“Cháy nhà... mới ra mặt chuột”
Phạm Trần
Việt Báo
Phạm Trần
Việt Báo
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy, câu nói tự khoe “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” của ông Hồ dã bị đảng viên bôi đen để lộ ra cái “mặt chuột”, theo quan điểm của báo Quân đội Nhân dân ngày 06/06/2024).
Báo này viết: “Những năm gần đây, thói đạo đức giả trong xã hội, đặc biệt ở một số cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng nhanh. Biểu hiện của thói đạo đức giả, cá nhân, vị kỷ trong không ít cán bộ, đảng viên vô cùng phức tạp, tinh vi.” ((báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 06/06/2024).
Nhưng “không ít” là bao nhiêu trong số trên 5 triệu đảng viên? Đảng cũng không biết chắc nên viết chung chung rằng: “Khi số ít cán bộ thoái hóa biến chất còn chưa bị các cơ quan chức năng xử lý, họ là những người thực sự có quyền lực ở các cơ quan, địa phương, thậm chí ở bộ, ngành, Trung ương; là những người “nói có người nghe, đe có kẻ sợ”. Khi chưa bị phát hiện "nhúng chàm", họ đã dùng bộ mặt đạo đức giả “qua mặt” được nhiều cơ quan chức năng, tổ chức đảng các cấp; được tin tưởng giao giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý.”
Báo này viết: “Những năm gần đây, thói đạo đức giả trong xã hội, đặc biệt ở một số cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng nhanh. Biểu hiện của thói đạo đức giả, cá nhân, vị kỷ trong không ít cán bộ, đảng viên vô cùng phức tạp, tinh vi.” ((báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 06/06/2024).
Nhưng “không ít” là bao nhiêu trong số trên 5 triệu đảng viên? Đảng cũng không biết chắc nên viết chung chung rằng: “Khi số ít cán bộ thoái hóa biến chất còn chưa bị các cơ quan chức năng xử lý, họ là những người thực sự có quyền lực ở các cơ quan, địa phương, thậm chí ở bộ, ngành, Trung ương; là những người “nói có người nghe, đe có kẻ sợ”. Khi chưa bị phát hiện "nhúng chàm", họ đã dùng bộ mặt đạo đức giả “qua mặt” được nhiều cơ quan chức năng, tổ chức đảng các cấp; được tin tưởng giao giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý.”
Theo báo QĐND, những phần tử thoái hóa này có nhiều mánh lới “che mặt” để “Đến thời điểm có quyền lực, được trao quyền, họ củng cố quyền lực bằng những phát biểu rao giảng đạo đức cách mạng, sự gương mẫu cho cấp dưới, cho nhân dân. Thật buồn, chỉ đến khi “cháy nhà mới ra mặt chuột”, bộ mặt đạo đức giả bị bóc trần.”
BÁO ĐỘNG
Theo báo của Bộ Quốc phòng Việt Nam, số cán bộ, đảng viên suy thoái đạo dức, lối sống không còn thuần túy trong đảng mà đã lan qua Quân đội và Công an, hai lực lượng nòng cốt bảo vệ đảng và chế độ. Vì vậy, số người phạm tội đã tăng lên như: “Thống kê của cơ quan chức năng, con số hàng chục nghìn đảng viên, trong đó có những cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật liên quan đến tham nhũng, tham ô, nhận hối lộ mỗi năm cho thấy tình trạng này đã đến mức báo động.”
Báo QDND chứng minh mối nguy nan: “Được ví như những mọt chúa, mối chúa đẻ ra hàng vạn, hàng triệu mối con, mọt con, từng ngày gặm nhấm, đục ruỗng không ít cơ quan; thậm tệ hơn, chúng đục ruỗng tinh thần, ý chí của một bộ phận cán bộ, đảng viên kém ý chí, kém rèn luyện.”
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng từng chỉ rõ: “Nguyên nhân cơ bản và sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân, do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.”
Biết rõ như thế nhưng ông Trọng vẫn thất bại trong công tác “xây dựng đảng” từ khi ông lên cầm quyền năm 2011. Vì vậy, bài viết của QĐND đã nhìn nhận: “Có thể khẳng định, ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị vẫn còn không ít người giữ thói đạo đức giả. Đó là những hành vi dùng vỏ bọc đạo đức bề ngoài để che đậy bản chất cơ hội bên trong, lạm quyền, đánh lừa cá nhân, tập thể, lộng quyền, tiếp tay cho các việc làm sai trái nhằm mưu lợi riêng, đây là điều hết sức nguy hại.”
10 CHỨNG NAN Y
Nhưng “đạo đức giả” không mới đối với đảng CSVN. Chứng bệnh này đã có từ khi ông Hồ “cướp chính quyền” năm 1945 từ tay Chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Từ đó, chiếc áo “cách mạng”, “dân chủ” “tự do” và “độc lập” dần dần “bạc mầu” để lộ ra những chứng hư tật xấu của người Cộng sản. Bằng chứng “xương máu” của hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn từ 1946 đến 1975 đã lột trần “lời nói không đi đôi với việc làm” của đảng CSVN.
Ngày nay, theo Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận hàng đấu của đảng thì đảng đã mắc phài 10 chứng nan y, gồm : “Bệnh quan liêu, Bệnh tham lam, Bệnh lười biếng, Bệnh kiêu ngạo,, Bệnh hiếu danh, tham danh, trục lợi, đích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại, Bệnh hữu danh vô thực, Bệnh cận thị, Bệnh tỵ nạnh: Bệnh xu nịnh a dua, Bệnh kéo bè kéo cánh” (TCCS ngày 10-09-2023.
Đó là lý do tại sao chủ trương chống “tham nhũng, tiêu cực” được gọi là “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng đã thất bại. Các chứng này sẽ “di truyền” qua khóa đảng XIV, bắt đầu từ các Ban đảng địa phương lên Trung ương, tứ tháng 1/2026.
THAM NHŨNG TỐN TẠI
Nhưng tại sao tham nhũng vẫn tồn tại?
Từ năm 2022, Ban Nội chính Trung ương nhìn nhận: “Sự tồn tại và gia tăng các tội phạm tham nhũng có các nguyên nhân khách quan như sau:
– Thứ nhất,“Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.”
– Thứ hai, “Do hệ thống chính sách, pháp luật ở nước ta thiếu đồng bộ và nhất quán. Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập, chưa giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ta; tính công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực kinh tế còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế “xin, cho”, là điều kiện dẫn đến tham nhũng.”
– Thứ ba, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, hiệu quả.
– Thứ tư, công tác quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi.
– Thứ năm, công tác PCTN đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện đạt được kết quả quan trọng, song “công tác PCTN tại một số địa phương, bộ, ngành chuyển biến chưa rõ rệt, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác PCTN chưa được đề cao.”
Tóm lại tham nhũng không suy giảm vì chính sách nhân sự còn bất cập và luật pháp chưa phân mình. Đảng cũng nhìn nhận cán bộ, đảng viên có trách nhiệm còn nể nang, đùn đẩy và sợ trách nhiệm, dĩ hòa vi quý. Nhưng những “chứng tật” này không mới mà đã có từ trước khi ông Trọng nắm chức Tổng Bí thư. Những vụ tham nhũng cấp cao đã dính đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thướng v.v… là bằng chứng tham nhũng đã làm băng hoại hệ thống lãnh đạo cấp cao của Viết Nam.
Có lẽ vì thế mà các lãnh đạo ngành Công an như Đại tướng Bộ trưởng Tô Lâm đã giữ chức Chủ tịch nước và Thượng tướng Thứ trưởng Công an Phạm Minh Chính làm Thủ tướng. Cả hai ông Lâm và Chính biết rõ nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, và kẻ tham nhũng đang ở đâu, nhưng liệu hai ông sẽ làm được gì, hay cũng phải để cho “nước chảy qua cầu” như những người tiền nhiệm?
BÁO ĐỘNG
Theo báo của Bộ Quốc phòng Việt Nam, số cán bộ, đảng viên suy thoái đạo dức, lối sống không còn thuần túy trong đảng mà đã lan qua Quân đội và Công an, hai lực lượng nòng cốt bảo vệ đảng và chế độ. Vì vậy, số người phạm tội đã tăng lên như: “Thống kê của cơ quan chức năng, con số hàng chục nghìn đảng viên, trong đó có những cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật liên quan đến tham nhũng, tham ô, nhận hối lộ mỗi năm cho thấy tình trạng này đã đến mức báo động.”
Báo QDND chứng minh mối nguy nan: “Được ví như những mọt chúa, mối chúa đẻ ra hàng vạn, hàng triệu mối con, mọt con, từng ngày gặm nhấm, đục ruỗng không ít cơ quan; thậm tệ hơn, chúng đục ruỗng tinh thần, ý chí của một bộ phận cán bộ, đảng viên kém ý chí, kém rèn luyện.”
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng từng chỉ rõ: “Nguyên nhân cơ bản và sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân, do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.”
Biết rõ như thế nhưng ông Trọng vẫn thất bại trong công tác “xây dựng đảng” từ khi ông lên cầm quyền năm 2011. Vì vậy, bài viết của QĐND đã nhìn nhận: “Có thể khẳng định, ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị vẫn còn không ít người giữ thói đạo đức giả. Đó là những hành vi dùng vỏ bọc đạo đức bề ngoài để che đậy bản chất cơ hội bên trong, lạm quyền, đánh lừa cá nhân, tập thể, lộng quyền, tiếp tay cho các việc làm sai trái nhằm mưu lợi riêng, đây là điều hết sức nguy hại.”
10 CHỨNG NAN Y
Nhưng “đạo đức giả” không mới đối với đảng CSVN. Chứng bệnh này đã có từ khi ông Hồ “cướp chính quyền” năm 1945 từ tay Chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Từ đó, chiếc áo “cách mạng”, “dân chủ” “tự do” và “độc lập” dần dần “bạc mầu” để lộ ra những chứng hư tật xấu của người Cộng sản. Bằng chứng “xương máu” của hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn từ 1946 đến 1975 đã lột trần “lời nói không đi đôi với việc làm” của đảng CSVN.
Ngày nay, theo Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận hàng đấu của đảng thì đảng đã mắc phài 10 chứng nan y, gồm : “Bệnh quan liêu, Bệnh tham lam, Bệnh lười biếng, Bệnh kiêu ngạo,, Bệnh hiếu danh, tham danh, trục lợi, đích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại, Bệnh hữu danh vô thực, Bệnh cận thị, Bệnh tỵ nạnh: Bệnh xu nịnh a dua, Bệnh kéo bè kéo cánh” (TCCS ngày 10-09-2023.
Đó là lý do tại sao chủ trương chống “tham nhũng, tiêu cực” được gọi là “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng đã thất bại. Các chứng này sẽ “di truyền” qua khóa đảng XIV, bắt đầu từ các Ban đảng địa phương lên Trung ương, tứ tháng 1/2026.
THAM NHŨNG TỐN TẠI
Nhưng tại sao tham nhũng vẫn tồn tại?
Từ năm 2022, Ban Nội chính Trung ương nhìn nhận: “Sự tồn tại và gia tăng các tội phạm tham nhũng có các nguyên nhân khách quan như sau:
– Thứ nhất,“Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.”
– Thứ hai, “Do hệ thống chính sách, pháp luật ở nước ta thiếu đồng bộ và nhất quán. Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập, chưa giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ta; tính công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực kinh tế còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế “xin, cho”, là điều kiện dẫn đến tham nhũng.”
– Thứ ba, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, hiệu quả.
– Thứ tư, công tác quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi.
– Thứ năm, công tác PCTN đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện đạt được kết quả quan trọng, song “công tác PCTN tại một số địa phương, bộ, ngành chuyển biến chưa rõ rệt, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác PCTN chưa được đề cao.”
Tóm lại tham nhũng không suy giảm vì chính sách nhân sự còn bất cập và luật pháp chưa phân mình. Đảng cũng nhìn nhận cán bộ, đảng viên có trách nhiệm còn nể nang, đùn đẩy và sợ trách nhiệm, dĩ hòa vi quý. Nhưng những “chứng tật” này không mới mà đã có từ trước khi ông Trọng nắm chức Tổng Bí thư. Những vụ tham nhũng cấp cao đã dính đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thướng v.v… là bằng chứng tham nhũng đã làm băng hoại hệ thống lãnh đạo cấp cao của Viết Nam.
Có lẽ vì thế mà các lãnh đạo ngành Công an như Đại tướng Bộ trưởng Tô Lâm đã giữ chức Chủ tịch nước và Thượng tướng Thứ trưởng Công an Phạm Minh Chính làm Thủ tướng. Cả hai ông Lâm và Chính biết rõ nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, và kẻ tham nhũng đang ở đâu, nhưng liệu hai ông sẽ làm được gì, hay cũng phải để cho “nước chảy qua cầu” như những người tiền nhiệm?
Gửi ý kiến của bạn