Tổng Bí thư Vương Đình Huệ?
Phạm Trần
Việt Báo
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
Đặc biệt, theo Tân Hoa Xã (Xinhua, thông tấn Trung Quốc), ông Huệ đã được Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa, Tập Cận Bình tiếp xúc ngay sau khi đến Bắc Kinh. Xinhua viết: “Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế cũng nhấn mạnh việc Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đầu tiên ngay sau khi đoàn tới Bắc Kinh thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai nước và chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.” (theo TTXVN, ngày 10/04/2024)
Hình từ bài chủ
Phạm Trần
Việt Báo
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
Đặc biệt, theo Tân Hoa Xã (Xinhua, thông tấn Trung Quốc), ông Huệ đã được Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa, Tập Cận Bình tiếp xúc ngay sau khi đến Bắc Kinh. Xinhua viết: “Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế cũng nhấn mạnh việc Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đầu tiên ngay sau khi đoàn tới Bắc Kinh thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai nước và chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.” (theo TTXVN, ngày 10/04/2024)
Theo Tân Hoa xã: “Tại các cuộc hội kiến và hội đàm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều nhắc đến chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam (tháng 12/2023) khi lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược mở ra giai đoạn hợp tác mới cho quan hệ hai nước. Các phát biểu đều khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thực hiện hiệu quả nhận thức chung cấp cao quan trọng mà Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đạt được; thúc đẩy giao lưu hợp tác trên tất cả các kênh, các cấp và các lĩnh vực.”
Nhưng cam kết này, một lần nữa xác nhận sự “lệ thuộc” vào Trung Quốc của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng.
Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Hoa về sự đoàn kết và thống nhất quan hệ giữa hai nước.
ĐIỀU KIỆN LÀM TỔNG BÍ THƯ
Theo Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2-1-2020 thì tiêu chuẩn chọn Tổng Bí thư gồm:“Đối với Tổng bí thư, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực khác”. Hai tiêu chuẩn chung cho mọi người là phải tuyệt đối trung thánh với Chủ nghia Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và trung thánh với Đảng.
Riêng chức Tổng Bí thư thì phải có: “Cụ thể là có uy tín cao trong TƯ, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
Ngoài ra, Tổng bí thư phải có trình độ cao về lý luận chính trị; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước...
Đồng thời, có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
Có năng lực lãnh đạo, điều hành BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
Tổng bí thư phải là người đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành TƯ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do BCH TƯ quyết định.”
Ông Vương Đình Huệ, sinh ngáy 15 tháng 3, 1957 tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là Giáo sư, Tiến sỹ chuyên về Tài chính và Ngân hàng.
NHỮNG KHUÔN MẶT KHÁC
Như vậy, nếu ông Huệ làm Tổng Bí thư thì ai sẽ làm Chủ tịch nước? Có hai người nổi nhất là bà Trương Thị Mai, sinh ngày 23/01/1958 tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bà hiện là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Kế đến là ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Người thư ba là Đại tướng Tô Lâm, Bộ trường Công an, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957) tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Tiêu chuẩn làm Chủ tịch nước:“Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp…”
Tiêu chuẩn làm Thủ tướng Chính phủ: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…”
Tiêu chuẩn làm Chủ tịch Quốc hội: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.”
VAI TRÒ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Với sự sắp xếp như thế thì ông Nguyễn Phú Trọng có vai trò gì trong việc lựa chọn 4 lãnh tụ hàng đầu tại Đại hội đảng năm 2026? Ông Trọng được bầu giữ hai chức quan trọng: Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng và Trưởng Tiểu ban Nhân sự đảng. Ông Trong sẽ có tiếng nói quyết định tại hai Tiểu ban này. Vì vậy, việc chọn người và đường lối cho khóa đảng XIV sẽ “mang đậm nét” Nguyễn Phú Trọng, một việc chưa bao giờ xẩy ra trong các khóa đảng trước đây.
Nên biết Ủy ban Trung ương đảng có khoảng 180 Ủy viên Chính thức vá 20 Ủy viên Dự khuyết. Tuy nhiên, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trung ương chỉ có khoảng từ 20 đến 25 người. Nhưng chính nhóm nhỏ này lại nắm quyền lãnh đạo trong đảng khóa XIV.
Vì vậy, ai lọt vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều có nhiều quyền hành trong Ban Chấp hành Trung ương.
Nhưng cam kết này, một lần nữa xác nhận sự “lệ thuộc” vào Trung Quốc của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng.
Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Hoa về sự đoàn kết và thống nhất quan hệ giữa hai nước.
ĐIỀU KIỆN LÀM TỔNG BÍ THƯ
Theo Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2-1-2020 thì tiêu chuẩn chọn Tổng Bí thư gồm:“Đối với Tổng bí thư, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực khác”. Hai tiêu chuẩn chung cho mọi người là phải tuyệt đối trung thánh với Chủ nghia Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và trung thánh với Đảng.
Riêng chức Tổng Bí thư thì phải có: “Cụ thể là có uy tín cao trong TƯ, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
Ngoài ra, Tổng bí thư phải có trình độ cao về lý luận chính trị; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước...
Đồng thời, có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
Có năng lực lãnh đạo, điều hành BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
Tổng bí thư phải là người đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành TƯ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do BCH TƯ quyết định.”
Ông Vương Đình Huệ, sinh ngáy 15 tháng 3, 1957 tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là Giáo sư, Tiến sỹ chuyên về Tài chính và Ngân hàng.
NHỮNG KHUÔN MẶT KHÁC
Như vậy, nếu ông Huệ làm Tổng Bí thư thì ai sẽ làm Chủ tịch nước? Có hai người nổi nhất là bà Trương Thị Mai, sinh ngày 23/01/1958 tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bà hiện là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Kế đến là ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Người thư ba là Đại tướng Tô Lâm, Bộ trường Công an, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957) tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Tiêu chuẩn làm Chủ tịch nước:“Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp…”
Tiêu chuẩn làm Thủ tướng Chính phủ: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…”
Tiêu chuẩn làm Chủ tịch Quốc hội: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.”
VAI TRÒ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Với sự sắp xếp như thế thì ông Nguyễn Phú Trọng có vai trò gì trong việc lựa chọn 4 lãnh tụ hàng đầu tại Đại hội đảng năm 2026? Ông Trọng được bầu giữ hai chức quan trọng: Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng và Trưởng Tiểu ban Nhân sự đảng. Ông Trong sẽ có tiếng nói quyết định tại hai Tiểu ban này. Vì vậy, việc chọn người và đường lối cho khóa đảng XIV sẽ “mang đậm nét” Nguyễn Phú Trọng, một việc chưa bao giờ xẩy ra trong các khóa đảng trước đây.
Nên biết Ủy ban Trung ương đảng có khoảng 180 Ủy viên Chính thức vá 20 Ủy viên Dự khuyết. Tuy nhiên, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trung ương chỉ có khoảng từ 20 đến 25 người. Nhưng chính nhóm nhỏ này lại nắm quyền lãnh đạo trong đảng khóa XIV.
Vì vậy, ai lọt vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều có nhiều quyền hành trong Ban Chấp hành Trung ương.
Gửi ý kiến của bạn