ĐẠI TƯỚNG CHÚA SƠN LÂM NHỚ RỪNG
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa. “Nhớ Rừng” (Thế Lữ).
Lê Bá Vận
Quy định 214-QĐ/TW – 2020 do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành tiêu chí các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý “Tuyệt đối không tham vọng quyền lực”.
Hàm ý sống thanh bạch, đạo đức, không tham nhũng để giàu có…
Tiêu chí này nới rộng nhằm loại bỏ vĩnh viễn chiến tranh, nhân loại sống hòa bình.
Nói thì hay song quốc tế và nhân dân Việt Nam mấy tuần lễ nay đang chăm chú theo dõi, phỏng đoán qua các tin rò rĩ diễn tiến cấp chóp bu Cộng sản Ba Đình đóng cửa họp kín đấu đá quyết liệt tranh giành quyền lực.
MÀN KỊCH TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC.
Dồn dập Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (21.3.2024) tiếp theo là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (2.5.2024) rủ áo, cáo quan quy điền trong lúc ‘hoạn lộ hanh thông’ với triển vọng tương lai lên chức Tổng bí thư (TBT).
Bộ Chính trị (BCT) đánh mất hai vị trong “tứ trụ triều đình”, song điều gây ngạc nhiên là đến lượt bà Trương Thị Mai, Ủy viên BCT, Thường trực Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN thinh không xin miễn nhiệm mọi chức vụ (16.5.2024).
Đại tướng (ĐT) Tô Lâm, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Công an do đủ tiêu chuẩn, ngày 18/5 được Đảng họp đề cử giữ chức vụ Chủ tịch nước (CTN) cao sang nhưng chủ yếu mang tính nghi lễ - vua Lê chúa Trịnh. Đảng viên là phải tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức.
Mấu chốt là tướng Tô Lâm muốn giữ bộ Công an (CA) đầy quyền lực lúc ông nhậm chức CTN và ông tin tưởng Đảng đồng ý.
Trong ngày 22/5, Quốc hội (QH) họp ngồi yên chờ chỉ thị của Ủy ban trung ương Đảng đang họp kín.
Tại Trung ương Đảng, đến phút chót phe thắng kip thời giành được quyết định cho phép QH tiến hành bầu hợp thức hóa chức danh CTN cho ĐT Tô Lâm (đạt số phiếu đại biểu tán thành 473/474), đồng thời miễn nhiễm chức vụ Bộ trưởng CA cho Đại tướng tân chủ tịch nước.
Mọi diễn tiến đúng quy trình “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay”.
Giá Trung ương Đảng đưa xuống hai, ba ứng cử viên CTN để QH chọn bầu thì cơ quan này còn chút ý nghĩa! Song bao giờ Trung ương Đảng cũng chỉ đưa một - để đảm bảo ‘dân chủ tập trung’.
Trước đó 2 ngày ông Trần Thanh Mẫn, một ủy viên BCT hiếm hoi người miền Nam, phó chủ tịch QH được bầu vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội (20.5.2024) với số phiếu tán thành 475/475. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên BCT thì đã thay thế bà Trương Thị Mai Thường trực Ban bí thư Trung ương ĐCSVN (16.5. 2024).
Tuyên giáo và truyền thông chính thống hùa nhau tâng bốc tối đa: TBT Trọng và Đảng tài tình đốt lò hữu hiệu, nhanh chóng ổn định nhân sự nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
---------
LỊCH SỬ TÁI DIỄN.
Những giai đoạn đen tối lịch sử này đã từng xảy ra trên đất nước.
- Vua Tự Đức băng hà ngày 19 Tháng Bảy, 1883 lại không có con nối ngôi. [90] Việc triều đình rối ren, các quan phụ chính thì tranh nhau quyền lợi khiến vua Dục Đức ở ngôi chỉ 3 ngày (20 - 23 tháng Bảy) rồi vua Hiệp Hoà ở ngôi bốn tháng (30 tháng 7 - 30 tháng 11) tiếp theo nhau bị phế. Lợi dụng tình thế, ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp tấn công và chiếm lấy cửa Thuận An, khống chế cửa ngõ thủy lộ chính lên kinh đô Huế. Hoà ước Harmand được hai bên ký kết ngày 23 Tháng Bảy âm lịch triều Hiệp Hòa, tức ngày 25 tháng 8 năm 1883. [94] (Wikipedia).
- Nạn kiêu binh (Kiêu binh chi loạn, 驕兵之亂) là tên dùng để chỉ sự việc loạn lạc thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, do những quân lính gốc ở Thanh - Nghệ (Tam phủ) gây ra, do cậy mình có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, đã làm trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt sử tân biên (quyển 3), thì nạn kiêu binh này là một trong những nguyên nhân khiến cơ nghiệp Lê - Trịnh ở Việt Nam mau đổ nát. Kiêu binh cậy công lao tôn phò Lê Duy Khiêm làm thái tử (sau này là vua Lê Chiêu Thống) chống chú ruột là Lê Duy Cận.
Năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo (Quận Huy) lập Trịnh Cán lên làm chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa, giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ. Trong cuộc hai bên tranh giành quyền lực, nhiều vị đại thần bị truất phế, tống giam vào ngục hoặc bỏ mạng. Từ đó quân tam phủ một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai kiềm chế được... [2] cho đến ngày mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1 tháng 7 năm 1786) Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Thăng Long, nạn kiêu binh kể như chấm dứt cùng sự sụp đổ của họ Trịnh.
ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG CÔNG AN.
Đã 2 thế kỷ rưỡi trôi qua, không ngờ lịch sử tái diễn.
Tư duy công thần rất nặng. Cậy công “lá chắn của chế độ”, công an nhân dân đã tự biến thành nạn kiêu binh thuở nào. Đặc biệt từ năm 2013, TBT NP Trọng phát động chiến dịch đốt lò tham nhũng, giao cho CA tìm củi vận hành lò thì CA là nỗi khiếp sợ của mọi người và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nắm uy quyền sinh sát tột bực, cơ hồ làm lu mờ quyền lực vị tổng bí thư Đảng.
Giá Trung ương Đảng đưa xuống hai, ba ứng cử viên CTN để QH chọn bầu thì cơ quan này còn chút ý nghĩa! Song bao giờ Trung ương Đảng cũng chỉ đưa một - để đảm bảo ‘dân chủ tập trung’.
Trước đó 2 ngày ông Trần Thanh Mẫn, một ủy viên BCT hiếm hoi người miền Nam, phó chủ tịch QH được bầu vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội (20.5.2024) với số phiếu tán thành 475/475. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên BCT thì đã thay thế bà Trương Thị Mai Thường trực Ban bí thư Trung ương ĐCSVN (16.5. 2024).
Tuyên giáo và truyền thông chính thống hùa nhau tâng bốc tối đa: TBT Trọng và Đảng tài tình đốt lò hữu hiệu, nhanh chóng ổn định nhân sự nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
---------
LỊCH SỬ TÁI DIỄN.
Những giai đoạn đen tối lịch sử này đã từng xảy ra trên đất nước.
- Vua Tự Đức băng hà ngày 19 Tháng Bảy, 1883 lại không có con nối ngôi. [90] Việc triều đình rối ren, các quan phụ chính thì tranh nhau quyền lợi khiến vua Dục Đức ở ngôi chỉ 3 ngày (20 - 23 tháng Bảy) rồi vua Hiệp Hoà ở ngôi bốn tháng (30 tháng 7 - 30 tháng 11) tiếp theo nhau bị phế. Lợi dụng tình thế, ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp tấn công và chiếm lấy cửa Thuận An, khống chế cửa ngõ thủy lộ chính lên kinh đô Huế. Hoà ước Harmand được hai bên ký kết ngày 23 Tháng Bảy âm lịch triều Hiệp Hòa, tức ngày 25 tháng 8 năm 1883. [94] (Wikipedia).
- Nạn kiêu binh (Kiêu binh chi loạn, 驕兵之亂) là tên dùng để chỉ sự việc loạn lạc thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, do những quân lính gốc ở Thanh - Nghệ (Tam phủ) gây ra, do cậy mình có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, đã làm trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt sử tân biên (quyển 3), thì nạn kiêu binh này là một trong những nguyên nhân khiến cơ nghiệp Lê - Trịnh ở Việt Nam mau đổ nát. Kiêu binh cậy công lao tôn phò Lê Duy Khiêm làm thái tử (sau này là vua Lê Chiêu Thống) chống chú ruột là Lê Duy Cận.
Năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo (Quận Huy) lập Trịnh Cán lên làm chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa, giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ. Trong cuộc hai bên tranh giành quyền lực, nhiều vị đại thần bị truất phế, tống giam vào ngục hoặc bỏ mạng. Từ đó quân tam phủ một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai kiềm chế được... [2] cho đến ngày mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1 tháng 7 năm 1786) Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Thăng Long, nạn kiêu binh kể như chấm dứt cùng sự sụp đổ của họ Trịnh.
ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG CÔNG AN.
Đã 2 thế kỷ rưỡi trôi qua, không ngờ lịch sử tái diễn.
Tư duy công thần rất nặng. Cậy công “lá chắn của chế độ”, công an nhân dân đã tự biến thành nạn kiêu binh thuở nào. Đặc biệt từ năm 2013, TBT NP Trọng phát động chiến dịch đốt lò tham nhũng, giao cho CA tìm củi vận hành lò thì CA là nỗi khiếp sợ của mọi người và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nắm uy quyền sinh sát tột bực, cơ hồ làm lu mờ quyền lực vị tổng bí thư Đảng.
Bởi thế dễ hiểu Đại tướng Tô Lâm (hậu duệ Tô Định?) nhậm chức CTN an nhàn mà nét mặt buồn xo. Ông tóc hoa râm, gương mặt cương nghị uy dũng như một mãnh hổ, khác hẳn các đồng nghiệp trong BCT, tuy nói không tham quyền lực song chải chuốt giữ vẻ tươi trẻ, đấu tóc nhuộm đen nháy, “mặt mày nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.
Đại tướng Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước an nhàn mà nét mặt buồn xo. Như hổ nhớ rừng. Nếu kể về tiểu sử thì chắc chắn Đại tướng Tô Lâm có lý lịch tốt nhất. Ông có quân hàm đại tướng, học hàm giáo sư Khoa học An ninh, học vị tiến sĩ Luật học, và là con trai cả của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Tô Quyền, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng.
Tai tiếng khó gỡ của ĐT Tô Lâm, Bộ trưởng CA là trong chuyến công du Anh quốc tháng 11/2021 ông đã vào nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Salt Bae để thưởng thức món thịt bó dát vàng đút ăn, trị giá 1.150 Mỹ Kim, tính ra gần gấp đôi lương tháng của ông. Những tưởng chẳng ai biết, nào ngờ sự kiện được đưa lên youtube phổ biến khắp nơi. Nếu một đại gia bình thường thì họ sẽ khoe thành tích này trên mạng. Thú ăn nhậu không phải là tội phạm.
Song trường hợp ĐT Tô Lâm thì khác, xảy ra trong thời dịch Covid-19, nhân dân trong nước đang chật vật mưu sinh cũng như nghi vấn về tham nhũng để có tiền sống xa xỉ.
Điều đáng nói là do bao che hay do sợ uy, Trung ương Đảng, Quốc hội, truyền thông im lìm nín khe. Bác Hồ công du Indonesia tháng 3/1959 chịu tai tiếng về chuyện khác. Báo chí tại thủ đô Jakarta đồng loạt lên án: “Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh, 68 tuổi, đã được bảo thẳng thừng hãy chấm dứt hôn các cô gái Indonesia và tôn trọng các giáo huấn Hồi giáo.” Các bài báo kèm nhiều hình ảnh phản cảm song hồi đó chưa có youtube. (1).
Lãnh đạo Việt Nam đi công du nước ngoài, quậy tới bến. Chỉ có 2 nhân vật nói trên gây tai tiếng.
CHUYỆN BÁC TRỌNG CẦU TOÀN.
TBT Nguyễn Phú Trọng xuất thân từ một gia đình làm nông.
Ông cũng giữ đầu tóc bạc phơ và có nét mặt tẩm ngẩm tự mãn, đôi mắt ti hí sau cặp kính.
Tai tiếng khó gỡ của ĐT Tô Lâm, Bộ trưởng CA là trong chuyến công du Anh quốc tháng 11/2021 ông đã vào nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Salt Bae để thưởng thức món thịt bó dát vàng đút ăn, trị giá 1.150 Mỹ Kim, tính ra gần gấp đôi lương tháng của ông. Những tưởng chẳng ai biết, nào ngờ sự kiện được đưa lên youtube phổ biến khắp nơi. Nếu một đại gia bình thường thì họ sẽ khoe thành tích này trên mạng. Thú ăn nhậu không phải là tội phạm.
Song trường hợp ĐT Tô Lâm thì khác, xảy ra trong thời dịch Covid-19, nhân dân trong nước đang chật vật mưu sinh cũng như nghi vấn về tham nhũng để có tiền sống xa xỉ.
Điều đáng nói là do bao che hay do sợ uy, Trung ương Đảng, Quốc hội, truyền thông im lìm nín khe. Bác Hồ công du Indonesia tháng 3/1959 chịu tai tiếng về chuyện khác. Báo chí tại thủ đô Jakarta đồng loạt lên án: “Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh, 68 tuổi, đã được bảo thẳng thừng hãy chấm dứt hôn các cô gái Indonesia và tôn trọng các giáo huấn Hồi giáo.” Các bài báo kèm nhiều hình ảnh phản cảm song hồi đó chưa có youtube. (1).
Lãnh đạo Việt Nam đi công du nước ngoài, quậy tới bến. Chỉ có 2 nhân vật nói trên gây tai tiếng.
CHUYỆN BÁC TRỌNG CẦU TOÀN.
TBT Nguyễn Phú Trọng xuất thân từ một gia đình làm nông.
Ông cũng giữ đầu tóc bạc phơ và có nét mặt tẩm ngẩm tự mãn, đôi mắt ti hí sau cặp kính.
Theo sách nhân tướng học người có đôi mắt híp thường là những người có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, thông minh. Điểm mạnh mà cũng vừa là điểm yếu họ là những người quá cầu toàn, nên tất cả mọi việc đều tập trung đi sâu vào tiểu tiết mà dễ bỏ sót qua đại cục.
Điển hình Quy định 214-QĐ/TW – 2020 ký ban hành tiêu chí các chức danh cán bộ cao cấp. Các tiêu chí rườm rà, vụn vặt, ai cũng đạt vì trò đùa dễ qua mặt, không nói có, làm láo báo cáo hay. (2).
Điển hình Quy định 214-QĐ/TW – 2020 ký ban hành tiêu chí các chức danh cán bộ cao cấp. Các tiêu chí rườm rà, vụn vặt, ai cũng đạt vì trò đùa dễ qua mặt, không nói có, làm láo báo cáo hay. (2).
+ Bác Trọng tóc bạc phơ, nụ cười tự mãn, mắt híp sau cặp kính.
+ Hình ảnh bác mèo già hóa cáo phúc hậu, mắt lim dim, mãn nguyện.
Khác tiền lệ như lúc các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng làm lễ nhậm chức Chủ tịch nước, TBT NP Trọng luôn đến dự lễ, chúc mừng, tặng hoa, lần này TBT vắng mặt, không đến dự lễ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tín hiệu đưa ra là gì, tốt hay xấu cho tiền đồ vị tân CTN, người gây nhiều sợ hãi và thù oán?
Hoặc đơn giản vì bác Trọng đau yếu, trở bệnh nặng không thể đến dự lễ?
Lúc về già sức khỏe là quý nhất, tiền tài, danh vọng mà làm gì, nếu không có sức khỏe!
Nếu nhỡ bác Trọng đi gặp bác Hồ thì ai có đủ tài đức để kế nhiệm? Xin thưa: “vô số” .
Theo Lenin thì người cộng sản học và hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra.
Rất nhiều đảng viên CSVN đạt các tiêu chí nêu trong Quy định 214-QĐ/TW – 2020.
Tất cả đều được đào tạo rập khuôn, giống nhau như đúc, không thể phân biệt.
Về chính trị, tư tưởng thì ai cũng kiên định chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về đạo đức, lối sống thì mọi người đều tự đánh giá khuôn mẫu, thánh thiện.
Về trình độ thì tất cả đều tốt nghiệp Đại học.
Về năng lực và uy tín thì ai cũng sáng tạo, dám làm, trung tâm đoàn kết, được tín nhiệm cao.
Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm thì sống lâu kinh qua nhiều chức vụ, dày kinh nghiệm lên lão làng.
Tuy nhân tài nhiều vô kể song hệ thống chức tước cộng sản rất quan liêu bảo thủ. Vd. TBT Đảng quy
định chỉ được chọn trong số Ủy viên BCT tròn một nhiệm kỳ.
Có vẻ chỉ những kẻ có tài luôn lách, kết bè đảng, chạy chức quyền, chạy bằng cấp, nịnh bợ, đội trên đạp dưới, ăn vụng biết chùi mép, khoác áo quân tử… là đạt đến đỉnh cao quyền lực, lọt vào Bộ Chính trị, nắm cơ hội trở thành TBT Đảng.
+ Hình ảnh bác mèo già hóa cáo phúc hậu, mắt lim dim, mãn nguyện.
Khác tiền lệ như lúc các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng làm lễ nhậm chức Chủ tịch nước, TBT NP Trọng luôn đến dự lễ, chúc mừng, tặng hoa, lần này TBT vắng mặt, không đến dự lễ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tín hiệu đưa ra là gì, tốt hay xấu cho tiền đồ vị tân CTN, người gây nhiều sợ hãi và thù oán?
Hoặc đơn giản vì bác Trọng đau yếu, trở bệnh nặng không thể đến dự lễ?
Lúc về già sức khỏe là quý nhất, tiền tài, danh vọng mà làm gì, nếu không có sức khỏe!
Nếu nhỡ bác Trọng đi gặp bác Hồ thì ai có đủ tài đức để kế nhiệm? Xin thưa: “vô số” .
Theo Lenin thì người cộng sản học và hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra.
Rất nhiều đảng viên CSVN đạt các tiêu chí nêu trong Quy định 214-QĐ/TW – 2020.
Tất cả đều được đào tạo rập khuôn, giống nhau như đúc, không thể phân biệt.
Về chính trị, tư tưởng thì ai cũng kiên định chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về đạo đức, lối sống thì mọi người đều tự đánh giá khuôn mẫu, thánh thiện.
Về trình độ thì tất cả đều tốt nghiệp Đại học.
Về năng lực và uy tín thì ai cũng sáng tạo, dám làm, trung tâm đoàn kết, được tín nhiệm cao.
Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm thì sống lâu kinh qua nhiều chức vụ, dày kinh nghiệm lên lão làng.
Tuy nhân tài nhiều vô kể song hệ thống chức tước cộng sản rất quan liêu bảo thủ. Vd. TBT Đảng quy
định chỉ được chọn trong số Ủy viên BCT tròn một nhiệm kỳ.
Có vẻ chỉ những kẻ có tài luôn lách, kết bè đảng, chạy chức quyền, chạy bằng cấp, nịnh bợ, đội trên đạp dưới, ăn vụng biết chùi mép, khoác áo quân tử… là đạt đến đỉnh cao quyền lực, lọt vào Bộ Chính trị, nắm cơ hội trở thành TBT Đảng.
LỜI KẾT.
Lò đốt tham nhũng là một quái sự độc đáo của chế độ CSVN điển hình “vạch áo cho người xem lưng’’. Tham nhũng ở đâu ra mà lắm thế! Là quốc nạn, đại họa cho Đảng, gây chia rẽ bè phái lợi ích, phá hoại đoàn kết.
Đến mức độ vị TBT lãnh tụ đất nước phải giành phần lớn thì giờ đích thân làm “Trưởng ban Trung ương về chiến dịch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” kéo dài đã hơn cả chục năm nay mà không hề có dấu hiệu chấm dứt. Tuy nhiên chủ lò cũng đã loại được nhiều địch thủ chính trị trong Đảng để củng cố địa vị cá nhân. Ai bảo các ông tuyệt đối không có tham vọng quyền lực?
Ở Hoa Kỳ cơ quan tương đương là FBI (Federal Bureau of Investigation) là Cục điều tra Liên Bang thuộc Bộ Tư Pháp, đặt dưới quyền quản lý của Quốc hội. Tổng thống không mất thì giờ dính líu.
Đùa với lửa ắt bỏng tay, chiến dịch đốt lò hoạt động mạnh càng gây thù oán, chia rẽ và nguy cơ tạo ra những anh hùng sát tinh khuynh đảo chủ lò. Song Minh Thái Tổ chiếm được thiên hạ thì không ngần ngại lần lượt sát hại tất cả các khai quốc công thần.
Chú Thích.
(1) http://eresources.nlb.gov.sg/newspapers/digitised/article/straitstimes19590317-1.2.4.aspx
Article also available on microfilm reel NL4020 [Lee Kong Chian Reference Library – On shelf]
(2) Văn bản Quy định 214-QĐ/TW – 2020 gồm khoảng 12.200 chữ. Bài Tiến Quân Ca dài 73 chữ.
Gửi ý kiến của bạn