Làm gì có tự do ở Việt Nam
Phạm Trần
Việt Báo
Phạm Trần
Việt Báo
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo.
USCIRF-TÔN GIÁO
Trước hết hãy nói về Tôn giáo. Ai cũng biết Tôn giáo-Tín ngưỡng là niềm tin thiêng liêng của con người trong cuộc sống. Nhưng đảng CSVN cho rằng nhà nước có quyền can thiệp và kiểm soát để gọi là “bảo đảm công bằng và trong phạm vi pháp luật cho phép”. Nhưng khi thi hành thì nhà nước lại can thiệp tùy tiện và xen vào nội bộ của các tổ chức Tôn giáo để thao túng. Vì vậy, trong báo cáo tháng 5 năm 2024, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định Việt Nam là Quốc gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) vì cho rằng chính quyền nước này “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”.
Tổ chức này viết: “Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2023 “không có gì thay đổi” so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận.
USCIRF-TÔN GIÁO
Trước hết hãy nói về Tôn giáo. Ai cũng biết Tôn giáo-Tín ngưỡng là niềm tin thiêng liêng của con người trong cuộc sống. Nhưng đảng CSVN cho rằng nhà nước có quyền can thiệp và kiểm soát để gọi là “bảo đảm công bằng và trong phạm vi pháp luật cho phép”. Nhưng khi thi hành thì nhà nước lại can thiệp tùy tiện và xen vào nội bộ của các tổ chức Tôn giáo để thao túng. Vì vậy, trong báo cáo tháng 5 năm 2024, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định Việt Nam là Quốc gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) vì cho rằng chính quyền nước này “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”.
Tổ chức này viết: “Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2023 “không có gì thay đổi” so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận.
“Nhà chức trách tiếp tục bách hại những cộng đồng tôn giáo độc lập không tuân thủ sự kiểm soát của nhà nước”, báo cáo viết. “Nhà chức trách tiếp tục bách hại các nhóm tôn giáo sắc tộc như người Thượng và người Hmong theo đạo Tin Lành, các Phật tử Khmer Krom, và những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình”.
Ngoài ra, báo cáo nhận định rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục gây áp lực lên các tín đồ Cao Đài độc lập, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo quyết giữ đạo gốc, buộc họ phải tham gia vào những tổ chức do nhà nước kiểm soát; bên cạnh đó, nhà nước ngăn cản họ trong việc thực thi niềm tin tôn giáo một cách độc lập.
Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do tôn giáo của người Thượng theo đạo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc “phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Ngược lại, các Tổ chức Tôn giáo do Nhà nước thành lập được ưu đãi và nuôi dưỡng, đặc biệt như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập ngày 7/11/1981 tại Hà Nội.
Trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thành lập năm 1964 ở miền Nam Việt Nam (tên thông dụng là Phật giáo Ấn Quang) quy tụ những Tăng ni đấu tranh nổi tiếng như các Thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ và Thích Huyền Quang thì bị đàn áp, bắt giam.
NGHĨ-LÀM THEO ĐẢNG
Trong “tự do tư tưởng”, đảng CSVN không cho phép công dân chống Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì đây là “nền tảng tư tưởng của đảng dựa vào để xây dựng đất nước”. Từ căn bản này, nhà nước nắm trọn quyền ra báo và thành lập các cơ quan truyền thông để tuyên truyền. Các tổ chức Người làm báo, Phóng viên và Hội Nhà văn do đảng thành lập, kiểm soát và điều hành. Những nỗ lực thành lập Hội Nhà văn và Hội nhà báo độc lập đã bị dẹp bỏ, những người thành lập và ủng hộ đều đã bị cô lập hay bắt giam.
Nhưng Nhà báo, Nhà văn nổi tiếng bị bắt tiêu biểu như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thành, Huy Đức v.v… Tổ chức Văn Đoàn Độc Lập do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cũng bị cấm hoạt động và các Nhà văn bị cô lập.
Tóm lại, đảng CSVN đã tìm mọi cách để “bịt miệng” các Văn nghệ sỹ.
Vì vậy, tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières/ RSF) đã xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí và cho rằng, nguyên nhân khiến Việt Nam nằm trong “nhóm các quốc gia có nền báo chí tồi tệ nhất thế giới” là do “cầm tù nhà báo có hệ thống”.
CÃI MỆT NGHỈ
Trước tố cáo đàn áp của các Tổ chức Quốc tế, nhà nước CSVN, tiêu biểu như hai báo Quân đội Nhân dân và Nhân dân đã liên tục đưa ra những thống tin không đúng sự thật.
Một bài phản biện trên báo Quân đội Nhân dân viết: “Ở Việt Nam, báo chí được coi là kênh kết nối để phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, từ đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc...” (báo QĐND, ngày17/06/2024)
Báo này khoe tiếp: “Việc Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin được thể hiện bằng những quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 cũng như các văn bản pháp luật liên quan. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 nhấn mạnh mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thì Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò.”
Vai trò gì, nếu không phải chỉ là “tay sai” của đảng, chỉ để cho đảng sử dụng để che giấu đàn áp dân chủ và kìm kẹp tự do ngôn luận?
Để tiếp sức, hà hơi với báo của Bộ Quốc phòng, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng viết: “Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan.”
Nhân Dân gay gắt phản ứng: “Tuy nhiên, một số cá nhân và tổ chức thù địch, phản động vẫn luôn tìm cách để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do báo chí như một chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngược lại, các Tổ chức Tôn giáo do Nhà nước thành lập được ưu đãi và nuôi dưỡng, đặc biệt như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập ngày 7/11/1981 tại Hà Nội.
Trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thành lập năm 1964 ở miền Nam Việt Nam (tên thông dụng là Phật giáo Ấn Quang) quy tụ những Tăng ni đấu tranh nổi tiếng như các Thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ và Thích Huyền Quang thì bị đàn áp, bắt giam.
NGHĨ-LÀM THEO ĐẢNG
Trong “tự do tư tưởng”, đảng CSVN không cho phép công dân chống Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì đây là “nền tảng tư tưởng của đảng dựa vào để xây dựng đất nước”. Từ căn bản này, nhà nước nắm trọn quyền ra báo và thành lập các cơ quan truyền thông để tuyên truyền. Các tổ chức Người làm báo, Phóng viên và Hội Nhà văn do đảng thành lập, kiểm soát và điều hành. Những nỗ lực thành lập Hội Nhà văn và Hội nhà báo độc lập đã bị dẹp bỏ, những người thành lập và ủng hộ đều đã bị cô lập hay bắt giam.
Nhưng Nhà báo, Nhà văn nổi tiếng bị bắt tiêu biểu như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thành, Huy Đức v.v… Tổ chức Văn Đoàn Độc Lập do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cũng bị cấm hoạt động và các Nhà văn bị cô lập.
Tóm lại, đảng CSVN đã tìm mọi cách để “bịt miệng” các Văn nghệ sỹ.
Vì vậy, tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières/ RSF) đã xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí và cho rằng, nguyên nhân khiến Việt Nam nằm trong “nhóm các quốc gia có nền báo chí tồi tệ nhất thế giới” là do “cầm tù nhà báo có hệ thống”.
CÃI MỆT NGHỈ
Trước tố cáo đàn áp của các Tổ chức Quốc tế, nhà nước CSVN, tiêu biểu như hai báo Quân đội Nhân dân và Nhân dân đã liên tục đưa ra những thống tin không đúng sự thật.
Một bài phản biện trên báo Quân đội Nhân dân viết: “Ở Việt Nam, báo chí được coi là kênh kết nối để phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, từ đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc...” (báo QĐND, ngày17/06/2024)
Báo này khoe tiếp: “Việc Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin được thể hiện bằng những quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 cũng như các văn bản pháp luật liên quan. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 nhấn mạnh mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thì Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò.”
Vai trò gì, nếu không phải chỉ là “tay sai” của đảng, chỉ để cho đảng sử dụng để che giấu đàn áp dân chủ và kìm kẹp tự do ngôn luận?
Để tiếp sức, hà hơi với báo của Bộ Quốc phòng, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng viết: “Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan.”
Nhân Dân gay gắt phản ứng: “Tuy nhiên, một số cá nhân và tổ chức thù địch, phản động vẫn luôn tìm cách để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do báo chí như một chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Không có gì đáng ngạc nhiên, vào đầu tháng 5/2024, theo thông lệ, tổ chức “Phóng viên không biên giới” lại công bố báo cáo thường niên về “Chỉ số tự do báo chí năm 2024”. Tổ chức này xếp Việt Nam đứng thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, thuộc nhóm các nước “có nền báo chí tồi tệ nhất thế giới”.
Tuy nhiên, loa tuyên truyền Nhân Dân lại đổ vạ cho những đòi hỏi là hành động chống phá của “các thế lực thù địch”: “Giống như mọi lần, những quy kết vô căn cứ trong báo cáo của tổ chức này không đưa ra được bất cứ bằng chứng có tính xác thực nào ứng với các tiêu chí được chính họ đưa ra là “thực hiện các hoạt động giúp thúc đẩy tự do báo chí của thế giới” mà chỉ dựa vào những thông tin thiếu khách quan từ một nhóm người có định kiến với nhà nước sở tại về quan điểm, đường hướng hoạt động báo chí hoặc một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, có hành vi vi phạm pháp luật, âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định chính trị.
Tuy nhiên, loa tuyên truyền Nhân Dân lại đổ vạ cho những đòi hỏi là hành động chống phá của “các thế lực thù địch”: “Giống như mọi lần, những quy kết vô căn cứ trong báo cáo của tổ chức này không đưa ra được bất cứ bằng chứng có tính xác thực nào ứng với các tiêu chí được chính họ đưa ra là “thực hiện các hoạt động giúp thúc đẩy tự do báo chí của thế giới” mà chỉ dựa vào những thông tin thiếu khách quan từ một nhóm người có định kiến với nhà nước sở tại về quan điểm, đường hướng hoạt động báo chí hoặc một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, có hành vi vi phạm pháp luật, âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định chính trị.
Những nội dung mang tính bịa đặt trong bản báo cáo đã tạo cơ hội cho những phần tử thù địch, cực đoan trong và ngoài nước công kích, chống phá Việt Nam.”
Nhưng ai “rỗi hơi” mà chống những tội ác đã rõ như ban ngày? Vậy mà Việt Nam vẫn khoe: “Tính đến tháng 9-2023, Việt Nam có 78 triệu người sử dụng internet, tăng 21% so với số thuê bao năm 2019. Số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu thuê bao, tăng 38% so với năm 2019. Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, tính đến hết năm 2023, Việt Nam có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo.”
NGỒI LÊN HIẾN PHÁP
Sang lĩnh vực quyền lập hội, Nhà nước cũng cấm cho ra đời các hội đoàn, tổ chức Chính trị và tuyệt đối cấm xuống đường biểu tình để đòi dân chủ và tự do. Những quyền này đạ quy định trong Điều 25, Hiến pháp 2013, theo đó: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Thậm chí các cuộc biểu tình phản đối chống âm mưu chiếm đóng biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông của Trung Quốc cũng bị nghiêm cấm, vì nhà nước sợ bị Bắc Kinh trừng phạt.
Nhưng ai “rỗi hơi” mà chống những tội ác đã rõ như ban ngày? Vậy mà Việt Nam vẫn khoe: “Tính đến tháng 9-2023, Việt Nam có 78 triệu người sử dụng internet, tăng 21% so với số thuê bao năm 2019. Số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu thuê bao, tăng 38% so với năm 2019. Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, tính đến hết năm 2023, Việt Nam có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo.”
NGỒI LÊN HIẾN PHÁP
Sang lĩnh vực quyền lập hội, Nhà nước cũng cấm cho ra đời các hội đoàn, tổ chức Chính trị và tuyệt đối cấm xuống đường biểu tình để đòi dân chủ và tự do. Những quyền này đạ quy định trong Điều 25, Hiến pháp 2013, theo đó: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Thậm chí các cuộc biểu tình phản đối chống âm mưu chiếm đóng biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông của Trung Quốc cũng bị nghiêm cấm, vì nhà nước sợ bị Bắc Kinh trừng phạt.
Gửi ý kiến của bạn