Hình Internet - QĐB biên tập.
Phạm Trần
Việt Báo
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng sau:
Hình Internet - QĐB biên tập.
– Sáng 4/7, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị 6 tháng đầu năm 2024 tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ công an Lương Tam Quang đã thông báo toàn văn nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đến Hội nghị.
– Ngày 8-7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị lần thứ mười nhằm thảo luận, đánh giá công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm, cũng như triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gửi Phát biểu chỉ đạo.
– Sáng 09/7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09-5-2024 “về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” và Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị “về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”.
Về chuẩn bị cho Đại hội Đảng kỳ XIV vào tháng 01/2026, ông Trọng làm Trưởng ban 2 Tiểu ban quan trọng nhất là Văn kiện Đảng và Nhân sự Đảng. Việc này cho thấy ông Trọng muốn kiểm soát đảng trước khi nghỉ hưu.
Nên biết, ông Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944) tại Hà Nội, ngoài chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông còn kiêm nhiệm các chức vụ: Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
VỤ ĐỘT QỤY NĂM 2019
Ngược thời gian, ông Trọng đã bị “đột quỵ” trong chuyến thăm Kiên Giang năm 2019 và phải chữa khẩn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trước khi về Hà Nội điều trị tiếp. Sau khi xuất viện, ông Trọng tiếp tục làm việc dưới kiểm soát chặt chẽ của các Bác sỹ tim mạch, nhưng ông lại trở bệnh vào cuối năm 2023.
Về chuẩn bị cho Đại hội Đảng kỳ XIV vào tháng 01/2026, ông Trọng làm Trưởng ban 2 Tiểu ban quan trọng nhất là Văn kiện Đảng và Nhân sự Đảng. Việc này cho thấy ông Trọng muốn kiểm soát đảng trước khi nghỉ hưu.
Nên biết, ông Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944) tại Hà Nội, ngoài chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông còn kiêm nhiệm các chức vụ: Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
VỤ ĐỘT QỤY NĂM 2019
Ngược thời gian, ông Trọng đã bị “đột quỵ” trong chuyến thăm Kiên Giang năm 2019 và phải chữa khẩn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trước khi về Hà Nội điều trị tiếp. Sau khi xuất viện, ông Trọng tiếp tục làm việc dưới kiểm soát chặt chẽ của các Bác sỹ tim mạch, nhưng ông lại trở bệnh vào cuối năm 2023.
Hồi đó, hãng tin Bloomberg ở Hà Nội viết ngày 12/1/2023, dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam, nắm vấn đề về sức khỏe Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết ông Trọng, 79 tuổi, đã nhập viện “hồi đầu tuần này liên quan đến một loại bệnh chưa được xác định.” Bloomberg không có thông tin về mức độ nghiêm trọng của bệnh tình ông Trọng và cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không ngay lập tức phản hồi yêu cầu bình luận của hãng tin này.
BÍ MẬT QUỐC GIA
Chuyện sức khỏe của Lãnh đạo Việt Nam phải giữ kín không phải mới mà đã có từ thời Hồ Chí Minh, Sau này, chuyện bảo mật được quy định trong Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 29/2018/QH 14, ngày 15/11/2018.
Điều 11 của Luật này quy định cấm “thông tin về y tế, dân số”, bao gồm: Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, báo chí của đảng CSVN không viết gì về tình hình sức khỏe của ông Trọng, theo lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, đã giữ chức Tổng Bí thư từ năm 2011, và là người thứ ba sau Lê Duẩn và Hồ Chí Minh giữ nhiệm kỳ Tổng Bí thư lâu nhất.
Cũng đáng chú ý, trong khi ông Trọng vắng mặt thì hai ông Tô Lâm, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gia tăng các hoạt động thăm viếng và phát biểu. Có vẻ như hai ông đang muốn chứng minh quyền lực và khả năng là người đủ diều kiện nhất để kế vị ông Trọng.
CÁC VỤ THAM NHŨNG LỚN
Khi giữ chức Bộ trưởng Công an, Tướng Tô Lâm được ghi nhận có công trong các vụ án gồm:
– Vụ Trịnh Xuân Thanh: Trịnh Xuân Thanh, nguyên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Năm 2016, Trịnh Xuân Thanh bị điều tra và kết luận có nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian công tác tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Thanh bị án chung thân.
– Vụ án Đinh La Thăng: khởi tố, xét xử, kết án 30 năm tù đối với nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng do những sai phạm quản lý kinh tế khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Vụ án nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội nhận hối lộ, lần lượt chịu chịu tù chung thân và 14 năm tù.
– Vụ án nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt giữ, điều tra về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.[34] Năm 2022, ông và bộ Công an đã tiến hành điều tra hai bê bối lớn liên quan đến các chuyến bay giải cứu và bê bối tại công ty Việt Á làm nhiều quan chức bị điều tra và bỏ tù.
Vì vậy, báo chí của đảng CSVN không viết gì về tình hình sức khỏe của ông Trọng, theo lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, đã giữ chức Tổng Bí thư từ năm 2011, và là người thứ ba sau Lê Duẩn và Hồ Chí Minh giữ nhiệm kỳ Tổng Bí thư lâu nhất.
Cũng đáng chú ý, trong khi ông Trọng vắng mặt thì hai ông Tô Lâm, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gia tăng các hoạt động thăm viếng và phát biểu. Có vẻ như hai ông đang muốn chứng minh quyền lực và khả năng là người đủ diều kiện nhất để kế vị ông Trọng.
CÁC VỤ THAM NHŨNG LỚN
Khi giữ chức Bộ trưởng Công an, Tướng Tô Lâm được ghi nhận có công trong các vụ án gồm:
– Vụ Trịnh Xuân Thanh: Trịnh Xuân Thanh, nguyên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Năm 2016, Trịnh Xuân Thanh bị điều tra và kết luận có nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian công tác tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Thanh bị án chung thân.
– Vụ án Đinh La Thăng: khởi tố, xét xử, kết án 30 năm tù đối với nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng do những sai phạm quản lý kinh tế khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Vụ án nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội nhận hối lộ, lần lượt chịu chịu tù chung thân và 14 năm tù.
– Vụ án nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt giữ, điều tra về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.[34] Năm 2022, ông và bộ Công an đã tiến hành điều tra hai bê bối lớn liên quan đến các chuyến bay giải cứu và bê bối tại công ty Việt Á làm nhiều quan chức bị điều tra và bỏ tù.
(Theo Tài liệu đảng)
Với thành tích này, liệu ông Tô Lâm có tiếp tục làm công tác “đốt lò” thành công hơn, hay ông đã thỏa mãn với chức “ngồi chơi xơi nước?”
Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi. Ông giữ chức Thủ tướng từ năm 2021, thay ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông mang cấp hàm Trung tướng Công an và từng là Bí thư tỉnh Quảng Ninh năm 2011. Ông Chính cũng được nói đến là người có công trong chiến dịch chống Covid, và thân với Bắc Kinh. Ông Chính hiện nay là ứng viên có nhiều kinh nghiệm điều hành việc nước, và có nhiều khả năng để thay ông Nguyễn Phú Trong làm Tổng Bí thư.
Với thành tích này, liệu ông Tô Lâm có tiếp tục làm công tác “đốt lò” thành công hơn, hay ông đã thỏa mãn với chức “ngồi chơi xơi nước?”
Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi. Ông giữ chức Thủ tướng từ năm 2021, thay ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông mang cấp hàm Trung tướng Công an và từng là Bí thư tỉnh Quảng Ninh năm 2011. Ông Chính cũng được nói đến là người có công trong chiến dịch chống Covid, và thân với Bắc Kinh. Ông Chính hiện nay là ứng viên có nhiều kinh nghiệm điều hành việc nước, và có nhiều khả năng để thay ông Nguyễn Phú Trong làm Tổng Bí thư.
Gửi ý kiến của bạn