Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Đảng còn khoe người dân được phép tham gia “trực tiếp” và “gián tiếp”. Ngặt nỗi “trực” hay “gián” cũng phải qua sự sàng lọc của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng. Tỷ dụ như trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân và Quốc hội thì các ứng viên phải do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) chọn và đề cử. Thảng hoặc cũng có người “ngoài Mặt trận”, nhưng được Mặt trận tán thành để “trang trí cho màn kịch dân chủ”.
Như vậy, trước sau gì cũng thuộc về đảng.
Ngoài ra đảng còn vẽ vời rằng: “Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc.”
Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành…”
Tuyên truyền này không đúng với sự thật đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Chẳng hạn như các tiêu chuẩn “công bằng, công lý, bình đẳng” vẫn còn là điều gì “rất xa vời” với mong muốn của các Dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc sống ở vùng xa và trên vùng cao chưa hề được biết đến “dân chủ, tự do” là gì. Họ chỉ biết cúi đầu tuân lệnh để không bị vạ từ đời này qua đời nọ.
Ngay đến dân tộc Kinh cũng không hoàn toàn có tự do báo chí, hội họp, đi lại, tôn giáo. Tất cả những quyền cơ bản này đều phải được nhà nước đồng ý qua quyết định “xin cho”. Bằng chứng cụ thể là “không có báo tư nhân” và “không có đảng đối lập chính trị” ở Việt Nam. Các cuộc họp phải có phép và trình nội dung trước. Nhà nước khoe có 72,000 Hội đang hoạt động ở Việt Nam, nhưng ai cũng biết đó là các “tổ chức ngoại vi” của Đảng, hoạt động dưới sự bảo trợ của Mặt trận Tổ quốc.
Đảng CSVN cũng từng khoe nhân dân có quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet”, nhưng hai bộ Công an và Thông tin-Truyền thông nắm quyền kiểm soát qua các dịch vụ “sàng lọc thông tin” và “xóa bỏ những quan điểm” không phù hợp với chủ trương, đường lối đảng, nhất là lập trường chống Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngay trong lĩnh vực Tín ngưỡng-Tôn giáo, đảng cũng “chĩa mũi” vào kiểm soát để bảo đảm nhân sự của các Tôn giáo phải trong tầm tay kiểm soát của Chính phủ. Bằng chứng đảng đã thành lập và nuôi dưỡng tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng lại dẹp bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (khối Ấn Quang) vì Giáo hội này chống quyền xen vào nội bộ của đảng. Đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng xa thường bị ngăn cấm tự do thờ phượng hay xây dựng nơi thờ phượng. Trong khi các nhà truyền giáo, đặc biệt các Linh mục Công giáo không được đi truyền và giảng đạo ở những nới có đồng bào thiểu số cư ngụ.
Như vậy, tuyên truyền có dân chủ và tự do trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam là giả tạo. Ngay chuyện gọi là “quyền tiếp cận thông tin” của dân cũng do Nhà nước sáng chế ra cho phù hợp với mọi hoàn cảnh. Bởi vì các thông tin phổ biến đến dân đều đã được mạng lưới kiểm duyệt của đảng sàng lọc. Người dân chỉ được đọc những gì đảng cho phép. Thông tin trái chiều bị chận đứng bởi bộ máy tinh vi của bộ Công an và Ban Tuyên giáo.
Vì vậy, thứ “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam là giả tạo, què quặt và phản dân chủ. Bằng chứng này được Tổ chức RSF (Reporters sans frontières) có Trụ sở ở Paris, Pháp, hôm 03/05/024, đã: “Xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí do “cầm tù nhà báo có hệ thống”, khiến nước này nằm trong nhóm nước có nền báo chí “tồi tệ” nhất thế giới.” Nhà nước Việt Nam phản kháng, nói rằng: “RSF vẫn giữ một cái nhìn sai trái với nền báo chí Việt Nam.”
Tuy nhiên, bà Aleksandra Bielakowska, quan chức truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nêu nhận định với VOA qua email: “Với 35 nhà báo hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù nơi tình trạng ngược đãi lan rộng, Việt Nam là một trong những nơi giam giữ tồi tệ nhất đối với các nhà báo”. Trong số này có các nhà báo nổi tiếng như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Vũ Bình.
Việc giam giữ các nhà báo đối lập của chính quyền Việt Nam được kéo dài vì đảng không thay đổi được quan điểm chống độc tài của họ. Nhưng khi sự việc xẩy ra trước thềm Đại hội đảng XIV, dự trù vào tháng 01/2026, cho thấy chính phủ Việt Nam rất sợ ảnh hưởng của những ngòi bút tự do này.
Việt Nam cũng phủ nhân giam giữ các “tù nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm” . Ngược lại, Bộ Công an cho rằng những ngưởi bị bắt vào tù là những người vi phạm “an ninh quốc gia và trật tự công cộng”. Công an còn lên án hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền của những nhà đấu tranh là nhằm “lật đổ chế độ”.
Tất nhiên lời cáo buộc của Công an chỉ nhằm che đậy tính nghiêm trọng của các vụ đàn áp chính trị thường xuyên của Việt Nam.
Tuyên truyền này không đúng với sự thật đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Chẳng hạn như các tiêu chuẩn “công bằng, công lý, bình đẳng” vẫn còn là điều gì “rất xa vời” với mong muốn của các Dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc sống ở vùng xa và trên vùng cao chưa hề được biết đến “dân chủ, tự do” là gì. Họ chỉ biết cúi đầu tuân lệnh để không bị vạ từ đời này qua đời nọ.
Ngay đến dân tộc Kinh cũng không hoàn toàn có tự do báo chí, hội họp, đi lại, tôn giáo. Tất cả những quyền cơ bản này đều phải được nhà nước đồng ý qua quyết định “xin cho”. Bằng chứng cụ thể là “không có báo tư nhân” và “không có đảng đối lập chính trị” ở Việt Nam. Các cuộc họp phải có phép và trình nội dung trước. Nhà nước khoe có 72,000 Hội đang hoạt động ở Việt Nam, nhưng ai cũng biết đó là các “tổ chức ngoại vi” của Đảng, hoạt động dưới sự bảo trợ của Mặt trận Tổ quốc.
Đảng CSVN cũng từng khoe nhân dân có quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet”, nhưng hai bộ Công an và Thông tin-Truyền thông nắm quyền kiểm soát qua các dịch vụ “sàng lọc thông tin” và “xóa bỏ những quan điểm” không phù hợp với chủ trương, đường lối đảng, nhất là lập trường chống Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngay trong lĩnh vực Tín ngưỡng-Tôn giáo, đảng cũng “chĩa mũi” vào kiểm soát để bảo đảm nhân sự của các Tôn giáo phải trong tầm tay kiểm soát của Chính phủ. Bằng chứng đảng đã thành lập và nuôi dưỡng tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng lại dẹp bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (khối Ấn Quang) vì Giáo hội này chống quyền xen vào nội bộ của đảng. Đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng xa thường bị ngăn cấm tự do thờ phượng hay xây dựng nơi thờ phượng. Trong khi các nhà truyền giáo, đặc biệt các Linh mục Công giáo không được đi truyền và giảng đạo ở những nới có đồng bào thiểu số cư ngụ.
Như vậy, tuyên truyền có dân chủ và tự do trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam là giả tạo. Ngay chuyện gọi là “quyền tiếp cận thông tin” của dân cũng do Nhà nước sáng chế ra cho phù hợp với mọi hoàn cảnh. Bởi vì các thông tin phổ biến đến dân đều đã được mạng lưới kiểm duyệt của đảng sàng lọc. Người dân chỉ được đọc những gì đảng cho phép. Thông tin trái chiều bị chận đứng bởi bộ máy tinh vi của bộ Công an và Ban Tuyên giáo.
Vì vậy, thứ “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam là giả tạo, què quặt và phản dân chủ. Bằng chứng này được Tổ chức RSF (Reporters sans frontières) có Trụ sở ở Paris, Pháp, hôm 03/05/024, đã: “Xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí do “cầm tù nhà báo có hệ thống”, khiến nước này nằm trong nhóm nước có nền báo chí “tồi tệ” nhất thế giới.” Nhà nước Việt Nam phản kháng, nói rằng: “RSF vẫn giữ một cái nhìn sai trái với nền báo chí Việt Nam.”
Tuy nhiên, bà Aleksandra Bielakowska, quan chức truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nêu nhận định với VOA qua email: “Với 35 nhà báo hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù nơi tình trạng ngược đãi lan rộng, Việt Nam là một trong những nơi giam giữ tồi tệ nhất đối với các nhà báo”. Trong số này có các nhà báo nổi tiếng như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Vũ Bình.
Việc giam giữ các nhà báo đối lập của chính quyền Việt Nam được kéo dài vì đảng không thay đổi được quan điểm chống độc tài của họ. Nhưng khi sự việc xẩy ra trước thềm Đại hội đảng XIV, dự trù vào tháng 01/2026, cho thấy chính phủ Việt Nam rất sợ ảnh hưởng của những ngòi bút tự do này.
Việt Nam cũng phủ nhân giam giữ các “tù nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm” . Ngược lại, Bộ Công an cho rằng những ngưởi bị bắt vào tù là những người vi phạm “an ninh quốc gia và trật tự công cộng”. Công an còn lên án hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền của những nhà đấu tranh là nhằm “lật đổ chế độ”.
Tất nhiên lời cáo buộc của Công an chỉ nhằm che đậy tính nghiêm trọng của các vụ đàn áp chính trị thường xuyên của Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn