Ký Ức 30/4/1975 : Tháng 4: Trang Nhật Ký Với Nỗi Buồn Còn Nguyên Vẹn

28 Tháng Ba 20159:09 CH(Xem: 13277)

THÁNG 4: TRANG NHẬT KÝ VỚI NỖI BUỒN CÒN NGUYÊN VẸN

1qh7_zps439bcbd9

Nước mắt tôi nhạt nhòa, đổ dài trên đôi má trong nắng gió Saigon. Đôi chân tôi vẫn đặt hờ trên pê-đan xe đạp. Tôi cứ đạp, nhẩn nha đạp và vô cảm đạp, mặc cho những xe gắn máy đang ồn ào vút nhanh bên tôi.

Hoa Hoàng Lan chép lại.

“Trời Saigon, cuối tháng 4 năm 1975. Vẫn bầu trời xanh này. Vẫn không gian này, nhưng mọi thứ như có vẻ gì khác lạ. Thấy khác nhưng không biết vì sao. Chỉ biết rằng mọi người đều đăm chiêu, hối hả, vội vã như nhau. Cái gì đã tạo nên cơn sốt vội vã này? Có phải vì làn sóng người di tản từ các nơi trên đất nước đổ về Saigon không? Có phải vì tôi là một cư dân mới lạc lõng nhập cuộc vào nhịp sống hối hả của thị dân Saigon không? Có phải vì khi rời khỏi miền Trung trong một cơn hoảng hốt, tháo chạy tới Saigon, tôi đã thất vọng, vì cứ đinh ninh rằng Saigon sẽ là miền đất lành, đầy nắng ấm và đầy thanh bình, một vùng đất được coi là pháo đài kiên cố, để người dân chống Cộng gìn giữ mảnh đất quê hương thoát khỏi bàn tay đẫm máu của kẻ xâm lăng phương Bắc không? Tôi tự đặt ra một chuỗi câu hỏi, nhưng tôi đã không trả lời được, vì trong tôi, đang rối bời một nỗi hoang mang khó tả: tôi phải làm gì, và sẽ ra sao trước cơn binh biến này?
Nước mắt tôi nhạt nhòa, đổ dài trên đôi má trong nắng gió Saigon. Đôi chân tôi vẫn đặt hờ trên pê-đan xe đạp. Tôi cứ đạp, nhẩn nha đạp và vô cảm đạp, mặc cho những xe gắn máy đang ồn ào vút nhanh bên tôi. Ai cũng vội vã cả, nhưng tôi thì không. Vì tôi không có việc gì để vội vã. Thoát chạy khỏi mảnh đất đầy khói lửa - Đà-Nẵng – tôi và gia đình vào tới miền Nam, mặc dù đã bỏ tất cả gia tài của cải lại Đà-Nẵng. Được đặt chân đông đủ mọi người tới thủ đô Saigon là một mơ ước lớn nhất của gia đình tôi. Người ta chết trên đường di tản quá nhiều. Trong khi tôi chỉ mất vài lạng vàng, ít tư trang ngày cưới, tiền bạc và giấy tờ tùy thân, thì có sá gì so với những người đã mất vợ, mất chồng, mất con, mất cháu, mất người thân trên bước đường chạy loạn cuối tháng 3 tang thương đó. Chưa bao giờ tôi xem của cải, vật chất nhẹ nhàng như vậy. Còn cũng được, mà không cũng chẳng sao, miễn bốn đứa con tôi nguyên vẹn là được rồi. Trong khi chồng tôi đang theo học một khóa tu nghiệp tại Saigon, hằng ngày cứ ra phi trường Tân-Sơn-Nhất để tìm đón vợ con. Tôi bật cười cho sự ngây thơ của “đức ông chồng” tôi, vì làm sao mấy mẹ con chúng tôi có đủ điều kiện tiền bạc và thân thế để chen chân, có mặt trên những chuyến bay của Hàng Không Dân Sự Việt-Nam được? Vì thời điểm này, phương tiện di chuyển bằng hàng không đã được biến thành Hàng Không Thân Thế... Sự, vì không phải là ông to, bà lớn, tiền vàng đầy mình, thì làm sao mà leo lên phi cơ được? Người ta túa vào phi trường như một bầy ong vỡ tổ. Người ta túa ra các bến tàu Đà-Nẵng, leo lên tất cả những con tàu đang neo tại bến sông Hàn, không cần biết con tàu đó có sẵn sàng cho một chuyến ra khơi không?

6923555400_945f8a6a6f_c

Cũng do thế lực của một người thân trong Không Quân, chúng tôi thoát khỏi Đà-Nẵng một cách hy hữu trên chuyến vận tải cơ C-130. Phi trường Tân-Sơn-Nhất đã mở rộng vòng tay đón tiếp chúng tôi dừng chân nghỉ mệt trong cuộc chạy đua với Tử Thần. Cũng vào thời gian này, người dân Saigon đang sẵn sàng cho một cuộc di tản xa hơn: thoát ra nước ngoài. Tôi chưa có ý niệm gì trước cuộc di tản vĩ đại ấy, mặc dù người anh trong họ đã đón tiếp chúng tôi bằng một câu nói ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa: “Thời sinh viên, mình chạy chọt chết xác cũng không kiếm được cái học bổng đi Mỹ du học. Bây giờ được cho không, tại sao mình không dắt vợ, bế con đi Mỹ nhỉ?”. Một người chú họ là bác sĩ đã phán một câu lạnh gáy: “Bằng mọi giá mình phải có mặt ở Mỹ trước khi cộng quân tràn vào. Nếu không đi được, chắc mình sẽ tự tử, nhất quyết không để rơi vào tay họ”. Rồi bố tôi: “Bố mẹ đã đưa các con di cư vào Nam năm 1954, chẳng lẽ các con lại để vợ con sống với cộng sản hay sao?” Chừng đó âm thanh, chừng đó thôi thúc, chừng đó gợi ý, đã kích thích trong tôi giấc mơ viễn du. Nhưng bằng cách nào đây? Tôi không quen ai, chân ướt chân ráo chạy về Saigon, chưa kịp dừng chân, nghỉ ngơi cho lại hồn, thì lại phải chạy tiếp hay sao? Cú chạy Marathon này sao mà khó khăn quá! Mà chạy đâu bây giờ? Mỹ? Úc? Nam-Dương? Mã-Lai? Phi-Luật-Tân? Xa quá! Thế giới tự do đâu rồi? Sao không thấy ai cho tàu bè cứu chúng tôi như năm 1954? Cầu không vận là cái gì? Sao nghe nói mà không thấy đâu cả? Hàng trăm câu hỏi chập chờn trong trí não mệt mỏi của tôi.
Tôi vẫn hững hờ đôi chân trên pê-đan xe đạp. Cứ quẹo phải mà đi, sẽ không gặp trở ngại gì trong giao thông. Nước mắt tôi vẫn nhạt nhòa. Bao nhiêu nước mắt đã rơi trên đôi má hóp vì trải qua bao ngày lo nghĩ của tôi? Bao nhiêu năm rồi tôi không hề khóc. Bây giờ, lượng nước mắt khổng lồ đó có dịp tuôn rơi ào ạt, tôi không quẹt nước mắt, cũng không nghĩ cách làm nước mắt ngưng chẩy. Nhưng ô kìa, giọng tôi bật nức nở thành tiếng: “Trời ơi, Phật ơi, Chúa ơi, ông Nguyễn-Văn-Thiệu ơi, ông Trần-Văn-Hương ơi, ông Trần-Thiện-Khiêm ơi! Saigon như thế này mà phải bỏ hay sao? Tôi là đàn bà mà còn nước mắt ngắn, dài thế này, các ông có ai bắt chước Hoàng-Diệu, Phan-Thanh-Giản chết theo thành không? Hay sẽ bắt chước Lê-chiêu-Thống hèn nhát, tìm đường thoát thân?”
Đi ngang chợ Bến Thành với bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc, tôi cho xe đạp vòng quanh bốn ngả cửa chợ. Tôi lại nghe chính tiếng tôi nức nở: “Trời ơi! Đất nước thế này mà bỏ hết hay sao?” Tôi đến Saigon vào những ngày Saigon đang hấp hối, nhưng tôi yêu Saigon biết bao! Tôi tiếc Saigon vô cùng, như ngày xưa người ta đã tiếc Hà-Nội! 1954 – 1975, chỉ một khoảng thời gian hơn hai mươi năm, tôi đã phải hai lần khóc cho vận nước nổi trôi hay sao? Hai mươi năm nữa? Chuyện gì sẽ xẩy ra? Những người ra đi hôm nay, hai mươi năm nữa sẽ trở về đòi lại nước chăng? Hai mươi năm quá dài cho một đời người. Khi ấy, ai còn, ai mất? Tôi còn không? Làm sao tồn tại để được chứng kiến ngày đất nước trở mình này? Những người ra đi sẽ trở về chăng?
Chỉ biết rằng trong khi mọi người khôn ngoan tìm đường thoát ra khỏi Saigon đang hực lửa, từ từ buông bức màn sắt phủ chụp trên đầu lương dân, thì tôi chỉ biết khóc, trong khi các con tôi đang nóng chờ lòng tôi ở nhà. Cả chồng tôi nữa. Một quân nhân chưa qua khỏi cơn hoảng hốt của sự thất trận ê chề. Anh chưa lại hồn, và cũng không đủ tỉnh táo để “tái phối trí” lại gia đình mình, để tìm một hướng thoát cho cả nhà. Tôi không muốn gặp lại chồng tôi, để khỏi đọc trên gương mặt anh một trời thất vọng, một rừng não nề. Anh lầm lì, giao phó hết quyết định việc nhà cho tôi. Tôi bực dọc trách rằng anh đã tỏ ra bất tài khi hữu sự. Tôi lại không muốn gặp những khuôn mặt ngây thơ của những đứa con khi các con thi nhau kể về những bạn bè đã “đi đâu mất” trong sáng qua, trong chiều nay, ở tầng lầu trên của ngôi biệt thự rộng lớn tại đường Ngô-Tùng-Châu, Gia-Định, mà Nghiệp Đoàn Lao Động đã dùng làm chỗ tiếp cư cho nhân viên của họ di tản từ các nơi về.
Buổi sáng, tôi sang nhà ông Đinh-Văn-Phát, Chủ Nhiệm nhật báo Độc Lập, gõ cửa mà thông báo cho ông biết rằng ngôi biệt thự đối diện nhà ông có hơn trăm người tỵ nạn ở các tỉnh, đang rất cần báo chí để theo dõi tin tức, xin ông cung cấp cho chúng tôi món ăn tinh thần này. Từ đó, mỗi sáng chúng tôi được ông cho người đem cho một xấp báo, tha hồ đọc, không còn phải đạp xe đi đến các sạp báo mua báo lẻ về đọc nữa.
Saigon đang có những buổi chiều thật buồn, vì có những cơn mưa bất chợt dai dẳng không ngớt, khiến cho mọi người cuồng chân, không đi đâu được. Những buổi tối thật kinh hoàng, vì tiếng đạn pháo của địch ở ven đô. Buổi sáng nghe tin chiến sự qua radio, tôi biết rằng đất nước tôi đã bị bỏ ngỏ, vì đạn pháo của địch đã trúng phi trường Tân-Sơn-Nhất, trúng khách sạn Majectic, trúng đầu ngõ Chi-Lăng – Ngô-Tùng-Châu chỗ tôi ở. Rồi tin nội các mới - ông Vũ Văn Mẫu – đã ra lệnh đuổi những cơ quan DAO về nước. Để làm gì? Tôi tự hỏi, nhưng cũng không trả lời được. Ông Tổng Thống Nguyễn-Văn-Thiệu bây giờ đang an vị ở đâu đó với vợ con và gia tài kếch sù của ông, để mặc đất nước này cho giặc dày xéo. Ông Trần-Văn-Hương ơi! Ông Dương-Văn-Minh ơi! Có ông nào khóc như tôi không? Ông Nguyễn Cao Kỳ ở nhà thờ Tân-Sa-Châu, còn hăng hái hứa hẹn ở lại ăn dưa mắm cà với chúng tôi, bây giờ đâu rồi? Ông có giữ lời hứa không? Tôi co hai đầu gối, ôm mặt khóc, cả người tôi rung lên như bị động kinh. Tôi biết tôi hoàn toàn thúc thủ rồi. Tôi biết chẳng thể nào tôi có thể thoát ra khỏi Saigon với một gánh nặng: một chồng bất đắc chí và những đứa con thơ dại. Phi trường là nơi tôi chẳng thể nào với đến được, so với lượng người đông như kiến đang tìm đường thoát thân. Hình ảnh chiếc phi cơ trực thăng với thang người leo đu đưa như xiếc trên nóc tòa đại sứ Mỹ hiện ra rõ ràng trong trí tôi, đã khiến tôi nhụt chí ra đi. Bờ sông Bạch Đằng tôi cũng chẳng mơ đến được, vì các con tôi sẽ bị giẫm nát trước khi lên được tàu thủy. Sóng nước biển khơi gào thét những gì phẫn nộ ngoài xa kia?
Ra đi tìm sự sống, nhưng nếu biết rằng sẽ có người phải bỏ mạng, chắc không ai đủ can đảm dứt áo ra đi. Họa chăng, những cái chết bất ngờ, không báo trước, thì đành phải chấp nhận trong nước mắt vậy. Chung quanh tôi, người ta bỗng dưng vắng mặt một cách khó hiểu, như họ có phép độn thổ, tàng hình. Tôi quanh quẩn với ý nghĩ thế giới hỗn loạn chỉ còn riêng một mình tôi, cô đơn và tuyệt vọng. Các con tôi còn quá nhỏ, không chia sẻ được với tôi nỗi đau thương, cuồng loạn này. Chồng tôi, tôi ngỡ ngàng, không ngờ khi có việc hệ trọng, quyết định đến vận mạng của gia đình, thì người chủ gia đình ấy lại trở nên lầm lì, khó hiểu đến thế. Chỉ mỗi một câu “tùy em”, anh trả lời tôi không biết bao nhiêu lần, khi được tôi hỏi ý kiến về những chuyện này, chuyện kia. Người xưa nói “Nước loạn mới biết tôi trung, nhà nghèo mới biết con hiếu” quả thật đúng quá. Tôi lại muốn thêm một vế nữa rằng “gia biến mới thấy tài người phối ngẫu”. Muộn rồi, những chỗ có thể giúp tôi được, thì họ đã lên đường. Bỏ mặc tôi với cơn hoảng loạn, với nỗi kinh hoàng: “Trời ơi! Mình và các con phải ở với cộng sản thật à?”. Tôi không nghĩ đến chồng tôi nữa, vì tôi đã cáu kỉnh khi nghĩ rằng nếu anh khôn ngoan một tí, khôn lanh một tí, quyền biến một tí, anh có thể đưa vợ con thoát thân được. Đằng này, anh cứ ở trong nhà, không liên lạc với ai, rồi mơ mơ màng màng như một anh nghiền thiếu thuốc, rồi ôm radio nghe hết BBC đến VOA, làm như những tiếng nói ấy có thể đưa anh ra khỏi cơn khủng hoảng này. Giá tôi quen biết nhiều, giá tôi tìm đường đi được, chắc chắn anh sẽ ngoan ngoãn nghe theo tôi đi tìm tự do. Khốn nỗi, đã từ lâu tôi giao phó những công việc hệ trọng cho anh. Bây giờ...


Cách một đoạn giấy trắng dài, trang nhật ký lại ghi tiếp:

“Tôi bán xâu chuỗi ngọc với giá rẻ như cho, để lấy tiền làm lộ phí cho chồng tôi đóng tiền ăn vào trại tập trung cải tạo. Trước khi đi, hai chúng tôi đã có cuộc đấu khẩu nhỏ, ghi lại đây, kẻo mai này, có thể sẽ quên mất: “Anh đừng đem cái chăn dù đi. Hình ảnh rằn ri sẽ tạo cho họ ác cảm với anh. Cả hộp xà-phòng Cadum nữa. Họ sẽ cho là anh... tiểu tư sản. Ví dụ như anh thấy một anh chàng hồi chánh mang dép râu, đội mũ cối, nhất định anh sẽ muốn chém họ ngay.”
Tôi cầm cái chăn dù và hộp xà phòng Cadum cất đi. Đổi vào là một cái chăn dạ mầu ô-liu, miếng xà-phòng Hải-Đường làm ở Hải-Phòng. Tôi còn nhét thêm cho anh cây kem đánh răng Hynos, thay vì anh sẽ dùng muối để đánh răng như anh đã nói. Vẻ mặt buồn thiu, anh cho rằng tôi cố ý “tước” cái chăn dù của anh để giữ lại nhà. Anh nặng nhẹ: “Em muốn làm gì thì làm. Muốn lấy gì thì lấy, muốm đem gì thì đem. Anh không có ý kiến nữa. Thời này là thời của các bà mà!”
Lập tức tôi rít lên cho hả cơn tức tối, u uất, vì phải kiêm nhiệm cả làm chồng lẫn làm vợ mấy tháng nay: “Ừ, anh cứ hằn học, cứ cay cú đi. Với kẻ thù thì im như thóc đổ bồ. Với vợ con thì nặng nhẹ, ăn tươi nuốt sống. Bao lâu nay, bây giờ mới biết anh chỉ là người... khôn nhà dại chợ. Có giỏi thì vào trại tập trung mà... tung hoành với kẻ thù! Mong rằng họ sẽ cải tạo giùm cho anh trở thành một con người tốt, biết sống cho ra sống. Đừng... ươn hèn như cả tháng nay. Chán thật!”


Những dòng chữ chi chít trên trang giấy nhỏ như muốn nứt tung ra, muốn trèo sang trang khác, muốn leo lên lề đến mặt trước của tờ giấy. Tôi lật qua lật lại, để mong đọc được thêm những u uẩn của một tâm tình trong tháng Tư đau thương ấy. Nhưng không có. Hết rồi. Người viết đã tự kết thúc những dòng tâm sự bằng một câu:“Ngày về xa lắm, người ơi!”
Không biết có phải đây là lời tiên tri cho cuộc chia tay não nề của người viết? Hay đấy chỉ là một ý tưởng chợt đến trong lúc tâm hồn của người viết mấy dòng chữ trên đang hoảng loạn?
Để bây giờ, ba mươi chín năm qua, ngồi đây chép lại những dòng chữ trên, vẫn thấy trong tôi một trời rừng uất hận đất nước đã rơi vào tay kẻ thù quá lâu, một trời thương tiếc cho những gì đã mất đi, không bao giờ có thể tìm lại, không phải chỉ của riêng người viết những dòng chữ trên, mà còn là nỗi lòng của tôi, của anh, của chị, của muôn người tỵ nạn chúng ta.

Hoa Hoàng Lan
quehuongngaymai.com
http://www.haingoaiphiemdam.com/THANG-4-TRANG-NHAT-KY-VOI-NOI-BUON-CON-NGUYEN-VEN-29640


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 10263)
Đảng CSVN luôn có chính sách ru ngủ người dân. Ngoài các chương trình học chính trị dành cho cán bộ trung cao cấp, họ còn đào tạo ra một số tín đồ ngu ngốc không làm gì được cho xã hội mà trái lại, chỉ biết nhận đồng lương và hát một bài ca quen thuộc.
11 Tháng Mười 20166:45 CH(Xem: 12231)
Ở nước ta chuyện cải cách chính tả được đem bàn thảo trước đó năm ba lần song bất thành và sau cùng quyết định của bộ GD năm 1984 đã trên 30 năm qua thì cho kết quả vẫn giới hạn. Tôi thì nghĩ quyết định ấy về /i,y/ không thật là cần thiết. “Chữ “y” còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan ! “
11 Tháng Mười 20166:00 SA(Xem: 12825)
Trong con người chúng ta vẫn tồn tại một số thú tính. Đơn giản nhất là thích xem và khuyến khích đồng loại tranh giành nhau, đấm đá nhau, cao hơn một chút là thích thể hiện sức mạnh và quyền lực đối với người khác. Khi có nền giáo dục nhân bản thì thú tính giảm đi, khi có nền luật pháp công minh thì người ta sẽ kiềm chế để thú tính không bộc lộ. Nhưng khi nền giáo dục lệch hướng, khi luật pháp buông lỏng thì thú tính trong con người dễ dàng trỗi dậy.
10 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 11570)
Trên mặt trận truyền thông, nhà cầm quyền đã huy động báo chí, TV, đội ngũ dư luận viên viết những bài gây chia rẽ giáo dân với lương dân, bôi nhọ, vu cáo các linh mục nổi bật, luôn sát cánh cùng giáo dân-nhân dân từ trước đến nay cũng như trong các cuộc biểu tình phản đối Formosa vừa qua. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền tiếp tục giọng điệu vu cho Việt Tân đứng sau lưng xúi giục dân biểu tình, Việt Tân là tổ chức khủng bố để có cớ đàn áp thẳng tay. Tất cả những động thái đó cho thấy nhà cầm quyền quyết chống lại nhân dân đến cùng!
09 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 12006)
khi con người không còn biết nhục nhã vì phải đi bằng đầu gối!
07 Tháng Mười 20166:45 CH(Xem: 11461)
Đem Việt Tân ra để làm cái cớ ngăn cản quyên góp chống lại Formosa càng làm cho Việt Tân có thêm tiếng vang trong nước. Khi một thế lực nào đó đứng về phía người dân bất kể thế lực đó tính toán thế nào đi nữa cũng làm cho dân bám lấy như cái phao hiếm hoi chống lại cơn hồng thủy cộng sản. Người dân đã bị dồn tới đường cùng họ sẽ sẵn sàng đổ máu để chiến đấu cho miếng cơm manh áo của mình.
07 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 12127)
Mặt trận thứ hai được mở là truyền thông, bắt đầu bằng những bài viết quy chụp, bôi nhọ bà con ngư dân theo Công giáo, xuyên tạc, bóp méo vai trò của các linh mục trong cuộc tranh đấu bảo vệ không gian sinh tồn cho người dân miền Trung, và lên cao trào bằng bản tin đặc biệt hôm nay của VTV1 dẫn “Thông báo chính thức của Bộ Công an về tổ chức khủng bố Việt Tân“.
06 Tháng Mười 20167:15 CH(Xem: 12435)
Không thể bắt một gia đình ở Hà Nội có người thân chết vì bom B-52 phải thôi hận thù. Không thể bắt một gia đình Việt Kiều có người thân chết trong Mậu Thân và còn bản thân họ sau năm 1975 thì vượt biên phải quay về hòa giải. Với mỗi người dân, hòa giải là lựa chọn và cũng là tình cảm cá nhân của họ. Họ có thể hòa giải, có thể ôm mãi hận thù, ta khó mà có ý kiến.
06 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 13320)
Giải thích cho cái sự thành công của Phú Trọng, thiên hạ, đưa ra 3 giả thuyết: Một là, mả bố nhà Phú Trọng, táng được vào Hàm Rồng – Hai là, Phú Trọng giả “lú”. Nhưng thật ra, ông ta thông minh tuyệt đỉnh – Ba là, Trung cộng chống lưng và thổi đít ông lên. Ai cũng cố sống – cố chết, bảo vệ cho bằng được, cái quan điểm riêng của mình. Thế nên, những cuộc tranh luận về đề tài đó, không bao giờ chấm dứt và bất phân thắng bại.
05 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 12124)
Ngược lại, một bà mẹ sống trong một chế độ chính trị mất tự do, quay cuồng trong cơm áo gạo tiền và tham vọng thì e rằng khó hứa hẹn một tâm hồn trẻ khoáng đạt và sâu sắc. Đó là chưa muốn nói đến khi ra đời, tuổi thơ đứa bé đã học được gì. Nói cho cùng, những bài học vỡ lòng của nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa bị khuôn chặt trong ba yếu tố: Bạo lực; Dối trá và; Tham lam. Càng ngày yếu tố bạo lực, dối trá và tham lam càng cô đặc trong giáo dục Việt Nam.
04 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 11862)
Các lãnh đạo csVN cũng như toàn bộ gần 4 triệu đảng viên của họ hoàn toàn không có câu châm ngôn nào để đời nhưng họ lại có một chân lý không nói ra mà ai cũng hiểu: ...
04 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 11245)
Ai cũng biết rằng cái thế lực gây ra tội ác chống lại loài người là cộng sản và các chế độ độc tài. Cái khái niệm 3 dòng thác CM mà tôi đã nêu là của CS và chúng muốn thực hiện cái tham vọng ngông cuồng là “dẫn 5 châu đến đại đồng”...
03 Tháng Mười 20167:00 CH(Xem: 11124)
Còn nếu không có tiền, mà lại ở tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì nếu bịnh nặng, hiểm nghèo coi như cầm chắc cái chết, khi mà hệ thống y tế ở VN còn có một khoảng cách rất xa về cơ sở vật chất, điều kiện chữa trị giữa các thành phố lớn với thành phố nhỏ, nông thôn…
01 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 10386)
Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.
29 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 10089)
Về chuyện đi kiện, nhân dân ta có các câu: “Đồng bạc ném toạc tờ giấy” và “Con kiến mà kiện củ khoai”. Nghe đâu Formosa không dùng đồng bạc hoa xòe mà dùng tượng HCM bằng vàng (người này bảo 15 Kg, người khác viết 50 Kg) để ném thì không phải một vài tờ mà mấy xấp giấy của dân e không giữ nguyên được.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!