa mỹ, rổng tuếch, mị dân, khoác lác, những lời cam kết, những kế hoạch không bao giờ được thực hiện...
Nhìn quanh thế giới ngày nay còn bao nhiêu quốc gia đi theo đường lối cộng sản, chỉ có Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba và Việt Nam, trong khi hầu hết đều chọn cho mình một hướng đi khác để dẫn dắt dân tộc, thậm chí xã hội Việt Nam ngày nay còn thua cả quốc gia láng giềng CPC nếu xét theo khía cạnh tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nhưng một tên lãnh đạo ở vị trí thứ ba quyền lực mới lên lại phát biểu là sẽ kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê, điều đó không những ngoan cố mà còn là một sự xuẩn động cố tình nhằm tiếp tục cầm quyền cai trị
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.