Nhận diện "Đảng Trị"

29 Tháng Tám 20168:03 CH(Xem: 11609)

Nhận diện "Đảng Trị"

images (6)


Vu Nhất Phu (Trung Quốc)

Nguyễn Hải Hoành biên dịch



Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã nghiêm túc phê bình thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rõ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế thì tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ý nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn còn lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ý nghĩa hiện thực.

1. Đề xuất và diễn biến của thuyết “Đảng trị”

Lê-nin sáng lập Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga, làm cách mạng bạo lực lật đổ chế độ đế quốc Sa hoàng, sáng lập thể chế “Đảng hóa Nhà nước”, Đảng-chính quyền-quân đội thống nhất cao độ với nhau, quyền lực của Đảng cao hơn tất cả.

Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, sau mấy lần thất bại bèn “Học Nga làm thầy”, dẫn nhập thể chế “Đảng hóa Nhà nước” của Nga, đề xuất và bắt đầu thực thi thuyết “Đảng trị”. Tháng 1/1924, khi cải tổ Quốc Dân Đảng, ông giải thích: Tôi thấy Trung Quốc quá chia rẽ rối loạn, dân trí quá ấu trĩ, quốc dân không có tư tưởng chính trị đúng đắn, cho nên bèn chủ trương “Đảng trị”.

Ông chia quá trình dựng nước làm 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính, và đề xuất trong thời kỳ huấn chính thì “Đảng cao trên Nhà nước”.

Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch lợi dụng di sản chính trị của Tôn, phát triển thuyết “Đảng trị” và “Thuyết 3 giai đoạn” thành thể chế chính trị cực quyền, đi lên con đường chuyên chế độc tài. Tưởng thi hành “Một chủ nghĩa, một chính đảng, một lãnh tụ”, yêu cầu quốc dân tuyệt đối trung thành với lãnh tụ. Từ đó Quốc Dân Đảng chiếm giữ tất cả mọi quyền lực của nhà nước. “Đảng trị” trở thành luận điệu cơ bản của lý thuyết “Đảng hóa nhà nước”, khiến cho tiến trình Hiến chính hóa Trung Quốc xuất hiện bước thụt lùi lớn.

2. Ảnh hưởng của tư tưởng “Đảng trị” đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tư tưởng “Đảng trị” có ảnh hưởng sâu xa đối với công tác trị Đảng, trị nước, trị quân đội của ĐCSTQ. Ngay từ thời kỳ mới lập căn cứ địa cách mạng, từng xuất hiện khuynh hướng sai lầm “Dùng Đảng thay cho chính quyền khu Xô viết”. Mao Trạch Đông nói về việc đó như sau: “Đảng có uy quyền cực lớn trong quần chúng, uy quyền của chính quyền thì kém nhiều. Đó là do trong nhiều công tác, để thuận tiện, Đảng đã trực tiếp làm lấy, gạt chính quyền sang một bên. Chúng ta cần tránh cách làm sai lầm của Quốc Dân Đảng là đảng trực tiếp ra lệnh cho chính quyền.” Năm 1941 Đặng Tiểu Bình viết bài phê phán thuyết “Đảng trị”: “Quan niệm ‘Đảng trị’ của một số đồng chí là biểu hiện cụ thể phản ánh truyền thống xấu của Quốc Dân Đảng vào trong Đảng ta… Chúng ta phản đối chuyên chính một đảng, lấy đảng trị nước của Quốc Dân Đảng.”

Nhưng những lời nói ấy không được toàn Đảng coi trọng. Tháng 9/1942, Trung ương ĐCSTQ ra “Quyết định về việc thống nhất sự lãnh đạo của Đảng tại căn cứ địa chống Nhật và điều chỉnh mối quan hệ giữa các tổ chức”, quy định rõ ràng: “Cơ quan đại diện Trung ương (Trung ương cục, Phân cục) và Đảng ủy các cấp là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở các vùng, thống nhất lãnh đạo công tác Đảng, chính, quân, dân ở các vùng.” Thể chế lãnh đạo nhất nguyên hóa coi quyền lực của Đảng là cao nhất, tuy xuất phát trong thời kỳ kháng chiến nhưng vẫn tiếp tục thực thi trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và áp dụng tiếp cho tới cả thời kỳ sau.

Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, đảng cách mạng trở thành đảng nắm chính quyền, lẽ ra nên kiện toàn pháp chế, đi lên con đường dùng pháp luật để trị nước. Thế nhưng quan niệm “Đảng trị” hình thành trong ban lãnh đạo cao nhất chẳng những không được khắc phục mà lại còn được tăng cường. Sau các phong trào chống phái hữu năm 1957 và hội nghị Tư pháp toàn quốc lần 4 năm 1958, các cơ quan tư pháp nhấn mạnh sự “lãnh đạo tuyệt đối” của Đảng, càng khiến cho “Đảng hóa Nhà nước” trở thành chuẩn mực. Biểu hiện tập trung nhất là bài nói ngày 24/8/1958 của Mao Trạch Đông: “Không thể dựa pháp luật để trị đa số người… Chúng ta chủ yếu phải dựa vào nghị quyết, họp hành, mỗi năm họp 4 lần, không thể dựa vào luật dân sự và hình sự để giữ trật tự xã hội. Mỗi nghị quyết của chúng ta đều là pháp luật…” “Cần nhân trị, không cần pháp trị. Mỗi bài xã luận của Nhân dân Nhật báo đều đòi hỏi cả nước phải thực thi, hà tất cần đến luật pháp gì?”

Lưu Thiếu Kỳ cũng nói: “Rốt cuộc nhân trị hay pháp trị? Xem ra trên thực tể phải dựa vào con người, pháp luật chỉ dùng để tham khảo. Nghị quyết của Đảng tức là pháp luật.”

Những chủ trương trên là biểu hiện cực đoan của thuyết “Đảng trị”, làm cho quyền lực của Đảng bành trướng vô hạn, tùy tiện hủy bỏ pháp chế, cuối cùng dẫn đến lạm dụng chuyên chính, không ngừng thanh trừng chính trị, đất nước không được một ngày yên bình, hàng triệu dân bị thiệt hại.

3. Sự vận hành thực tế của thuyết “Đảng trị”

“Đảng trị” không phải là chủ trương của cá nhân Mao Trạch Đông, mà là nhận thức chung của ban lãnh đạo cấp cao trong Đảng, nó được vận hành như sau:

Đảng cầm quyền không chịu sự ràng buộc của pháp luật.

Năm 1955 Lưu Thiếu Kỳ nhiều lần chỉ thị: “Pháp luật của chúng ta không phải để tự ràng buộc chúng ta mà là để ràng buộc kẻ địch, đả kích và tiêu diệt chúng…Pháp luật không được trói chân buộc tay nhân dân, nếu điều luật nào như thế thì phải hủy bỏ.” Quan điểm này rõ ràng đặt Đảng cầm quyền lên trên pháp luật, khác xa ý tưởng “Đảng cầm quyền phải hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật”.

Cơ quan pháp luật phải do Đảng nắm, dùng làm công cụ thuần phục của Đảng.

Tháng 7/1955, Lưu Thiếu Kỳ nói: “Đảng ủy quyết định bắt ai thì Viện Kiểm sát phải nhắm mắt đóng dấu phê chuẩn. Làm như thế có thể có sai, điều này có thể nói rõ trong Đảng nhưng đối với bên ngoài thì Viện Kiểm sát phải đứng ra chịu trách nhiệm… Nếu Viện Kiểm sát không làm cái mộc đỡ tên cho Đảng thì các nhân sĩ dân chủ sẽ lợi dụng điểm đó để chống Đảng, kết quả coi như Viện Kiểm sát chống Đảng….” Tháng 9/1955, Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh nói: Công an, Kiểm sát, Tòa án đều là công cụ của Đảng, nhằm bảo vệ CNXH, trấn áp kẻ địch. Nhưng Hiến pháp lại quy định ‘Tòa án nhân dân độc lập xét xử, chỉ phục tùng pháp luật… Viện Kiểm sát các cấp độc lập hành xử quyền kiểm sát’. Nếu Viện Kiểm sát, Tòa án dùng pháp luật để chống lại sự lãnh đạo của Đảng thì như thế là sai.

Tháng 9/1957, La Thụy Khanh phê bình: “Một số cơ quan tư pháp, kiểm sát, tòa án nhấn mạnh tư pháp độc lập, lãnh đạo theo ngành dọc, không nghe lời Đảng ủy.”

Báo cáo tình hình hội nghị tư pháp toàn quốc (6/1958) do tổ Đảng Tòa án tối cao trình TƯ Đảng nhấn mạnh: Tòa án phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng.

Những tài liệu kể trên cho thấy ban lãnh đạo Đảng cầm quyền nhất trí cho rằng các cơ quan công an, kiểm sát, tòa án đều là công cụ do Đảng trực tiếp nắm và dùng để trấn áp các thế lực khác… Cái gọi là “xét xử độc lập” quy định trong Hiến pháp chỉ là để tuyên truyền ra ngoài. Trong thực tế vận hành nội bộ thì căn bản không thừa nhận xét xử độc lập, ai chủ trương xét xử độc lập theo quy định của Hiến pháp thì người đó là kẻ chống Đảng. Có thể thấy trong Đảng đã hình thành một quy tắc ngầm không công bố ra ngoài nhưng lại có sức ràng buộc cưỡng chế. Đây là cách vận hành điển hình của thể chế “Đảng trị” hoặc “Đảng hóa Nhà nước”.

Hậu quả của thể chế đó là trong phong trào chống phái hữu, nhiều cán bộ các cơ quan kiểm sát và tòa án bị thanh trừng, toàn bộ tổ Đảng Bộ Tư pháp bị coi là “Tập đoàn chống Đảng”. Đến “Cách mạng Văn hóa” thì bộ sậu chủ trì công tác pháp lý như Bành Chân, La Thụy Khanh, và các lãnh đạo cấp cao như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đều bị đánh đổ.

Pháp luật kém hoàn thiện thì càng thuận tiện.

Tháng 3/1956, Bành Chân nói tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc: Pháp luật của chúng ta hiện nay rất không hoàn thiện, mọi người nói như thế rất phiền hà, nhưng cũng có chỗ thuận tiện. Khi xét xử vụ án, chúng ta chỉ cần đứng vững lập trường giai cấp, dựa vào chính sách, căn cứ theo lợi ích giai cấp giải quyết là được.

Sau khi Mao Trạch Đông nói “Không thể dựa vào luật dân sự, hình sự để giữ trật tự xã hội” (8/1958), Bành Chân, tổ trưởng Tổ Chính pháp trung ương nhanh chóng viết báo cáo lên Chủ tịch Mao và Trung ương Đảng, trình bày rõ: “(Hiện nay) đã không cần thiết làm các bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự và Luật Tố tụng nữa”. Sau đó các nơi tùy tiện bắt người và xét xử, bỏ qua mọi trình tự pháp luật. Đến “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 thì chính Bành Chân cũng bị bỏ tù.

Ba cơ quan công an, kiểm sát, tư pháp hợp nhất làm việc.

Tháng 11/1960, TƯ Đảng ra văn bản quyết định:

– Bộ Công an, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao hợp nhất làm việc. Đối ngoại vẫn không thay đổi tên gọi 3 cơ quan này, giữ 3 biển tên cơ quan, 3 cổng vào cơ quan. Đối nội thì Tổ Đảng Bộ Công an lãnh đạo toàn bộ, Tòa án và Viện Kiểm sát mỗi cơ quan cử một người vào Tổ Đảng Bộ Công an để tăng cường liên hệ.

– Sau khi 3 cơ quan hợp nhất làm việc, Tòa Tối cao giữ lại 20-30 người, Viện Kiểm sát khoảng 50 người, mỗi cơ quan có một phòng làm việc để xử lý công tác nghiệp vụ.

Về thực chất như vậy là gộp Tòa Tối cao và Viện Kiểm sát vào Bộ Công an, triệt để thực hiện “nhất nguyên hóa’ công tác chính pháp, hoàn toàn hủy bỏ sự giám sát và chế ước của Tòa án và Viện Kiểm sát đối với cơ quan công an.

Sau khi 3 cơ quan công an, kiểm sát, tòa án cấp trung ương đã hợp nhất, 3 cơ quan này ở các địa phương cũng hợp nhất theo, cả nước hủy bỏ thể chế cũ, chuyển thành “Bộ Chính pháp” hoặc “Bộ Công an chính pháp”. Vì thế đã xuất hiện tình trạng: lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp dẫn đầu cán bộ, cảnh sát ngành chính pháp mang theo giấy phép bắt người khống và phán quyết khống xuống các địa phương tùy ý bắt giữ người; thậm chí không mở phiên tòa xét xử, ghi họ tên và tội danh người bị bắt và hình phạt lên tờ phán quyết khống là xong. “Đảng trị” đi tới mức kinh khủng như vậy.

4. Điều chỉnh và suy ngẫm sau khi xảy ra các tai họa

Trong phong trào Đại nhảy vọt bắt đầu năm 1958, cả nước tràn ngập làn gió cộng sản, làn gió phù phiếm, làn gió chỉ huy một cách mù quáng, làn gió đặc biệt của cán bộ và làn gió cưỡng bức mệnh lệnh. Hậu quả là đã đem lại tai họa chưa từng có, khiến cho mấy chục triệu nông dân bị chết đói. Để áp chế sự phản kháng của dân chúng, lãnh đạo lại lạm dụng công cụ chuyên chính, coi những người dân vô tội có ca thán về các khuyết điểm của chính quyền hoặc vì đói mà trộm cắp lương thực thực phẩm là đối tượng chuyên chính, bừa bãi bắt giam hoặc bắn bỏ họ, khiến cho tai họa càng thêm trầm trọng.

Tin tức về thảm họa kể trên cuối cùng đã vượt qua mọi tầng phong tỏa, được phản ánh tới ban lãnh đạo cấp cao, khiến họ dần dần bình tĩnh xem xét. Vào khoảng từ năm 1961 trở đi, một số nhà lãnh đạo bắt đầu phát biểu những suy nghĩ lại về tình hình trước mắt.

Tháng 6/1961, tại cuộc họp ba cơ quan công an-kiểm sát-tòa án cấp trung ương, đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tạ Phú Trị nói: “Mấy năm nay công an có khuyết điểm là với tay dài quá, xử lý cả một số việc không thuộc lĩnh vực của công an. Tay của kiểm sát và tòa án thì lại ngắn quá. Cần phải thay đổi tình trạng này.” Tại hội nghị mở rộng tổ Đảng Bộ Công an (7/1961) ông lại nói: “Mấy năm nay ba cơ quan công an-kiểm sát-tòa án làm rối loạn chức trách của mình. Cấp dưới có người nói ‘Công an đã cộng mất tài sản của kiểm sát và tòa án’. Ba cơ quan chính pháp [công an-kiểm sát-tòa án] cấp trung ương lập một Tổ Đảng, một cơ quan – đây là cách làm đơn giản hóa, chưa qua điều tra nghiên cứu… Không thể thổi ‘gió cộng sản’, không thể coi kiểm sát và tòa án là công cụ phụ trợ. Một số cách làm trước đây là sai, nay cần sửa lại.”

Người tái suy ngẫm tương đối thấu triệt là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Tại Đại hội bảy nghìn người (1/1962), khi phân tích khó khăn lớn và nguyên nhân xảy ra tai họa, ông đưa ra nhận định “3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa”. Tháng 5 năm đó, khi tổng kết công tác chính pháp thời gian từ năm 1958 trở lại, ông nói: “Bài học kinh nghiệm chung của công tác chính pháp mấy năm nay là làm lẫn lộn hai loại mâu thuẫn có tính chất khác nhau, chủ yếu là nhầm ta thành địch, diện đả kích quá rộng… Có cán bộ Đảng và chính quyền tùy tiện duyệt bắt người, bỏ qua cơ quan công an và kiểm sát. Thậm chí có công xã, nhà máy, công trường cũng tùy tiện bắt người… Dùng biện pháp chuyên chính với địch để xử lý vấn đề của người mình, của nhân dân lao động là một sai lầm căn bản.’ Ông cũng nói: “Tòa án xét xử độc lập là đúng, Hiến pháp quy định thế. Đảng ủy và chính quyền không nên can thiệp các vụ án do Tòa xét xử… Không nên nói cơ quan chính pháp phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp. Nếu quyết định của Đảng ủy không nhất trí với pháp luật và chính sách của Trung ương thì nên phục tùng pháp luật, phục tùng chính sách của Trung ương.”

Lưu Thiếu Kỳ vốn là người đưa ra “Thuyết Công cụ thuần phục”, nhấn mạnh “Tòa án phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, trở thành công cụ thuần phục của Đảng”. Nhưng ông có ưu điểm lớn nhất là dám dũng cảm nhận sai lầm. Sự thay đổi nhận thức của ông về vấn đề cơ quan chính pháp phải phục tùng pháp luật, trên mức độ nhất định đã làm lung lay hệ thống “Đảng trị”, ươm mầm cho tai vạ sau này ông bị đánh đổ.

5. Có thể không giẫm lên vết xe đổ được chăng

Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ và hãm hại tới chết là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử nước CHND Trung Hoa. Thực ra có tới hàng chục triệu vụ tương tự. Trong “Cách mạng Văn hóa” từng xảy ra vụ “Đảng Nhân dân Nội Mông Cổ” liên quan tới số người đông nhất. Số liệu của Viện Kiểm sát Tối cao cho biết: Trong vụ án oan này có 346 nghìn cán bộ và quần chúng ở Khu tự trị Nội Mông Cổ bị vu cáo, hãm hại, 16.222 người bị hãm hại tới chết.

Nếu thống kê toàn bộ các vụ án oan sai tương tự thì cả Trung Quốc có biết bao người từng chết thảm dưới lưỡi dao “chuyên chính với kẻ địch”.

Có thể nói những vụ án oan sai đó là do các sai lầm ngẫu nhiên gây ra chăng? Trên thực tế, đây là kết quả tất nhiên của thể chế “Đảng trị”.

Mỗi khi nhớ lại số phận của các vị tiên liệt Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Trương Chí Tân v.v…, người viết bài này dường như nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của vô số oan hồn và bất giác nghĩ đến một câu thiên cổ tuyệt xướng trong bài “A Phòng cung phú” của nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường: “Người Tần không kịp tự thương cho mình mà đời người sau than thở cho họ. Người đời sau than thở cho họ mà không biết lấy đó làm gương, khiến người đời sau nữa lại phải than thở cho người đời sau nữa.” [theo lời dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê. Nguyên văn âm Hán-Việt: “Tần nhân vô hạ tự ai nhi hậu nhân ai chi, hậu nhân ai chi nhi bất giám chi, diệc sử hậu nhân phục ai hậu nhân dã.”]

Mong sao đồng bào nước ta có thể tỉnh ngộ, tuyệt đối không một lần nữa quay lại con đường cũ!

Nguyễn Hải Hoành tóm dịch

Nguồn: 于一夫: “以党治国”面面观 2010年第7期 炎黄春秋杂志

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 20153:48 CH(Xem: 14779)
chết,một dạng lìa bỏ cuộc sống mà con người ai cũng phải trải qua khi đã sinh ra trong cuộc đời.... thế nhưng không phải một ngôi mộ khổng lồ là có thể nói lên tư cách một con người ! một ngôi mộ đơn sơ nhưng nhiều khi làm cả thế giới cúi đầu mặc niệm vì những gì họ đã làm khi còn sống !
05 Tháng Tư 20159:10 SA(Xem: 14457)
Sự thật thứ ba đã ngày càng hiện rõ trong 40 năm qua là chế độ cộng sản Việt Nam là một chế độ phụ thuộc Trung Cộng, hèn nhược với Trung Cộng, đã tiếp tay và tiếp tục tiếp tay cho Trung Cộng xâm lấn và thôn tính Việt Nam từng bước. Từ Công hàm Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh 1958, Hiệp định biên giới Việt-Trung 1990 cho tới Viện Khổng Tử 2015, từ quần đảo Hoàng Sa bị mất năm 1974, thác Bản Giốc, Ải Nam Quan bị lùi sang đất Trung Cộng năm 1990 cho tới những dự án của Trung Cộng chiếm lĩnh các địa thế chiến lược từ Bauxite Tây nguyên 2007, Thuê rừng đầu nguồn 2010, khu công nghiệp Vũng Áng 2014 đã ngày càng cho thấy rõ chế độ cộng sản Việt Nam ngay từ ngày đầu nắm quyền cho tới nay đã liên tục nhượng bộ, tiếp tay cho Trung Cộng từng bước khống chế, chiếm giữ và thôn tính đất nước Việt Nam chúng ta.
03 Tháng Tư 20159:53 CH(Xem: 14223)
Sau đổi tiền, cuộc sống của mọi người càng bi thảm hơn, đói rách, còn thêm ghẻ lở. Người thành phố thường gọi là “Ghẻ bộ đội, ghẻ Trường Sơn”, ghẻ từng chòm nổi khắp người, nhất là ở những kẽ ngón tay, ngón chân, và những chỗ kín trong thân thể. Đi đâu cũng thấy mọi người đưa tay gãi sột soạt, họ thường nói đùa, “Tiếng đàn Ta Lư”. Cô lo lắng không biết làm cách nào kiếm được miếng ăn cho các con, nhìn các con bụng đói ôm nhau nằm ngủ, ghẻ chốc đầy mình, khiến nước mắt cô cứ ứa ra.
03 Tháng Tư 20153:53 CH(Xem: 19319)
Là những thanh niên yêu nước họ đã nghe theo lời nguyên thủ của mình để tham gia quân đội,rời khỏi quê hương đến VN nhằm giúp một quốc gia nhược tiểu thoát khỏi họa xăm lăng của làn sóng đỏ,dù rằng đằng sau đó là những âm mưu chính trị bẩn thỉu nhưng người lính Hoa Kỳ vẫn chiến đấu và hy sinh để bảo vệ một miền Nam Tự Do !
03 Tháng Tư 20156:56 SA(Xem: 14937)
Thực hiện khẩu hiệu “giết lầm hơn bỏ sót”, đảng cộng sản chẳng phải chỉ hô hào “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ” (Tố Hữu) mà còn xúi giục và cả bức bách con cái đấu tố cha mẹ, vợ chồng đấu tố lẫn nhau, bà con, hàng xóm láng giềng rình rập nhau, tố cáo lẫn nhau, buộc tội cho nhau, kết án nhau và dìm nhau chết để cho “vô sản chuyên chính” lên ngôi toàn trị!
02 Tháng Tư 201510:44 CH(Xem: 17957)
Vì hắn biết rõ nếu đi về phía Mỹ thì vai trò độc tôn độc đảng của hắn sẽ bị xóa sổ,cuộc chiến tranh mà bọn tuyên giáo tuyên truyền ra rả trong nước là thần thánh,đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào sẽ trở nên lố bịch khi ngày hôm nay sau cái vầng hào quang rực rỡ đó chính y,tổng bí thư của đảng cs quang vinh VN phải hạ mình cầu cạnh chính kẻ thù năm xưa của mình,hơn nữa những gì mà VN mong muốn cũng được phía Mỹ ra điều kiện đi kèm như tự do,dân chủ,đa nguyên,đa đảng,đó sẽ là những khái niệm không hề có trong đầu một tên đảng viên già nhu nhược và duy ý chí như Nguyễn Phú Trọng.
31 Tháng Ba 20154:00 CH(Xem: 27015)
nhưng hạt sạn trong phim không phải chỉ nhiêu đó,với cảnh các trại viên mang những đôi dép hai dây kéo cày là cảnh vô lý nhất khi khi ở thời điểm dép lào xuất hiện sau năm 1980 tại VN, năm 1979 những chiếc dép trên chưa được nhập vào VN và cho đến năm 1980 trở lên mới có những đôi dép lào tràn vào nước Việt,còn trước đó đừng nói tới người tù mà toàn bộ xã hội Việt Nam chỉ được mang những đôi dép bằng mủ rẻ tiền như thế này.
31 Tháng Ba 20153:02 CH(Xem: 16025)
Trong khi đó, bọn cộng sản Bắc Việt đã làm gì cho chúng tôi? Từ tuổi sơ sinh, toàn bộ trẻ em như tôi phải chịu cảnh suy dinh dưỡng, ăn không đủ no, không có sữa để uống. Cha mẹ chúng tôi phải chạy ăn từng bữa, hy sinh những gì tốt nhất cho chúng tôi trong khi họ phải ăn độn bobo, khoai mì. Khi đau ốm bệnh tật không có đủ thuốc men chữa trị, phải đi vay mượn, đi mua kháng sinh ngoài chợ đen. Chúng tôi lớn lên, đứa thì lùn đứa thì còi xương, tội lỗi đó là do ai gây ra? Khi đi học chúng tôi bị nhồi sọ bằng những chuyện dối trá nhảm nhí, bị những cô giáo xã hội chủ nghĩa đánh đập không thương tiếc, phải đi nhặt lon, nhặt rác, dùng những cuốn sách giáo khoa cũ nát, đen thui, đêm về phải học bài dưới ánh đèn dầu tù mù, chịu nóng, muỗi đốt để mà kiếm cho được tấm giấy khen vô nghĩa.
31 Tháng Ba 20152:51 CH(Xem: 16335)
- Chính nghĩa nào của đại thắng? Sau 30/4/75 tại Miền Nam Việt Nam một nhà tù giam giữ bia mộ người chết kỳ lạ nhất thế giới. Nghĩa trang quân đội QL/VNCH được canh giữ bởi một trung đội binh sĩ vũ trang CS Bắc Việt, trong hận thù hoang dã họ cấm không cho thân nhân tu bổ tôn tạo một phần con em cha ông mình suốt 30 năm (1975-2005) mà những người nằm dưới mộ thì chưa bao giờ cầm súng bước chân qua bên kia vĩ tuyến17!?.
30 Tháng Ba 20158:09 SA(Xem: 17086)
Tôi hiểu vào những ngày này cách đây 36 năm anh đang chắc tay súng trấn ải biên cương bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, nên tôi cố tình động đến nỗi sâu thẳm của anh: Chào dũng sỹ diệt Tàu! Mặt anh đỏ lên trào dâng nỗi tức giận mà bấy lâu nay vẫn kìm nén trong lòng, anh vặn lại tôi: Ông nhạo báng tôi đấy à! Tôi lên giọng khẳng định: Tôi không nhạo báng ông, đường đường chính chính ông vẫn là dũng sỹ diệt Tàu. Vừa ngồi xuống ghế anh đã khẩn khoản với tôi: Từ nay tôi đề nghị ông đừng bao giờ động đến nỗi đau này của chúng tôi nữa!
30 Tháng Ba 20157:50 SA(Xem: 18538)
Cũng một con người lãnh đạo một đảng phái chính trị “Đảng Nhân dân hành động” ông Lý Quang Diệu luôn đặt quyền lợi dất nước nhân dân lên trên quyền lợi đảng phái đưa nhân dân Singapore từ nghèo khó bước đến cửa “Thiên Đàng”. Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng “CSVN” đưa Việt Nam một quốc gia tiềm năng đầy thuận lợi bước xuống “địa ngục” với gần 4 triệu đồng bào hy sinh chống Mỹ cho quyền lợi của một thứ chủ nghĩa xã hội CS quốc tế mà nhân loại đang nguyền rủa từ bỏ!?
30 Tháng Ba 20157:30 SA(Xem: 19482)
Để che đậy bộ mặt vi phạm nhân quyền trước quốc tế, lực lượng CA cũng đã được huy động bao vây, đóng chốt trước nhà riêng của nhiều người hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Một lần nữa, chế độ CSVN tiếp tục lộ rõ bộ mặt hèn với giặc, ác với dân bằng những thủ đoạn đàn áp tinh vi và lừa gạt quốc tế một cách trơ trẽn.
28 Tháng Ba 20159:09 CH(Xem: 15208)
“Trời Saigon, cuối tháng 4 năm 1975. Vẫn bầu trời xanh này. Vẫn không gian này, nhưng mọi thứ như có vẻ gì khác lạ. Thấy khác nhưng không biết vì sao. Chỉ biết rằng mọi người đều đăm chiêu, hối hả, vội vã như nhau. Cái gì đã tạo nên cơn sốt vội vã này? Có phải vì làn sóng người di tản từ các nơi trên đất nước đổ về Saigon không? Có phải vì tôi là một cư dân mới lạc lõng nhập cuộc vào nhịp sống hối hả của thị dân Saigon không? Có phải vì khi rời khỏi miền Trung trong một cơn hoảng hốt, tháo chạy tới Saigon, tôi đã thất vọng, vì cứ đinh ninh rằng Saigon sẽ là miền đất lành, đầy nắng ấm và đầy thanh bình, một vùng đất được coi là pháo đài kiên cố, để người dân chống Cộng gìn giữ mảnh đất quê hương thoát khỏi bàn tay đẫm máu của kẻ xâm lăng phương Bắc không?
28 Tháng Ba 20153:30 CH(Xem: 14755)
Vì chủ nghĩa cộng sản là một thứ chủ nghĩa vô thần,ai đã đi theo nó là đã bán linh hồn cho quỷ,họ có thể dẫm đạp các giá trị thiêng liêng nhất để mà tồn tại thì điều đó cũng chính là lời giải đáp trọn vẹn cho câu hỏi vì sao !
28 Tháng Ba 20157:54 SA(Xem: 15318)
Còn tầm nhìn về giáo dục của ông cụ Hồ là tầm nhìn giới hạn trong việc xoá nạn mù chữ. Cũng hợp lí thôi, bởi vì thời đó ở VN chúng ta có rất nhiều người nghèo đói và không biết đọc biết viết chữ quốc ngữ. Nên tôi nghĩ bất cứ lãnh đạo nào cũng phải đặt mục tiêu xoá mù chữ là hàng đầu. Đó chính là động cơ cho câu nói nổi tiếng của ông: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm”. Tôi nghĩ lúc đó ông Hồ chưa nghĩ gì đến giáo dục đại học, chứ nói gì đến khoa học công nghệ.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!